Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRẦN THU THÚY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY
CACBON LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở RỪNG TRỒNG
XÃ YÊN ĐỔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : Khoa học môi trường
MS: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRẦN THU THÚY

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY
CACBON LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở RỪNG TRỒNG
XÃ YÊN ĐỔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN


Ngành : Khoa học môi trường
MS: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Quốc Hưng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc./.

Tác giả luận văn

Trần Thu Thúy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể
và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS Trần Quốc Hưng, là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề
tài và viết luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các Thầy
giáo, Cô giáo khoa Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Văn Dũng
Cán bộ Lâm nghiệp xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; các cán
bộ Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương, phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ VIẾT LUẠN VĂN

TS Trần Quốc Hưng

Trần Thu Thúy


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học...........................................................................................4

1.1.1. Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu..........................................4
1.1.2. Quá trình quang hợp ở thực vật..............................................................5
1.1.3. Thị trường các bon.................................................................................. 6
1.1.4. Công cụ đánh giá nhanh trữ lượng Các bon (RaCSA)............................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng................................................. 8
1.2.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng...........................................9
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................15
1.3.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng............................................... 15
1.3.2. Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ các bon của rừng...............16
1.3.3. Nghiên cứu về lượng giá trị môi trường rừng ở Việt Nam....................18
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................20
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu........................................ 20
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 20
2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội Huyện Phú Lương.......20
2.3.2. Thực trạng rừng trồng và diễn biến diện tích rừng trồng...................... 20
2.3.3. Xác định sinh khối của rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7........21
2.3.4. Xác định trữ lượng Cacbon trong sinh khối rừng trồng Keo tai tượng
ở tuổi 3, 5 và 7.................................................................................................21
2.3.5. Xác định khả năng hấp thụ CO2 và hiệu quả kinh tế ở các tuổi rừng


trồng Keo tai tượng..........................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................21
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp từ các ban ngành.............21
2.3.2. Thu thâp số liệu ngoài thực địa.............................................................21
2.3.3. Xử lý, phân tích thông tin......................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................28

3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Yên Đổ, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên...................................................................................28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội........................................................................30
3.2. Thực trạng rừng trồng và diễn biến diện tích rừng trồng
tại địa bàn nghiên cứu............................................................................35
3.2.1. Đặc điểm, trữ lượng và diễn biến rừng trồng........................................35
3.2.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý rừng..............................................36
3.3. Xác định sinh khối của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7...38
3.3.1. Sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7.........38
3.3.2. Xác định sinh khối khô của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7...
46
3.4. Xác định trữ lượng cacbon tích lũy trong sinh khối rừng trồng Keo tai
tượng ở các tuổi 3, 5 và 7........................................................................53
3.4.1. Cấu trúc cacbon tích lũy trong cây cá lẻ ở tuổi 3, 5 và 7.......................53
3.4.2. Lượng cacbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục..............57
3.4.3. Lượng cacbon tích lũy trong đất............................................................57
3.4.4. Cấu trúc cacbon lâm phần rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7 .. 59
3.5. Xác định khả năng hấp thụ CO2 và hiệu quả kinh tế của tuổi rừng trồng
Keo tai tượng.........................................................................................60
3.5.1. Xác định khả năng hấp thụ CO2 của tuổi rừng trồng Keo tai tượng.....60
3.5.2. Giá trị kinh tế hấp thụ CO2 của Keo tai tượng..................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................63
Kết luận................................................................................................63
Kiến nghị..............................................................................................64



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Lượng các bon tích lũy trong các kiểu rừng..................................11

Bảng 3. 1: Chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng ở các
tuổi 3, 5 và 7....................................................................................................39
Bảng 3. 2: Số đo của cây tiêu chuẩn lựa chọn ở các tuổi 3, 5 và 7.................40
Bảng 3. 3: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ rừng trồng Keo tai tượng
ở tuổi 3, 5 và 7.................................................................................................41
Bảng 3. 4: Cấu trúc sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi và thảm mục...............44
Bảng 3. 5: Sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5
và 7..................................................................................................................45
Bảng 3. 6: Cẩu trúc sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Keo tai tượng
ở tuổi 3, 5 và 7.................................................................................................48
Bảng 3. 7: Cấu trúc sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và thảm mục................51
Bảng 3. 8: Sinh khối khô của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5
và 7..................................................................................................................52
Bảng 3. 9: Cấu trúc lượng cacbon tích lũy trong cây cá lẻ rừng trồng Keo tai
tượng ở tuổi 3, 5 và 7.......................................................................................54
Bảng 3. 10: Lượng cacbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ... 57
Bảng 3. 11: Tổng lượng cacbon tích lũy trong đất..........................................58
Bảng 3. 12: Cấu trúc cacbon lâm phần rừng trồng Keo tai tượng
ở tuổi 3, 5 và 7.................................................................................................59
Bảng 3. 13: Bảng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng ở các
tuổi 3, 5 và 7....................................................................................................60
Bảng 3. 14: Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 mang lại của rừng Keo
tai tượng ở tuổi 3, 5 và 7..................................................................................61


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ sinh khối tươi của các bộ phận cây cá lẻ Keo tai tượng tuổi 42
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ sinh khối tươi của các bộ phận cây cá lẻ Keo tai
tượng tuổi 5.....................................................................................................42
Biểu đồ 3. 3: Tỷ lệ sinh khối tươi của các bộ phận cây cá lẻ Keo

tai tượng tuổi 7.................................................................................................43
Biểu đồ 3. 4: Biểu đồ sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Keo tai tượng.......46
Biểu đồ 3. 5: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Keo
tai tượng tuổi 3................................................................................................49
Biểu đồ 3. 6: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Keo
tai tượng tuổi 5.................................................................................................50
Biểu đồ 3. 7: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ rừng trồng Keo tai
tượng tuổi.........................................................................................................50
Biểu đồ 3. 8: Biểu đồ sinh khối khô lâm phần rừng trồng Keo tai tượng........53
Biểu đồ 3. 9: Cấu trúc cacbon giữa các bộ phận trong cây cá lẻ rừng trồng
Keo tai tượng 3 tuổi.........................................................................................55
Biểu đồ 3. 10: Cấu trúc cacbon giữa các bộ phận trong cây cá lẻ rừng trồng
Keo tai tượng 5 tuổi.........................................................................................56
Biểu đồ 3. 11: Cấu trúc cacbon giữa các bộ phận trong cây cá lẻ rừng trồng
Keo tai tượng 7 tuổi.........................................................................................56
Biểu đồ 3. 12: Tổng lượng Cacbon tích lũy trong đất.....................................58


DANH TỪ VIẾT TẮT

D1.3

: Đường kính ngang ngực

H vn

: Chiều cao vút ngọn

N


: Mật độ

OTC

: Ô tiêu chuẩn

D 1.3

: Đường kính ngang ngực bình quân

H vn

: Chiều cao vứt ngọn bình quân

CDM

: (Clean Development Mechanism) Cơ chế
phát triển sạch

IPCC

: (Intergovernmental Panel on Climate)
Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu


1


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Không khí là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên hành
tinh, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần
của không khí bao gồm Nitơ (71,8%), oxy (20,9%) với một số lượng nhỏ
Argon (0,9%), CO2 (dao động, 0,035%), hơi nước và một số chất khác. Tuy
nhiên trong 100 năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế,
con người đã tác động mạnh vào sự cân bằng của các chất khí, làm gia tăng
các khí nhà kính, đặc biệt lượng CO2 tăng 20% đã dẫn đến sự nóng lên toàn
cầu, làm biến đổi khí hậu của nhiều vùng trên trái đất và đe doạ nghiêm trọng
đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc trên khắp hành tinh.
Đứng trước mối đe doạ này, rừng chính là nhân tố cứu giúp và bảo vệ
con người thoát khỏi những lo lắng cho sự sống của chính mình. Với khả
năng hấp thụ một lượng lớn CO2 trong khí quyển, rừng không chỉ góp phần
điều tiết khí hậu mà còn trực tiếp góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giữ sự
cân bằng của thành phần khí quyển và giữ vững sự ổn định của các quá trình
diễn ra trong tự nhiên. Vì vậy cần thiết phải phát triển và tạo ra những diện
tích rừng đủ lớn để hấp thụ CO2 .
Kể từ tháng 11/2007 đã có 175 quốc gia trên thế giới ký kết vào nghị
định thư Kyoto với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nghị định với cơ chế phát triển sạch CDM mở ra cơ hội cho các nước đang
phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển hay các đơn vị
hoặc cá nhân nhận được chi phí để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng,
phục hồi rừng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
theo hướng nông- lâm kết hợp góp phần phát triển đất nước theo hướng bền
vững.
Tại Việt Nam, diện tích rừng bị suy giảm đáng kể sau chiến tranh cùng
những tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên trong những năm gần đây việc trồng và bảo vệ rừng đã được quan tâm



đúng mức hơn, chính phủ đã đề ra nhiều chương trình, đề án bảo vệ, tái tạo
rừng như: chương trình 327, 661, dự án PAM,…Nỗ lực trên đã góp phần làm
xanh hoá một diện tích không nhỏ đất trống, đồi núi trọc, bước đầu đem lại
những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường.
Với mục đích đưa cơ chế phát triển sạch CDM áp dụng rộng rãi ở Việt
Nam trong đó cụ thể là người trồng rừng nhận được nguồn thu từ những lợi
ích mang lại về mặt môi trường của rừng thông qua việc làm giảm phát thải
khí nhà kính, nhờ việc lượng hoá lượng CO2 mà rừng đã hấp thụ. Chính vì vậy
tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu khả năng tích luỹ cácbon làm cơ sở cho
việc chi trả dịch vụ môi trường ở rừng trồng xã Yên Đổ, huyện Phú Lương”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được khả năng tích lũy cacbon của rừng trồng keo tai tượng
tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc xác
định phí dịch vụ môi trường rừng .
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Lượng hoá được khả năng tích lũy cacbon của rừng trồng keo tai
tượng tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương.
- Dự báo được hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính phí môi trường dựa vào
khả năng tích lũy cacbon của rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài:
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Việc nghiên cứu đề tài giúp tôi bổ sung những kiến thức chuyên
ngành, rèn luyện khả năng nghiên cứu, viết một báo cáo khoa học, góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho công tác sau này
* Ý nghĩa trong thực tiễn


Góp phần ứng dụng và phát triển phương pháp ước lượng và dự báo

năng lực hấp thụ CO2 của rừng làm cơ sở xác định phí chi trả dịch vụ môi
trường từ rừng trong quá trình tham gia công ước về biến đổi khí hậu của thế
giới.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Đó là hiệp định LHQ làm ổn định các khí nhà kính trong khí quyển ở
một mức mà có thể ngăn chặn và hạn chế những biến đổi xấu của khí hậu.
Công ước LHQ về biến đổi khí hậu đó được thông qua trong hội nghị thượng
đỉnh về trái đất được tổ chức tại Rio de Janerio, 1992. Để đưa công ước này
vào hoạt động, tháng 12/1997 Nghị định thư Kyoto đã được đưa ra bàn về
giới hạn khí gây hiệu ứng nhà kính, và hiện nay công ước này đang được cụ
thể hoá.
Nghị định thư Kyoto cho phép các nước phát triển đạt được mục
tiêu/chỉ tiêu phát thải thông qua 3 cơ chế linh hoạt, gồm: Buôn bán lượng chi
tiêu phát thải giữa các nước phát triển với nhau; cùng tham gia thực hiện
(chuyển nhượng các chi tiêu phát thải giữa các nước phát triển, được kết nối
với các dự án giảm phát thải cụ thể); cơ chế phát triển sạch: (CDM - Clean
Development Mechanism) là một trong 3 cơ chế linh hoạt của Nghị định thư
Kyoto. M
: “Cơ chế Đồng thực hiện (JI - Joint Implementation)”;
“Cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism)”, và “Cơ
chế thương mại phát thải (ET - Emissions trading)
(các nước đang phát triển) đạt được sự phát triển bền vững và đóng góp vào
mục tiêu của Công ước, đồng thời giúp các nước phát triển đạt được sự tuân
thủ các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Cơ chế CDM cho phép các nước

đang phát triển đạt được một phần mục tiêu giảm phát thải bắt buộc của họ
thông qua các dự án trồng rừng tại các nước đang phát triển, mà sẽ làm giảm
lượng phát thải hoặc hấp thụ khí CO2 từ khí quyển.


Đến năm 2004 đã có 16 dự án về cố định cacbon qua việc trồng mới và
tái trồng rừng được thực hiện, trong đó châu Mỹ - Latinh có 4 dự án, châu Phi
có 7 dự án, châu Á có 5 dự án và 1 dự án liên quốc gia được thực hiện tại các
nước Ấn Độ, Brazil, Jordan và Kenya (FAO, 2004) [17]. Tại Mexico một dự
án đang được thực hiện, mục tiêu của dự án là cung cấp 18.000 tấn CO2/năm
với giá 2,7 USD/tấn, dự án đã tập hợp trên 400 thành viên thuộc trên 33 cộng
đồng của 4 nhóm dân tộc thiểu số tham gia với nhiều hệ thống nông-lâm kết
hợp khác nhau. Kết quả của dự án đã làm tăng lượng cacbon tích luỹ, tăng
cường năng lực cộng đồng, khuyến khích phát triển các hệ thống sản xuất
nông nghiệp bền vững và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Phạm Xuân
Hoàn, 2005) [3]. Tại Ấn Độ, một dự án nâng cao cố định cacbon đang được
thực hiện trong thời gian 50 năm, theo tính toán, khi kết thúc dự án có thể cố
định được từ 0,4-0,6 Mt cacbon, trong đó sau 8 năm, mỗi ha có thể cố định
được 25,44 tấn, sau 12 năm có thể cố định được 41,2 tấn và sau 50 năm có thể
cố định được 58,8 tấn (tương đương khoảng 3 tấn C/ha). Tây Phi thông qua
việc tăng cường khả năng cố định cacbon của tràng cỏ Savannah (FAO,
2004) [18]. Nhìn chung, mục tiêu của các dự án về khả năng cố định cacbon
biến động rất lớn, từ 7 tấn/ha trong dự án tại vườn quốc gia Noel Kempf
Mercado ở Bolivia đến 129 tấn/ha trong dự án thực hiện tại vùng Andean ở
Ecuador (FAO, 2004) [17].
1.1.2. Quá trình quang hợp ở thực vật
Quang hợp là quá trình biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ cấu thực
vật có diệp lục. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Phương trình quang hợp
của thực vật như sau: 6CO2 + 6H2O = C6H12O6 + 6O2 + Q. Đây chính là
phương trình chứng minh khả năng hấp thụ khí CO2 của thực vật có chứa diệp

lục.
Quang hợp là quá trình mà cơ thể thực vật biến đổi năng lượng ánh sáng
mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng hợp chất hữu cơ. Bản chất của
quá


trình quang hợp là sự khử khí CO2 đến Hydratcacbon với sự tham gia của năng
lượng ánh sáng mặt trời do sắc tố của thực vật hấp thu.
Ý nghĩa cơ bản của quá trình quang hợp là lấy năng lượng tự do từ môi
trường xung quanh rồi tích lũy nó dưới dạng các phân tử hữu cơ bền vững. Vai
trò có một không hai của quang hợp là làm cho CO2 (sản phẩm cuối cùng của
sự phân giải các hợp chất hữu cơ) quay trở lại đi vào chu trình các chất
trong tự nhiên tạo thành chất hữu cơ ban đầu. Không có điều đó thì không tồn
tại sự sống.
1.1.3. Thị trường các bon
Tháng 8 năm 2001 thị trường về mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà
kính đã được khai trương ở London. Tại thị trường này trước tiên có 6 loại
khí nhà kính sẽ được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Cacbon dioxit
(C02). Đơn vị đo các loại hàng hóa khí thải nhà kính trên thị trường được tính
theo tấn khí CO2 và khối lượng quy đổi của các loại khí khác. Hiện tại, khách
hàng tham gia thị trường quốc tế tại London về chỉ tiêu phát thải khí nhà kính
gồm 34 tập đoàn và hơn 6000 doanh nghiệp nhỏ.
Tháng 12/2009 công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC)
đưa ra bán đấu giá 350.000CERS từ dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành
mỏ Rạng Đông là dự án phát triển sạch đầu tiên được chứng nhận giảm phát
thải [17].
Tháng 4/2010 Tokyo đã khởi động chương trình buôn bán phát thải khí
các bon. trong chương trình này 1400 tổ chức chuyên sâu về năng lượng và
các bon của thành phố này phải đáp ứng các mục tiêu giảm thải ràng buộc về
mặt pháp lý. Giai đoạn đầu của chương trình này kéo dài tới năm 2014, trong

thời gian đó, các tổ chức tham gia sẽ phải cắt giảm phát thải các bon ở mức
6%. Những tổ chức nào không thể hoạt động trong hạn mức phát thải cho
phép kể từ năm 2011 sẽ phải mua giấy phép xả thải đề bù đắp lượng phát thải
vượt quá hoặc đầu tư vào các chứng chỉ năng lượng tái tạo hay các tín dụng
các bon. Những công ty nào không tuân theo các quy định mới sẽ nộp phạt và


bị chính phủ lên án, những đơn vị nào không hoạt động trong hạn mức phát
thải sẽ bị ra lệnh cắt giảm phát thải 1,3 lần so với mức ban đầu trong suốt giai
đoạn đầu tiên của chương trình [18].
Theo nguồn tin từ Công ty phân tích thị trường Point Cacbon có trụ sở
tại Na Uy cho thấy sự phát triển vượt bậc cả về quy mô và giá trị giao dịch
của thị trường Cacbon. Năm 2005 giá trị giao dịch của thị trường tài chính
Cacbon đạt 10,908 tỷ
10USD với khối lượng giao dịch khoảng 0,718 tỷ tấn, năm 2006 đạt
31,235 tỷ USD với khối lượng 1,745 tỷ tấn, đến năm 2007 con số này đã đạt
đến mức 64,035 tỷ USD cho 2,983 tỷ tấn và năm 2008 đã tăng đến mức
126,345 tỷ USD cho mức giao dịch của 4,811 tỷ tấn. Năm 2009 do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính nên giá trị giao dịch của thị trường Cacbon
giảm, với khối lượng 8,2 tỷ tấn khí thải CO2 đã được trao đổi trên thị trường
mua bán hạn ngạch khí thải thế giới với giá trị giao dịch khoảng 135 tỷ USD
[33].
1.1.4. Công cụ đánh giá nhanh trữ lượng Các bon (RaCSA)
RaCSA [33] là một trong 6 công cụ thuộc gói công cụ TUL-SEA hỗ trợ
đàm phán trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Các công cụ này
được áp dụng tại 6 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Công cụ RaCSA được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản
phù hợp với hoàn cảnh địa phương nhằm hỗ trợ thảo luận giữa các bên liên
quan. Công cụ này giúp lượng hoá tích luỹ C một cách khoa học, ngoài ra
công cụ này còn hỗ trợ những hoạt động xoá đói giảm nghèo và cải thiện sinh

kế cho người dân vùng nông thôn.
RaCSA là công cụ đánh giá nhanh với chi phí thấp nhằm mục đích:
- Cung cấp số liệu tin cậy về dự trữ C tại một cảnh quan cụ thể cung cấp
số liệu về thay đổi khí thải trong quá khứ và những tác động của thay đổi hiện
trạng sử dụng đất đối với khí thải, không áp dụng hoặc áp dụng những can
thiệp cụ thể đối với sự phát triển hoặc bảo tồn dự trữ C.


- Xác định những vấn đề cơ bản trong mối tương quan giữa dự trữ C và
sinh kế, cơ hội để đạt được sự phát triển bền vững hơn.
- Cải thiện sự hiểu biết chia sẻ giữa các bên liên quan hướng tới FPIC
(những nguyên tắc về đồng thuận tự do và sẵn có) trong hợp đồng nhằm phát
triển hoặc duy trì dự trữ C.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng
Sự tăng trưởng sinh khối gắn liền với tích luỹ các bon của cây
rừng, để nghiên cứu trữ lượng các bon của rừng hấp thụ được thì bước đầu
tiên là nghiên cứu sinh khối rừng.Đầu thế kỷ 19 đã có những nghiên cứu về
sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng, tiêu biểu như Baur, Breymann,
Danckemam, Weise... Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề
khác nhau nhưng đều tìm hiểu về những quy luật sinh trưởng, mối quan hệ
giữa sinh trưởng và sản lượng rừng vào không gian dinh dưỡng, quy
luật kết cấu lâm phần, đặc tính di truyền của mỗi loài cây và mô phỏng bằng
mô hình toán học. Từ các công trình đó đã đưa ra kết luận rằng sinh trưởng,
tăng trưởng, sinh khối có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào chiều
cao, đường kính.
- Xác định trữ lượng cácbon bằng cách sử dụng hệ số mặc định về trữ lượng
Cacbon trong sinh khối khô là 0,5 (IPCC, 2005), và lượng các bon
tương đương theo hệ số quy đổi 1C = 3,67 CO2. Sự tăng trưởng sinh khối
gắn liền với tích lũy các bon của cây rừng, để nghiên cứu trữ lượng các bon

của rừng hấp thu được thì bước đầu tiên là nghiên cứu sinh khối rừng.
Liebig (1862) đã định lượng về sự tác động của thực vật tới không khí,
sau đó Mitscherlich E.A (1954) đã phát triển luật tối thiểu thành luật “năng
suất” [21]. Lieth, H (1994) đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản
đồ năng suất [21]. Duyio cho biết: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất
khô thuần từ 10 - 50 tấn/ha/năm, trung bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất


khô từ 60 - 800 tấn/ha/năm, trung bình là 450 tấn/ha/năm [7]. M.G.R. Canell
(1982) đã cho ra đời cuốn sách “sinh khối và năng suất sơ cấp của rừng thế
giới”, cho đến nay nó vẫn là tác phẩm quy mô nhất. Tác phẩm đã tổng hợp
hơn 600 công trình nghiên cứu được tóm tắt xuất bản về sinh khối khô, thân,
cành , lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của hơn 1200 lâm phần thuộc
46 nước trên thế giới [22]. Trong khi nghiên cứu về sinh khối cũng đã có
nhiều tác giả quan tâm đến phương pháp xác định vì nó liên quan đến độ
chính xác của kết quả nghiên cứu.
1.2.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Trên thế giới, hai nơi có khả năng hấp thụ một khối lượng lớn CO2
phát thải vào không khí bởi các hoạt động của con người đó là đại dương và
thảm thực vật. Trong đó thảm thực vật đã lưu trữ một lượng CO2 lớn hơn 1
nửa khối lượng chất khí phát thải đó và cũng chính từ nguyên liệu các bon
này hàng năm thảm thực vật trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất
2

khô thực vật. Rừng nhiệt đới toàn cầu có diện tích khoảng 17,6 triệu km chứa
đựng 547 tỷ tấn các bon trong sinh khối và trong đất.
Năm 1980 Brawn và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng
các bon trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh
khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương 42 - 43 tỷ
tấn các bon trong toàn châu lục. Tuy nhiên lượng các bon có biến động rất lớn

giữa các vùng và các kiểu thảm thực bì khác nhau. Thông thường lượng các
bon trong sinh khối biến động từ dưới 50 tấn/ha đến 360 tấn/ha, phần lớn ở
các kiểu rừng là 100 - 200 tấn/ha [5].
Palm C.A et al, 1986 cho rằng lượng các bon trung bình trong sinh khối
phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới châu Á là 185 tấn/ha và biến động từ 25 300 tấn/ha [23].
Brawn.S, 1991 Rừng nhiệt đới Đông nam Á có lượng sinh khối trên
mặt đất từ 50 - 430 tấn/ha (tương đương 25 - 215 tấn C/ha) và trước khi có tác


động của con người thì các trị số tương ứng là 350 - 400 tấn/ha (tương đương
175 - 200 tấn C/ha) [23].
Lasco.R. (1999) rừng tự nhiên thứ sinh ở Philippines có 86 - 210 tấn
C/ha trong phần sinh khối trên mặt đất, ở rừng già là 370 - 520 tấn sinh
khối/ha (tương đương 185 - 260 tấn C/ha, lượng các bon ước tính 50% sinh
khối) [25].
Rừng Malaysia lượng các bon biến động từ 100 - 160 tấn/ha nếu tính cả
sinh khối trong đất là 90 - 780 tấn/ha [23].
Theo MC Kenzie (2001) các bon trong hệ sinh thái rừng thương tập
trung ở 4 bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ
cây và đất rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực
hiện thông qua xác định sinh khối rừng [24].
Brown và Pearce (1994) đã nhận định rằng: Một khu rừng nguyên sinh
có thể hấp thụ được 280 tấn các bon và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu
chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được
chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng
115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến ¼ khi rừng bị chuyển đổi
sang canh tác nông nghiệp [10].
Lasco (2002) lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới châu Á bị
giảm khoảng 22 - 67% sau khi khai thác. Tại Philippines ngay sau khi khai
thác thì lượng các bon bị mất là 50% so với rừng thành thục trước khai thác

và ở Indonesia là 38 - 75% [25].
Hầu hết lượng các bon trên trái đất được tích lũy trong sinh khối cây
rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới. Woodwell đã đưa ra bảng thống kê
lượng các bon theo kiểu rừng như sau:


Bảng 1. 1: Lượng các bon tích lũy trong các kiểu rừng
Lượng các bon

Tỷ lệ

(tỷ tấn)

%

Rừng mưa nhiệt đới

340

62,16

Rừng nhiệt đới gió mùa

122

2,19

Rừng thường xanh ôn đới

80


14,63

Rừng phương bắc

108

19,74

7

1,28

547

100

Kiểu rừng

Đất trồng trọt
Tổng các bon lục địa

(Theo Woodwell,Pecan, 1973)
Số liệu bảng trên cho thấy lượng các bon được lưu trữ trong kiểu rừng
mưa nhiệt đới là cao nhất chiếm hơn 62% lượng các bon trên bề mặt trái đất,
trong khi đó trồng trọt chỉ chiếm khoảng 7%. Điều đó chứng tỏ rằng việc
chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gia
tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải.
Xét trên phạm vi toàn cầu, số liệu thống kê năm 2003 cho thấy lượng
các bon lưu trữ trong rừng khoảng 800 - 1.000 tỷ tấn. trong 1 năm rừng hấp

thu khoảng 100 tỷ tấn khí Các bon níc và thải ra khoảng 80 tỷ tấn Oxy [4].
Trong một nghiên cứu của Arild Angelsen and Sven Wunder (2003) đã
chỉ ra rằng: "Trong các dịch vụ môi trường mà những cộng đồng vùng cao có
thể được đền bù (hấp thụ các bon, bảo vệ vùng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng
sinh học) thì cơ chế đền bù cho thị trường các bon là cao hơn cả, thậm chí
rừng các bon được xem là một đóng góp quan trọng trong giảm nghèo" [20].
Một nghiên cứu khác của Joyotee Smith và JScherr (2002) [6] đã định
lượng được lượng Các bon lưu trữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các
loại hình sử dụng đất tại Brazil, Indonesia và Cameroon, bao gồm trong các
sinh khối thực vật và dưới mặt đất từ 0 - 20cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy


lượng khí Các bon ít biến động hơn, nhưng cũng có xu hướng giảm dần từ
rừng tự nhiên đến đất không có rừng.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang Oregon và một số viện khác
kết luận trong các bản báo cáo “Những điều luật tính toán đến các bon đối với
rừng nên chủ trương bảo vệ những khu vực rừng già khỏi tác động bên ngoài.
Một lượng lớn các bon sẽ quay trở lại bầu khí quyển nếu những khu vực rừng
này bị xáo trộn”. Phân tích 519 nghiên cứu khác nhau cho thấy 15% đất rừng
phía Bắc Hemisphere không được kiểm soát, đặc biệt là những khu rừng già,
chúng chiếm đến 10% lượng hấp thụ CO2 toàn cầu (Trà Mi, 2008- Theo
Science Daily) [19].
Tại huyện Kabupaten Nunukan, phía đông Kalimantan đã áp dụng công
cụ RACSA để giám sát lượng dự trữ các bon trong khu vực.
* Một số nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của các dạng rừng:
- Palm C.A et al, 1986 cho rằng lượng các bon trung bình trong sinh


×