Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

skkn thiết kế trò chơi chữ cái cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.25 KB, 22 trang )

UBND HUYỆN TUY ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI LÀM QUEN
CHỮ CÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

Tên tác giả:

Phạm Thanh Loan

Chức vụ:

Giáo viên

Quảng Tân, Năm học 2016 -2017


MỤC LỤC

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người - là một hệ thống tín hiệu
đặc biệt. Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong
xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể trao đổi cho nhau
những hiểu biết truyền cho nhau những kinh nghiệm. Bày tỏ với nhau những
nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất


mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện, cơ hội cho trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức,
phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là
phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính
chuẩn mực. Ngày nay, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta càng
thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục - phát triển toàn diện của
trẻ.
Hệ thống ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong đó, chữ
viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu
sự phát triển của nhân loại. Đó là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ
theo dạng văn bản và sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu
hay các biểu tượng. Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết
có một vai trò rất to lớn. Chữ viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có
chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu của tổ tiên cũng
không thể truyền lại. Do đó, chữ viết không chỉ đơn giản tồn tại dưới hệ thống
các kí hiệu mà nó còn thể hiện nền văn hoá, tinh hoa của một dân tộc.

2


Vì vậy, việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho
trẻ là một trong những nội dung giáo dục quan trọng, có vai trò đặc biệt đối
với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ Mầm non bắt đầu học ngôn ngữ chủ yếu dưới hình thức nghe, hiểu,
nói và làm quen chữ viết. Làm quen chữ viết là một mảng nội dung quan
trọng nhất trong việc phát triển cho trẻ để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường
Tiểu học và là nền tảng cho việc học tập suốt đời.
Bước vào lớp Mẫu giáo lớn, trẻ bắt đầu được làm quen chữ viết. Nội
dung chính là giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái và làm quen với cách ngồi, cách
cầm bút, cách để vở và các kỹ năng tô các nét chữ cơ bản, tô chữ cái theo

mẫu,...để hình thành cho trẻ những kỹ năng ban đầu về việc học đọc, học viết
sau này của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ rất khó để học được những điều đó qua các giờ học khô
khan, rập khuôn. Vậy làm thế nào để việc học của trẻ trở nên hứng thú hơn?
Trẻ thích học và học được nhiều hơn? Đó chính là trò chơi - trẻ học mà chơi,
chơi mà học, từ đó kích thích được niềm vui và hứng thú học tập - học chữ
của trẻ.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc làm quen với chữ viết đối với sự
hình thành nền tảng cho việc học của trẻ sau này cùng thực trạng hiện nay tại
trường mầm non trong việc cho trẻ mầu giáo làm quen với chữ viết, tôi muốn
thiết kế một số trò chơi cho trẻ làm quen với chữ viết. Từ những lí do trên tôi
chọn đề tài “Thiết kế một số trò chơi làm quen với chữ viết cho trẻ 5 tuổi
trên địa bàn trường mầm non Sơn Ca”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Sơn Ca nhằm giúp trẻ có nền tảng trong
việc học và làm quen với chữ viết, từng bước chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trên
cơ sở đó thiết kế một số trò chơi làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi.
1.3 Đối tượng nghiên cứu

3


Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Sơn Ca, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức,
tỉnh Đăk Nông.
1.4 Các phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm kiếm, đọc, phân tích, lồng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài:
sách, báo, tạp chí, phóng sự, web, chương trình trên TV...
1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

❖ Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trẻ lớp Lá sau giờ tham gia hoạt động làm quen với chữ viết ở
lớp để đánh giá thực tế khả năng đọc - viết của trẻ so với hoạt động làm quen
với chữ viết được giáo viên tổ chức cũng như sau khi tổ chức cho trẻ thực
nghiệm các trò chơi vừa thiết kế.
❖ Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên lớp Lá nhằm khảo
sát nhận thức của giáo viên đối với hoạt động dạy trẻ làm quen chữ viết ở
trường Mầm non.
❖ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu trò chơi đã thiết kế để dạy trẻ 5 - 6 tuồi làm quen với chữ
viết từ đó so sánh xem có phù hợp với khả năng đọc - viết của trẻ ở lứa tuổi
này hay không.
Nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ
viết cũng như hứng thú của trẻ đối với hoạt động này.
1.5 Giới hạn nghiên cứu
Trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức,
tỉnh Đăk Nông.

2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Mầm non là tiền đề, là nền tảng cho việc giáo dục ở những bậc học tiếp
theo. Vì vậy, không thể phủ nhận việc cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi trẻ
4


vào học lớp 1. Công việc chuẩn bị ấy là một trong các mục tiêu, nhiệm vụ và
cũng là nội dung của GDMN. Việc cho trẻ mầm non làm quen với chữ viết
chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị. Tuy nhiên,
hoạt động học tập nói chung mang tính bắt buộc nhưng hoạt động học tập của

trẻ lại không mang tính bắt buộc. Lứa tuồi mẫu giáo là lứa tuổi kì diệu. Trẻ rất
hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội.
Khác với người lớn, trẻ em thực sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức
tiền khoa học trong trường mầm non qua vui chơi theo phương châm “Chơi
mà học - học mà chơi”. Đây là lĩnh vực thu hút không ít sự chú ý của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trên thế giới, từ nhiều thập kỉ trước, qua việc nghiên cứu về đặc điểm
tâm lí của trẻ, đã xuất hiện nhiều quan điểm, học thuyết về trò chơi, cụ thể ở
đây là “Học qua hoạt động vui chơi”.
Trong cuốn ”Literacy development in the early years” ( tạm dịch là
“Phát triển khả năng biết đọc biết viết cho trẻ trong những năm đầu” ). Black
& Puckeet (1984) nói rằng trẻ có thể học đọc, học viết một cách có hiệu quả
qua các hoạt động mà xét đến cùng nó là hoạt động được trẻ yêu thích, đáp
ứng đúng với sự phát triển độ tuổi của trẻ.
Năm 1986, Holdaway trong cuốn “Language is early childhood
education” (tạm dịch là "Giáo dục ngôn ngữ sớm cho trẻ” ) cho rằng trẻ
muốn có khả năng đọc, viết phải trải qua bốn quá trình: quan sát những hành
vi biết đọc, biết viết, cộng tác với người khác, trải nghiệm thực hành thử lại
những cái đã học được và cuối cùng là trình diễn. Các công trình về khả năng
biết đọc, biết viết của Read (1975). Clark (1976). Calkins (1983). Smith
(1983) cũng nói rõ quan điểm trên như Holdaway.
Cùng với sự ra đời các học thuyết, quan điểm về việc cho trẻ làm quen
với chữ viết thông qua trò chơi của các nhà Giáo dục nổi tiếng trên thế giới,
một số tác giả ở Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết quan tâm đến vấn đề cho
trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi học đọc, học viết. Ta có thể lược qua một số tác giả như:

5


Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết với bài viết “Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5

tuổi học chữ” trên tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục".
Cũng ở tạp chí này, tác giả Nguyễn Phương Nga cũng đưa ra vấn đề “Thực
trạng chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số vào học lớp 1”
Năm 1999, tác giả Nguyễn Thị Phương Nga cũng nói về vấn đề “Khi
nào bắt đầu cho dạy chữ cho trẻ” với tiêu đề “Đổi mới hình thức tổ chức
giáo dục trong trường Mầm non Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông" .
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn.
Tác giả Nguvễn Ánh Tuyết đặc biệt quan tâm đến bước ngoặt 6 tuổi cũng như
trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đến trường phổ
thông.
Việc cho trẻ làm quen với chữ viết đang có rất nhiều quan niệm khác
nhau, dù đứng ở góc độ khách quan hay chủ quan điều mong muốn trẻ có nền
tảng bước vào lớp 1. Hiện nay, việc tạo môi trường chữ viết trong lớp đã được
tổ chức có hiệu quả nhưng các giờ học làm quen với chữ viết có chủ đích vẫn
còn rập khuôn, các “góc chữ viết” còn mờ nhạt, thậm chí là không có “góc
chữ viết” gây sự nhàm chán cho trẻ. Do đó trong nghiên cứu này, tôi muốn
thiết kế một số trò chơi trẻ có thể chơi mọi lúc mọi nơi nhằm gây hứng thú,
nâng cao hiệu quả của hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết.
2.2 Thực trạng nhà trường và đề tài.
* Giới thiệu địa bàn nghiên cứu:
Trường mầm non Sơn Ca nằm trên địa bàn xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức
là một xã nằm xa trung tâm huyện, có địa bàn rộng, dân cư sống chưa tập trung.
Trường hiện tại gồm 6 điểm trường với 18 lớp học và cũng có những
khó khăn, thuận lợi điển hình như:
- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục và các ban
ngành đoàn thể trong khu vực tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập
huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

6



- Được sự ủng hộ của nhân dân trong công tác chăm sóc giáo dục, kết hợp
được với phụ huynh lắp ti vi cho từng lớp....và rất nhiều các hoạt động khác.
- 100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, ham học hỏi, tận tâm với
nghề, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm.
- Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế của giáo viên còn khó khăn nên việc đầu tư thời
gian còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, chưa
thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Trình độ nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều. Có những cháu tiếp thu
tốt nhưng có những cháu chưa được nhanh nhẹn, còn bỡ ngỡ trong hoạt động
học.
* Thực trạng đề tài:
Giáo viên đều đánh giá sự quan trọng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ
làm quen với chữ viết cho trẻ lớp lá. Bên cạnh đó, việc tổ chức môi trường
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã và đang được tổ chức rất tốt. Giáo viên
luôn tạo được bầu không khí thoải mái trong lớp học, luôn khuyến khích trẻ
trò chuyện với cô và bạn. Cho trẻ nói lên suy nghĩ, thắc mắc của mình, chấp
nhận lời nói sai, sửa chữa cho trẻ. Không chỉ thế, trẻ còn được “tắm” trong
môi trường chữ viết phong phú đầy ấn phẩm, bảng biểu, tên các đồ dùng, vật
dụng, đồ chơi trong lớp học và ngay cả những vật dụng để trang trí xung
quanh lớp học như chậu hoa, cây cối,... Có rất nhiều lời bài hát, bài thơ, câu
chuyện, câu đố, ca dao được dán lên tường cho trẻ dọc. Tuy nhiên, cô lại chưa
thực sự vận dụng được hết môi trường này để tổ chức cho việc học chữ của
trẻ được diễn ra mọi lúc mọi nơi.
Đa số trẻ khi tham gia hoạt động làm quen chữ viết ở trường đều có biểu
hiện bình thường hoặc không thích thú, chỉ có một phần rất nhỏ biểu hiện
thích thú.

Bảng đánh giá trẻ khi chưa áp dụng đề tài:
7


Lớp
Lá 1

Rất hứng thú
SL
%
25
71,4

Lá 2

23

Bình thường
SL
%
5
14,2

65,7

5

14,2

Không thích thú

SL
%
5
14,4
7

20,1

Sở dĩ có thực trạng trên không phải là do cách thức giáo viên tổ chức
không đúng, không mới mẻ thu hút trẻ mà là do trẻ đã được phụ huynh cho đi
học đọc - viết chữ ở nhà trước, những chữ đó trẻ đã được học đọc - viết
dường như thành thạo rồi nên khi cô cho trẻ làm quen, đối với trẻ không còn
mới lạ nữa nên hoạt động làm quen chữ viết không đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, ở hoạt động củng cố biểu tượng chữ cái bằng trò chơi, tạo
hình sáng tạo với chữ cái,... trẻ lại hứng thú rất nhiều so với hoạt động làm
quen chữ cái trước. Từ đó, chúng ta cần có những biện pháp thay đổi cách
thức tổ chức hoạt động làm quen chữ viết một cách linh hoạt hơn, đối với
nhóm chữ, chữ cái mà đa số trẻ đều đã biết, việc tạo ra nhiều trò chơi cho trẻ
chơi với chữ sẽ giúp trẻ học được nhiều hơn, có hiệu quả hơn so với việc rập
khuôn theo chương trình.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã thiết kế một số trò chơi làm quen
với chữ viết cho trẻ 5 – 6 tuổi thực hiện như sau.
2.3 Thiết kế một số trò chơi làm quen với chữ viết cho trẻ 5- 6 tuổi.
2.3.1 Trò chơi: Thời tiết hôm nay:
❖ Mục đích:
-

Trẻ học cách ghép cặp các hiện tượng thời tiết trong bộ thẻ.
Giúp trẻ phát triển vốn từ vựng.
Góp phần nâng cao kiến thức, sự am hiểu về thiên nhiên, khí

tượng học.

❖ Chuẩn bị:
- 1 bảng về các hiện tượng thời tiết
Thời tiết quanh năm

8


-

1 bảng nỉ “thời tiết ngày hôm nay”.

Thời tiết hôm nay

- Bộ thẻ các hiện tượng thời tiết.

- Chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt.

9


❖ Cách chơi:
- Đặt cố định bảng về các hiện tượng thời tiết.
- Đặt bảng nỉ “thời tiết ngày hôm nay” bên cạnh.
- Trẻ quan sát thời tiết mỗi ngày và dùng bộ thẻ và chữ cái để thể
hiện thời tiết trong ngày hôm đó.
Thời tiết hôm nay

Thời tiết quanh năm


M

Ư

A

N

2.3.2 Tô màu chữ cái
❖ Mục đích:
- Trẻ nhận biết nét chữ qua tô màu.
- Phát âm đúng chữ cái trong từ.
❖ Chuẩn bị:
- Màu sáp, mày cây.
- Chữ cái gắn với biểu tượng tương ứng.

❖ Cách chơi:
10

Ă

N

G


- Trẻ tô màu chữ và hình ảnh chứa chữ đó.
- Triển lãm ở góc chữ viết và đọc chữ, từ cùng với các bạn.


2.3.3 Tớ ở đây ne
❖ Mục đích:
- Nhận biết chữ cái trong từ.
- Nhận biết từ gắn liền với đối tượng.
❖ Chuẩn bị:
-

1 bảng nỉ, bên ngoài có bọc 1 lớp bìa kiếng hoặc nilon.
Bộ thẻ hình 5 loại trái cây.
Bộ thẻ từ 5 loại trái cây (7 - 8 thẻ, nền trắng chữ đen)
5 thẻ từ về năm loại trái cây nền màu tương ứng với màu trái cây.

❖ Cách chơi
- Trẻ tìm và nối các từ trong bảng với nhau đề đi đến hình cuối cùng.
- Khuyến khích trẻ nói từ gắn với vật vừa tìm được.
11


Hướng mở rộng: Có thể áp dụng ở nhiều chủ đề với nhiều biểu tượng khác
nhau. Mục đích thiết kế bảng nỉ là để ta có thể linh hoạt thay đổi đường đi của
từ, từ dễ đến khó hơn hoặc thay đổi chủ đề. Bên cạnh đó bìa kiến phía ngoài,
ta có thể cho trẻ dùng bút lông để chơi, sau đó lau đi và trẻ khác chơi tiếp.
2.3.4 Tìm nhà cho tớ nhe
❖ Mục đích:
- Trẻ làm quen với mặt chữ.
- Củng cố phát âm, tìm được chữ gắn liền đối tượng.
❖ Chuẩn bị:
- 1 bảng với nhiều ô, mỗi ô có 4 thẻ hình ở 4 góc.
- Các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (tùy theo nội dung, mục
đích đang thực hiện mà chúng ta chuẩn bị các thẻ hình với chữ cái

tương đương phù hợp).

❖ Cách chơi:
- Tìm chữ cái gắn đúng vào ô có các thẻ hình phù hợp.
- Khuyến khích trẻ phát âm chữ cái vừa tìm và tên gọi các sự vật ở
trong ô đó.
2.3.5 Anh em nhà tớ!
❖ Mục đích:
- Trẻ làm quen với các chừ cái.
- Phát triển trí nhớ có chù định.
❖ Chuẩn bị:
12


- Viên đá có các loại chữ.
❖ Cách chơi:
- Úp tất cả các viên đá vào 1 cái khay.
- Trẻ mở 1 viên, mở viên tiếp theo nếu cùng 1 chữ (giống nhau) thì
để chúng thành cặp. Nếu khác thì úp viên vừa lật lên xuống.
- Tiếp tục làm như thế cho đến khi tìm được tất cả cặp chữ giống
nhau.
2.3.6 Quả bóng chữ “b”
❖ Mục đích:
- Củng cố chữ “B” trong giờ học có chủ đích.
- Phát triển khả năng quan sát, trí nhớ.
❖ Chuẩn bị:
- 1 quả bóng thổi to.
- Kéo, keo dán, tạp chí, báo cũ.
❖ Cách chơi:
-


Giới thiệu chữ “B” có trong từ quả bóng.
Cùng trẻ thổi bóng, dán từ “quả bóng" lên quả bóng.
Tìm và cắt các từ có chữ “B” để dán lên quả bóng.
Tung - bắt bóng, khi dứt nhạc bóng đang trên tay ai, bạn đó phải
tìm lại từ mà mình đã cắt và dán lên quả bóng, cả lớp cùng cô đọc
từ của bạn.

Hướng mở rộng trò chơi: Tùy theo chữ mà ta có vật để gắn các từ trẻ tìm
được cho phù hợp.
2.3.7 Xe lửa em đi
❖ Mục đích:
- Làm quen với thứ tự các chữ trong bảng, chữ cái tiếng Việt
- Phát âm đúng, củng cố biểu tượng chữ cái.
- Phát triển từ vựng gắn liền với hình ảnh.
❖ Chuẩn bị:
- Mô hình xe lửa với 29 toa (toa có gắn chữ theo bảng chữ cái Tiếng
Việt).
- Các thẻ hình (có từ).
13


❖ Cách chơi:
- Trẻ tìm hình ảnh gắn vào toa tàu có chữ cái tương ứng.
- Trẻ nói cho các bạn nghe hình mà mình vừa gắn.
- Cùng đọc bảng chữ cái theo 29 toa tàu.

Hướng mở rộng: Thay đổi các thẻ hình theo chủ đề, để trò chơi luôn
mới, đồng thời trẻ học được nhiều hơn về các biểu tượng mà cô cung cấp.
2.3.8 Làm đẹp cho mình nào!

❖ Mục đích:
- Làm quen với đường nét của chữ.
- Phát triển cảm xúc thẩm mĩ cùng với niềm vui thích học chữ.
❖ Chuẩn bị:
- Bộ thẻ chữ (chữ 2 nét, có khoảng rỗng)
- Bút màu, màu nước, cát, giấy thủ công, len, lá cây, các loại hạt (đậu, thóc,
mè,...),...
14


❖ Cách chơi:
- Trẻ chọn chữ, không nhìn vào chữ đó. Dùng tay sờ theo đường nét của chữ và
nói cho cô và các bạn nghe chữ gì.
- Trẻ dùng các nguyên liệu cô chuẩn bị sẵn để trang trí chữ cho mình.
- Trưng bày sản phẩm và nói với các bạn về sản phẩm của mình.
2.3.9 Đô mi nô
❖ Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết chữ cái.
❖ Chuẩn bị:
- Đôminô chữ cái.

❖ Cách chơi:
- Chia đều đôminô cho 2, 3 hoặc 4 trẻ.
- Trẻ chơi xoay vòng, đến lượt mới được đặt quân của mình xuống.
Các quân được đặt theo nguyên tắc “trùng chữ” hay còn gọi “đầu
anh chân tôi”.
15


- Ai hết quân trước thắng.


2.3.10 Vẽ trên cát
❖ Mục đích:
- Nhận biết biểu tượng chữ cái và phát âm đúng.
- Củng cố biểu tượng chữ cái qua nét vẽ.
❖ Chuẩn bị
-

1 hộp hình chữ nhật (20 X 30 X 8 cm)
Cát
Thẻ chữ cái
2 viên xúc sắc có 6 mặt là chữ cái.

❖ Cách chơi
16


- Thảy xúc sắc, đọc chữ cái thảy được.
- Tìm đúng thẻ chữ cái tương ứng với chữ trên mặt xúc sắc.
- Dùng ngón tay/que vẽ lên cát chữ cái đó.
2.3. 11 Tìm từ trong gạo
❖ Mục đích:
- Nhận biết chữ cái trong từ.
- Tăng vốn từ vựng.
❖ Chuẩn bị:
- Gạo.
- Thẻ hình có từ.
- Viên đá có chữ.

❖ Cách chơi:

- Chọn 1 thẻ từ.
- Tìm các viên đá trong gạo để xếp thành từ có trong thẻ.
- Đọc lại từ vừa xếp được.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đã rút ra được một số kết
luận như sau:
Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng
cho trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ
bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các
17


từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ
khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với
cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 1.
Trên thực tế, việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn chưa thật sự có hiệu
quả, cụ thể là chưa kích thích được sự hứng thú của trẻ. Đó là kết quả của
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì phần lớn trẻ đã được học chữ
trước nên khi giáo viên tổ chức giờ học, trẻ không còn hứng thú với các hoạt
động cung cấp biểu tượng chữ cái của cô. Tuy nhiên, trẻ lại hứng thú trong
hoạt động trò chơi với chữ cái, chính vì vậy mà các trò chơi này thật sự có giá
trị đối với sự phát triển của trẻ nói chung và tạo được nền tảng tốt cho việc
đọc viết của trẻ khi bước vào trường phổ thông nói riêng, đúng với đặc điểm
tâm lí của lứa tuổi này “Vui chơi là hoạt động chủ đạo”, trẻ tham gia các trò
chơi một cách vui vẻ và hứng thú.
* Bảng đánh giá kết quả của trẻ sau khi thực hiện đề tài:
Lớp
Lá 1
Lá 2


Rất hứng thú
SL
%
30
85,7
29

Bình thường
SL
%
5
14,3

82,9

6

17,1

Không thích thú
SL
%
0
0
0

0

3.2. Kiến nghị

Để trẻ học được nhiều hơn, việc học chữ đối với trẻ không còn là “công
thức” đúng giờ, đúng ngày mà là học mọi lúc mọi nơi, tôi mạnh dạn có một số
kiến nghị như sau:
Về phía nhà trường:
Có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi cho tất cả phụ huynh có con ở
độ tuổi mẫu giáo lớn được biết về nội dung cần dạy cho trẻ trong hoạt động
làm quen với chữ viết, đó là: nhận biết và làm quen chữ cái, chơi trò chơi chữ
cái, rèn cho trẻ 1 số kĩ năng đọc viết cơ bản. Nâng cao hiểu biết của phụ
huynh về sự ảnh hưởng cho trẻ đọc - viết chữ sớm trước khi vào lớp 1 đối với
tâm lí, sức khỏe của trẻ.
18


Tổ chức các lớp tập huấn và chia sẻ giữa các giáo viên khối Lá về việc
cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua trò chơi. Từ đó, các cô có cách tổ
chức cho hoạt động làm quen chữ viết hiệu quả và thiết thực hơn.
Về phía giáo viên:
Thường xuyên thay đổi môi trường ngôn ngữ phong phú trong lớp học
theo chủ đề để cho trẻ nhận biết và làm quen một số chữ cái.
Đổi mới cách thức tổ chức nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với hoạt động
làm quen chữ viết bằng nhiều trò chơi hấp dẫn trẻ.
Như vậy, việc cho trẻ làm quen với chữ viết là mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ
đơn giản là trong một giờ hoạt động làm quen với chữ viết. Dưới hình thức là
trò chơi trẻ có thể học mọi lúc, đó là khi bước vào cửa lớp, trong giờ học có
chủ đích, trong giờ chơi, trong giờ hoạt động ngoài trời hay trong giờ sinh
hoạt tập thể, sinh hoạt chiều.... Mọi lúc luôn đi với mọi nơi, đó là môi trường
xung quanh trẻ, bảng tin sân trường, thực đơn của tháng, môi trường lớp học bảng tin của lớp, các góc chơi,... Cho trẻ được thực hành trong môi trường
ngôn ngữ là 1 trong những cách để dạy trẻ tốt nhất. Tuy nhiên, cần có sự chủ
động trong việc tạo hứng thú cho trẻ, sáng tạo trong việc tạo môi trường để
kích thích trẻ. Với những điều đó, chúng ta có thể tổ chức tốt hoạt động cho

trẻ làm quen với chữ viết thông qua các trò chơi ở mọi nơi mọi lúc.
Trên đây là một số trò chơi mà tôi đã thiết kế và thực hiện hiệu quả theo
chương trình giáo dục mầm non. .Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy
,nghiên cứu còn gặp nhiều thiếu sót, khó khăn. Rất mong nhận được sự góp ý
đáng giá của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng cấp trên để đề tài nghiên cứu
này được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quảng Tân ,ngày

tháng năm 2016

Người viết

Phạm Thanh Loan
19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non.
2. Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề 2012 - Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM.
Đổi mới và nâng cao chất lượng làm quen chữ viêt cho trẻ mầm non.
3. Ths. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục.
4. Đinh Hồng Thái, Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. NXB Đại
học Sư phạm.
5. Bùi Kim Tuyến (Chủ biên) - Nguyễn Thị cẩm Bích - Lưu Thị Lan, Vũ
Thị Hồng Tâm, Đặng Thu Quỳnh. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. TS Nguvễn Thị Thanh Hà. Giáo trình tôÒ chức hoạt ðộng vui chõi của
trẻ ở trýờng mâÌm non, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Phương Nga (2004). Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thị Hòa (2012), Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Đại
học Sư phạm.
9. Nguyễn Thị Ánh Tuvết (Chủ biên) - Nguyễn Như Mai - Định Kim Thoa.
Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm.
10. TS Đinh Thị Tứ - PGS. TS Phan Trọng Ngọ (2008), Tâm lí học trẻ em
lứa tuổi mồm non, NXB Giáo dục.
11. Ths. Đào Thị Minh Tâm (2008), Giáo trình sinh lí đại cương và sinh lí
trẻ em, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (lưu hành nội
bộ).
12. Vũ Thị Ân - Nguyễn Thị Ly Kha. Tiếng Việt giản yếu, NXB Giáo dục
Việt Nam.
13. Nguyễn Thị Hòa (2007), Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6
tuổi trong trò chơi học tập, NXB ĐHSP.
14. Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại - Lý luận, biện pháp, kĩ
thuật, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
15. Trương Thị Xuân Huệ (2004). Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển
nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5 — 6 tuổi. Luận án
tiến sĩ giáo dục, Hà Nội.
21


16.PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. NXB
Giáo dục Việt Nam.
Website
17. doc/sang-kien-kinh-nghiem-mot-so-bien-phap-nhamnang- cao-chat-luong-mon-lam-quen-voi-chu-viet-cho-tre-m1648616.htm)

18. />19. http: //luanvan.co/luan-van/tro-choi-dona-vai-theo-chu-de-va-vai-trocua-no-doi-voi-su-phat-trien-tam-ly-tre-em-tuoi-rnau-giao-10825/
20. http://\vww.prekinders.com/cateeorv/\vorđ-carđs/

22



×