Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.48 KB, 3 trang )

Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN
CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng của NST, ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được đặc điểm bộ NST đặc trưng của mỗi loài.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Phân biệt được các dạng đột
biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng.
2. Kĩ năng: Quan sát hình để mô tả hình thái, cấu trúc và nêu chức năng của NST.
3. Thái độ: Yêu thích khoa học, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 5.1, 5.2 SGK phóng to.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC : Cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là đột biến gen? Nêu các dạng đột biến gen.
- Nêu cơ chế phát sinh và hậu quả đột biến gen?
3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình
thái và cấu trúc NST.

Nội dung kiến thức cơ bản
I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC NHIỄM SẮC
THỂ.
1. Hình thái nhiễm sắc thể
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1
- NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết
trang 23 SGK và cho biết: Vật chất


với các loại prôtêin khác nhau(chủ yếu prôtein
cấu tạo nên NST và tính đặc trưng của histôn)
bộ NST lưỡng bội của loài, trạng thái - Mỗi nhiễm sắc thể chứa:
tồn tại của NST trong tế bào xô ma?
+ Tâm động: chứa trình tự nu đặc biệt, là vị trí
Sự khác nhau về hình thái NST ở tế
liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về
bào chưa phân chia và khi tế bào ở kì các cực của tế bào trong phân bào.
giữa của nguyên phân?
+ Vùng đầu mút: có tác dụng bảo vệ NST, làm
cho NST không dính vào nhau, có trình tự nu
HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. khởi đầu quá trình nhân đôi ADN.
- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng,
GV: Nhận xét và bổ sung về hình thái hình thái và cấu trúc.
NST để hoàn thiện kiến thức.
- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.
GV: Cho HS quan sát hình 5.2 SGK
2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.
phóng to và yêu cầu trả lời câu hỏi:
- Ở sinh vatạ nhân thực: NST được cấu tạo từ
Hình vẽ thể hiện điều gì? Mô tả rõ
chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:
từng cấp độ xoắn? Trong nhân mỗi tế + Phân tử ADN rất dài.
bào đơn bội ở người chứa 1 m ADN.
+ ADN được xếp vào các NST khác nhau và có
Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ
sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau


này có thể xếp gọn trong nhân?

HS: Nghiên cứu hình 5.2 và thông tin
SGK để thảo luận và trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đột biến
cấu trúc NST.
GV: Đột biến cấu trúc NST là gì?
HS: Nghiên cưua thông tin SGK để
trả lời.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục II
SGK trang24, 25 để phân biệt cơ chế
phát sinh và hậu quả của các dạng đột
biến cấu trúc NST? Tại sao đột biến
mất đoạn thường gây chết?
HS: Do mất cân bằng hệ gen. Mất
đoạn nhỏ không ảnh hưởng -> lợi
dụng mất đoạn nhỏ trong chọn giống
để loại bỏ gen không mong muốn.
GV: Tại sao dạng đột biến này ít hoặc
không ảnh hưởng đến sức sống sinh
vật?
HS: Do không tăng không giảm
VCDT, chỉ làm tăng sự sai khác giữa
các NST.
GV: Tại sao đột biến chuyển đoạn lại
gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt
ảnh hưởng đến sức sinh sản của sinh
vật?
HS: Sự chuyển đoạn thay đổi lớn
trong cấu trúc NST, khiến cho các
NST trong cặp mất trạng thái tương
đồng, dẫn đến khó khăn trong quá

trình phát sinh giao tử.
GV: Có thể lợi dụng chuyển đoạn nhỏ
trong chọn giống? ( chuyển đoạn NST
chứa gen mong muốn khác loài).

trong mỗi NST.(Hình 5.2)
- Ở sinh vật nhân sơ: Mỗi tế bào chỉ chứa 1 phân
tử ADN mạch kép, có dạng vòng, chưa có cấu
trúc NST.
II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC
THỂ.
1. Khái niệm.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong
cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình
tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc
của NST
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST.
a. Mất đoạn :
- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của
NST
- Làm giảm sl gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
b. Lặp đoạn:
- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể
lặp lại một hay nhiều lần.
- Làm tăng sl gen trên NST, mất cân bằng gen.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của
tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo
nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
c. Đảo đoạn:

- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và
đảo ngược 1800 và nối lại.
- Làm thay đổi trình tự pbố của các gen trên
NST.
- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng
sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu
cho tiến hóa,
d. Chuyển đoạn:
- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một
NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
- Một sôa gen trên NST thể này chuyển sang
NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên
kết.
- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm
mất khả năng sinh sản.

4. Củng cố:
- Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
- Mối liên quan giữa các dạng đột biến cấu trúc NST với số lượng và vị trí của gen?


5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc bài đột biến số lượng NST.



×