Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.14 KB, 21 trang )

02-Jan-19

TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHÓA BỒI DƯỠNG DÀNH CHO SINH VIÊN

ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH
Đối tượng
-

Những sinh viên mới tìm hiểu về nghiên cứu khoa học

-

Những sinh viên mong muốn tìm hiểu tổng quan những vấn để
cơ bản về nghiên cứu khoa học

Mục đích
-

Giới thiệu tổng quan những vẫn đề cơ bản về nghiên cứu khoa
học cho sinh viên

-

Giới thiệu một số kênh thông tin kết nối, hỗ trợ SV NCKH của
Nhà trường

1



02-Jan-19

NỘI DUNG
1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
4. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU
6. HỌC HỎI TỪ NGHIÊN CỨU

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
- Thế nào là nghiên cứu khoa học?
- Nghiên cứu khoa học bắt đầu từ đâu?
- Lựa chọn nội dung nghiên cứu như thế nào?
- Nghiên cứu khoa học khó nhất ở điểm nào?
- ….?

- Làm thế nào để trả lời các câu hỏi trên?
- Câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên là gì?
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
-

Dữ liệu thu thập một cách có hệ thống


-

Dữ liệu được diễn giải một cách có hệ thống

-

Có mục đích rõ ràng khám phá các sự việc

 Nghiên cứu là việc thực hiện phát hiện sự việc theo cách
có hệ thống nhờ đó góp phần tăng thêm kiến thức.
Có hệ thống là dựa trên nền tảng những quan hệ logic và chắc chắn, không
chỉ trên niềm tin. Do đó nghiên cứu sẽ phải giải thích các phương pháp thu
thập dữ liệu, tại sao các kết quả đạt được lại có ý nghĩa và giải thích một số
hạn chế liên quan.
Khám phá sự việc nghĩa là mục đích nghiên cứu có thể là mô tả, giải thích,
khẳng định, bình luận và phân tích. (M. Saunders, P.Lewis, A.Thornhill, 2010, tr.5).

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khoa học: Là hoạt động tìm kiếm thông tin thông qua
xem xét, phỏng vấn, điều tra, hoặc thử nghiệm để nghiên cứu,
phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội, hoặc để sáng tạo phương pháp và phương tiện
kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Muốn làm NCKH, bắt buộc phải có kiến thức vững vàng về lĩnh
vực nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có
phương pháp. (Trần Bá Long, 2017).

3



02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của nghiên cứu
- Luôn kế thừa (khác sao chép)
- Hệ thống
- Logic
- Lặp lại (khác dập khuôn máy móc)
- Độc lập (khác cô lập – không gắn kết)
- Phù hợp
(Nguyễn Quang Cảnh, 2017)

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Thuộc tính của nghiên cứu
- Khách quan, trung thực
- Chính xác, chặt chẽ
- Sáng tạo và phát triển
 Phương pháp thực hiện và Quy trình thực hiện
(Nguyễn Quang Cảnh, 2017)

4


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề khoa học
Là câu hỏi cần được nghiên cứu giải đáp nhằm phục vụ cho mục
đích/mục tiêu cụ thể nào đó

Luôn cố gắng tự đặt ra các câu hỏi trước những gì diễn ra xung
quanh để xác định được vấn đề khoa học, từ đó phát triển thành
đề tài nghiên cứu khoa học
Ví dụ: Hành vi xây dựng mạng lưới xã hội của sinh viên có ảnh
hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc, vậy hành vi xây dựng mạng lưới xã
hội của sinh viên hiện nay như thế nào?

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Vấn đề khoa học
Cách thức xác định vấn đề khoa học:
+ Quan sát các hiện tượng: Tại sao thị trường trà sữa ở Việt Nam
lại phát triển bùng nổ như vậy?
+ Quan sát sự mâu thuẫn: Tại sao những người có kết quả học tập
tốt chưa chắc đã luôn thành công?
+ Quan sát thực tế chưa có lời giải: Quả táo rơi xuống đất mà
không phải bay lên trời
+ Đặt vấn đề ngược lại với thông lệ: Có cầu thì sẽ có cung, vậy có
thể có cùng rồi sẽ phát sinh cầu hay không?

5


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Lựa chọn chủ đề nghiên cứu
Cách lựa chọn chủ đề nghiên cứu của sinh viên:
+ Do thầy cô giao: Theo định hướng hoặc chủ đề nghiên cứu của
thầy cô, giáo viên hướng dẫn
+ Lựa chọn trong danh sách gợi ý: Khoa, viện hoặc thầy cô đưa ra

một danh sách gợi ý các chủ đề
+ Tự lựa chọn: Dựa trên đam mê và hiểu biết của cá nhân hoặc
nhóm về một lĩnh vực hoặc chủ đề nào đó

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
-

Những gì đã được biết trong chủ đề nghiên cứu

-

Khái niệm, Lý thuyết nào đã được áp dụng

-

Phương pháp nghiên cứu nào được áp dụng

-

Có tranh luận/điểm chưa thống nhất trong vấn đề nghiên cứu

-

Có những dẫn chứng nào trong vấn đề nghiên cứu

-

Ai là người đóng góp chính cho lĩnh vực nghiên cứu


6


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
 Rút ra:
+ Về nội dung: điểm nào chưa nghiên cứu về lý thuyết/thực tiễn?
+ Về phương pháp: có phương pháp nghiên cứu mới nào khắc phục
các hạn chế của những phương pháp nghiên cứu cũ về cùng vấn
đề/nội dung?

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
-

Ý nghĩa/tác dụng của tổng quan:
+ Giúp hình thành, điều chỉnh mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu;
+ Giúp phát hiện khoảng trống nghiên cứu (điều chưa nghiên cứu);
+ Phát hiện những đề xuất cho nghiên cứu (từ những khiếm khuyết
của nghiên cứu trước);
+ Giúp tránh lặp lại các nghiên cứu một cách đơn điệu;

7


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
-

Cần thiết đối với nghiên cứu:
+ Định hướng tổng quan
+ Thiết kế nghiên cứu
+ Biết cần dữ liệu gì, thu thập ở đâu?
+ Cách thức phân tích dữ liệu

-

Loại bỏ những điều không cần thiết

-

Người đọc dễ dàng hiểu được nghiên cứu viết gì

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
-

Câu hỏi nghiên cứu:
+ Được hình thành từ khoảng trống nghiên cứu dựa trên tổng quan
nghiên cứu.
+ Thể hiện nhân tố/mối quan hệ
+ Hướng tới việc khám phá tri thức mới,
+ Được trả lời dựa trên xử lý dữ liệu thu thập được
Ví dụ: Việc sử dụng thời gian trong ngày có ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên?


8


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Là điều gì hay công việc nào đó (khó
có thể đo lường hay định lượng) mà người nghiên cứu mong
muốn hoàn thành trong nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi “nhằm vào/phục vụ việc
gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Ví dụ: Việc nghiên cứu về sử dụng thời gian trong ngày phù hợp để
giúp sinh viên học tập tốt hơn

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Là kết quả cụ thể, rõ ràng (có thể đo
lường hay định lượng) của hoạt động nghiên cứu sẽ được hoàn
thành theo kế hoạch đặt ra trong nghiên cứu.
Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”
Ví dụ:
- Cơ cấu sử dụng thời gian trong ngày hợp lý của sinh viên?

9


02-Jan-19

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng
cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Ví dụ: Cơ cấu sử dụng thời gian trong ngày

- Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên
cứu trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và
lĩnh vực nghiên cứu.
Ví dụ: Sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân

1. HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
-

Lý do phải chọn mẫu:
+ Tổng thể đối tượng nghiên cứu lớn
+ Nguồn lực nghiên cứu có hạn
+ Đối tượng khó tiếp cận

-

Yêu cầu đối với mẫu:
+ Đại diện cho tổng thể
+ Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
+ Khả thi của nghiên cứu

10


02-Jan-19


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp: Kỹ thuật và các bước cần thực hiện nhằm thu
thập, phân tích dữ liệu
Phương pháp luận: Lý thuyết và cách thức thực hiện
Phương pháp nghiên cứu:
-

Cách tiếp cận

-

Hệ thống quy trình

-

Hệ thống các công cụ kỹ thuật
+ Thu thập dữ liệu
+ Xử lý dữ liệu
+ Trình bày kết quả nghiên cứu

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Kết quả nghiên cứu phụ thuộc cơ bản vào phương pháp
nghiên cứu

-

Mức độ chấp nhận của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào

mức độ chấp nhận phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và chi
tiết để người đọc có thể đánh giá độ khách quan và tin
cậy của nghiên cứu

11


02-Jan-19

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cấu trúc phương pháp luận nghiên cứu gồm:
- LUẬN ĐỀ là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được
chứng minh.
Trả lời câu hỏi “nghiên cứu này để chứng minh điều gì?”
- LUẬN CHỨNG là phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các
LUẬN CỨ và giữa LUẬN CỨ với LUẬN ĐỀ.
Trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”.
- LUẬN CỨ là những chứng cứ, gồm: số liệu, dữ liệu thu thập từ
các thông tin, tài liệu tham khảo, quan sát, điều tra hay thực nghiệm
Trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ví dụ cấu trúc phương pháp nghiên cứu:
Chủ đề: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thời gian
trong ngày tới kết quả học tập của sinh viên
- LUẬN ĐỀ: Việc sử dụng thời gian có ảnh hưởng đến kết quả học

tập của sinh viên?
- LUẬN CHỨNG: Sử dụng phương pháp định lượng và mô hình
hóa để đánh giá ảnh hưởng.
- LUẬN CỨ: Phỏng vấn trực tiếp và thống kê kết quả học tập, sử
dụng thời gian trong ngày của sinh viên

12


02-Jan-19

3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Ước muốn
nghiên cứu
Hình thành và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu
Bình luận các nghiên cứu đã có
Xác định cách tiếp cận nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
(Lập kế hoạch và tiến hành thu thập dữ liệu theo các phương pháp)
Lấy mẫu

Dữliệuthứcấp

Quan sát

Phỏng vấn

Bảng hỏi

Phân tích dữ liệu

Phương pháp định lượng

Phương pháp định tính

Viết báo cáo nghiên cứu

4. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
 Giới thiệu nghiên cứu: lý do lựa chọn đề tài, mục đích mục
tiêu, câu hỏi nghiên cứu...
 Tổng quan nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu (thu thập và phân tích dữ liệu..)
 Các kết quả nghiên cứu
 Thảo luận và bình luận về các kết quả nghiên cứu
 Kết luận của nghiên cứu

13


02-Jan-19

5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

14


02-Jan-19

5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU


5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

15


02-Jan-19

5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

16


02-Jan-19

6. HỌC HỎI TỪ NGHIÊN CỨU
-

-

-

Tư duy và Phương pháp làm việc khoa học trong nghiên
cứu và tìm hiểu về các vấn đề kinh tế xã hội
Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn cũng như
các lĩnh vực liên ngành, đa nghành: đặc trưng trong thời đại
cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Các kỹ năng quan trọng cho học tập và công việc kỹ năng

tự học và tự nghiên cứu, viết chuyên đề tốt nghiệp, viết báo
cáo nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo tài liệu chuyên sâu về
các lĩnh vực.
………

17


02-Jan-19

18


02-Jan-19

HTPPS://KHOAHOC.NEU.EDU.VN/NCKH SINH VIEN

19


02-Jan-19

20


02-Jan-19

21




×