Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phát sinh sự sống và phát sinh loài người – 71 câu có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.58 KB, 11 trang )

Câu 1: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:
A. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát.
B. Sự xuất hiện của thực vật hạt kín.
C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào.
D. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn.
Đáp án : D Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật
Câu 2: Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào, đại nào?
A. Kỷ Cambri, đại Cổ sinh.
B. Kỷ Tam điệp, đại Trung Sinh.
C. Kỷ Silua, đại Cổ sinh.
D. Kỷ Giura, đại Trung sinh.
Đáp án : C Kỉ Silua, Đại Cổ sinh, cây có mạch và động vật lên cạn
Câu 3: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn
ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic.
B. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống.
C. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
D. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mă và dịch mă.
Đáp án : C Các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà
không cần đến sự xúc tác của enzim
=> ARN xuất hiện trước ADN
Câu 4: Nhiều động vật biển bị tuyệt diệt vào kỉ nào:
A. Pecmi.
B. Silua.
C. Than đá.
D. Đêvôn.
Đáp án : A Kỉ Pecmi: Phân hóa bò sát, côn trùng. Tuyệt diệt nhiều sinh vật biển
Câu 5: Thuyết mang tên “ra đi từ châu phi” cho rằng:
A. Người H.sapien được hình thành từ loài H.erecctus ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.
B. Người H.sapien được hình thành từ loài H.habilis ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.
C. Loài H.erectus di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapien.


D. Loài H.habilis di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapien.
Đáp án : A Thuyết mang tên “ra đi từ châu phi” cho rằng H.sapien xuất hiện ở châu Phi cách đây khoảng
100 000 - 150 000 năm rồi di cư đến các vùng khác
Câu 6: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật có nhiều loài bị tuyết chủng. NGuyên nhân chủ yếu làm
cho các loài bị tuyệt chủng hàng loạt là:
A. Loài sinh vật xuất hiện sau đã tiêu diệt những loài sinh vật xuất hiện trước.
B. Có sự cạnh trang khốc liệt giữa các loài với nhau.
C. Có sự thay đổi lớn về địa chất và khí hậu.
D. Có sự thay đổi lớn về nguốn thức ăn và nơi ở.
Đáp án : C Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tuyệt chủng hàng loạt là do sự thay đổi lớn về địa chất
vfa khí hậu khiến các loài không kịp thích ứng
Câu 7: Tổ tiên của loài người là một một loài linh trưởng sống cách đây khoảng 18 triệu năm trên là
Dryopitthecus afrtcanus. Dạng trung gian giữa loài tổ tiên trên và các loài người là:
A. Người Cromanhon.
B. Các dạng người vươn hóa thạch (Australopithcus).
C. Loài Homo habilis.
D. Loài Homo erectus.
Đáp án : B Các dạng vượn người hóa thạch: Habilis, homo erectus,.....
Câu 8: Phát sinh các nhóm linh trưởng vào.....
A. Kỉ Đệ tam.
B. Kỉ Đệ tứ.
C. Kỉ Jura.
D. Kỉ Phấn trắng.
Đáp án : A Các nhóm linh trưởng phát sinh vào kỉ Đệ tam
Câu 9:
Hãy chọn tổ hợp đúng cho các mũi tên 1; 2; 3 trong sơ đồ về thí nghiệm của S.Milơ


A. 1: CO, CH4, NH3; 2: hơi nước;
3: dòng điện vào.

B. 1: nước lạnh; 2: hơi nước; 3:
nước lạnh.
C. 1: CO2, CH4, NH3; 2: hơi nước;
3: nước lạnh
D. 1: hơi nước; 2: CO, CH4, NH3;
3: C2N2
Đáp án : C Trong thí nghiệm của
Milơ, ông đã tạo điều kiện thí
nghiệm giổng với điều kiện của khí
quyến nguyên thuỷ: 1- các loại khí
CO2, CH4, NH3; 2- hơi nước (bình
nước được đun nóng bốc hơi); sau
đó dẫn điện cung cấp năng lượng
cho các chất khí này tương tác với
nhau; 3- dẫn nước lạnh đế làm lạnh nhanh cho các sản phấm ngưng tụ đổ xuống bình cầu.
Tổ hợp đúng cho các mũi tên 1; 2; 3 trong sơ đồ về thí nghiệm của S.Milơ là C . 1: CO2, CH4, NH3; 2: hơi
nước; 3: nước lạnh.
Câu 10: Côaxecva được hình thành từ sự kết hợp của:
A. Các hợp chất pôlisaccarit tan trong đại dương.
B. Các hợp chất lipit với pôlisaccarit trong đại dương.
C. Các hợp chất prôtêin với axit nuclêic trong đại dương.
D. Các loại dung dịch keo hữu cơ trong đại dương.
Đáp án : D Quá trình phát sinh của sinh giới trải qua các giai đoạn:
- Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản axit amin, nuclêôtit, saccarit... từ các
chất vô cơ: CO2 ; H2O; NH2....
- Hình thành các đại phân tử từ các đơn phân: lipit, prôtêin, axitnucleic: ARN, ADN
- Hình thành các đại phân tử có khả năng nhân đôi: ban đầu là ARN sau đó được
chuyến sang cho ADN
- Các đại phân tử kết hợp với nhau có màng lipit bao bọc bên ngoài tạo thành các hạt keo hữu cơ; các hạt
keo hữu cơ này liên kết lại tạo thành các giọt côaxecva; sau đó hình thành dạng tế bào nguyên thuỷ

- Từ dạng tế bào nguyên thuỷ chịu tác động của nhiều nhân tố tiến hóa trải qua thời gian dài hình thành
nên các dạng sinh vật khác nhau.
Côaxecva được hình thành từ sự kết hợp của các loại dung dịch keo hữu cơ trong đại dương.
Câu 11:
Đặc điểm nào không phải là của người Nêanđectan?
A. Biết dùng lửa thông thạo, săn bắt được cả những động vật lớn.
B. Công cụ khá phong phú, chủ yếu được chế tạo từ mảnh đá silic được đẽo ra.
C. Trao đổi ý kiến chủ yếu vẫn bằng điệu bộ, chứng tỏ chưa có lồi cằm.
D. Đàn ông đi săn tập thể. Đàn bà, trẻ em hái quả, đào cù. Người già chế tạo công cụ. Đáp án : C
Đáp án : C Các đặc điểm chính của người Nêanđectan là:
+ Cao: 1,55 - 1,66111, họp sọ 1400cm3
+ Xương hàm gần giống người, có lồi cằm. Chứng tỏ có dấu hiệu của tiếng nói.
+ Biết chế tạo và sử dụng lửa thành thạo, sống săn bắt và hái lượm, bước đầu có đời sống văn hóa.
+ Công cụ lao động bằng đá tinh xảo hơn như: dao, búa, rìu.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất:
A. Những cá thể sống đầu tiên trên TĐ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
B. Quá trình hình thành nên chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học.
C. Axitnuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN vì ARN có thể tự
nhân đôi mà không cân enzim.
D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo
này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.


Đáp án : A Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là: A.những cá
thể sống đầu tiên trên TĐ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy . Vì các cá thể sống đầu tiên được
hình thành trong môi trường nước , trong lòng đại dương; sau 1 thời gian tiến hóa các sinh vật mới tiến hóa
dần lên môi trường cạn
Câu 13: Sự sống đầu tiên trên TĐ chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của :
A. Một cấu trúc có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và tự nhân đôi.
B. Một cấu trúc có màng bao bọc, bên trong có chứa ADN và prôtêin.

C. Một tập hợp các đại phân tử gồm ADN, prôtêin, lipit.
D. Một cấu trúc có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất và sinh trưởng.
Đáp án : ASự sống chỉ được xem là đã xuất hiện khi: A. một cấu trúc có màng bao bọc, có khả năng trao đổi
chất, sinh trưởng và tự nhân đôi. Sự sống có những dấu hiệu đặc trưng là: trao đổi chất với môi trường, khả
năng sinh sản (hay khả năng tự nhân đôi), khả năng sinh trưởng phát triển . Những dấu hiệu này chỉ được
biểu hiện khi có sự tương tác giữa các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic. lipit... tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh
là tế bào. Còn khi các chất tồn tại độc lập thì chưa có những biểu hiện đặc trưng của sự sống như trên
Câu 14: Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là:
A. Homo habilis - homo neanderthalensis - homo erectus.
B. Homo neanderthalensis -Homo habilis - homo erectus.
C. Homo habilis - homo erectus - homo neanderthalensis.
D. Homo erectus - Homo habilis - homo neanderthalensis.
Đáp án ᄃ : C Các giai đoạn tiền hóa trong quá trình � phát sinh loài người là:
- Các dạng vượn người hóa thạch: Đriôpitec.
- Các dạng người vượn hóa thạch(người tối cổ): Ỗtraloopitec.
� ᄃ homo neanderthalensis.
- Người cổ homo: homo habilis ᄃ homo erectus
- Người hiện đại: homo sapien.
Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là: C. Homo habilis - homo erectus - homo
neanderthalensis
Câu 15: Sự sống chỉ được xem là đã xuất hiện khi:
A. Hình thành ADN, prôtêin.
B. Hình thành tế bào nguyên thủy.
C. Hình thành các chất có khả năng tự sao. D. Hình thành prôtêin, ADN,ARN, lipit.
Đáp án : B Sự sống chỉ được xem là đã xuất hiện khi: B. Hình thành tế bào nguyên thủy. Sự sống có những
dấu hiệu đặc trưng là: trao đổi chất với môi trường, khả năng sinh sản( hay khả năng tự nhân đôi), khả năng
sinh trưởng phát triển. Những dấu hiệu này chỉ được thể hiện khi có sự tương tác giữa các đại phân tử
prôtêin, axit nucleott, lipit..tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh là tế bào. Còn khi các chất tồn tại độc lập thì chưa
có những biểu hiện đặc trưng của sự sống trên.
Câu 16:

Vì sao hệ động vật và thực vật ờ châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng
có một số loài đặc trưng?
A. Đầu tiên, tất cà các loài đều giống nhau do cỏ nguồn gốc chung, sau đó trờ nên khác nhau do chọn lọc tự
nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và
những loài khác nhau xuất hiện sau.
C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài
đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay.
Đáp án : B Hệ động vật và thực vật ử châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng
cũng có một số loài đặc trưng. Vì ban đầu 3 châu lục này gắn liền với nhau nên có hệ sinh vật giống nhau;
sau đó do hiện tượng trôi dạt lục địa chúng được tách rời nhau ra có điều kiện tự nhiên khác nhau, nên hệ
sinh vật được chọn lọc theo các hướng khác nhau hình thành nên các loài sinh vật đặc trưng cho mỗi vùng.
Câu 17: Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là:
A. Homo habilis - Homo neanderthalensis -Homo erectus.
B. Homo neanderthalensis - Homo habilis - Homo erectus.
C. Homo habilis - Homo erectus - Homo neanderthalensis.
D. Homo erectus - Homo habilis - Homo neanderthalensis.
Đáp án : CCác giai đoạn tiến hóa trong quá trình phát sinh loài người là:
Các dạng vượn người hóa thạch: Đriôpitec


Các dạng người vượn hóa thạch (người tối cổ): Ôxtralôpitec
Người cổ Homo: Homo habilis -» Homo erectus -» Homo neanderthalensis:
Người hiện đại: Homo sapien
Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là: C. Homo habilis - Homo erectus - Homo
neanderthalensis
Câu 18: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở:
A. Kỉ Đệ tam (thứ ba) của đại Tân sinh
B. Kỉ Jura của đại Trung sinh

C. Kỉ Đệ tứ (thứ tư) của đại Tân sinh
D. Kỉ Krêta (phấn trắng) của đại Trung sinh
Đáp án : A Các nhóm linh trưởng được phát sinh vào kỉ Đệ tam của đại Tân sinh, sau đó sang kỉ Đệ tứ thì
phát sinh loài người.
Câu 19: Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh nhất xảy ra ở loài sinh vật nào sau đây?
A. VI khuẩn lam
B. Thú có túi
C. Voi châu Phi
D. Chuột Lemut
Đáp án : A Tốc độ hình thành quần thể thích ngi phụ thuộc vào các nhân tố: Tốc độ phát sinh và tích lũy các
biến dị; tốc độ sinh sản của loài và tuổi thọ sinh lí của loài (hay thời gian thế hệ); áp lực của quá trình chọn
lọc tự nhiên và áp lực của các cơ chế cách li.
Quá trình hình thành quần thể thích ngi nhanh nhất xảy ra ở loài sinh vật A. Vi khuẩn lam vì vi khuẩn có vật
chất di truyền dễ phát sinh đột biến hơn; tốc độ sinh sản nhanh và thời gian thế hệ ngắn hơn so với những
loài khác
Câu 20: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loại xảy ra ở thời kì nào?
A. Đại Tân Sinh
B. Kỉ Silua của Đại Cổ Sinh
C. Kỉ Juara của Đại Trung Sinh
D. Đại Thái Cổ và đại Nguyên Sinh
Đáp án : B Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt, xảy ra ở thời kì B. Kì Silua của đại cổ sinh.
Loại trừ các đáp án:
A. Đại Tân sinh. Là giai đoạn sinh vật phát triển đa dạng và phồn thịnh như ngày nay.
C. Kỉ Jura của đại Trung sinh. Là thời kì sinh vật trên cạn phát triển mạnh như thực vật hạt trần, hạt kín, bò
sát...
D. Đại Thái cổ và đại Nguyên sinh. Là thời kì phát sinh của sinh vật, sinh vật chủ yếu tồn tại ở môi trường
nước.
Câu 21: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hóa học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường
hóa học

B. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỳ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơp giản thành các đại
phân tử hữu cơ phức tạp
C. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ
D. Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện Trái đất nguyên thuỷ.
Đáp án : B Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có
sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu-cơ phức tạp.
Loại trừ các đáp án:
A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hóa học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường
hóa học. Đây là kết quả thí nghiệm của Milơ.
C. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện Trái đất nguyên thuỳ. Còn kết quả C và D không thu
được từ thí nghiệm mà là kết quả của quá trình tiến hóa trong tự nhiên
(chọn B)
Câu 22: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại cổ sinh là
A. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn
B. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú
C. phát sinh thực vật và các ngành động vật
D. sự phát triển cực thịnh của bò sát
Đáp án : A Đại cổ sinh: (300 - 542 triệu năm) gồm một số kỉ vái sự phát triển của sinh vật như sau:
Kỉ cambri: xuất hiện động vật dây sống
Kỉ silua: cây có mạch và côn trùng chiếm lĩnh trên cạn, xuất hiện cá
Kỉ đêvôn: phân hóa cá sương, xuất hiện lưỡng cư.
Ki than đá: xuất hiện thực vật hạt trần, bò sát...
Kỉ pecmi: phân hóa bò sát và côn trùng


Vậy điếm quan trọng trong sự phát triến của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. sự di cư của thực vật và động
vật từ dưới nước lên cạn. Đánh dấu 1 giai đoạn tiến hóa quan trọng trong lịch sử tiến hóa của sinh giới.
Câu 23: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu
làm cho các loài bị tiêu diệt hàng loạt là:

A. Có sự thay đổi lớn về khí hậu và địa chất
B. Có sự thay đổi lớn về nguồn gốc thức ăn và nơi ở
C. Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loài với nhau
D. Loài xuất hiện sau đã tuyệt diệt những loài xuất hiện trước
Đáp án : A Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ
yếu làm cho các loài bị tiêu diệt hàng loạt là: A. Có sự thay đối lớn về khí hậu và địa chất. Do đó các loài
sinh vật không thay đổi kịp đế thích nghi với điều kiện môi trường mới.
Sự thay đối lớn về địa chất, khí hậu làm tuyệt diệt hành loạt sinh vật đồng thời phát sinh các loài sinh vật
mới. Đây là những dấu hiệu đánh dấu các thời kì khác nhau trong lịch sử tiến hóa của sinh giới.
Câu 24: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời
gian tiến hóa là?
A. Homo erectus; Homo sapiens; Homo habilis; Homo neanderthalensis
B. Homo habilis; Homo erectus; Homo neanderthalensis; Homo sapiens
C. Homo neanderthalensis; Homo habilis; Homo sapiens; Homo erectus
D. Homo habilis; Homo neanderthalensis; Homo erectus; Homo sapiens
Đáp án : B Quá trình phát sinh tiến hóa của loài người trải qua các giai đoạn:
1. Các dạng vượn người hóa thạch: Đriopitec
2 Các dạng vượn nguwoif hóa thạch (người tối cổ)
Ôxtralopitec
3. Người cổ Homo
- Homo habilis
- Homo erectus
- Homo neanderthalensis
4. Người hiện đại: Homo sapiens
Câu 25:
Các loại nhân tố chi phối quá trinh phát triển loài người gồm:
A. Nhân tố vô cơ và nhân tố hữu cơ.
B. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội.
C. Nhân tố sinh học và nhân tố hóa học.
D. Nhân tố vật lí, nhân tố hóa học và nhân tố sinh học.

Đáp án : B Có hai loại nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người là:
+ Các nhân tố sinh học (Biến dị di truyền, chọn lọc)
+ Các nhân tố xã hội (Lao động, tiếng nói, tư duy)
Câu 26:
Trong quá trình phát triển của sinh vật, đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là:
A. Sự phát triển ưu thế cùa thực vật hạt kín và thú.
B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
C. Thực vật.
D. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
Đáp án : D Đại trung sinh có đặc điểm nổi bật là thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
Câu 27:
Trong quá trình phát sinh sự sống, từ các hợp chất vô cơ đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự có
mặt của:
A. Dung nham nóng bỏng của Trái Đất.
B. Các cơn mưa hàng ngàn năm.
C. Năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện.
D. Các enzim xúc tác.
Đáp án : C Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, năng lượng dùng để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ là
năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện.
Câu 28:
Trong quá trình phát sinh loài người, tư thế đi thẳng dần xuất hiện do:


A. Tư thế lao động, đòi hỏi nhu cầu đi thẳng.
B. Tích lũy biến dị có lợi ở môi trường sống mới.
C. Phải tìm thức ăn trên cao.
D. Sự củng cố các biến dị tập nhiễm.
Đáp án : B Trong quá trình phát sinh loài người, tư thế đi thẳng dần dần xuất hiện do sự tích lũy biến dị có
lợi ở môi trường sống mới
Câu 29:

Trong quá trình phát triển sự sống, đặc điểm nổi bật của đại Tân sinh là sự phát triển, phồn thịnh cùa:
A. Tảo ở biển, giáp xác, cá và lưỡng thê.
B. Bò sát, chim và thú.
C. Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú.
D. Thực vật hạt trần và động vật có xương bậc cao.
Đáp án : C Ở Đại Tân sinh, thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú phát triển chiếm ưu thế.
Câu 30:
Trong quá trình phát sinh loài người, tác dụng chủ yếu của việc dùng lúa và ăn chín là:
A. Hấp thụ được năng lượng nhiều hơn.
B. Tiêu hóa dễ dàng hơn.
C. Não phát triển, răng hàm bớt thô, răng nanh tiêu giảm.
D. Sinh hoạt tinh thần tốt hơn, làm não bộ phát triển.
Đáp án : C Trong quá trình phát sinh loài người, dùng lửa và ăn chín có tác dụng làm não phát triển, răng
hàm bớt thô, răng nanh tiêu giảm.
Câu 31:
Động lực quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới là:
A. Sự xuất hiện của Trái Đất.
B. Sự nguội lạnh dần của Trái Đất.
C. Sự phát triển của băng hà.
D. Sự biến đổi điều kiện địa chất, khí hậu.
Đáp án : D Động lực quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới là sự biến đổi điều kiện địa chất và
khí hậu.
Câu 32:
Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sự kết hợp hai loại hợp chất lipit và prôtêin thành màng có vai trò:
A. Giúp Côaxecva trao đổi chất được.
B. Phân biệt côaxecva với môi trường.
C. Hình thành các tế bào quan trọng côaxecva.
D. Cả A và B.
Đáp án : D Lipit và prôtêin kết hợp thành màng, có vai trò giúp côaxecva trao đổi chất và phân biệt
côaxecva với môi trường.

Câu 33:
Bộ NST lưỡng bội trong tế bào sinh dưỡng của vuợn người có số lượng là:
A. 42.
B. 48.
C. 44.
D. 46.
Đáp án : B Vượn người có bộ NST lưỡng bội 2n = 48.
Câu 34:
Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ gần gũi nhất với người, vì sao?
A. Khỉ Gôrila, vì chúng đi bằng hai chi sau, tầm vóc tương đương.
B. Tinh tinh, vì chúng tinh khôn nhất trong họ vượn người, có 98% cặp nuclêôtit giống người.
C. Đười ươi, vì chúng có 32 răng và 4 nhóm máu giống người.
D. Vượn, vì chúng khôn lanh, không có đuôi.
Đáp án : B Tinh tinh là dạng vượn người gần giống với người nhất.
Câu 35: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh
tinh có quan hệ gần gũi nhất với loài người là:
A. Thời gian mang thai 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
B. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
C. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
D. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.


Đáp án : C Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh
tinh có quan hệ gần gũi nhất với loài người là sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
Câu 36: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái
Đất có thể là ARN?
A. ARN có thành phần nuclêôtit loại Uraxin.
B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
D. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).

Đáp án : D ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin) là bằng chứng cho thấy vật chất di
truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN.
Câu 37:
Sự thay đổi nào sau đây của cơ thể chứng tỏ đã xuất hiện tiếng nói phân âm tiết:
A. Xương vành mày tiêu giảm.
B. Răng và hàm dưới bớt thô.
C. Lồi cằm dô ra
D. Sọ ngày càng lớn hơn mặt.
Đáp án : C Đặc điểm lồi cằm dô ra chứng tỏ sự xuất hiện tiếng nói phân âm tiết..
Câu 38:
Trong quá trình phát sinh loài người, cả hai loại nhân tố sinh học và xã hội đồng thời chi phối ở giai đoạn:
I. Chuyển từ cây xuống đất.
II. Hình thành tư thế đì thẳng.
III. Xuất hiện tư duy
IV. Hoàn thiện dần đôi bàn tay.
V. Phát triển đời sống xã hội.
Phương án đúng là:
A. II, IV.
B. I, II, IV.
C. II, V.
D. IV.
Đáp án : A Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội đồng thời chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn
hình thành tư thế đi thẳng và hoàn thiện dần đôi bàn tay.
Câu 39:
Nội dung nào sau đây sai khi nói đến lịch sử phát triển của sinh giới?
A. Sự biến đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến biến đổi trước hết ở thực vật, sau đó đến động vật.
B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đối chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
C. Sinh giới phát triển chủ yếu cho tác động của điều kiện địa chất và khí hậu, không phụ thuộc vào tác
động của chọn lọc tự nhiên.
D. Các nhóm sinh vật thích nghi được với môi trường sẽ phát triển nhanh hơn và chiếm ưu thế.

Đáp án : C Lịch sử phát triển của sinh giới đã chọn tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
Câu 40:
Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sự sinh sản của các dạng sống tạo ra các dạng giống chúng là nhờ:
A. Xuất hiện màng.
B. Xuất hiện côaxecva.
C. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
D. Xuất hiện các eznzim.
Đáp án : C Nhờ xuất hiện cơ chế tự sao chép.
Câu 41:
Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn người tối cổ đến người hiện đại là do:
A. Não bộ đã phát triển nhiều ở giai đoạn này.
B. Công cụ lao động đã phức tạp và có hiệu quả.
C. Con người dã dần dần thoát khỏi trình độ động vật về mặt cấu tạo cơ thể và xuất hiện tư duy trừu tượng.
D. Tác động các nhân tố lao động, tiếng nói, tư duy và mối quan hệ giữa chúng.
Đáp án : B Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn người tối cổ đến người hiện đại là do công
cụ lao động đã phức tạp và có hiệu quả.
Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lý trên cơ thể,
bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh.
Câu 42:
Loài người đã xuất hiện ớ kỷ (A), đại (B). (A) và (B) lần lượt là:
A. Thứ ba, Tân sinh.
B. Thứ tư, Tân sinh.
C. Phấn trắng, Tân sinh.
D. Phấn trắng, Trung sinh.
Đáp án : B Loài người xuất hiện ở kỉ thứ tư, đại Tân sinh.
Câu 43:


Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, nghĩa của Côaxecva là:
A. Sự phân tán.

B. Sự phân giải.
C. Sự phân li.
D. Sự đông tụ.
Đáp án : D Nghĩa của côaxecva là sự đông tụ.
Câu 44: Dạng vượn người nào thường gặp ở châu Phi?
A. Khi Gôrila và tinh tinh.
B. Tinh tinh và đười ươi.
C. Đười ươi và vượn.
D. Vượn và khỉ Gôrila.
Đáp án : A Dạng vượn người ngày nay thường gặp ở Châu Phi là khỉ Gôrila và tinh tinh.
Câu 45: Bằng phương pháp nào sau đây, con người có thể đo được tuổi của hóa thạch và lớp đất đá chứa
chúng?
1- Đo thời gian bán phân rã của silỉc
2- Đo thời gian bán phân rã cùa Urani
3-Do thời gian bán phân rã của cacbon 14.
4- Phương pháp địa tầng học.
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 2, 3
D. 1, 2, 3
Đáp án : B Các phương pháp có thể đo được tuối của hóa thạch và lớp đất đá chứa chúng gồm:
+ Đo thời gian bán phân rã của Urani.
+ Đo thời gian bán phân rã của cacbon 14.
+ Phương pháp địa tầng học (khảo sát các lớp đất đá trầm tích).
Câu 46: Dạng nào sau đây không được gọi là hóa thạch?
A. Sinh vật bằng đá.
B. Xác sinh vật còn tươi, được vùi lấp trong băng hà.
C. Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách, còn giữ nguyên màu sắc.
D. Xác ướp của các Pha-rôn trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn tươi
Đáp án : D Xác ướp của các Pharaôn trong Kim tự tháp Ai Cập có sự tham gia của con người và tồn tại thời

gian ngắn, không gọi là hóa thạch.
Câu 47: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có
thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. N2, NH3, H2 và hơi nước.
B. CH4 , CO2, H2 và hơi nước.
C. CH4 , NH3, H2 và hơi nước.
D. CH4 , CO, H2 và hơi nước.
Đáp án : C Môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất gồm có
hơi nước, CH4 , NH3, H2 và không có oxi
Câu 48: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
D. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Đáp án : C Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở Kỉ Cacbon (Than
đá) thuộc đại Cổ sinh.
Kỉ Silua: cây có mạch và động vật lên cạn
Kỉ Jura: cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim
Kỉ Krêta: thực vật có hoa xuất hiện
Câu 49: Cho đến nay, các bằng chứng hoá thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
A. Nguyên sinh.
B. Trung sinh. C. Tân sinh.
D. Cổ sinh.
Đáp án : C Các bằng chứng hóa thạch đã cho thấy nhóm linh trưởng phát sinh tại Tân sinh.
Câu 50: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. đại Cổ sinh.
B. đại Nguyên sinh. C. đại Tân sinh.
D. đại Trung sinh.
Đáp án : C Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở Kỉ Đệ tứ,
đại Tân sinh

Câu 51: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiến hoá tiền sinh học.
(2) Tiến hoá hoá học.
(3) Tiến hoá sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (2) → (1) → (3).
B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (3) → (1).
D. (3) → (2) → (1).
Đáp án : A Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học


- Tiến hoá tiền sinh học
- Tiến hoá sinh học

=> (2) ᄃ (1) ᄃ (3)
Câu 52: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái
Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
Đáp án : A ARN có thể nhân đôi mà không cần dùng đến enzim.
Câu 53: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A. Silua.
B. Pecmi.
C. Cacbon (Than đá). D. Cambri.
Đáp án : C Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon, đại Cổ sinh.
Câu 54: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh
dưỡng đó.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
Đáp án : C Trong chu kỳ sinh địa hoá cacbon, một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu kỳ dinh dưỡng để đi vào
lớp trầm tích.
Câu 55: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật
nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại
A. Tân sinh.
B. Trung sinh. C. Thái cổ.
D. Nguyên sinh.
Đáp án : D Trong lịch sử phát triển và phát triển của sinh vật trên trái đất, hóa thạch của sinh vật nhân thực
cổ nhất được tìm thấy thuộc đại nguyên sinh.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ
nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các
keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến
hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.
Đáp án : D Sự sống đầu tiên trên trái đất được hình thành bằng con đường hóa học. Từ các nguyên tố hóa
học chủ yếu C, H, O, N hình thành các hợp chất vô cơ, sau đó đến các hợp chất hữu cơ đơn giản rồi đến các
chất hữu cơ phức tạp.
Câu 57: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở
A. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

Đáp án : C Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura thuộc đại
Trung sinh
Kỉ Đệ tam: phân hóa các nhóm linh trưởng; các lớp chim, thú, côn trùng
Kỉ Triat: phân hóa bò sát cổ; cá xương phát triển; phát sinh chim, thú
Kỉ Pecmi: phân hóa bò sát, côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển
Câu 58: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử
được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là
A. ADN và sau đó là ARN.
B. ARN và sau đó là ADN.
C. prôtêin và sau đó là ADN.
D. prôtêin và sau đó là ARN.
Đáp án : B Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ
thông tin di truyền) đầu tiên là ARN.
ARN có khả năng tự nhân đôi không cần enzim và có thể đóng vai trò là chất xúc tác sinh học (ribôzim).
Qua quá trình CLTN, ADN thay thế cho ARN trong việc lưu trữ, bảo quản thông tin di truyền vì ADN có
cấu trúc bền vững hơn, phiên mã chính xác hơn ARN.


Câu 59: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là
đặc điểm sinh vật điển hình ở
A. kỉ Đệ tam.
B. kỉ Phấn trắng.
C. kỉ Silua. D. kỉ Tam điệp.
Đáp án : C Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn
là đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ Silua, đại Cổ sinh
Câu 60: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học
không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
B. Năng lượng từ hoạt động của núi lửa.
C. Năng lượng từ bức xạ mặt trời.

D. Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.
Đáp án : A Giai đoạn tiến hóa hóa học:
- có sự tham gia của năng lượng từ: hoạt động của núi lửa, bức xạ nhiệt của mặt trời, sự phóng điện trong
khí quyển, sự phân rã các nguyên tố phóng xạ
- không có sự tham gia của năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
Câu 61: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta
nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo
tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin:
84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ
hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Đáp án : B
Mối quan hệ họ hàng theo trình tự xa dần: Người - tinh tinh (97,6%) - vượn Gibbon (94,7%) - khỉ Rhesut
(91,1%) - khỉ Vervet (90,5%) - khỉ Capuchin (84,2%).
Câu 62: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có
hoa xuất hiện ở
A. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Đáp án : C
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở Kỉ Phấn Trắng thuộc Đại Trung
Sinh
Câu 63: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở
A. Kỉ Đệ tứ (thứ tư) của đại Tân sinh.
B. Kỉ Đệ tứ (thứ tư) của đại Tân sinh. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại trung sinh.
C. Kỉ Jura của đại Trung sinh.

D. Kỉ Đệ tam (thứ ba) của đại Tân sinh.
Đáp án : D Trong lịch sử phát triển của sinh giới, các nhóm linh trưởng (tổ tiên của loài người) xuất hiện ở
kỉ thứ ba, đại Tân sinh.
Câu 64: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
B. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
C. Kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D. Kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
Đáp án : C Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của
đại Tân sinh.
Kỉ Krêta: tiến hóa động vật có vú, tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ
Kỉ Đệ tam: phát sinh linh trưởng; phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng
Kỉ Triat: phân hóa bò sát cổ; cá xương phát triển; phát sinh thù, chim


Câu 65: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Trong thí
nghiệm này, loại khí nào sau đây không được sử dụng để tạo môi trường có thành phần hoá học giống khí
quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?
A. CH4
B. H2.
C. NH3.
D. O2.
Đáp án : D Khi quyển nguyên thủy của Trái Đất có hơi nước, CO2, NH3, H2 và không có O2
Câu 66: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở
A. Kỉ Đệ tứ (thứ tư) của đại Tân sinh.
B. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại trung sinh.
C. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
D. Kỉ Đệ tam (thứ ba) của đại Tân sinh.
Đáp án : D Trong lịch sử phát triển của sinh giới, các nhóm linh trưởng (tổ tiên của loài người) xuất hiện ở
kỉ thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 67: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu
thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Phân hóa chim.
C. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Đáp án : A Đặc điểm sinh vật điểm hình ở kỉ Tam điệp, đại Trung sinh là: Cây hạt trần ngự trị; phân hóa bò
sát cổ; cá xương phát triển; phát sinh chim và thú.
Câu 68: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp
nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A. Cơ quan thoái hóa.
B. Cơ quan tương đồng.
C. Hóa thạch.
D. Cơ quan tương tự.
Đáp án : C Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, hóa thạch là bằng chứng trực tiếp có thể xác định
loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
Câu 69: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá tình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi
xuất hiện đầu tiên có thể là
A. ADN
B. ARN
C. Prôtêin
D. Lipit
Đáp án : B Các hóa thạch dùng để nghiên cứu về quá trình phát sinh sự sống cho thấy các dạng sinh vật
chứa vật chất di truyền là ARN xuất hiện trước. Do vậy, kết luận về phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là
ARN là có cơ sở khoa học của nó.
Câu 70: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên:
A. Các tế bào nhân thực.
B. Các đại phân tử hữu cơ.
C. Các giọt cooavecxa.
D. Các tế bào sơ khai.

Đáp án : B Trong quấ trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
các đại phân tử hữu cơ.
Câu 71: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật
điển hình ở kỉ này là:
A. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. Cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. Xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
Đáp án : A Đặc điểm của sinh vật điển hình ở đầu kỉ cacbon (kỉ than đá) đại Cổ sinh là dương xỉ phát triển
mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.



×