Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên đề sinh thái học cá thể và quần thể (112 câu có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.48 KB, 18 trang )

Câu 1: Cho 1 số quần thể sau: 1. chuột hốc thảo nguyên; 2. sư tử; 3.sơn dương; 4. thỏ lông xám. Dựa vào
kích thước cơ thể, các quần thể có kích thước tăng dần là:
A. 2, 1, 3, 4.
B. 2, 4, 3, 1.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 2, 3, 4, 1.
Đáp án : D Quần thể có kích thước cơ thể loài càng nhỏ thì kích thước quần thể càng lớn
=> Kích thước quần thể tăng dần là:
Sư tử => sơn dương => thỏ lông xám => chuột
Câu 2: Nhóm cây ưa bóng trong rừng nhiệt đới ẩm gồm:
A. Phong lan, vạn niên thanh, gừng, phi lao.
B. Phong lan, vạn niên thanh, bồ đề, riềng.
C. Phong lan, tếch, gừng, riềng.
D. Phong lan, vạn niên thanh, dương xỉ, riềng.
Đáp án : D Nhóm cây ưa bóng thường sống dưới tán lá cây khác: phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng,
dương xỉ. ...
Câu 3: Quá trình quần tụ ở sinh vật diễn ra trong điều kiện nào?
A. Tỷ lệ sinh lớn hơn tử.
B. Nguồn sống eo hẹp.
C. Số lượng cá thể nhỏ hơn sức chứa của môi trường.
D. Cạnh tranh trong quần thể diễn ra gay gắt.
Đáp án : C Quá trình quần tụ ở sinh vật diễn ra khi số lượng cá thể nhỏ hơn sức chứa môi trường.
Con trong điều kiện nguồn sống eo hẹp hay số lượng cá thể tăng thì dẫn tới cạnh tranh và sự ra đi của nhóm
cá thể
Câu 4: Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “ tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang nói đến
loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật:
A. Loài cá Cơm – Biến động theo chu kỳ mùa.
B. Loài Dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng.
C. Loài Rươi – Biến động theo chu kì tuần trăng.
D. Loài rùa biển – Biến động theo chu kì nhiều năm.
Đáp án : C Rươi sống ở nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết, sau rằm


tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10 âm lịch
Câu 5: Một loài côn trùng trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 200C thì chu kì vòng đời là 10 ngày. Nếu
sống trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 280C thì vòng đời rút ngắn xuống chỉ còn 6 ngày. Nhiệt độ
ngưỡng của loài này là:
A. 100C.
B. 120C.
C. 80C.
D. 8.50C.
Đáp án : C T = (x - k)n trong đó: T: tổng nhiệt hữu hiệu
x: nhiệt độ môi trường
k: nhiệt độ ngưỡng phát triển
n: số ngày để hoàn thành 1 giai đoạn hay cả đời
Ta có: (20 - k).10 = (28 - k).6 => k = 8
Câu 6: Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần
với hàm số mũ:
A. Rái cá trong hồ.
B. Ba ba ven sông.
C. Ếch, nhái ven hồ.
D. Khuẩn lam trong hồ.
Đáp án : D Tăng trưởng theo hàm mũ khi điều kiện môt trường lí tưởng, mức sinh sản tôi đa, mức tử vong
tối thiểu, số lượng tăng theo tiềm năng sin học vốn có
Trong thực tế không có môi trường lí tưởng, nhưng nhiều loài kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp tăng trưởng gần
với kiểu hàm mũ: vi sinh vật, tảo, côn trùng, cây 1 năm
Câu 7: Đối với tăng trưởng kích thước của quần thể, trong môi trường bị giới hạn, khi số lượng cá thể trong
quần thể (N) đến gần sức chứa môi trường (K) thì tốc độ tăng trưởng (dN/dt) sẽ:
A. Tăng nhanh đến khi N vượt quá K.
B. Chậm dần khi N chạm tới K.
C. Tăng nhanh đến khi N chạm tới K sau đó dừng.
D. Dừng lại trước khi N chạm tới K và ổn định.
Đáp án : B Đối với tăng trưởng kích thước của quần thể, trong môi trường bị giới hạn, khi số lượng cá thể

trong quần thể (N) đến gần sức chứa môi trường (K) thì tốc độ tăng trưởng (dN/dt) sẽ chậm dần khi N chạm
tới K


Câu 8: Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng bùng phát rất
nhanh. Nguyên nhân chủ yếu nào không cho phép chúng luôn tăng số lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm
nghèo cho con người, vật nuôi, cây trồng?
A. Bị các sinh vật khác sử dụng quá nhiều làn thức ăn.
B. Rất mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố môi trường vô sinh.
C. Thiếu thốn dinh dưỡng.
D. Bị kiểm soát bằng các loại thuốc kháng sinh.
Đáp án : B Nhiều loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp có kiểu tăng trưởng gần với hàm mũ. Theo thời
gian, số lượng chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột ngay cả khi quần thể chưa đạt kích thước
tối đa do mẫn cảm vói tác động của nhân tố vô sinh
Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A. Quần thể có kích thước tối đa.
B. Quần thể có kích thước tối thiểu.
C. Quần thể có kích thước bình thường.
D. Quần thể phân bố theo nhóm.
Đáp án : A Sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt khi quần thể có kích thước tối đa, nguồn thức ăn và nơi
ở trở nên khan hiếm
Câu 10: Quần thể hươu, nai thường có tỉ lệ đực : cái là:
A. 1 : 1.
B. 2 : 1 đến 3 : 1.
C. 1 : 3 đến 1 : 2.
D. 10 : 1.
Đáp án : C Quần thể hươu, nai thường có tỉ lệ đực : cái là 1 : 3 đến 1 : 2.
Câu 11: Kích thước quần thể phụ thuộc vào:
A. Mật độ cá thể của quần thể.
B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử cũng như xuất nhập cư.

C. Mức nhập cư và xuất cư của quần thể.
D. Mức sinh sản và tử vong của quần thể.
Đáp án : B Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử cũng như xuất nhập cư.
Kích thước quần thể = Tỉ lệ sinh - tỉ lệ tử + tỉ lệ nhập - tỉ lệ xuất
Câu 12: Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường, điều gì sẽ xảy ra?
A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số.
B. Mật độ của quần thể sẽ giảm theo cấp số.
C. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ tăng.
D. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ giảm.
Đáp án : D Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường, tốc độ tăng trưởng quần thể
sẽ giảm đi đẻ cân bằng với sức chứa của môi trường
Câu 13: Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu
phân bố nào?
A. Ngẫu nhiên.
B. Theo nhóm.
C. Đều.
D. Rời rạc.
Đáp án : C Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt=> những nơi có
nhiều ánh sáng thì các cây con mới sống được, các cây trông quần thể không chồng lên nhau nên chúng có
kiểu phân bố đồng đều
Câu 14: Trong các nhóm sinh vật sau đây, nhóm nào không được coi là quần thể:
A. Cá trắm có trong ao.
B. Sen trong đầm.
C. Cá rô phi đơn tính trong ao.
D. Voi trong rừng Tánh Linh.
Đáp án : C Các con cá rô phi đơn tính trong ao không được coi là quần thể vì không có khả năng sinh sản
cho thế hệ con
Câu 15: Ở thuốc lá, cặp gen aa quy định khả năng chống chịu lạnh tói 100C, AA quy định khả năng chống
chịu nóng đến 350C, cây dị hợp Aa chịu được nhiệt độ từ 100C đến 350C. Đặc đểm này được giải thích bằng
giả thuyết:

A. Về tác động của hiện tượng trội không hoàn toàn.
B. Về trạng thái dị hợp.
C. Về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.
D. Siêu trội.
Đáp án : D Cặp gen aa quy định khả năng chống chịu lạnh tói 100C, AA quy định khả năng chống chịu nóng
đến 350C, cây dị hợp Aa chịu được nhiệt độ từ 100C đến 350C. Đặc đểm này được giải thích bằng giả thuyết
siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử, con lai có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ thuần chủng
Câu 16: Hooc môn kích thích tự nhiên ở thực vật là:
A. ANA.
B. AIA.
C. AIB.
D. AAB.


Đáp án : B Hoocmôn thực vật được chia làm 2 nhóm là:
- Hoocmôn ức chế gồm axit abxixic và etylen.
- Hoocmôn kích thích gồm auxin (AIA hoặc được tổng hợp nhân tạo AIB và ANA), Giberilin GA và
xytokinin.
Hoocmôn kích thích tự nhiên ở thực vật là: AIA axit idon axetic.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây thể hiện nhịp sinh học:
A. Chim di cư về phương Nam tránh rét vào mùa đông hàng năm.
B. Chim xù lông khi trời rét.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi trưa.
D. Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm.
Đáp án : ANhịp sinh học là hiện tượng hoạt động của sinh vật lặp đi lặp lại có tính chu kì vì các nhân tố môi
trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... cũng biến đổi có tính chu kì. Xét các đáp án:
A.Chim di cư về phương Nam tránh rét vào mùa đông hàng năm là hiện tượng lặp đi lặp lại qua các năm
người ta gọi là chu kì mùa mưa.
B.Chim xù lông khi trời rét. Đây là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm giảm sự thoát nhiệt.
C.Hoa mười giờ nở vào buổi trưa. Đây là hiện tượng ứng động của cây đối với nhiệt độ và ánh sáng, không

chỉ vào buổi trưa mà còn vào thới điểm nào trong ngày nếu có nhiệt độ ánh sáng phù hợp hoa mười giờ cũng
có thể nở. Thật vậy vào mùa hè hoa nở sớm hơn vào khoảng 9 giờ sáng.
D.Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm. Đây là hiện tượng ứng động của cây đối với sự tiếp súc không có tính
chu kì. Đây là phản ứng tự vệ của cây trinh nữ để bảo vệ lá tránh bị tổn thương
Câu 18: Một loại hoocmôn ức chế ở thực vật là:
A. AIA.
B. AAB.
C. AIB.
D. ANA.
Đáp án : B Hoocmôn thực vật được chia làm 2 nhóm là:
- Hoocmôn ức chế gồm axit abxixic và etylen.
- Hoocmôn kích thích gồm auxin ( AIA hoặc được tổng hợp nhân tạo AIB và ANA), Giberilin GA và
xytokinin.
Một loại Hoocmôn ức chế ở thực vật là: AAB gây ngủ nghỉ ở hạt cũ, kích thích hóa già, rụng lá,...
Câu 19: Nếu chỉ xét riêng về nhân tố sinh thái nhiệt độ thì loài nào có vùng phân bố rộng nhất trong các loài
sau:
A. Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ cao nhất.
B. Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ thấp nhất.
C. Loài có giới hạn trên về nhiệt độ cao nhất.
D. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất.
Đáp án : DNếu chỉ xét riêng về nhân tố sinh thái nhiệt độ thì loài có vùng phân bố rộng nhất là: D.Loài có
giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất. Vì khi đó loài có thể sống trong nhiều môi trường có nhiệt độ khác
nhau.
Loại trừ các đáp án:
A.Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ cao nhất vì khi đó loài chỉ thích nghi với môi trường có nhiệt độ cao.
B.Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ thấp nhất vì khi đó loài có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp nhưng
nếu giới hạn trên về nhiệt độ cũng thấp thì loài sẽ không sống được nơi có nhiệt độ cao hơn hay vùng phân
bố hẹp.
C.Loài có giới hạn trên về nhiệt độ cao nhất vì khi đó loài có thể sống được ở nơi có nhiệt độ cao nhưng nếu
giới hạn dưới về nhiệt độ cũng cao thì loài không sống được nơi có nhiệt độ thấp hay vùng phân bố hẹp

Câu 20: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm:
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Đáp án : A Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, tức là có mức sinh sản tối đa, mức
tử vong tối thiểu, môi trường sống luôn có điều kiện sống cung cấp cho quần thể ( môi trường không hạn
chế ), Trong thực tế không có kiểu tăng trưởng này; tuy nhiên có 1 số quần thể có kiểu tăng trưởng gần với
dạng này. Chúng có đặc điểm A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít nên
môi trường sống đủ cung cấp cho hoạt động của chúng
Câu 21: Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích
nào dưới đây là đúng:


A. Tốc độ tăng trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn tương đối ít.
B. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể đạt gần kích thước tối
đa.
C. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng
của quần thể.
D. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh
trưởng của quần thể.
Đáp án : D Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể (QT) trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S.
Điều này được hiểu là trong điều kiện tự nhiên hay điều kiện bị giới hạn thì thời gian đầu tốc độ sinh trưởng
của quần thể thấp vì số lượng cá thể còn ít mức sinh sản thấp; sau đó tốc độ tăng dần và đạt cưc đại vào
khoảng điểm uốn vì khi đó số lượng cá thể đủ lớn làm cho mức sinh sản tăng , đòng thới quan hệ hợp tác
giữa các cá thể trong quần thể cũng tăng lên. Nhưng sau đó thì tôc độ tăng trưởng giảm dần vì mật độ quần
thể tăng làm cạn kiệt dần nguồn sống, không gian sống , quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên cao.
Đáp án D. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị
sinh trưởng của quần thể.
Câu 22: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong

số các cách nêu đươi đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất;
A. Thu nhặt tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt.
B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng.
C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành.
D. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống.
Đáp án : DĐể giảm kích thước cảu quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào
trong số các cách nêu đươi đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: D. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả
vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống. Việc này vừa giúp hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng vứa
cân bằng hệ sinh thái.
Loại bỏ các đáp án:
A. Thu nhặt tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt - công việc này mất nhiều thời gian, công sức
mà không tiêu diệt hết vì sẽ có các cá thể trưởng thành sinh sản tiếp.
B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng - không hợp lí. Vì thức ăn của ốc bươu vàng là thực vật, cây trồng nếu
hạn chế thức ăn có nghĩa là cây trồng sẽ không được phát triển.
C.Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành - công việc này mất nhiều thới gian và công sức mà không tiêu
diệt hết vì sẽ có các cá thể con lớn lên tiếp theo sẽ sinh sản để tăng nhanh số lượng
Câu 23: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là:
A. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
B. Số lượng cá thể trong quần thể.
C. Số lượng cá thể sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Đáp án : C Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là:C. Số lượng cá thể sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể
tích của quần thể.
Loại trừ các đáp án:
A.Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là:
B.Số lượng cá thể trong quần thể.
D.Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 24: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mỗi quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người.
Đáp án : B Nhân tố sinh thái là các yếu tố cấu thành môi trường tác động lên đời sống sinh vật, được chia
làm 2 nhóm: nhân tố vô sinh: đất nước, Ph các yếu tố khí hậu...và các nhân tố hưu sinh : các sinh vật và mối
quan hệ giữa chúng. Vậy nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm : B. thế giới hữu cơ của môi trường và là
những mỗi quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Loại bỏ các đáp án khác.
A.Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C.Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D.Thực vật, động vật và con người.


Vì chưa bao gồm mỗi quan hệ giữa các sinh vật có tác động quan trọng lên đời sống của chúng.
Câu 25: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là:
A. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
B. Số lượng cá thể có trong quần thế.
C. Số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích cùa quần thể
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Đáp án : C Mật độ cá thế của quần thể sinh vật là: C. số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay
thể tích của quần thế.
Loại trừ các đáp án:
A. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. Đây là cấu trúc giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể có trong quần thể. Đây là kích thước của quần thể.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. Đây là cấu trúc tuổi của quần thế.
Câu 26: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?
A. Tập hợp các con mối sống trong một tồ mổi ở góc vườn.
B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây
Đáp án : A Quần thế là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài một thời gian nhất
định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính

Tập hợp sinh vật được xem là quần thể là: A. Tập hợp các con mới sống trong một tố mới ở góc vườn.Còn
các tập hợp: B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa
nhiệt đới.D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây đều có thế gồm nhiều loài khác nhau nên không gọi là quần thể.
Câu 27: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người
Đáp án : B Nhân tố sinh thái là các yếu tố cấu thành môi trường tác động lên đời sống sinh vật, được chia
làm 2 nhóm: nhân tố vô sinh: đất nước, pH các yếu tổ khí hậu...và các nhân tố hữu sinh: các sinh vật và mối
quan hệ giữa chúng.
Vậy nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm: B. thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa
các sinh vật với nhau.
Loại bỏ các đáp án:
A. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. thực vật, động vật và con người
Vì chưa bao gồm mối quan hệ giữa các sinh vật mà quan hệ giữa các sinh vật có tác động quan trọng lên đời
sống của chúng.
Câu 28: Yếu tố quan trọng nhất chi phổi đến cơ chế tự điều chỉnh sổ lượng cá thế của quần thể là:
A. Mức tử vong
B. Sức tăng trưởng của các cá thể
C. Nguồn thức ăn từ môi trường
D. Mức sinh sản
Đáp án : C Cơ chế tự điều chỉnh của quần thế được thực hiện thông qua chủ yếu là mức sinh sản và tử vong
của quần thể. Mức sinh sản và tử vong của quần thế lại phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường và
nguồn dinh dưỡng (thức ăn). Khi thức ăn dồi dào, điều kiện thuận lợi thì sinh vật sinh trưởng tốt có mức
sinh sản cao, mức tử vong thấp; và ngược lại. Khi kích thước quần thế tăng cao thì điều kiện môi trường và
nguồn thức ăn sẽ bị giới hạn tính cạnh tranh giữa các cá thế tăng cao làm cho mức tử vong tăng, mức sinh
sản giảm điều chỉnh kích thước quần thế giảm xuống.

Câu 29: Ứng dụng sự thích nghi cùa cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây
theo trình tự:
A. Cây ưa ấm trồng trước, cây chịu hạn trồng sau
B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau
C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau
D. Cây ưa lạnh trồng trước, cây ưa nhiệt trồng sau.
Đáp án : C Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau người ta chia thực vật thành 3
nhóm:


Thực vật ưa sáng: thích nghị với điều kiện chiếu sáng trực tiếp, có lá dày, xanh nhạt
Thực vật ưa bóng: thích nghi với điều kiện chiểu sáng tán xạ, có lá mỏng, màu xanh đậm
Thực vật chịu bóng: gồm các loài phát triển ở cả điều kiện giàu ấnh sáng và ít ánh sáng
Nên người ta trồng xen các loài cây theo thứ tự cây ưa sáng trồng trước tạo bóng, cây ưa bóng tròng sau.
Câu 30: Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, trổi phát dục của động
vật biến nhiệt?
A. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm.
B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.
C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn.
D. Tốc độ sinh trường tăng, thời gian phát dục kéo dài.
Đáp án : C Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy khi nhiệt
độ môi trường tăng trong giới hạn thì thân nhiệt của động vật cũng tăng theo làm tăng tốc độ chuyển hóa các
chất trong cơ thể nên làm cho tốc độ sinh trưởng tăng và thời gian phát dục bị rút ngắn. Tuổi thọ của chúng
cũng bị rút ngắn.
Câu 31: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi
A. theo mối quan hệ của các cá thề trong quần thể.
B. do hoạt động của con người.
C. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thế trong quần thể.
D. theo cấu trúc tuổi của quần thể.
Đáp án : C Sự phân bố của một loài sinh vật phụ thuộc vào sự phân bố nguồn sống trong tự nhiên, nhu cầu

về nguồn sống của chúng. Nơi nào có nguồn sống đáp ứng nhu cầu cùa sinh vật thì ờ đó có mật độ phân bố
cao.
Câu 32: Nếu có thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thể, thì sau đó loại quần thể thường phục
hồi nhanh nhất là quần thể có tốc độ sinh sản cao, và tuổi thọ
A. tuổi sinh thái thấp
B. tuổi sinh thái cao
C. trung bình thấp
D. tuổi sinh lí thấp
Đáp án : D Nếu có thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thế, thì sau đó loại quần thế thường
phục hồi nhanh nhất là quần thể có tốc độ sinh sản cao, và tuổi thọ sinh lí thấp. Vì tuổi thọ sinh lí thấp tức là
thời gian thế hệ ngắn trong một thời pian ngắn có thể có nhiều thế hệ làm cho số lượng cá thể tăng nhanh
Câu 33: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực
B. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng
C. Cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trường thành
D. Cơ thế sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Đáp án : B Giới hạn sinh thái của sinh vật về một nhân tố nào đó là khoảng giá trị vê nhân tố đó mà trong
khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Trong giới hạn sinh thái có 1 khoảng mà tại đó sinh vật có thể
phát triển tốt nhất gọi là khoảng cực thuận.
Loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì khu phân bố của chúng càng rộng hay nói cách khác chúng có thế
phân bố ở nhiều môi trường khác nhau.
A. Phiến lá mỏng, lá nằm nghiêng và có ít hoặc không có mô dậu
B. Phiến lá mỏng, lá xếp ngang và có mô dậu phát triển
C. Phiến lá dầy, lá xếp nghiêng và có mô dậu phát triển
D. Phiến lá mỏng, lá nằm ngang và có ít hoặc không có mô dậu
Đáp án : D Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau người ta chia thực vật thành 3
nhóm:
Thực vật ưa sáng: có lá dày, xanh nhạt, lóp mô dậu phát triển, phiến lá nằm nghiêng
Thực vật ưa bóng: có lá mỏng, màu xanh đậm, lớp mô dậu kém phát triển, phiến lá rầm ngang để thu
nhận được nhiều ánh sáng.

Thực vật chịu bóng: gồm các loài phát triển ở cả điều kiện giàu ánh sáng và ít ánh sáng, mang đặc điểm
trung gian của 2 nhóm trên
Câu 35: Cơ sở giải thích tỉ lệ phân hóa đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do:
A. Tỷ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau
B. Số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau
C. Một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
D. Khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái bằng nhau


Đáp án : C Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hóa đực: cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do các loài phân tính có cặp
NST giới tính ờ 2 giới khác nhau. Một giới mang cặp NST XX tạo ra 1 loại giao tử mang X (gọi là giới đồng
giao) còn 1 giới mang NST XY hoặc XO tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau X, Y hoặc X, 0 (gọi là giới dị
giao).
Do đó khi giao tử X kết hợp với 2 loại giao tử X, Y hoặc X, 0 tạo thành các tổ họp XX và XY hoặc XX và
xo với xác suất như nhau. Vì vậy tỉ lệ đực: cái ờ các loài phân tính là xấp xỉ như nhau. -»
Câu 36: Tại sao nói quần thể là một hệ mở?
A. Vì quần thể có quan hệ qua lại với môi trường
B. Vì các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau
C. Vì quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
D. Vì quần thể có cấu trúc đặc trưng
Đáp án : A Quần thể là một hệ mở vì các cá thể có hoạt động trao đổi chất với môi trường và lấy thức ăn
chất dinh dưỡng từ môi trường. Xét về mặt di truyền quần thể cũng có hệ gen di truyền mở vì các cá thể
trong quần thể có thể giao phối với các cá thể thuộc quần thể khác cùng loài
Câu 37: Quần thể của loài sinh vật nào sau đây thường có sự biến động theo chu kì ngày đêm?
A. Muỗi vằn ở trong khu dân cư
B. Tảo lục đơn bào sống ở đầm nuôi tôm
C. Chuột cống sống trên cánh đồng lúa
D. Thỏ rừng ở bắc mĩ
Đáp án : B Những sinh vật có kích thước cơ thể nhỏ và đặc biệt là tuổi thọ ngắn (tính theo giờ) thường biến
động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Tảo lục số lượng tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban

đêm phụ thuộc ánh sáng và nhiệt độ. Muỗi vằn và chuột cống biến động theo chu kì mùa. Thỏ rừng Bắc Mĩ
biến động theo chu kì nhiều năm
Câu 38: Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến
nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối
đa?
A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác
B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm
D. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể
Đáp án : C Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trở lên gay
gắt, bệch dịch phát triển, tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng lên hoặc 1 nhóm cá thể có thể phát tán sang
quần thể khác hoặc thiết lâjp quần thể mới, làm cho kích thước quần thể giảm cân bằng với sức chịu đựng
của môi trường. Khi đó tỉ lệ nhóm tuổi trước và sau sinh sản (2 nhóm tuổi dễ bị tổn thương và tiêu diệt, có
sức chịu đựng kém) sẽ giảm, nhóm tuổi đang sinh sản tăng lên.
Câu 39: Chỉ thị nào dưới đây cho thấy rõ nhất quần thể đang đứng bên bờ vực vủa sự tuyệt chủng?
A. Quần thể chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ
B. Loài sinh vật này rất hiếm
C. Kích thước quần thể cảu loài dao động xung quanh 500 cá thể.
D. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một suy giảm
Đáp án : D Xét các đáp án:
A. Quần thể chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ, từ đó có thể hình thành quần thể mới, đây là hiện tượng tiến
hóa phân li của quần thể
B. Loài sinh vật này rất hiếm. Nhưng nếu nó thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống thì có thể tồn tại
và phát triển tốt. Mặt khác nếu được bảo vệ tốt thì loài vẫn duy trì sự phát triển.
C. Kích thước quần thể cảu loài dao động xung quanh 500 cá thể.. Điều này thể hiện trạng thái cân bằng của
quần thể
D. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một suy giảm. Điều này thể hiện khả năng sinh sản của quần thể
hạn chế, quần thể đang dần bị suy thoái
Câu 40: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ
đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất:

A. Dùng hóa chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuội cùng 1 lứa tuổi
B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản
C. cho chuột ăn thức ăn chứa hóa chất để chúng không sinh sản được
D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng


Đáp án : D Để giảm mạnh kiachs thước quần thể chột trong thành phố, cách nào trong các cách sau đây sẽ
đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất.
D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng từ đó sẽ hạn chế sự sinh sôi phát triển của chúng. Công
việc này chủ yếu phụ thuộc ý thức con người mất ít công sức và kinh tế. Loại trừ các đáp án:
A. Dùng hóa chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuội cùng 1 lứa tuổi. Việc này vừa mất kinh tế
đồng thời không an toàn đối với sinh vật khác, hạn chế sử dụng.
B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản. Việc này mất quá nhiều
thời gian và công sức, mà chỉ được 1 thời gian sau đó chuột con lại lớn lên sinh sôi phát triển
C. cho chuột ăn thức ăn chứa hóa chất để chúng không sinh sản được. Công việc này cũng tiêu tốn kinh tế
đồng thời không an toàn với các sinh vật khác.
Câu 41: Môi trường là:
A. gồm tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh
sản của sinh vật
B. gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật
C. Gồm tất cả các yếu tố vô sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật
D. Gồm tất cả các yếu tố hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật
Đáp án : A Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà trong đó bao gồm tất cả các yếu tố vô
sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật
Câu 42: "Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được tiếp cận con cái
và thụ tinh. Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành thường có kích thước nhỏ thường ẩn náu giữa các
tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi con gái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều không cạnh
tranh được với 2 dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh"
Ví dụ trên minh họa hình thức chọn lọc
A. ổn định

B. định hướng
C. vận động
D. gián đoạn
Đáp án : D Như vậy dần dần các kiểu gen qui định kiểu hình to hoặc nhỏ được tích lũy còn kiểu hình trung
bình dần bị loại bỏ khỏi quần thể. Ví dụ trên minh họa hình thức chọn lọc gián đoạn. Còn các hình thức chọn
lọc:
A. ổn định là hình thức chọn lọc chỉ tích lũy với các kiểu hình trung bình thích nghi với môi trường đã đạt
được, laoij bỏ các kiểu hình chẹch xa kiểu trung bình.
B. Định hướng và C. Vận dụng là hình thức chọn lọc trong đó các alen biến đổi theo 1 hướng xác định
Câu 43: Ở một loài giao phối, dấu hiệu đặc trưng về mặt di truyền để phân biệt quần thể là
A. khả năng giao phối và sinh sản
B. tần số tương đối của các alen và kiểu gen
C. tần số tương đối của kiểu gen đồng hợp và dị hợp tử
D. tỷ lệ giới tính đực: cái
Đáp án : B Các đặc trưng di truyền của quần thể là: vốn gen, tần số các alen và tần số các kiểu gen
Câu 44:
Trong điều kiện nào quần thể có số lượng được điều chỉnh ở mức cân bằng?
A. Khi mức sinh sản bằng mức tử vong.
B. Khi tổng mức sinh sản và nhập cư bằng tổng mức tử vong và xuất cư.
C. Khi không xảy ra sự nhập cư cũng như xuất cư.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể không tăng cũng không giảm theo thời gian.
Đáp án : B Quần thể đạt mức cân bằng về số lượng cá thể khi:
Sinh sản + nhập cư = tử vong + di cư.
Câu 45:
Số lượng cá thế của quẩn thể tảo tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm thuộc loại biến động nào?
A. Biến động theo chu kì ngày đêm
B. Biến động theo hoạt động của thủy triều.
C. Biến động theo chu kì
D. Cả A và C.
Đáp án : D

+ Biến động theo chu kì.
+ Theo chu kì ngày đêm.
Câu 46: Những vai trò của việc nghiên cứu quy luật giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái.


2. Mỗi loài có giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng ta không cần
bận tâm đến khu phân bố.
3. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái ta phân bố chúng một cách hợp lí.
Điều này còn có ý nghĩa trong công tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết.
Phương án đúng là:
A. 1, 2. 3
B. 1, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 4
Đáp án : B Các ứng dụng của quy luật giới hạn sinh thái là:
+ Phân bố vật nuôi, cây trồng ớ môi trường hợp li.
+ Tạo điều kiện tối thuận đối với mỗi nhân tố sinh thái.
Câu 47:
Quần thể là gì?
A. Tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau
B. Tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
C. Tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
D. Tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một tổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.
Đáp án : D Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một tổ sinh thái, tại một thời điểm nhất
định.
Câu 48:
Hiện tượng tách bầy cùa ong mật vào mùa đông, sự phân chia lãnh địa của sư tử, hổ, báo được gọi là:
A. Đấu tranh cùng loài.

B. Cách li.
C. Quần tụ.
D. Hội sinh.
Đáp án : B Hiện tượng tách bầy, phân chia lãnh địa... được gọi là cách li, nó giảm nhẹ cạnh tranh từng loài,
là hình thức hỗ trợ loài phát triển.
Câu 49:
Điều nào sau đây không thuộc vai trò chủ yếu của quần tụ và hiệu quả nhóm?
1. Giúp các cá thể trong quần thể tự vệ cùng như tìm kiếm thức ăn tốt hơn
2. Tăng cường khả năng sinh sản của quần thể
3. Chống lại tác hại khi xảy ra dịch bệnh
4. Chống gió, chống mất nước
5. Tạo điều kiện cho loài khác dùng làm thức ăn.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 4.
B. 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 5.
Câu 49:
Điều nào sau đây không thuộc vai trò chủ yếu của quần tụ và hiệu quả nhóm?
1. Giúp các cá thể trong quần thể tự vệ cùng như tìm kiếm thức ăn tốt hơn
2. Tăng cường khả năng sinh sản của quần thể
3. Chống lại tác hại khi xảy ra dịch bệnh
4. Chống gió, chống mất nước
5. Tạo điều kiện cho loài khác dùng làm thức ăn.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 4.
B. 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 5.
Đáp án : B Quần tụ không chống lại tác hại khi xảy ra dịch bệnh, quần tụ giúp sinh vật tự vệ tốt hơn.

Câu 50:
Ví dụ nào sau đây là tác động của hiệu quả nhóm?
A. Nhiều con quạ cùng loài tranh giành thức ăn với nhau.
B. Hổ đuổi bắt một bầy sơn dương.
C. Một con linh cẩu không hạ được một con trâu rừng lớn, nhưng nhiều con linh cẩu sẽ làm được việc này.
D. Nhiều con báo cùng ăn thịt một con nai.
Đáp án : C Nhiều con linh cẩu cùng hạ một con trâu rừng là tác động của hiệu quả nhóm.
Câu 51:
Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện
của:
A. Hiệu quả nhóm.
B. Cạnh tranh sinh học cùng loài.
C. Cạnh tranh sinh học khác loài.
D. Quan hệ hợp tác.


Đáp án : A Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ là
biểu hiện của hiệu quả nhóm.
Câu 52:
Cho các hiện tượng sau?
1. Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy, đàn.
2. Cây sống liền rễ thành từng đám
3. Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông 4. Chim di cư theo đàn
5. Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng
6. Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong
Quan hệ nào được gọi là quần tụ?
A. 3, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 3, 4.

Đáp án : C Trâu, bò. ngựa.... đi ăn theo bầy; cây sống liền rễ từng đám, chim di cư theo đàn là hiện tượng
quần tụ.
Câu 53:
Kích thước một quần thể dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong, vì:
1. Xảy ra giao phối cận huyết
2. Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.
3. Sinh sản tăng nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.
4. Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực và cá thể cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.
Phương án đúng là:
A. 1,2
B. 1, 2, 4
C. 3
D. 1,2,3, 4
Đáp án : B Kích thước một quần thế dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong, vì:
+ Xảy ra giao phối cận huyết
+ Kiếm ăn và tự vệ không tốt
+ Giảm khả năng sinh sản
Câu 54:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đôi với một loại nhân tố sinh thái nào đó của môi
trường.
C. Trong giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ bị chết.
D. Cả A, B và C.
Đáp án : B Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một loại nhân tố sinh thái nào đó
của môi trường.
Câu 55: Không một quần thể nào có thể tăng trưởng vô hạn định. Kích thước tối đa của một quần thể được
giới hạn bởi
A. Tỉ lệ sinh sản của quần thể.
B. Tỉ lệ tử vong của quần thể.

C. Khả năng chứa đựng của môi trường trong đó quần thể sinh sống.
D. Sự cách li sinh sản của quần thể.
Đáp án : C
Bài 56:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6°C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42°C, trên nhiệt độ này cá
cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20° đến 35°C.
Câu 1: Từ 5,6°C đến 42°C được gọi là gì?
A. Khoảng thuận lợi của loài.
B. Giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C. Điểm gây chết giới hạn dưới.
D. Điểm gây chết giới hạn trên.
Đáp án : B Khoảng từ 5,6°C đến 12°C được gọi là giới hạn chịu đựng
nhiệt độ
Câu 2: Mức 5,6°C gọi là gì?
A. Điểm gây chết giới hạn dưới.
B. Điểm gây chết giới hạn trên.
C. Điểm thuận lợi.
D. Giới hạn chịu đựng.
Đáp án : A5,6°C được gọi là điểm gây chết giới hạn dưới.
Câu 3: Mức 42°C được gọi là gì?
A. Giới hạn chịu đựng.
B. Điểm thuận lợi.
C. Điểm gây chết giới hạn trên.
D. Điểm gây chết giới hạn dưới.
Đáp án : C42°C được gọi là điểm gây chết giới hạn trên.


Câu 4: Khoảng nhiệt độ từ 20°C - 35°C được gọi là:
A. Khoảng gây chết giới hạn trên.
B. Khoảng gây chết giới hạn dưới.

C. Giới hạn giới hạn chịu đựng.
D. Khoảng thuận lợi.
Đáp án : D Khoảng nhiệt độ từ 20°C 35°C được gọi là khoảng thuận lợi.
Câu 57:
Khoảng thuận lợi là gi?
A. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
B. Khoảng nhản tố sinh thái ở mức độ phù hợp với khả năng sinh sản của sinh vật.
C. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp. đảm bảo cho loài sinh vật nào đó thực hiện các chức
năng sống tốt nhất.
D. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu
đựng được.
Đáp án : C Là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật nào đó thực hiện
các chức năng sống tốt nhất.
Câu 58: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
A. nhóm nhân tố vô sinh
B. nhóm nhân tố hữu sinh
C. nhóm nhân tố vô sinh và con người
D. nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh
Đáp án : D
Câu 59: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động
số lượng cá thể
A. không theo chu kì
B. theo chu kì ngày đêm
C. theo chu kì nhiều năm
D. theo chu kì mùa
Đáp án : D
Câu 60: Biến động di truyền có tác động mạnh nhất khi
A. Quần thể có kích thước nhỏ.
B. Quần thể có kích thước lớn.
C. Sự cạnh tranh cùng loài xảy ra mãnh liệt. D. Xảy ra quá trình chọn lọc giới tính.

Đáp án : A
Câu 61: Trong các dấu hiệu đặc trung của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất?
A. Tỉ lệ đực – cái.
B. Cấu trúc tuổi.
C. Mật độ.
D. Tỉ lệ sinh sản – tử vong.
Đáp án : C Mật độ là yếu tố quan trọng nhất
Câu 62: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
B. Quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
C. Khả năng sinh sản tăng do các cá thể cái, đực có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
D. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Đáp án : D
Câu 63: Giới hạn chịu nhiệt của cá rô phi ở Việt Nam là từ 50C đến 420C, cho biết sự sinh trưởng và phát
triển của cá rô phi thuận lợi nhất ở nhiệt độ nào?
A. Nhỏ hơn hoặc bằng 50C.
B. Lớn hơn hoặc bằng 420C.
0
C. Khoảng 30 C.
D. Ngoài khoảng từ 50C đến 420C.
Đáp án : C Nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của rô phi có giá trị từ 20 đến 35 độ C
Đáp án C thỏa mãn
Câu 64: Khi quần tụ các cá thể cùng loài quá mức độ cực thuận sẽ gây ra sự cạnh tranh. Kết quả là một số
cá thể phải tách rời khỏi nhóm hoặc bầy đàn. Hiện tượng này gọi là
A. Quần tụ
B. Cạnh tranh
C. Hợp tác
D. Cách li
Đáp án : D
Câu 65: Khi gặp điều kiện thuận lợi, một loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là một ví

dụ về:
A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể.
D. Sự biến động số lượng không theo chu kì của quần thể.


Đáp án : D Nước nở hoa hay tảo nở hoa là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong
nước làm nước bị đục màu xanh(như giấm màu trắng) và làm nước bị ô nhiễm do không có sự cân bằng môi
trường. Sự tăng số lượng này không tuân theo chu kì
Câu 66: Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của quần thể?
A. Nguồn thức ăn
B. Kẻ thù
C. Diện tích nơi sinh sống của quần thế.
D. Mức sinh sản. mức tử vong của quần thê và sự phát tán của quần thể.
Đáp án : D Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của quần thể là mức sinh sản, mức tử vong và sự
phát tán (nhập cư di cư).
Câu 67: Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sinh vật?
(1) Biến đổi hình thái và sự phân bố
(2) Tăng tốc độ các quá trình sinh lí.
(3) Ánh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoái nước cùa cây trồng. (4) Ảnh hưởng đến khả năng tiêu
hóa thức ăn của động vật.
Phương án đủng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 4.
Đáp án : AĐối với sự phát triển cá thể sinh vật, nhản tô nhiệt độ
+ Biến đổi hình thái, ảnh hưởng đến sự phán bố.
+ Tăng tốc độ trao đối chất

+ Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước, thoát nước.
+ Ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của dộng vật
Câu 68: Cứ 7 năm tại vùng biển Pêru xuất hiện dòng nước nóng Nino làm cá cơm chết hàng loạt. Đây là
loại:
A. Biến động số lượng cá thể không theo chu kì.
B. Biến động số lượng cá thể do thiên tai.
C. Biến động số lượng cá thể theo chu kì
D. Biến động số lượng cá thể theo mùa
Đáp án : C Cứ 7 năm, tại vùng biến Pêru xuất hiện dòng nước nóng Nino, làm cá cơm chết hàng loạt, được
gọi là biến động số lượng cá thế theo chu kì.
Câu 69: Đường cong biểu diễn về tăng trưởng thực tế của quần thế có dạng nào?
A. Chữ C
B. Chữ S
C. Chữ J
D. Chữ M
Đáp án : B Đường cong biểu diễn về tăng trưởng thực tế của quần thể sinh vật có hình dạng chữ
S.
Câu 70: Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm nào?
A. Cây ưa sáng, cây ưa tối
B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng
C. Cây ưa hạn, cây ưa ẩm
D. Cây trung sinh, cây ẩm sinh, cây hạn sinh
Đáp án : B Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa
sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng.
Câu 71: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường.

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án : B
Câu 72: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập
tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
A. phân bố đồng đều.
B. không xác định được kiểu phân bố.
C. phân bố ngẫu nhiên.
D. phân bố theo nhóm.
Đáp án : D Khi nguồn sống phân bố không đồng đều, các cá thể trong quần thể có kiểu phân bố theo nhóm.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây về sản lượng sinh vật là đúng?


A. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần còn lại của sản lượng sơ cấp thô do thực vật tạo ra sau khi sử dụng
một phần cho các hoạt động sống của mình.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô bằng hiệu số của sản lượng sinh vật sơ cấp tinh và phần hô hấp của thực
vật.
C. Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
D. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật sản xuất, trước hết là thực vật và tảo.
Đáp án : A Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần còn lại của sản lượng sinh vật cấp thô do thực vật tạo ra,
sau khi sử dụng một phần cho các hoạt động sống của mình.
Câu 74: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
Đáp án : D Khi quần thể có kích thước tối thiểu, nó sẽ dễ dẫn đến diệt vong.
Câu 75: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C. Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Đáp án : B
Câu 76: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm
80 C mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (1) và (3).
Đáp án : A
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm
80 C mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
Là hiện tượng biến động do các sự bất thường của thời tiết .
=> Biến động theo chu kì là 2 và 3
Câu 77: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến
động theo chu kì
A. mùa.
B. ngày đêm.
C. nhiều năm.
D. tuần trăng.
Đáp án : C
Câu 78: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác?

A. Nhiệt độ.
B. Độẩm.
C. Ánh sáng.
D. Không khí.
Đáp án : C
Câu 79: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào
sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
A. Mức độ sinh sản.
B. Độẩm.
C. Ánh sáng.
D. Nhiệt độ.
Đáp án : A
Câu 80: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến
nhất của quần thể sinh vật?
A. Phân bố ngẫu nhiên.
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố đều (đồng đều).
Đáp án : B
Câu 81: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
B. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.


C. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng
rẽ.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Đáp án : B
Câu 82: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?
A. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.

B. Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.
C. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ.
D. Lá hẹp hoặc biến thành gai.
Đáp án : A
Câu 83: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
C. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa.
D. Tập hợp cây cọ trên một quảđồi ở Phú Thọ.
Đáp án : A
Câu 84: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều (Phân bốđều).
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố ngẫu nhiên.
Đáp án : C
Câu 85: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì
sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Đáp án : A Nhiều loài gần nhau có chung nguồn gốc thì trong một sinh cảnh, các loài có xu hướng phân li ổ
sinh thái.
Câu 86: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án : A+ Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố

đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 87: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Đáp án : A Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm cá thế có kích thước
bé, sinh sản nhiều, ít cần điều kiện chăm sóc.
Câu 88: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
Đáp án : C Mật độ của quần thể là số lượng cá thế tính trong một đơn vị diện tích hoặc đơn vị thế
tích.
Câu 89: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm
A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển. B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển.
D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển.
Đáp án : B Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm phiến lá dày, mô giậu phát triển.
Câu 90: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.


Đáp án : D Khi tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ồn định qua các thế hệ, lúc đó quần thế
đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 91: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).
Đáp án : D Khi điều kiện sống (nguồn sống) phân bố không đồng đều, các cá thế trong quần thế có xu
hướng quần tụ (phân bố theo nhóm, bầy, đàn...).
Câu 92: Các động vật hằng nhiệt (động vật đồng nhiệt) sống ở vùng nhiệt đới (nơi có khí hậu nóng và ẩm)

A. các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật tương tự sống ở
vùng lạnh.
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ
thể.
C. kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu
lạnh.
D. kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu
lạnh.
Đáp án : D
Câu 93: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?
A. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
B. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.
C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.
D. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
Đáp án : A
Câu 94: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
B. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
C. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
D. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
Đáp án : C
Câu 95: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.
C. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
D. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.
Đáp án : D
Câu 96: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là
A. môi trường đất.
B. môi trường nước.C. môi trường trên cạn. D. môi trường sinh vật.
Đáp án : D
Câu 97: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
D. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Đáp án : C
Câu 98: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. phân bố ngẫu nhiên
B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố theo chiều thẳng đứng. D. phân bố đồng đều.
Đáp án : B
Câu 99: Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có
thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do
A. Chúng sống trong cùng một môi trường.
B. Chúng có chung một nguồn gốc.


C. Chúng sống trong những môi trường giống nhau.
D. Chúng sử dụng chung một loại thức ăn.
Đáp án : B Bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới.
Câu 100: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới

diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi
trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
Đáp án : A Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, sẽ dẫn đến giao phối gần, quan hệ hỗ trợ
giảm, cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái thấp, sinh sản giảm. Do vậy, quần thế' dần dần suy thoái và bị
diệt vong
Câu 101: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong
tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân
bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau
làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể
trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có
thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Đáp án : C
+ Trong quần thể luôn xảy ra sự cạnh tranh.
+ Khi mật độ cá thể vượt mức chịu đựng của môi trường, các cá thể trong quần thể sẽ đấu tranh và một số
phải di cư.
+ Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại chỉ xảy ra khi gặp điều kiện môi trường quá bất lợi và không xảy ra
phổ biến.
+ Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ vậy quần thế’ có mật độ thích hợp, giúp quần thể tồn
tại và phát triển.
Câu 102: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới
(nơi có khí hậu lạnh) thường có
A. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

B. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
C. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.
D. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.
Đáp án : B Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới nơi có khí hậu lạnh, thường có tỉ số giữa diện tích bề
mặt cơ thể với thế tích cơ thế giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
Câu 103: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định
kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ
thành đạt sinh sản.
C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
Đáp án : C Theo quan niệm của Đác uyn:
+ Đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
+ Kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 104: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. Chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
B. Đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa
của môi trường.


C. Thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
D. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
Đáp án : B Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến đảm bảo số lượng và sự phân bố cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
Câu 105: Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi
A. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
B. Mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.

C. Mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.
D. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
Đáp án : A
Câu 106: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
B. Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
C. Mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
D. Số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
Đáp án : B
Câu 107: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong
tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu
của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt
C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt
D. Kích thước của quần thể còn nhỏ.
Đáp án : D
Câu 108: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. Trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
B. Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn
C. Sự hỗ trợ của các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường
D. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong
Đáp án : D Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy
thoái và bị diệt vong.
Câu 109: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Độ đa dạng về loài.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Mật độ cá thể.
D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Đáp án : A Độ đa dạng về thành phần loài là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Câu 110: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:
A. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ
sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
C. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng
D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của
quần thể giảm
Đáp án : D Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần
thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.
Câu 111: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể
C. Kích thước quần thể là khoàng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
D. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
Đáp án : D
+ Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ bị diệt vong.
+ Sở dĩ vậy là do các nguyên nhân: Quần thể dễ bị thoái hóa do giao phối gần, xảy ra sự tranh giành giữa
các cá thể đực, cái; tác dụng của hiệu quả nhóm giảm xuống.
Câu 112: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản của loài.


B. Nguồn sống theo môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
C. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể
D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
Đáp án : C Trong điều kiện nguồn sống của môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá
thể, quần thể sinh vật sẽ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học




×