Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

1 LUA CHON GIAI PHAP KET CAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.42 KB, 10 trang )

PHẦN 2: KẾT CẤU
(55%)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. GIANG VĂN KHIÊM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO NGỌC KHÁNH VY
LỚP
: 2011X1

NHIỆM VỤ:
1. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH
2. TẢI TRỌNG TÁC ĐỘNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CÔNG
TRÌNH.
3. THIẾT KẾ CẦU THANG BỘ ĐIỂN HÌNH, LÕI THANG MÁY
4. THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN SÀN SƯỜN BÊ
TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI :
- THIẾT KẾ SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP TẦNG ĐIỂN HÌNH.
- THIẾT KẾ KHUNG TRỤC X1 BÊ TÔNG CỐT THÉP.
5. THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN SÀN LIÊN HỢP
THÉP- BÊTONG
- THIẾT KẾ TÍNH TOÁN SÀN LIÊN HỢP THÉP- BETONG
6. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN SÀN KHÔNG DẦM BÊ TÔNG
CỐT THÉP.
1


-TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN KHÔNG DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP
7. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN SÀN UBOOT-BETON
-TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN UBOOT-BETON
8. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN SÀN UBOOT-BETON ỨNG
LỰC TRƯỚC
-TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SÀN UBOOT-BETON ỨNG LỰC TRƯỚC
9. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ.


10. KIỂM TRA CHỐNG LẬT VÀ ỔN ĐỊNH TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH.

2


CHƯƠNG 1
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng nhà cao tầng rất bức
thiết, nhằm giải quyết các vấn đề về về sự gia tăng nhanh chóng dân thành thị, giá đất xây
dựng ngày càng cao và các yêu cầu và các yêu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội. Ngoài
ra, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng sắt thép và xi măng, phát minh
thang máy, cơ giới hóa và điện khí hóa trong xây dựng đã có vai trò hỗ trợ đắc lực, thậm
chí quyết định trong thiết kế thi công nhà cao tầng. Phát triển nhà cao tầng là xu thế tất
yếu.
Hầu hết các nhà cao tầng có đặc điểm riêng biệt, thiết kế kiến trúc có ảnh hưởng tới kết
cấu. Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu phải có giải pháp thiết kế đạt hiệu quả kinh tế. Các
công trình có thiết kế kiến trúc phức tạp ngày càng nhiều, vai trò của người kĩ sư kết cấu
rất quan trọng khi tham gia ngay trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.
Nhiệm vụ của kỹ sư kết cấu trong thiết kế nhà cao tầng là tìm ra một giải pháp tối ưu với
giá thành thấp nhất. Như vậy người kỹ sư thiết kế cần ý thức tầm quan trọng và mối liên
hệ giữa các lĩnh vực khác nhau như kiến trúc hay thiết bị kỹ thuật công nghệ và kinh tế.
Về kết cấu, công trình được định nghĩa là nhà cao tầng khi độ bền vững và chuyển vị của
nó do tải trọng ngang quyết định. Công trình càng cao, ảnh hưởng của tải trọng ngang
càng lớn, vì vậy nhà cao tầng có những đặc điểm riêng về tải trọng tác dụng cũng như kết
cấu, vật liệu sử dụng và tính toán. Mặc dù chưa có một thống nhất chung nào về định
nghĩa nhà cao tầng nhưng mà có một danh giới được đa số kỹ sư kết cấu chấp nhận, có sự
chuyển tiếp từ “phân tích tĩnh học sang phân tích động học”
1.1.1. Tải trọng
Việc xác định chính xác tải trọng thiết kế là hết sức quan trọng để đảm bảo sự dung hòa

giữa hai yếu tố: độ bền vũng cho kết cấu và tính kinh tế của toàn bộ công trình. Kết cấu
nhà cao tầng được tính toán với các loại tải trọng chính sau đây.
+ Tải trọng thẳng đứng (thường xuyên và tạm thời).
+ Tải trọng gió (thành phần tĩnh và thành phần động).
+ Tải trọng động đất (cho các công trình xây dựng trong vùng có động đất).
Ngoài ra, kết cấu nhà cao tầng cũng cần phải tính toán kiểm tra với các trường hợp tải
trọng sau:
+ Do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ.
+ Do ảnh hưởng của từ biến.
+ Do quá trình thi công.
3


+ Do áp lực của nước ngầm và đất.
Khả năng chịu lực của kết cấu cần được kiểm tra theo từng tổ hợp tải trọng, được quy
định theo các tiêu chuẩn hiện hành.
1.1.2. Lựa chọn vật liệu
Nhà cao tầng thường có tải trọng rất lớn, nên vật liệu xây dựng cần có cường độ cao,
trọng lượng nhỏ, khả năng chống cháy tốt để tại điều kiện giảm đáng kể tải trọng cho
công trình, kể cả tải trọng đứng cũng như tải trọng ngang.
Vật liệu có tính thoái biến thấp: Có tác dụng rất tốt khi chịu tác dụng của tải trọng lặp lại
(động đất, gió bão).
Vật liệu có tính biến dạng cao: Khả năng biến dạng dẻo cao có thể bổ sung cho tính năng
chịu lực thấp.
Vật liệu có tính liền khối cao: Có tác dụng trong trường hợp tải trọng có tính chất lặp lại
và không bị tách rời các bộ phận công trình.
Vật liệu có giá thành hợp lý.
Trong điều kiện Việt Nam hay các nước hiện ngay thì vật liệu BTCT hoặc thép là các loại
vật liệu đang được các nhà thiết kế sử dụng phổ biến trong các kết cấu nhà cao tầng.
1.1.3. Hình dạng công trình và sơ đồ bố trí kết cấu.

1.1.3.1. Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ kết cấu.
Nhà cao tầng cần có mặt bằng đơn giản, tốt nhất là lựa chọn các hình có tính chất đối
xứng cao. Trong các trường hợp ngược lại công trình cần được phân ra các phần khác
nhau để mỗi phần đều có hình dạng đơn giản.
Các bộ phận kết cấu chịu lực chính của nhà cao tầng như vách, lõi, khung cần phải được
bố trí đối xứng. Trong trường hợp các kết cấu này không thể bố trí đối xứng thì cần phải
có biện pháp đặc biệt chống xoắn cho công trình.
Hệ thông kết cấu cần được bố trí làm sau để trong mỗi trường hợp tải trọng sơ đồ làm
việc của các bộ phận kết cấu rõ rang mạch lạc và truyền tải một cách mau chóng nhất tới
móng công trình.
Tránh dùng các sơ đồ kết cấu có dạng cánh mỏng và kết cấu dạng công-sơn theo phương
ngang vì loại kết cấu này rất dễ bị phá hoại bởi tác dụng của động đất và gió bão.
1.1.3.2 Theo phương thẳng đứng.
Độ cứng của kết cấu theo phương thẳng đúng cần phải thiết kế đều hoặc thay đổ đều
giảm dần lên phía trên.
Cần tránh sự thay đổi đột ngột độ cứng của hệ kết cấu (như làm việc thông tầng, giảm cột
hoặc thiết kế dạng cột hẫng chân cũng như thiết kế dạng sàn giật cấp).
Trong các trường hợp đặc biệt nói trên người thiết kế cần phải có các biện pháp tích cực
làm cứng thân hệ kết cấu để tránh phá hoại ở các vùng xung yếu.
1.1.3.3. Cấu tạo các bộ phận liên kết.
4


Kết cấu nhà cao tầng cần phải có bậc siêu tĩnh cao để trong trường hợp bị hư hại do các
tác động đặc biệt nó không bị biến thành các hệ biến hình.
Các bộ phận kết cấu được cấu tạo làm sao để khi bị phá hoại do các trường hợp tải trọng
thì các kết cấu nằm ngang sàn, dầm bị phá hoại trước so với các kết cấu thẳng đứng: cột,
vách.
1.1.3.4. Tính toán kết cấu.
Hệ kết cấu nhà cao tầng cần thiết được tính toán cả về tĩnh lực và động lực.

Các bộ phận kết cấu được tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất và trạng thái giới
hạn thứ hai.
Khác với nhà thấp tầng, cần phải phối hợp 3 điều kiện:
+ Khả năng chịu lực.
+ Các yêu cầu sử dụng bình thường (dao động, chuyển vị).
+ Ổn định
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là tải trọng ngang, công trình càng cao tầng thì ảnh hưởng này
đối với hình dạng kết cấu càng lớn. Đối với nhà thấp tầng thì khả năng chịu lực của từng
bộ phận kết cấu là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên khi chueeyf cao công trình tăng lên
thì các yếu tố sau trở lên hết sức quan trọng:
+ Tải trọng đứng gồm: Trọng lượng bản thân và hoạt tải sử dụng.
+ Ảnh hưởng của tải trọng ngang do gió và động đất.
+ Việc xác định độ lớn của các giá trị tải trọng ngang đưa vào thiết kế.
+ Chuyển vị ngang tại đỉnh công trình và chuyển vị lệch tầng.
+ Gia tốc giao động.
+ Ảnh hưởng của chuyển vị ngang tới các bộ phận không chịu lực.
+ Hiệu ứng uốn dọc (P-Delta), chuyển vị do từ biến, chuyển vị chênh lệch giữa các kết
cấu chịu tải trọng đứng.
+ Ổn định tổng thể chống lật và chống trượt.
+ Tầm quan trọng của các cấu kiện chịu kéo.
+ Việc xác định tương tác nền và công trình.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC BÊ TÔNG CỐT THÉP.
Đây là hệ kết cấu thông dụng được dùng phổ biến tại Việt Nam. Với nhà cao tầng có thể
sử dụng nhiều loại hệ kết cấu khác nhau, có thể là các hệ cơ bản (Hệ khung, hệ vách, hệ
lõi, hệ hộp). Có thể phát triển các hệ cơ bản tạo thành các hệ hỗn hợp hay hệ liên hợp
nhằm tăng khả năng chịu tải đặc biệt là tải ngang của công trình. Các hệ kết cấu thường
được sử dụng như:

5



+ Kết cấu khung: Có không gian lớn, bố trí mặt bằng linh hoạt, có thể đáp ứng khá đầy
đủ yêu cầu sử dụng công trình nhưng độ cứng ngang của kết cấu khung nhỏ nên khả
năng lực biến dạng chống lại tác động của tải trọng ngang tương đối kém.
+ Kết cấu vách cứng: Độ cứng ngang tương đối lớn, khả năng chịu tải trọng ngang lớn.
Tuy nhiên do khoảng cách của vách nhỏ, không gian của mặt bằng công trình nhỏ nên
việc sử dụng bị hạn chế. Loại hình kết cấu này dùng nhiều trong các công trình nhà ở,
công sở, khách sạn.
+ Kết cấu khung không gian lớn tầng dưới đỡ vách cứng: Chân tường dọc, ngang của
kết cấu vách cứng không làm tới đáy ở tầng 1 hoặc một số tầng phần cuối. Dùng
khung đỡ vách vứng ở trên hình thành kết cấu khung đỡ vách cứng. Loại kết cấu này
có thể đáp ứng yêu cầu không gian tương đối lớn ở tầng dới như cửa hang, nhà ăn, lại
có khả năng chống tải trọng hướng ngang tương đối lớn. Do đó loại hình kết cấu này
được sử dụng rộng rãi ở nhà cao tầng mà tầng dưới làm cửa hàng và khách sạn.
+ Kết cấu khung-vách cứng: Là hệ kết cấu khung và vách cứng, lấy lợi thế của cái này
bổ sung bất lợi cái kia, công trình vừa có không gian sử dụng mặt bằng tương đối lớn,
vừa có tính năng chống lực bên tốt. Vách cứng trong loại kết cấu này có thể bố trí
đứng riêng cũng có thể lợi dụng tường gian thang máy, tường gian cầu thang, được sử
dụng rộng rãi trong các loại công trình. Khung có thể là kết cấu bê tông cốt thép, cũng
có thể là kết cấu thép; vách cứng thường là bê tông cốt thép.
Kết cấu dạng ống cứng tạo thành ống không gian vỏ mỏng, tạo thành dầm hộp ngàm
cứng, hoặc do hệ dầm có độ cứng lớn và nhiều cột tạo thành ống khung; là một kết cấu
mà các cấu kiện chống lực bên chủ yếu là một hoặc số ống. Loại cấu kiện này có thể phân
thành kết cấu khung ống (bao gồm kết cấu bản trụ hình ống) và kết cấu ống lồng, ống
trong của loại trên là ống vỏ mỏng vách cứng, ống ngoài là khung thông thường hoặc cột
bản không có dầm; ống trong của loại sau là ống vỏ mỏng vách cứng, ống vỏ ngoài là ống
khung do nhiều hàng cột tạo thành. Ngoài ra, còn có loại kết cấu nhiều hàng ống do mặt
trên mặt bằng bố trí nhiều vách cứng vỏ mỏng. Do tác động toàn khối không gian, kết cấu
dạng ống có độ cứng ngang tương đối lớn, có khả năng chịu tải ngang tốt nên thường
dùng trong công trình siêu cao tầng.

1.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
1.3.1 Giải pháp sàn.
Trong trình hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc của kết cấu, cũng như không gian
sử dụng. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là điều rất quan trọng. Do vậy, phải có sự
phân tích để chọn ra phương án phù hợp với kết cấu của công trình.
1.2.1.1 Sàn sườn toàn khối.
Cấu tạo: Bao gồm hệ dầm và bản sàn.
-Ưu điểm: Tính toán đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta.
6


-Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, dẫn
đến chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình khi chịu tải
trọng ngang, không tiết kiệm vật liệu và không gian sử dụng.
1.3.1.2. Sàn ô cờ.
Cấu tạo: gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô bản
kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm không quá 2m.
-Ưu điểm: Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng
và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian sử
dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ…
-Nhược điểm: Thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí
thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không tránh được những hạn chế do chiều cao dầm
chính phải lớn để giảm độ võng.
1.3.1.3. Sàn không dầm ứng lực trước.
Cấu tạo: Gồm các bản kê trực tiếp lên cột.
-Ưu điểm: Giảm chiều dày, độ võng sàn, dẫn đến giảm được chiều cao công trình, tiết
kiệm được không gian sử dụng. Việc phân chia không gian các khu chức năng và bố trí hệ
÷
thống kỹ thuật một cách dễ dàng. Nó thích hợp với những công trình có khẩu độ 6 8m.
-Nhược điểm: Tính toán phức tạp, sàn ứng lực trước có độ dày lớn nên tốn vật liệu. Ngoài

ra việc căng cốt thép cũng rất phức tạp, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật cao.
1.3.1.4. Tấm panel lắp ghép.
Cấu tạo: Gồm những tấm panel ứng lực trước được sản xuất trong nhà máy. Các tấm này
được vận chuyển ra công trường và lắp dựng lên dầm, vách rồi tiến hành dải thép và đổ
bù bê tông.
-Ưu điểm:
+ Khả năng vượt nhịp lớn.
+ Thời gian thi công nhanh.
+ Tiết kiệm vật liệu.
+ Khả năng chịu lực lớn và độ võng nhỏ.
-Nhược điểm:
+ Kích thước cấu kiện lớn.
+ Quy trình tính toán phức tạp.
1.3.1.5. Sàn Bubble Deck.
Cấu tạo: Là công nghệ sàn mới của đất nước Đan Mạch. Sử dụng các quả bóng bằng nhựa
tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, bản sàn
bê tông Bubble Deck phẳng không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực.
-Ưu điểm:
+ Tạo không gian rộng cho thiết kế nội thất, giảm trọng lượng bản thân kết cấu tới 35%,
từ đó giảm kích thước hệ kết cấu móng.
+ Tăng khoảng cách lưới cột và khả năng vượt nhịp rất lớn có thể lên tới 15m mà không
cần ứng suất trước, giảm hệ tường, vách chịu lực.
+ Giảm thời giant hi công và các chi phí dịch vụ kém theo.
+ Tiết kiệm khối lượng bê tong (2,3 kg nhựa tái chế thay thế 230 kg bê tông/m 3 đối với
sàn bê tông Bubble Deck 280mm – BD 280)
7


+ Cách âm và cách nhiệt tốt.
-Nhược điểm:

+ Đây là công nghệ mới vào Việt Nam nên lý thuyết tính toán chưa đề cập cụ thể.
+ Khả năng chịu cắt của sàn bê tông Bubble Deck = 0,63 sàn bê tông đặc có cùng cấp độ
bền vật liệu.
1.3.1.6. Sàn composite – Liên hợp.
Cấu tạo: Gồm tấm tôn hình dập nguội và tấm đan bằng bê tông cốt thép.
Sµn bª t«ng
Cèt thÐp

DÇm phô

DÇm phô

Sàn liên hợp với tôn hình bằng thép
-Ưu điểm:
+ Khi thi công, tấm tôn đóng vai trò sàn công tác.
+ Khi đổ bê tông, nó đóng vai trò cốp pha cho vữa bê tông.
+ Khi làm việc, nó đóng vai trò cốt thép lớp dưới của bản sàn.
-Nhược điểm: Tính toán phức tạp, hiện chưa có tiêu chuẩn tính sàn liên hợp của Việt
Nam.
1.3.1.6 Sàn Uboot beton
U-Boot Beten là cốt pha bằng nhựa porypropylen tái chế sử dụng trong kết cấu sàn và
móng bè. Sử dụng cốp pha U-Boot Beton để tạo nên sàn phẳng không dần vượt nhịp lớn
tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
- U-Boot Beton có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn và phụ kiện liên kết giúp tạo ra
một hệ thống dầm vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. Việc đặt U-Boot
Beton vao vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn cho phép sàn vượt
nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.
- U-Boot Beton được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải
trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng người thiết kế có
thể thay đổi thông số kĩ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu

kiến trúc.
- Ưu điển:
+ Tăng số lượng sàn
Do giảm chiều cao sàn so với sàn truyền thống nên với cùng chiều cao, do công
trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng.
+ Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng
8


Nhờ giảm trọng lượng bản thân cảu sàn mà cho phép sàn vượt nhịp lớn.
+ Giảm độ dày của sàn
Sàn mỏng hơn sàn truyền thống với tảI trọng và nhịp giống nhau.
+ Sàn phẳng không dầm
Bố trí kiến trúc căn hộ linh hoạt hơn khi sử dụng.
+ Giảm số lượng cột
Thuận tiện phân bố mặt bằng cột.
+ Tối ưu hóa tiết diện cột
Giảm tải trọng xuống cột nên giảm tiết diện cột.
+ Giảm tổng trọng lượng xuống móng
Giảm trọng lượng sàn đồng nghĩa với giảm tảI trọng xuống móng
+ Giảm kích thước móng
Giảm công tác đào đất.
+ Giảm tải tải trọng động đất
Giảm khối lượng tham gia dao động dẫn đến giảm tải trọng động đất.
+ Cải thiện khả năng cách âm
Nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới cũng như cấu tạo rỗng của sàn nên việc
truyền âm giảm đi
1.3.2. Giải pháp cột.
Cột là kết cấu chịu lực chính của công trình. Vì thế lựa chọn phương án cột, kích thước
cột có ý nghĩa quyết định đến khả năng chịu lực của toàn kết cấu.

1.3.2.1. Cột bê tông cốt thép.
-Ưu điểm: Được sử dụng phổ biến, thi công đơn giản.
-Nhược điểm: Trong những công trình chịu tải trọng lớn, nhà cao tầng kích thước cột
thường lớn, không gian chức năng bị hạn chế.
1.3.2.2. Cột thép.
-Ưu điểm: Thi công nhanh, chịu lực ngay sau khi thi công, chịu tải trọng động tốt.
-Nhược điểm: Khả năng chống cháy kém, tính toán ổn định phức tạp.
1.3.2.3. Cột liên hợp thép – bê tông.
-Ưu điểm: Khả năng chịu lực lớn, kích thước tiết diện nhỏ, tăng khả năng ổn định của kết
cấu thép hình, tăng khả năng chống cháy (so với kết cấu thép), phù hợp với các công trình
cao tầng.
-Nhược điểm: Tính toán phức tạp.
1.4. GIỚI THIỆU PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU LỰA CHỌN.
9


Dựa trên cơ sở đặc điểm kiến trúc của công trình, đặc điểm kết cấu và phân tích sơ bộ ở
trên ta lựa chọn phương án kết cấu như sau:
-Phương án 1: Sử dụng giải pháp: cột bê tông cốt thép ,sàn bêtông cốt thép toàn khối, dầm
khung bê tông cốt thép.
-Phương án 2: Sử dụng giải pháp: cột bê tông cốt thép, sàn liên hợp thép-bê tông
-Phương án 3: Sử dụng giải pháp: cột bê tông cốt thép, sàn không dầm bê tông cốt thép
-Phương án 4: Sử dụng giải pháp: cột bê tông cốt thép, sàn nhẹ không dầm Ubootbeton
-Phương án 5: Sử dụng giải pháp: cột bê tông cốt thép, sàn Ubootbeton Ứng lực trước
1.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN HỆ KẾT CẤU.
Sơ đồ tính là hình ảnh đơn giản hóa của công trình, được lập ra chủ yếu nhằm thực
hiện hóa khả năng tính toán các kết cấu phức tạp. Như vậy với cánh tính thủ công, người
thiết kế buộc phải dùng các sơ đồ tính toán đơn giản, chấp nhận việc chia cắt kết cấu
thành các phần nhỉ hơn bằng cách bỏ qua các liên kết không gian. Đồng thời sự làm việc
của vật liệu cũng được đơn giản hóa, cho rằng nó làm việc trong giai đoạn đàn hồi, tuân

theo định luật Hooke. Trong giai đoạn hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của máy tính
điện tử, để có những thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận phương pháp tính toán
công trình. Khuynh hướng đặc thù hóa và đơn giản hóa các trường hợp riêng lẻ được thay
thế bằng khuynh hướng tổng quát hóa. Đồng thời khối lượng tính toán số học không còn
là một trở ngại nữa. Các phương pháp mới có thể dùng các sơ đồ tính sát với thực tế hơn,
có thể xét tới sự làm việc phức tạp của kết cấu với các mối quan hệ phụ thuộc khác nhau
trong không gian. Về độ chính xác cho phép và phù hợp với khả năng tính toán hiện nay,
đồ án này sử dụng sơ đồ tính toán chưa biến dạng (sơ đồ đàn hồi).
Căn cứ vào giải pháp kiến trúc, và các bản vẽ kiến trúc ta thấy kích thước mặt bằng
2 phương của công trình không chênh nhau quá lớn, do vậy ta đi tính toán kết cấu cho
ngôi nhà theo sơ đồ khung không gian làm việc theo 2 phương.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×