Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 4: Đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.48 KB, 4 trang )

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được khái niệm về đột biến gen .
- Chỉ ra được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Các dạng đột biến gen . Hậu quả của đột biến gen
- Vai trò của đột biến gen trong tiến hoá và chọn giống
2. Kĩ năng:
Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học
sinh
3. Thái độ:
- Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự
nhiên
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: Tranh vẽ 4.1; 4.2 trong SGK. Giáo án, SGK và các tài liệu tham
khảo.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
- Trình tự phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn
mạch bổ sung là AGXTTAGXA:
a. AGXUUAGXA
b. UXGAAUXGU
c. TXGAATXGT
d.


AGXTTAGXA
- Phiên mã là quá trình:
a. tổng hợp chuỗi polipeptit
b. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ
c. nhân đôi ADN
d. truyền TTDT từ trong nhân ra ngoài nhân
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung bài học
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen

1. Khái niệm:
- Đột biến gen là những biến đổi trong
GV: Nêu khái niệm đột biến gen?
cấu trúc của gen liên quan đến một cặp
HS trả lời
GV: Khi cấu trúc của gen thay đổi sẽ nuclêôtit (đột biến điểm).
- Mỗi đột biến gen dẫn đến thay đổi
dẫn đến điều gì?
trình tự nuclêôtit tạo ra các alen khác
HS trả lời


GV: Tần số đột biến gen tự nhiên lớn
hay nhỏ, ta có thể điều chỉnh tần số này
được hay không?
HS trả lời
GV: Thế nào là đột biến? Có phải mọi
đột biến đều biểu hiện thành kiểu hình

không?
Phân biệt thể đột biến và đột biến?
HS trả lời
GV: Có những dạng đột biến gen nào?
Nêu khái niệm và hậu quả của mỗi dạng
đột biến gen đó?
HS trả lời
GV: Tại sao cùng là đột biến thay thế
một cặp nuclêôtit mà có trường hợp ảnh
hưởng đến cấu trúc của prôtêin, có
trường hợp không. Yếu tố quyết định
điều này là gì?
HS trả lời: bộ 3 mã hoá a.a có bị thay
đổi không. Bộ 3 sau đột biến có quy
định a.a mới không

nhau.
- Đa số đột biến gen tự nhiên là có hại,
một số có lợi hoặc trung tính.
- Tần số đột biến của từng gen riêng lẻ
là rất thấp (10-6 - 10-4), nhưng có thể
thay đổi dưới tác động của các tác nhân
gây đột biến (hoá học, vật lý, sinh học)
- Các tác nhân gây biến đổi vật chất di
truyền gọi là đột biến. Khi đb đã biểu
hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột
biến.
2. Các dạng đột biến gen:
a. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit:
- Khái niệm: một cặp nuclêôtit riêng lẻ

trên ADN được thay thế bằng một cặp
nuclêôtit khác.
- Hậu quả:
+ Thay thế cùng loại: mã di truyền
không thay đổi, không ảnh hưởng đến
phân tử prôtêin mà gen điều khiển tổng
hợp.

+ Thay thế khác loại: làm thay đổi mã di
truyền, có thể ảnh hưởng đến prôtêin mà
gen điều khiển tổng hợp.
b. Đột biến thêm hoặc mất một cặp
nuclêôtit:
- Khái niệm: ADN bị mất đi một cặp
nuclêôtit hoặc thêm vào một cặp
GV: Trong các dạng đột biến gen. Dạng nuclêôtit nào đó.
nào nguy hiểm nhất. Dạng nào ít nguy - Hậu quả: hàng loạt bộ 3 bị bố trí lại kể
hiểm nhất?
từ điểm đột biến nên ảnh hưởng lớn đến
HS trả lời
phân tử prôtêin mà gen quy định tổng
GV: Hãy liệt kê các nguyên nhân gây ra hợp.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
đột biến gen mà em biết?
gen
HS trả lời
1. Nguyên nhân:
- Do ngoại cảnh: tác nhân lý, hoá-sinh
học
- Những rối loạn sinh lý, hoá sinh của



GV: Thế nào là bazơ thường và bazơ
hiếm? Cơ chế phát sinh đột biến gen
bởi các bazơ hiếm?
HS trả lời
GV: Đột biến gen phát sinh sau mấy lần
ADN tái bản?
HS trả lời
GV: Kể tên các nhân tố gây đột biến và
kiểu đột biến do chúng gây ra?
HS trả lời

t.bào
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân
đôi ADN:
- Trong ADN có tỷ lệ nhất định những
bazơ hiếm. Các bazơ này có những vị trí
liên kết hyđrô bị thay đổi nên dễ kết cặp
sai khi tái bản, nếu không được sửa chữa
qua lần sao chép tiếp theo dễ gây đột
biến.

b. Tác động của các tác nhân gây đột
GV: Đột biến gen gây ra những hậu quả biến:
gì? Vì sao lại cho rằng hầu hết các đột - Tác nhân vật lý: tia tử ngoại
biến là có hại?
- Tác nhân hoá học: 5BU
HS trả lời

- Tác nhân sinh học: một số virut
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen

GV: Vì sao đột biến gen được xem là
nguồn nguyên liệu cơ bản cho quá trình
tiến hoá?
HS trả lời
GV: Vai trò của đột biến gen đối với
quá trình chọn giống? Cho ví dụ?
HS trả lời:
+ Đột biến chân cừu ngắn ở Anh làm
cho chúng không nhảy qua hàng rào
được, không phá vườn.
+ Đột biến làm tăng khả năng sử dụng
đất đai và đột biến làm mất tính cảm
ứng quang chu kỳ phát sinh ở giống lúa
Tám thơm (Hải Hậu) giúp các nhà chọn
giống tạo ra giống lúa Tám thơm trồng
được hai vụ trong năm, trên nhiều điều
kiện đất đai kể cả vùng trung du miền
núi.

1. Hậu quả của đột biến gen:
Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp
prôtêin nên đại đa số đột biến gen là có
hại. Tuy nhiên một số đột biến gen là có
lợi hoặc trung tính.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
a. Đối với tiến hoá:
- Làm xuất hiện các alen mới

- Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá
trình tiến hoá
b. Đối với chọn giống:
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình
chọn giống

4. CỦNG CỐ BÀI HỌC: Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
- Trong các dạng đột biến gen sau, dạng chỉ di truyền được qua sinh sản vô tính là:


a. đột biến giao tử và đột biến tiền phôi
b. đột biến xôma
c. đột biến xôma và đột biến giao tử
d. đột biến tiền phôi
- Trong các dạng biến đổi vật chất di truyền sau, dạng nào là đột biến gen?
a. Mất một đoạn nhiễm sắc thể
b. Mất một hay một số cặp nuclêôtit
c. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
d. Cả b và c đúng.
5. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Bài tập: Cho một đoạn ADN chứa gen cấu trúc có trình tự nu chưa đầy đủ như
sau:
5' - AXA TGT XTG GTG AAA GXA XXX…..3'
3' - TGT AXA GAX XAX TTT XGT GGG…..5'
a. Viết trình tự ribônu của sản phẩm sao mã của gen cấu trúc trong đoạn ADN
này?
b. Viết trình tự a.a của chuỗi polipeptit khi sản phẩm đã hoàn chỉnh?
2. Trả lời các câu hỏi trong SGK
3. Đọc bài mới trước khi tới lớp.
Nhận xét sau giờ dạy

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………..……………………………./.



×