Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN MAC LEENIN1 phát triển du lịch bền vững ở nha trang và quan điểm toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.16 KB, 21 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
CỦA TRIẾT HỌC VỚI VẤN
ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGÀNH DU LỊCH
NHA TRANG HIỆN NAY.

1


2

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ quý
báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được khái quát,
đúc kết, rút ra từ chính sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến chính là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Quan điểm này đòi hỏi trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua
lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của
sự vật đó với các sự vật khác, coi chúng là cơ sở, căn cứ đầy đủ để nhận thức bản chất của
sự vật. Quan điểm toàn diện giúp chúng ta tránh được sự nhận thức phiến diện, siêu hình
về sự vật.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành Công nghiệp
- Dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành Nông nghiệp là một xu hướng tất yếu trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trong các ngành Dịch vụ, Du lịch
là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Được xem


là một ngành công nghiệp không có ống khói, Du lịch đã khẳng định được vai trò của
mình thông qua đóng góp ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế
giới cũng như ở nước ta. Với vị trí hết sức thuận lợi và tiềm năng to lớn để phát triển du
lich. Ngành Du lịch ở Nha Trang đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đóng góp
to lớn cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Nha Trang hiện
nay vẫn còn nhiều bất cập.
1.3. Với mục đích đi tìm lời giải cho vấn đề phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
Nha Trang - một thành phố với tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Để đạt được mục tiêu
phát triển du lịch theo hướng bền vững, việc vận dụng quan điểm toàn diện chính là một
điều kiện đảm bảo tốt nhất cho ngành Du lịch ở Nha Trang phát triển bền vững. Xuất phát
từ cơ sở lý luận là quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm phát triển
du lịch bền vững cùng các chủ trương, chính sách PTDL trên địa bàn Thành phố và cơ sở
thực tiễn là thực trạng phát triển ngành Du lịch ở Nha Trang trong thời gian qua, chúng tôi
chọn đề tài: : “Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành Du
lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
Triết học, với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch ở Nha Trang
trong thời gian tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện trong triết học, luận văn trình bày và luận giải
thực trạng phát triển du lịch của thành phố Nha Trang. Từ đó, đề xuất phương hướng và
biện pháp để thực hiện tốt hơn vấn đề phát triển du lịch ở Nha Trang hiện nay.
2


3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm toàn diện và việc vận dụng vào chiến lược phát
triển bền vững ngành du lịch ở Nha Trang
* Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Nha Trang, có sự liên hệ đến các
địa phương khác trong không gian du lịch miền Trung - Tây Nguyên.
- Về thời gian:
+ Các số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ngành Du lịch trên địa bàn Nha Trang: sử
dụng các số liệu từ năm 2001 đến 2010.
+ Phần định hướng và các giải pháp phát triển ngành Du lịch: sử dụng số liệu từ chiến
lược phát triển ngành du lịch đến năm 2015 và 2020.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương Pháp Luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để nghiên cứu.
- Phương Pháp Nghiên Cứu:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch.
+ Phương pháp logic và lịch sử.
Ngoài ra, Luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê và
các tài liệu có liên quan.
5.Bố cục của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai
chương.

3


4

I. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆNVÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG
1.1. NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀNDIỆN
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học nói
chung. Theo Ph.Ănghen: "Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem

xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại
lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của
chúng". Là cơ sở của nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp
dùng để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện
thực, đưa lại chìa khoá để nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và
có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra
hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu
mà đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết quả đạt được.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong
hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng.Đây là một phạm trù của phép biện
chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách
quan.Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là
thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác
nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là
vật chất mà thôi. Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất nhưng cũng chỉ là sự
phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là
bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài.Theo
triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn có của bản thân
chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ iến và tính phổ biến ấy được thể hiện ở
những vấn đề sau đây:
1.1.1 Xét về mặt không gian
Mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không phải trong
trạng biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện tượng khác.Ngược lại, trong sự tồn tại
của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng
khác.Chúng vừa phụ thuộc nhau,chế ước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát
triển.Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ănghen đã khẳngđịnh: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ
thống,một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thể ấy có

mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự
4


5

tác động qua lại ấy chính là sự vận động".Trong đời sống xã hội ngày nay không có một
quốc gia, dân tộc nào mà không có mối quan hệ, liên hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi
mặt của đời sống xã hội.Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc.Trên
thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống
xã hội.Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trên con
đường phát triển của mình.
1.1.2 Xét về mặt cấu tạo
Cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật hiện tượng đều được tạo thành bởi
nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác nhau và các nhân tố, bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ
mà chúng được tổ chức sắp xếp theo một logic nhất định, trật tự nhất định để tạo thành
chỉnh thể. Mỗi biện pháp, yếu tố trongđó mà có vai trò vị trí riêng của mình, lại vừa tạo
điều kiện cho các bộ phận,yếu tố khác. Nghĩa là giữa chúng có sự ảnh hưởng, ràng buộc
tác động lẫn nhau, sự biến đổi bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật hiện tượng sẽ ảnh
hưởng đến bộ phận khác và đối với cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng
1.1.3 Xét về mặt thời gian
Mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung trong sự tồn tại, phát triển
của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau và các giai đoạn đó không
tách rời nhau, có liên hệ làm tiền đề cho nhau,sự kết thúc của giai đoạn này làm mở đầu
cho giai đoạn khác tiếp theo. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện
tại - tương lai (hiện tạichẳng qua là bước tiếp theo của quá khứ và là bàn đạp cho tương
lai).Qua điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,tính phổ biến
vốn có của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính
phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại đó. Khi nghiên cứu hiện thực
khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tuỳ tính chất phức tạp

hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián
tiếp… khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong - bên ngoài, chủ
yếu - thứ yếu, chung - riêng, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản chất, ngẫu nhiênkhuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các
loại quan hệ.Về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng
cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa
sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy,cần phải xác định, sử dụng
đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải quyết sự vật.Mặt khác,
quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn
đều và chính sách có trọng tâm, trọng điểm.Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết
lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải
quyết những vấn đề khác.Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới của cách
mạngViệt Nam hiện nay, nếu không phân tích toàn diện những mối liên hệ, tác động sẽ
không đánh giá đúng tình hình nhiệm vụ cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể
và do vậy không đánh giá hết những khó khăn, những thuận lợi trong việc thực hiện
5


6

nhiệm vụ xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.2.1. Ngành Du lịch
a. Du lịch
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
b. Loại hình du lịch
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được

bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một
cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó”.
c. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi
sự kết hợp việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
d. Dịch vụ du lịch
Theo điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các
dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và
các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
1.2.2. Phát triển du lịch bền vững
a. Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ 20 với ý
nghĩa cơ bản là: sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
b. Phát triển du lịch bền vững
“Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị
tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến
lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng
địa phương” .
6


7

c. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản
sau: Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế; Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và

môi trường; Đảm bảo sự bền vững về xã hội.
Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ
10 nguyên tắc và những nguyên tắc này cần được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát
triển du lịch.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG
Giữa quan điểm toàn diện và phát triển du lịch bền vững có mối quan hệ với nhau. Đây
là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc học tập và vận dụng những nguyên lý,
quy luật của phép biện chứng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Chính
vì vậy, quán triệt quan điểm toàn diện trong việc phát triển du lịch bền vững vừa mang ý
nghĩa phương pháp luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn. Vận dụng quan điểm toàn diện
trong việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa quyết định đến tính đúng đắn, hợp lý mà
mục tiêu của phát triển du lịch bền vững đặt ra, đặc biệt là mục tiêu của phát triển du lịch
bền vững ở Nha Trang trong giai đoạn hiện nay.

7


8

II.VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH DU LỊCH Ở NHA TRANG HIỆN NAY
2.1. NGÀNH DU LỊCH TRONG CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI Ở NHA TRANG HIỆN NAY
2.1.1. Tổng quan về thành phố Nha Trang
Nha Trang Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du
lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố của lễ hội:
Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Trước khi trở thành
phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chiêm
vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà Ponagar.

Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng
không và đường sắt.
Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành
phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú.
Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này
bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km.
Giao thông nội thành: Nha Trang có 6 tuyến xe bus nội thành và 1 xe bus sân bay, lộ trình
trải từ Thành (diên khánh), Hòn Rớ, Chợ Lương Sơn... phục vụ việc đi lại của người dân
thành phố.
Đường thủy: Nha Trang có cảng Nha Trang, chủ yếu là vận chuyển hành khách qua lại TP
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Đường sắt: Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của
Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các
chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài
Gòn-Nha Trang.

Chính vì có giao thông thuận tiện mà ngành du lịch cũng ngày càng được phát triển, du
khách đến tham quan cũng tiện và thoải mái hơn.
Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu,
cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên điểm đến du lịch Nha Trang thu
hút nhiều du khách với nhiều loại hình du lịch đa dạng.

8


9

Nha trang hệt như một miền cổ tích. Với khí hậu nhiệt đới đặc trưng, Nha Trang rực rỡ
với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Thành phố du lịch biển xinh đẹp và thơ mộng, được

mệnh danh là “Lẵng hoa tươi rực rỡ đặt trên bờ biển Đông”, “Chiếc boong tàu đầy nắng”.
Danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Nha Trang. Đi thuyền trên sông Cái, lặn biển, đi vòng
quanh các đảo hay thăm thác Ba Hồ, Dinh Bảo Đại, Suối khoáng nóng Tháp Bà, Đầm
Nha Phu, Suối Hoa Lan, Đảo Khỉ: năm 2006 có trường đua ô tô loại nhỏ, Bãi Sạn, Hòn
Chồng, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Con Sẻ Tre, Hòn Ông, Đảo Yến, Hòn Tre
(VinpearLand-Hòn Ngọc Việt, khu resort và giải trí được mệnh danh là hòn ngọc Việt
Nam), Suối Đổ, Suối Tiên, Hòn Bà, Thác Yangbay, Tháp Bà Ponagar Nha Trang, Chùa
Long Sơn (chùa Phật trắng), Viện Bảo tàng Hải dương học: viện nghiện cứu biển lớn nhất
Đông Dương với hàng chục ngàn mẫu sinh vật biển, cùng một thư viện sách khoa học quí
hiếm bậc nhất Việt Nam, Nhà thờ Chánh Tọa (nhà thờ núi), Viện Pasteur Nha Trang,
Thủy Cung Trí Nguyên, Bãi Dài (Cam Ranh), nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, nối liền
sân bay Cam Ranh và thành phố Nha Trang
Vịnh Nha Trang được xếp vào 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới; khi chảy qua đây,
nhiều dòng hải lưu bỗng hòa quyện vào nhau, tạo nên “mái nhà chung” cho muôn loài trú
ngụ, sinh sôi. Vịnh Nha Trang không chỉ giàu tài nguyên, đẹp cảnh quan mà còn gắn liền
với những nét đẹp của văn hoá biển và những địa chỉ văn hóa-du lịch độc đáo và hấp
dẫn...
Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm
từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa. Ngoài ra, nói đến các món dân dã Nha
Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh canh Nha Trang thì
không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ chất ngọt của
cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên. Ngoài ra tại Nha Trang còn có
bong bóng cá , vi cá , nước mắm , khô cá thu được xếp vào loại ngon . Hải sản Nha Trang
đa dạng và phong phú với rất nhiều loại và vô số những món ăn khác nhau , nổi tiếng có
món nhum - còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn.
2.1.2. Ngành Du lịch trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Nha
Trang hiện nay
Quá trình phát triển du lịch ở Nha Trang hiện nay, cần phải thấy được vai trò, vị trí của
ngành Du lịch và các đối tượng, các thành phần, yếu tố liên quan đến du lịch để có
phương pháp, cách thức tác động nhằm đặt được hiệu quả cao nhất và hướng tới mục tiêu

phát triển bền vững. Trong PTDL bền vững ở Nha Trang hiện nay, các yếu tố chúng tôi đề
cập đến là: Mối liên hệ giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế, với văn hóa - xã hội và
tài nguyên môi trường. Đây cũng là ba nhân tố cốt lõi trong PTDL bền vững.
a.Ngành du lịch trong mối liên hệ với các ngành kinh tế

9


10

Trong những năm qua, ngành du lịch có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp to
lớn vào sự phát triển kinh tế và làm thay đối diện mạo thành phố. Thể hiện qua mức đóng
góp GDP cho thành phố; tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống của người dân cũng như diện mạo của thành phố. Nếu như
trong giai đoạn 1996 - 2005 phát triển Du lịch Khánh Hoà với mục tiêu chỉ để trở thành
một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm đến 2020 du lịch
Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động
lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của
Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở
thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.
b. Ngành du lịch trong mối liên hệ với đời sống văn hóa - xã hội
Đối với Nha Trang, phát triển du lịch bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch còn
góp phần nâng cao dân trí, văn hóa, nếp sống văn minh, tạo việc làm và phát triển kinh tế
xã hội. Du lịch cũng có những đóng góp to lớn đến sự phát triển của đời sống xã hội của
thành phố Nha Trang. Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị
bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên
trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu
dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng
nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

c. Ngành Du lịch trong mối liên hệ với môi trường
Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng
tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên,
kinh tế-xã hội và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Ở đây,
chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh môi trường tự nhiên. Bên cạnh những mặt đã làm
được, vấn đề bảo vệ môi trường ở Nha Trang hiện nay cũng đang đứng trước những thách
thức to lớn. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, cung cấp dịch vụ du
lịch tiêu chuẩn cao, tạo thương hiệu quốc tế và tăng sức cạnh tranh, ngành Du lịch cần
chú trọng đến việc phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển du lịch và BVMT. Thiết
nghĩ, ngành Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cần phải đi đầu trong các hoạt động BVMT,
trong đó có việc hạn chế tối đa sử dụng túi ni lông. Đưa Nha Trang trở thành một thành
phố môi trường.
2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Nha Trang
a. Thực trạng phát triển du lịch
* Thực trạng phát triển các loại hình du lịch:
Nhìn chung, với nhiều tiềm năng, lợi thế, địa hình phong phú đa dạng, có một nền văn
hóa đặc sắc, với môi trường thuận lợi… đã tạo cho Nha Trang có khả năng phát triển
10


11

nhiều loại hình du lịch. Hiện nay, một số loại hình du lịch có thế mạnh của thành phố như:
Du lịch Văn hóa, lễ hội; Du lịch biển; Du lịch sinh thái… tạo được sức hấp dẫn khá lớn và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng phát triển các loại hình du
lịch còn chưa tận dụng được hết tiềm năng lợi thế, tồn tại những yếu tố thiếu bền vững.
* Khách du lịch
Số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng.Năm 2008,Nha Trang đón 1,6
triệu lượt khách tăng 17,4% so với cùng kỳ.Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ
tăng 31,4%.Trong 6 tháng đầu năm 2017 nghành du lịch đã đón hơn 2,6 triệu lượt khách

hơn trước ( tăng 25% so với cùng kỳ đạt 47,3% kế hoạch năm ).Trong đó, khách quốc tế
đón gần 1 triệu lượt khách 80,4% so với cùng kỳ, đạt 55,8% kế hoạch năm ).Theo sở Du
Lịch Khánh Hòa 6 tháng đầu năm 2018, lượt khách lưu trú toàn tỉnh đạt 3,2 triệu lượt.
Trong đó, riêng khách quốc tế là 1,5 triệu lượt, tăng trưởng gần 60% so với cùng kỳ.Tính
đến hết tháng 10/2018, toàn tỉnh Khánh Hòa đón gần 5,4 triệu lượt khách lưu trú, tăng
hơn 15% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có hơn 2,33 triệu lượt khách quốc tế, tăng
hơn 41,5%.
* Doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch tại thành
phố tăng nhanh.Trong đó năm 2017 có 25 công ty lữ hành Nha Trang, 12 chi nhánh công
ty lữ hành tại Nha Trang, 6 văn phòng đại diện công ty lữ hành tại Nha Trang và 160
công ty lữ hành nội đại tại Nha Trang tham gia kinh doanh phục vụ du lịch.
* Nguồn nhân lực du lịch
Thực trạng NNL du lịch ở Nha Trang vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao
động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập
và phát triển.
* Quản lý về du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn giúp UBND thành phố thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên phạm vi thành phố.
Trung tâm xúc tiến du lịch đóng vai trò chính trong việc thực hiện các hoạt động để xúc
tiến và phát triển ngành du lịch thành phố.
* Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch
Mặc dù đạt được khá nhiều thành tựu, nhưng nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có hoạt động xúc tiến du lịch tạo ra sự hấp dẫn thường
xuyên. Nội dung triển khai chưa nhiều, còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu
sự hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ từ các doanh nghiệp du lịch.
b. Hiện trạng về thị trường du lịch Nha Trang
11



12

Dựatrên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới vaftrong
nước,thị trường khách du lịch Nha Trang trong giai đoạn năm 2010 và những năm 2020
được xác định gồm hai nhóm chính:thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
Thị trường trọng điểm: đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị trường khách
quốc tế và thị trường khách trong nước.
Thị trường trọng điểm: Thị trường trọng điểm của du lịch Nha Trang đến năm 2020
được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tê và thị trường khách trong nước.
Thị trường khách quốc tế là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường khách
quốc tế trọng điểm của Nha Trang gồm những thị trường có lượng khách lớn đến Việt
Nam, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam thường xuyên có
nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khá chặt chẽ với
Việt Nam hoặc các thị trường khách có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại
phương tiện giao thông...
Trên cơ sở phân tích hiện trạng, dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa, sự hấp
dẫn của tài nguyên và xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới trong những năm tới
thị trường khách trọng điểm của Nha Trang bao gồm:
+

Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật... là những thị trường trọng điểm truyền thống

của du lịch Nha Trang.
+

Thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường

bộ Canavan.
+


Thị trường Nga ( và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm

đang phát triển theo xu thế hiện nay.
+

Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn

khổ hợp tác giữa vùng khu vực.
Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên cảng lớn khi sân bay Cam Ranh
được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các
chuyến bay trực tiếp với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm du
lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng
cấp...
12


13

Thị trường khách du lịch nội địa: thị trường khách trong nước là thị trường trọng
điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn,
thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ
biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hòa có nhiều
cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du lịch Khánh Hòa thị trường truyền thống
là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thống đường không đường bộ thuận
tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên.
Ngoài ra, du lịch Khánh Hòa cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía
Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.
Thị trường tiềm năng: Thị trường tiềm năng là những thị trường khách quốc tế lớn nhưng
số lượng khách đến Nha Trang trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu

chưa cao do khả năng tiếp cận, giao thông khó khăn, số lượng đến khu vực Đông Nam Á
và Việt Nam chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt nam và những nước
này chưa phát triển...Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, khối Benelux
( Bỉ, Luxembour, Hà Lan) khối Đông Nam Âu, Newzealand, Canada..
Đối với thị trường này cần quan tâm đến những khách từ Ý, Thụy Sĩ, Thụy
Điển, Canada, Đông Âu, là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi
du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm khá đông

13


14

2.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH ỞNHA TRANG HIỆN NAY
2.2.1. Mâu thuẫn trong phát triển du lịch bền vững ở Nha Trang hiện nay
Chủ nghĩa MácLênin cho rằng: Nguồn gốc, động lực cơ bản,phổ biến của mọi quá trình
vận động, phát triển chính là mâu thuẫnkhách quan vốn có của sự vật. Theo quan điểm
này, trong bất kỳ sựvật hiện tượng nào cũng đều tồn tại các mặt đối lập, chúng vừa
thốngnhất vừa đấu tranh với nhau.Chính quá trình đấu tranh giữa các mặtđối lập sẽ tạo ra
sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.Sựphát triển của ngành Du lịch ởNha Trang
hiện nay cũng không nằmngoài quy luật đó. Từ cơ sở lý luận trên, nhìn nhận vào tiềm
năng vàhiện trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phốNha Trang, chúngtôi nhận thấy
tồn tạinhững mâu thuẫn trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững sau đây.
a. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh và mục tiêubền vững

Phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững là mục tiêu cơbản trong sự phát triển KT-XH
nói chung và ngành Du lịch nói riêngở Nha Trang. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận
thấy:yêu cầu phát triểnnhanh và đảm bảo mục tiêu bền vững tồn tại sự mâu thuẫn trong
cảlýluận và thực tiễn, vì trong sự phát triển nhanh đã luôn tiềm ẩnnhững yếu tố thiếu bền
vững. Phát triển nhanh thường hướng đến sựphát triển theo chiều rộng, nặng về mặt

lượng, về thành tích thể hiệnqua các chỉ số như: mức đóng góp của ngành vào GDP; số
lượng dukhách quốc tế và nội địa đã đón tiếp; số dự án đầu tư vào thànhphố… Còn phát
triển bền vững lại hướng vào chiều sâu, vào sự thayđổi về chất. Tiêu chí để đánh giá sự
phát triển bền vững là sự tăngtrưởng ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;
khai tháchợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng caođược chất
lượng môi trường sống.
Thực trạng hiện nay ngành Du lịch ở Nha Trang có những bướcphát triển rất nhanh, có
đóng góp to lớn vào sự phát triển KT-XH củathành phố.Trong sự phát triển nhanh chóng
đó cũng đã bộc lộ nhữngyếu tố thiếu bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện KT-XH của
thànhphố Nha Trang, phát triển nhanh kết hợp với phát triển bền vững sẽ là
quan điểm phù hợp với mục tiêu phát triển ngành Du lịch trở thànhngành kinh tế mũi
nhọn ởNha Trang hiện nay.
b. Mâu thuẫn giữa nhiệm việc thu hút đầu tư để phát triểnnhanh với thực trạng cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu
Theo đánh giá của các nhà đầu tư thì cơ sở hạ tầng của thành phố Nha Trang phát triển
với tốc độ còn chậm. Công tác quy hoạch đầu tư ởNha Trang hiện nay đang bộc lộ một số
hạn chế như việc thiếu nhữngmảng xanh xen kẽ trong thành phố, ven biển bị bao bọc bởi
quánhiều dự án xây dựng khiến du khách có cảm tưởng như đang đứnggiữa một rừng bê
tông.

14


15

Với cơ sở hạ tầng chậm phát triển như trên, chi phí kinh doanhcủa các nhà đầu tư sẽ tăng
lên rất nhiều, đồng thời làm ảnh hưởngđến hoạt động và kế hoạch kinh doanh của các nhà
đầu tư. Đó cũnglà một thách thức to lớn cần giải quyết đểphát triển bền vững du lịch ở
Nha Trang.
c. Mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với thực trạng nguồnnhân lực du lịch ởNha

Trang hiện nay
Lực lượng lao động trong ngành Du lịch Nha Trang tuy đôngnhưng vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, đang trong tình trạng vừathừa, vừa thiếu. Thừa lao động lớn tuổi, chưa được
đào tạo vềchuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản vềchuyên môn
nghiệp vụ và ngoại ngữ. Chất lượng đội ngũ lao độngquản lí của ngành du lịch chưa cao,
năng lực quản lí còn hạn chế, cơcấu đào tạo chưa hợp lí, vẫn còn thiếu những người thực
sự giỏi vềchuyên môn, có thể hoạch định chiến lược kinh doanh của các đơnvị. Đó sẽ là
những thách thức to lớn cho qua trình phát triển du lịchtrong thời gian tới ở thành phố
Nha Trang.
d. Mâu thuẫn trong ý thức của cộng đồng dân cư ở Nha Trang với vấn đề phát triển du
lịch bền vững
Từ các mặt trái của hoạt động du lịch gây nên tâm lý tiêu cựctrong một bộ phận dân cư
đối với sự phát triển du lịch ở Nha Trang. Đểphát triển du lịch theo hướng bền vững thì tất
cả những tác động nàycần được thường xuyên đánh giá cũng như đề ra các giải pháp
nhằmkiềm chế và kiểm soát một cách hợp lý các tác động tiêu cực, pháthuy những ảnh
hưởng tích cực, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịchđến đời sống kinh tế - văn hóa của
cộng đồng dân cư. Từ đó, thay đổinhận thức, thái độ và hành động của người dân thành
phố để hướngtới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
2.2.2. Quan điểm toàn diện – điều kiện đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở Nha
Trang hiện nay.
a. Phát triển du lịch ở Nha Trang phải được nhìn nhận trong sự phát triển toàn diện
Du lịch trước hết đó là một ngành dịch vụ, một ngành kinh tế, là ngành có quan hệ qua lại
rộng rãi: quan hệ liên ngành, liên nghề và kể cả kết nối các địa phương, các quốc gia khác
với nhau. Du lịch không chỉ đóng góp to lớn vào GDP của từng địa phương mà còn là
trung tâm, là phương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin với nhau, tiếp xúc và hoà quyện
với nhau về văn hoá và để mọi người có thể tìm hiểu, khám phá thế giới. Để đảm bảo sự
phát triển của ngành Du lịch ở Nha Trang theo hướng bền vững, cần nhìn nhận trong sự
phát triển toàn diện. Cụthể là cần nghiên cứu, đánh giá các mối liên hệ, tác động qua lại
của ngành Du lịch với các ngành kinh tế, các lĩnh vực văn hóa – xã hội và môi trường để
thấy được mối quan hệ biện chứng, tác động tương hỗ lẫn nhau giữa du lịch và các chủ

thể khác để có biện pháp,cách thức tác động phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển nhanh
vàbền vững.
15


16

b. Một số nét đặc thù của du lịch ở Nha Trang
Bên cạnh công tác liên kết để phát triển du lịch ở Nha Trang thì việc vận dụng quan điểm
toàn diện cũng đòi hỏi phải chú ý đến những mối liên hệ đặc thù của ngành Du lịch trong
quá trình phát triển. Bởi vì, toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và mối liên hệ phổbiến
cùng tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và tính đa dạng trong tính thống nhất của
du lịch. Hơn nữa, đối với ngành Du lịch,những nét đặc thù, những sản phẩm khác biệt sẽ
tạo nên sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với du khách, là một trong những nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển. Theo chúng tôi, Nha Trang có nhiều điều ấn tượng mà không phải
nơi nào cũng có, đó là: những bãi biển đẹp quyến rũ du khách; Tháp bà Ponagar Champa
độc nhất vô nhị...Tất cả đều mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng mang
tính đặc thù của một vùng đất có bề dày trên 300 năm lịch sử. Đặc biệt, những giá trị văn
hóa phi vật thể được biểu hiện thông qua các làng nghề truyền thống, các lễ hội ở Nha
Trang, như: nghề lưới đăng, nghề làm muối, đúc đồng, nước mắm, lễ hội cầu ngư, cúng
đình… tự bản thân các giá trị trên cũng khắc họa nên một nền văn hóa biển đảo đa dạng,
phong phú trong sự gắn liền với đời sống sinh hoạt đời thường của cộng đồng cư dân.
Những nét đặc thù này đã làm nên một thương hiệu khác biệt cho du lịch Nha Trang,
nhiều người khi đến thăm quan Nha Trang đã định hình trong tâm thức là đến để chiêm
ngưỡng mảnh đất của những kỷ lục, những điều khác biệt.
c. Phát triển bền vững ngành Du lịch ở Nha Trang hiện nay phải mang tính kế thừa
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, thì trong quá trình phát triển du lịch ở Nha
Trang luôn phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa.
Với yêu cầu đó, ngành Du lịch ở Nha Trang cần phải kế thừa những nội dung sau:
Thứ nhất, học tập từ mô hình phát triển du lịch bền vững từcác nước đi trước.

Thứ hai, kế thừa và phát triển các mối quan hệ, liên kết trong nội bộ ngành Du lịch và
giữa ngành Du lịch với các chủ thể khác đểđảm bảo tính toàn diện trong quá trình phát
triển du lịch.
Thứ ba, kế thừa các thành tựu du lịch Nha Trang đã đạt được trong các giai đoạn.
Thứ tư, kế thừa và phát huy sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân trong quá trình phát
triển du lịch.

16


17

2.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNGÀNH DU LỊCH Ở NHA TRANG
HIỆN NAY
2.4.1.Cơ sở hình thành giải pháp
a. Mục tiêu phát triển ngành du lịch biển năm 2020
Tiếp tục xây dựng thành phố Nha Trang trở thành một trong những trung tâm kinh
tế - xã hội của miền trung với cai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu
mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế;
trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính- ngân hàng; một trong những trung tâm y tế,
văn hóa- thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn
giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả
nước
b. Định hướng chung phát triển ngành du lịch biển năm 2020
Các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch ở Nha Trang đã xây dựng định hướng
ngành Du lịch trong việc khai thác các thế mạnh của thành phố và có sự liên hệ đến
không gian du lịch khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Trong đó, với bãi tắm dài, nhiều
khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, đặc biệt là Vinpearl- một trong những nơi thu hút
đông đảo khách du lịch từ nhiều nơi. Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi
cho Nha Trang để phát triển du lịch theo một hướng đi riêng.

2.4.2. Các giải pháp.
a. Thay đổi nhận thức về phát triển du lịch theo hướng bền vững
Cần thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền cũng như người dân để hướng tới phát
triển bền vững du lịch có sự gắn kết với cộng đồng.
b. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Cần có sự kết hợp giữa nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp trong quá trình phát triển
ngành du lịch ở Nha Trang.
c. Đẩy mạnh liên kết vùng, miền và khu vực
- Liên kết giữa chính quyền, các ban ngành có liên quan ở các địa phương khu vực miền
Trung- Tây Nguyên đặc biệt là liên kết giữa Cam Ranh và Bắc Vân Phong.
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong quảng bá hổ trợ du khách, thành lập tour, đào tạo
nhân lực…
d. Xây dựng kết cấu hạ tầng để ngành du lịch phát triển bền vững
- Triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm đồng bộ các khu du
lịch, cung cấp cơ sở lưu trú chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu du khách.
17


18

- Dành them diện tích đất trong các quy hoạch để phát triển các công viên tạo thêm
những mảng xanh cho thành phố.
e. Phối hợp đồng bộ các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch bền vững
Một là, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố để phát triển
du lịch.
Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa sở văn hóa- thể thao- du lịch và trung tâm xúc tiến
du lịch, hiệp hội du lịch để phát triển du lịch
Ba là, phôi hợp giữa các công ty, doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh du lịch trong
tìm kiếm thị trường, quảng bá hình ảnh, học hỏi kinh nghiệm…
Bốn là, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, doanh

nghiệp, cộng đồng…. trong quá trình mở rộng không gian du lịch ra các vùng, miền, địa
phương
Năm là, phối hợp đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch một cách toàn diện hướng
tới mục tiêu PTDL bền vững.
2.4.3.Một số kiến nghị, đề xuất.
a.Đối với bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch
Cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn thống nhất về du lịch bền vững, lấy đó làm nền tảng hình
thành các tiêu chuẩn phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương.
b.Đối với UBND Tp Nha Trang
Cần tiến hành thành lập cơ quan chuyên trách quản lý môi trường du lịch để quản lý, khai
thác và bảo tồn tài nguyên, môi trường du lịch.
Xây dựng và sớm đưa vào hiện thực các quy tắt trong việc xây dựng thành phố môi
trường.
Tiếp tục hổ trợ từ ngân sách thành phố cho các hoạt động quảng cáo, xúc tiến du lịch
thành phố đến với các du khách trong và ngoài nước.
Nghiên cứu, đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải, trước mắt là nhà máy xử lý chất
thải rắn trên địa bàn thành phố để thay thế cho bãi rác hiện tại đang xử lý theo phương
thúc truyền thống.
c.Đối với Sở Văn hóa- Thể thao – Du lịch Nha Trang
Tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược cho phát triển du lịch bền vững.
Xây dựng một chế tài cụ thể trong việc xử phạt hành vi đeo bám, chèo kéo khách du lịch.

18


19

KẾT LUẬN
Là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, đi đầu trong kháng chiến chống ngoại
xâm.Kế tục và phát huy truyền thống đó, Chính quyền và nhân dân Nha Trang với tinh

thần cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đang từng ngày, từng giờ thực hiện quyết tâm
xây dựng thành phố trở thành trở thành đô thị kiểu mẫu, một thành phố xinh đẹp, đáng
sống. Với việc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch của thành phố
cũng đang từng bước phát triển theo hướng trở thành trung tâm du lịch của khu vực miền
Trung và cả nước. Để đạt được những mục tiêu to lớn đó, cần quán triệt quan điểm toàn
diện nhằm phát triển nhanh và bền vững KT-XH nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Nghiên cứu đề tài ‘ Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững
ngành Du lịch trên địa bàn Thành Phố Nha Trang hiện nay’. Sau quá trình nghiên cứu
tài liệu, số liệu, có sự liên hệ với thực tế, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
Hệ thống hóa một cách chọn lọc về cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện cũng như vấn
đề phát triển du lịch bền vững trong sự liên hệ thực tế ở Việt Nam nói chung và Nha
Trang nói riêng.
Trình bày và phân tích thực trạng phát triển Du lịch ở nha Trang trong thời gian qua.
Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển du
lịch… Từ đó, vận dụng quan điểm toàn diện vào phát triển Du lịch nhằm đảm bảo tốt nhất
cho ngành Du lịch ở Nha Trang phát triển theo hướng bền vững.
Trình bày các giải pháp và kiến nghị, đề xuất cho việc phát triển ngành Du lịch ở Nha
Trang theo hướng bền vững.
Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn mang đến cho giảng viên hướng
dẫn những đánh giá cơ bản nhất về thành tựu và hạn chế của ngành Du lịch ở Nha Trang
hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp phù hợp để phát triển ngành du lịch thành phố
Nha Trang theo định hướng bền vững.

19


20
MỤC LỤC


20


21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quan điểm toàn diện trong Triết học, vấn đề phát triển du lịch bền vững đã có nhiều
công trình nghiên cứu và phát triển nhằm vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội.
- Các tác phẩm kinh điển của triết học nghiên cứu bàn luận về quan điểm toàn diện như:
Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph. Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009; "Lich sử phép biện chứng", Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;…
- Các tác giả nghiên cứu, bàn luận về quan điểm toàn diện như: "Lịch sử triết học" của
Nguyễn Hữu Vui Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Triết học Hy Lạp cổ đại” của PTS
Đinh Ngọc Thạch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; “Lịch sử Triết học phương Tây”
của PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2009...
- Các công trình khoa học, bài viết, bài báo về vận dụng quan điểm toàn diện và du lịch
bền vững cũng hết sức đa dạng.
- Các công trình khoa học, bài viết, bài báo về vận dụng quan điểm toàn diện và du lịch
bền vững cũng hết sức đa dạng.
Đó là những nguồn tại liệu quý giá để chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

21



×