Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.66 KB, 26 trang )

03-Jan-19

THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

Mục tiêu bài học
 Sinh viên hiểu rõ về dữ liệu sơ cấp và trường hợp sử dụng dữ liệu sơ
cấp
 Nắm được các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Biết cách thiết kế và thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp bằng
phỏng vấn (bảng hỏi)
 Nắm được những kỹ thuật trong đặt câu hỏi
 Có thể soạn thảo 1 bảng hỏi phù hợp với thiết kế NCKH của mình


03-Jan-19

Nội dung
• DỮ LIỆU SƠ CẤP VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU SƠ CẤP TRONG
NCKH
• CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
• XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

DỮ LIỆU SƠ CẤP?
• Là dữ liệu không có sẵn, mà nó được chính người hoặc
tổ chức nghiên cứu tự thu thập, xử lý để trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu hoặc thực hiện các mục tiêu nghiên
cứu nào đó.


03-Jan-19


Sử dụng dữ liệu sơ cấp trong NCKH
Việc sử dụng nguồn dữ liệu nào quan trọng nhất là phụ thuộc vào vấn đề
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và điều kiện của tác giả. Không thể khẳng
định dữ liệu sơ cấp sẽ được dùng trong những nghiên cứu cụ thể nào. Nhưng
về cơ bản, dữ liệu sơ cấp thường phù hợp với các đề tài NCKH có đặc điểm
sau:
• Nghiên cứu thăm dò (dư luận, thái độ, quan điểm, hành vi của các đối
tượng...) ở phạm vi không lớn
• Nghiên cứu đánh giá bản chất hiện tượng hoặc nghiên mối liên hệ giữa các
hiện tượng (trong thời gian ngắn và phạm vi nhỏ)
• Nghiên cứu một số vấn đề mới nảy sinh, những khái niệm trừu tượng...
• Nghiên cứu phải kết hợp dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
• Nghiên cứu không thể thu thập dữ liệu thứ cấp hoặc điều kiện của nhà NC
không cho phép

CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP
Có nhiều cách tiếp cận và thu thập dữ liệu sơ cấp nhưng nhìn chung trong các
nghiên cứu thường vận dụng 3 phương pháp điển hình sau:
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp phỏng vấn (phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phỏng vấn
nhóm)
• Phương pháp thực nghiệm


03-Jan-19

PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
• Phỏng vấn ?

• Các loại phỏng vấn?


03-Jan-19

Phỏng vấn
• Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng
cách tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với các đối tương khảo
sát để khai thác các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.

Các loại phỏng vấn
Tùy theo cách tiếp cận với đối tượng điều tra mà phỏng vấn sẽ có
những hình thức biểu hiện khác nhau.
• Phỏng vấn viết (tiếp xúc gián tiếp)
• Phỏng vấn trực diện (tiếp xúc trực tiếp)
• Phỏng vấn qua điện thoại (tiếp xúc trực tiếp)


03-Jan-19

PHỎNG VẤN VIẾT (ANKET)
• Là phương pháp phỏng vấn thông
qua bảng hỏi được xây dựng sẵn, với
bảng hỏi này người trả lời chỉ cần điền
thông tin theo nội dung hỏi.
• Một số lưu ý:
+ Phải tạo được bảng hỏi hấp dẫn
+ Ngắn gọn
+ Phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người trả lời hồi đáp


Ưu điểm và nhược điểm
PHỎNG
VẤN
VIẾT
(TỰ
ĐIỀN)

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

 Dễ tổ chức
 Không cần gặp gỡ trực tiếp, sự hiện diện của
người trả lời
 Thuận lợi hơn khi điều tra những vấn đề nhạy
cảm (dựa vào nguyên tắc khuyết danh)
 Nhanh chóng, tiết kiệm
 Có thể tiến hành đồng thời ở nhiều người cùng
1 lúc

 Không phải tất cả các đối tượng đều phù
hợp với việc thu thập thông tin bằng bảng
hỏi (VD: người có trình độ thấp, không biết
đọc, không biết viết…)
 Cần phải đầu tư thiết kế bảng hỏi chặt chẽ,
chi tiết
 Khó kiểm soát sai lệch thông tin
 Người trả lời thường không hứng thú,
không động lực để hoàn thành trọn vẹn
bảng hỏi (thường trả lời ko đúng, ko đầy

đủ…)


03-Jan-19

Thực hiện phát bảng hỏi
• Theo cách phân phát: Phát tại chỗ, phát hẹn ngày thu; gửi qua bưu
điện; công bố bảng hỏi trên báo, web…; Phát Online.
• Theo địa điểm phát: Phát tại nơi ở; phát tại nơi làm việc – học tập;
phát ở các tổ chức xã hội, đoàn thể; phát cho các cử tọa có cùng mục
đích.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời
• Vấn đề nghiên cứu (có thu hút sự quan tâm, có nhạy cảm?…)
• Hình thức (bố cục, thiết kế) bảng hỏi
• Nội dung câu hỏi
• Người trả lời (không hợp tác?…)
• Phương pháp phân phát bảng hỏi
• Bối cảnh phân phát bảng hỏi


03-Jan-19

PHỎNG VẤN TRỰC DIỆN
• Phỏng vấn trực diện là phỏng vấn được thực hiện với sự tiếp xúc trực
tiếp giữa điều tra viên và người trả lời; qua đó điều tra viên sẽ trực
tiếp điều tiết cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin cần thiết.
• Tính chất của 1 cuộc phỏng vấn trực diện:
+ Tính một chiều
+ Tính quy định (bắt buộc)

+ Tính giả định

Ưu điểm và nhược điểm
PHỎNG
VẤN
TRỰC
DIỆN








ƯU ĐIỂM
Có thể quan sát, nắm bắt dáng vẻ
bề ngoài, cử chỉ, thái độ của đối
tượng phỏng vấn
Có thể kiểm soát được các sai lệch,
mâu thuẫn trong câu trả lời
Có thể linh hoạt mở rộng nội dung
điều tra
Tỷ lệ trả lời cao hơn
Phù hợp với cả những đối tượng
trả lời có trình độ thấp











NHƯỢC ĐIỂM
Tốn kém
Phải lên kế hoạch, tổ chức và
thực hiện rất chi tiết, nhiều
khâu, nhiều công đoạn…
Tiếp xúc đối tượng điều tra đôi
khi gặp khó khăn
Cần có những điều tra viên
vững chuyên môn, có kĩ năng và
kinh nghiệm, nhạy bén…
Bối cảnh phỏng vấ cần chuẩn bị
kĩ lưỡng
Đối với những vấn đề tế nhị,
nhạy cảm có thể không thu
được câu trả lời chính xác.


03-Jan-19

Các loại phỏng vấn trực diện
• Theo đối tượng phỏng vấn
+ Phỏng vấn cá nhân
+ Phỏng vấn nhóm
• Theo mức độ chặt chẽ

+ Phỏng vấn tiêu chuẩn
+ Phỏng vấn bán tiêu chuẩn
+ Phỏng vấn phi tiêu chuẩn

Các bước chuẩn bị cho 1 cuộc phỏng vấn trực diện
• Lên kế hoạch chi tiết cho cuộc phỏng vấn
• Xây dựng bảng hỏi cho phỏng vấn
• Làm bản hướng dẫn phỏng vấn (trình tự nội dung, lưu ý các tình
huống và cách xử lý…)
• Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện
• Tập huấn phỏng vấn
• Tiến hành hành phỏng vấn


03-Jan-19

Trong quá trình phỏng vấn
• Nội dung phỏng vấn
• Người trả lời
• Khung cảnh phỏng vấn
• Người phỏng vấn (hình thức, tác phong, thái độ, xử lý tình huống…)

Một vài lưu ý
• Ghi nhớ nguyên tăc: 3 Không – 5 Biết
+ Không biểu thị thái độ, ý kiến cá nhân về vấn đề phỏng vấn
+ Không bình luận về câu trả lời
+ Không gợi ý, tạo tranh luận trong phỏng vấn (đặc biệt trong pv nhóm ĐTV
không nên tham gia vào tranh luận, hãy hiểu vai trò của mình là gì?)
+ Biết truyền đạt dễ hiểu, lôi cuốn
+ Biết lắng nghe

+ Biết im lặng
+ Biết quan sát
+ Biết kiên nhẫn


03-Jan-19

XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG THU THẬP DỮ LIỆU
SƠ CẤP
• Bảng hỏi là gì?
• Cơ sở để xây dựng bảng hỏi
• Câu hỏi và thang đo
• Bố cục bảng hỏi
• Nguyên tắc thiết kế bảng hỏi
• Một số sai lầm thực tế thường gặp

Bảng hỏi là gì ?
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi/
chỉ báo được vạch ra và sắp xếp
hệ thống để hỏi người trả lời
nhằm cung cấp dữ liệu cho việc
kiểm định các giả thuyết hoặc làm
rõ 1 vấn đề cần nghiên cứu nào
đó.
=> Bảng hỏi là 1 công cụ khảo sát
để lấy dữ liệu trong NCKH


03-Jan-19


Cơ sở để xây dựng 1 bảng hỏi ?
Câu hỏi nghiên cứu/
giả thuyết nghiên cứu

Đặc điểm hiện
tượng và đối
tượng nghiên cứu

Các thông tin
cần thu thập

Phương pháp thu
thập thông tin

Chúng ta sẽ hỏi gì ?

Chúng ta sẽ hỏi
như thế nào ?

Ví dụ với vấn đề nghiên cứu: Tác động của hoạt động
ngoại khóa đến kỹ năng mềm của sinh viên KTQD?
• Câu hỏi nghiên cứu? (Hoạt động ngoại khóa có tác động đến kỹ năng mềm cuả
sinh viên không?
• Các gỉa thuyết nghiên cứu:
• + Sinh viên có tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹ năng mềm tốt hơn
• + Sinh viên có thời gian tham gia ngoại khóa nhiều hơn thì có kỹ năng mềm tốt
hơn
• + Sinh viên càng tham gia nhiều loại hình hoạt động ngoại khóa càng có kỹ năng
mềm tốt hơn
• …..



03-Jan-19

Cây thông tin
Biến số/
chỉ báo để
đo kỹ năng
mềm

Thông tin về
kỹ năng mềm

Tình trạng
tham gia
(chưa, đã,
đang…)

Loại hình
tham gia

Mức độ
tham gia
(tần suất,
thời gian)

Thông tin về tình
hình hoạt động
ngoại khóa


Khóa

Thông tin cá
nhân của sinh
viên

Ngành
Giới
tính

Điều
kiện
gia
đình

Thông tin để giải quyết
vấn đề nghiên cứu

Quy trình chung của thiết kế bảng hỏi ?

Phân tích vấn
đề nghiên cứu

Phân tích vấn
đề thống kê

Lập danh sách
các biến
(thông tin)


Đặt câu hỏi,
xây dựng bảng
hỏi

Thử bảng hỏi
và điều chỉnh

• Thiết kế bảng hỏi không chỉ đơn giản là việc bắt tay vào đặt các câu hỏi mà
là một giai đoạn nghiên cứu quan trọng, ở đó người nghiên cứu phải phân
tích kỹ lưỡng vấn đề nghiên cứu, đặc điểm đối tượng khảo sát và tiên định
trước phương pháp phân tích để xây dựng 1 bảng hỏi giá trị.


03-Jan-19

Yêu cầu chung của 1 bảng hỏi
+ Đảm bảo nội dung thông tin cần thu thập đúng với mục đích
+ Phải đảm bảo tính hệ thống, và logic
+ Trình bày thẩm mỹ (cỡ chữ, phông chữ, bố cục phù hợp…) hấp dẫn
người trả lời
+ Độ dài vừa phải, hợp lý (tùy thuộc vào tính chất, quy mô của điều
tra, đối tượng điều tra…)
+ Câu hỏi rõ ràng, rõ nghĩa, sử dụng ngôn ngữ phù hợp …

Câu hỏi và thang đo


03-Jan-19

CÁC LOẠI CÂU HỎI



03-Jan-19


03-Jan-19

Câu hỏi mở và câu hỏi đóng
 Câu hỏi mở là câu hỏi không có, không yêu cầu đáp án rõ ràng và để cho người trả
lời tự dư duy và tự do trả lời theo quan điểm cá nhân.

- Ví dụ: “Theo bạn, sinh viên cần làm gì để cải thiện kỹ năng mềm ?”
Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn ngành ở bậc đại học?


Câu hỏi đóng là câu hỏi có đưa ra các phương án trả lời trước, để cho người trả lời
chọn lựa.

Ví dụ 1: Hôm nay bạn có khỏe không?



Không

Ví dụ 2: Bạn có đồng tình với ý kiến: “Hiện nay, đa số sinh viên không chủ động tham
gia các hoạt động ngoại khóa”?
Đồng tình
Không đồng tình
34



03-Jan-19

Câu hỏi đóng tốt hay câu hỏi mở tốt ?

Trường hợp vận dụng?

Câu hỏi đóng
Với nghiên cứu định lượng, câu hỏi đóng thường tốt hơn câu
hỏi mở, vì:
• Dễ trả lời
• Thuận lợi hơn cho quá trình Mã hóa và nhập dữ liệu
• Tỷ lệ trả lời cao, hiệu quả với những vấn đề nhạy cảm
• Thuận lợi cho người nghiên cứu khi cần phân nhóm người trả lời
• Lựa chọn trả lời đã được chuẩn hóa và có thể so sánh

36


03-Jan-19

Câu hỏi đóng


Hạn chế:
• Không thể bao quát hết các phương án trả lời có thể (toàn
diện)
• Không khai thác được thông tin sâu
• Các câu trả lời có thể dẫn dắt người được phỏng vấn, gò ép
đối tượng trả lời theo lập luận chủ quan

• Không thu được cách giải thích khác nhau về câu hỏi

37

Ví dụ
Câu hỏi tồi

Câu hỏi tốt

Trong năm học qua, bạn đã tham Bây giờ, hãy cho chúng tôi biết
những hoạt động ngoại khóa nào? bạn đã tham các hoạt động ngoại
khóa nào trong năm học qua:
1. Tình nguyện
2. Hoạt động văn nghệ
3. Tham gia các buổi sinh hoạt,
tọa đàm, diễn đàn thanh niên
4. Tham gia các khóa học kỹ năng
mềm
5. Học ngoại ngữ
6. Khác (xin ghi rõ…)

38


03-Jan-19

Câu hỏi mở
• Các câu hỏi mở hữu ích vì
• Có thể giúp tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ nhất
• Không gò ép, có thể phát huy sự sáng tạo

• Tốt khi tìm kiếm lời giải thích, những quan điểm mới cho các câu trả lời

• Câu hỏi mở thường hạn chế vì
• Khó mã hóa
• Khó phân tích và tổng hợp
• Đối tượng trả lời thường ngại, không trả lời

39

Các loại thang đo
• Thang đo định danh
Ví dụ: Giới tính (nam, nữ); Quê quán …
Thang đo thứ bậc
Ví dụ:
- Học lực: yếu -> trung bình -> khá -> giỏi
- Rất không hài lòng -> rất hài lòng
Thang đo khoảng, tỷ lệ
Ví dụ: tuổi, chiều cao, điểm trung bình, số giờ tham gia hoạt động ngoại khóa…


03-Jan-19

MÔ HÌNH MÔ TẢ CÁC THANG ĐO

Tiêu thức
Số lượng

THANG ĐO TỶ LỆ
(Ratio Scale)
THANG ĐO KHOẢNG

(Interval Scale)
THANG ĐO THỨ BẬC
(Ordinal Scale)

Có gốc 0

Có khoảng cách
bằng nhau

Tiêu thức
thuộc tínhTHANG ĐO ĐỊNH DANH Biểu hiệu có
(Nominal Scale) thứ tự hơn kém
Đánh số các biểu hiện
cùng loại của tiêu thức

Một số trường hợp sử dụng thang đo
Câu hỏi sử dụng thang đo khoảng

Câu hỏi sử dụng thang đo thứ bậc

Chi tiêu trong một tháng của bạn Xin bạn cho biết mức chi hàng
trung bình khoảng: ………………….. tháng của bạn (chọn 1 đáp án)?
Triệu đồng
1. Dưới 2 triệu đồng
2. Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng
3. Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng
4. Từ 5 triệu đ trở lên đồng


03-Jan-19


Bố cục chung của 1 bảng hỏi
• Tên bảng hỏi
• Phần mở đầu (thư giải thích, thư ngỏ)
• Các hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời
(nếu cần)
• Hệ thống các câu hỏi
• Lời cảm ơn
• Phần quản lý (nếu cần có)

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
Thứ nhất, bảng hỏi phải gợi ý và duy trì sự quan tâm, nhiệt tình trả lời
của người được hỏi, cụ thể:
Một vài lưu ý:
+ Đặt câu hỏi đầu tiên: là vấn đề quan trọng có tác dụng khởi động sự quan tâm, nếu
không tốt sẽ làm giảm nhiệt tình trả lời
+ Các câu hỏi khó về các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên xếp vào gần cuối
+ Các câu hỏi đơn điệu nên đặt xen kẽ với các câu hỏi khác để tránh nhàm chán.


03-Jan-19

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
Thứ hai, cần quan tâm tới cảm xúc, thái độ của người trả lời
Một vài lưu ý:
+ Bảng hỏi nên thiết kế các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, hiện thực đến trừu
tượng
+ Hạn chế bắt đầu bằng các câu hỏi về cá nhân
+ Nếu đối tượng được hỏi phải liên tiếp rơi vào tình huống “ không biết”, “ không có
câu trả lời”... có thể sẽ tạo nên cảm giác bức xúc, không muốn trả lời tiếp. Vì vậy nên

xen kẽ các loại câu hỏi dễ - khó, đơn giản - phức tạp,…
+ Bảng hỏi không nên quá dài (phải quan tâm đến sức chịu đựng tâm lý của người trả
lời)

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ ba, các câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, đủ ý, đảm bảo người trả lời
hiểu câu hỏi, biết cách trả lời.
• Ví dụ:
Bad question
Bạn nghĩ sao về việc sinh viên cần đi làm
thêm để có kinh nghiệm thực tế ?
……

Good question
Bạn có đồng tình với ý kiến: sinh viên cần đi
làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc?
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác…


03-Jan-19

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ tư, các câu hỏi cần bố trí theo độ tập trung tư tưởng tăng dần, nhưng về
cuối lại giảm dần.
• Ví dụ:
• 1. Anh/chị đã nghe tới khái niệm “ kỹ năng sống” bao giờ chưa? >> suy nghĩ ít
• 2. Anh/chị hiểu “kỹ năng sống” gồm những kỹ năng nào sau đây ? >> suy nghĩ và cân nhắc
• 2. Xin anh/chị hãy sắp xếp mức độ quan trọng của từng kỹ năng sau đây đối với công việc của

mình? (1 là ít quan trọng nhất -> 7 là quan trọng nhất) >>> suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá
• 3. Kỹ năng sống tốt sẽ giúp ích gì cho anh/chị trong môi trường làm việc? (lựa chọn các đáp án)
>>> tư duy
• 4. Theo anh/ chị kỹ năng sống cần rèn luyện như thế nào ? >>> tư duy cao hơn

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ năm, phải có dẫn dắt chuyển đề tài một cách hợp lý, logic.
• Ví dụ:

• Sau đây xin anh/chị cho biết đôi điều về các hoạt động ngoại khóa của
mình:
• 1.
• 2.


03-Jan-19

Những nguyên tắc trong thiết kế bảng hỏi
• Thứ sáu, hình thức bảng hỏi có ảnh hưởng đến sự nhiệt tình,
cuốn hút đối tượng những yêu cầu thẩm mỹ trong điều kiện, giới
hạn cho phép.

Những sai lầm thường gặp khi thiết kế bảng hỏi
• Thiết kế bảng hỏi trước khi xác định vấn đề, mô hình nghiên cứu (sai lầm nghiêm trọng
nhất)
• Không phân tích kỹ đặc điểm đối tượng phỏng vấn và vấn đề nghiên cứu
• Không chú ý đến tính thẩm mỹ
• Các câu hỏi lạc đề, lan man,
• Bảng hỏi quá dài, quá nhiều câu hỏi (do tham vọng của người nghiên cứu)
• Các câu hỏi không rõ nghĩa khiến người trả lời không hiểu hoặc mỗi người hiểu theo 1

nghĩa khác nhau
• Sắp xếp câu hỏi không logic, đặt câu hỏi quá khó đối với đối tượng trả lời
• Từ ngữ thiếu khoa học, không trang trọng khiến người trả lời bức xúc
• Không có hướng dẫn trả lời, khiến người trả lời khó khăn trong việc trả lời và tạo tâm lý
bức xúc.
• Không thận trọng khi hỏi về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ: thu nhập anh trong 1 tháng
là….)
• Lựa chọn dạng câu hỏi/ trả lời không phù hợp dẫn đến khó tổng hợp hoặc không thể
tổng hợp


×