Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 4: Đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.48 KB, 6 trang )

Giáo án sinh học 12 cơ bản

Bài 4

BÀI 4 : ĐỘT BIẾN GEN
Ngày soạn . . . . . . . . . . . Thời gian dạy . .. . . . . . . .
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: Học xong bài này hs phải:
- Trình bày được khái niệm đột biến gen.
- Trình bày được nguyên ngân và cơ chế đột biến gen.
- Trọng tâm: Cơ chế và đặc điểm đột biến gen, hậu quả của đột biến gen.
2/ Kỹ năng: Giải thích được 1 số hiện tượng trong thực tế.
3/ Thái độ: Cảm thông, chia sẻ với những nạn nhân chất độc da cam
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1/ Chuẩn bị của học sinh: Phiếu học tập
- Sưu tập 1 số tranh ảnh về đột biến gen ở người và động vật, thực vật
2/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Các hình 4.1, 4.2, SGK phóng to.
- Tranh ảnh về đột biến gen : Ung thư da ở người, dị dạng ở lợn, thân cây lúa…
Đáp án phiếu học tập số 1 Các nguyên nhân làm tăng các tác nhân trong môi trường
Các tác nhân
gây đột biến
Các nguyên nhân
làm tăng các tác
nhân trong môi
trường

Tia phóng xạ, tia tử ngoại, sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, hoá chất,
virut….


- Hàm lượng khí thải tăng cao đặc biệt khí CO2 là trái đất nóng lên, gây hiệu
ứng nhà kính.
- Màn chắn tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời (tầng ôzôn) bị lủng do sự tăng chất
làm lạnh, chữa cháy, khí thải công nghiệp, phân bón hoá học, cháy rừng, giao
thông, y tế…
Các cách hạn chế - Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên,đặc biệt là tài
nguyên rừng…
- Trồng nhiều cây xanh, sử dụng phân bón hợp lí, tăng cường sử dụng phân vi
sinh và thuốc trừ sâu vi sinh và các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hoá học gây ô nhiễm. Khi sử dụng cần được
kiểm nghiệm về hoạt tính di truyền.
- Xử lí các chất, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường…
Đáp án phiếu học tập số 2: Các dạng đột biến gen
Dạng đột
Khái niệm
Hậu quả
biến
Thay thế 1 1 cặp nu riêng lẻ trên ADN - Thay thế cùng loại, mã di truyền không thay đổi,
cặp nu
được thay thế bằng 1 cặp nu không ảnh hưởng đến phân tử protein nó tổng hợp.
khác
- Làm thay đổi mã di truyền, có thể làm thay đổi
trình tự axit amin của protein và chức năng của nó.
Thêm hay ADN bị mất 1 cặp nu hoặc thêm - Hàng loạt bộ ba bị bố trí lại (lệch đi 1nu) kể từ
mất 1 cặp vào 1 cặp nu nào đó.
điểm bị đột biến  thay đổi trình tự axit amin trong
nu
protein nó tổng hợp thay đổi chức năng protein .

1



Giáo án sinh học 12 cơ bản

Bài 4

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY:

1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Khái niệm và cấp độ điều hòa hoạt động của gen?
- HS2: Operon là gì? Mô hình cấu trúc điều hòa operon Lac?
3/ Bài mới:
HỌAT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
Mở bài: - GV: như chúng ta biết bộ gen sinh vật
là do bố mẹ truyền cho, vậy bộ gen của các sinh vật
có bị thay đổi, có bị khác so với bộ gen mà bố mẹ
chúng truyền cho không? nếu có thì nguyên nhân và
cơ chế nào dẫn đến sự thay đổi đó?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đột biến gen
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK và cho
biết đột biến gen là gì?
- HS: Nghiên cứu thông tin trang 19 SGK trả lời.
-GV: Thế nào là đột biến? Thể đột biến? tác nhân
gây đột biến?
- HS:Nghiên cứu thông tin trang 19 SGK trả lời.
- GV: Cho HS qua sát tranh ảnh về đột biến gen
và đưa ra nhận xét.
- HS: Đa số đột biến gen tự nhiên là có hại cần

phải hạn chế.
- GV: Tần số đột biến gen trong tự nhiên là lớn
hay nhỏ? có thể thay đổi tần số này không?
- HS: Tần số đột biến gen trong tự nhiên là thấp,
tần số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của môi trường
làm tăng đột biến
- GV: Phát phiếu học tập, cho thảo luận nhóm.
- HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập,
mỗi nhóm trình bày 1 nội dung, các nhóm khác
nhận xét lẫn nhau và bổ sung
- GV: Hãy kể tên những dạng đột biến điểm?
HS: Ôn ại kiến thức lớp 9,thông tin trang 19 trả lời.
- GV: Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu nghiên
cứu thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập.
- HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

2

I/ KHÁI NIỆM, CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN

1. Khái niệm: Đột biến gen là những
biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc gen
thường liên quan đến 1 (đột biến điểm )
hoặc một số cặp nucleotit.
- Mỗi đột biến gen dẫn đến thay đổi trình
tự nu tạo ra các alen khác nhau.
- Đa số đột biến gen là có hại, phải hạn

chế sự xuất hiện. Một số có lợi hoặc
trung tính.
- Tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp,
tần số này có thể hay đổi do yếu tố môi
trường.

Phiếu học tập 1
2. Các dạng đột biến gen (đột biến
điểm)
Phiếu học tập số 2


Giáo án sinh học 12 cơ bản

- GV: Tại sao cùng là 1 đột biến thay thế 1 cặp nu
nhưng lại có trường hợp ảnh hưởng đến cấu trúc và
chức năng protein, nhưng có đột biến lại không ảnh
hưởng? vậy yếu tố nào quyết định?
- HS: Yếu tố quyết định là bộ ba mã hóa axit amin
có bị thay đổi không. Bộ ba sau đột biến có quy
định tạo axit amin mới không.
- GV: + Cho vd về đột biến làm thay đổi bộ ba mã
hoá và không làm thay đổi bộ ba mã hoá.
+ Cho vd về đột biến gen thêm hoặc bớt 1 cặp nu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế
phát sinh đột biến gen và hậu quả của đột biến
gen.
- GV: những ng nhân nào có thể gây ra đột biến?
- HS: Vận dụng kiến thức, thông tin SGK trang 20
 trả lời

- GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2 để giải thích được
các trạng thái tồn tại của các bazơnitơ dạng thường
và hiếm.
- HS: Quan sát tranh 4.1, 4.2.
- GV: +Cơ chế nào dẫn đến các sự thay đổi?
+ Gọi HS điền vào các nhánh còn trống
trên hình 4.1, 4.2
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu các tác động của
các nhân tố gây đột biến ?

Bài 4

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT
SINH ĐỘT BIẾN

1. Nguyên nhân
- Tác động ngoại cảnh: Tia phóng xạ, tia
tử ngoại, sự thay đổi nhiệt độ môi trường
đột ngột, hoá chất, virut….
- Trong tế bào: sự rối loạn sinh lí, hóa
sinh của tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến
a/ Sự kết cặp không đúng trong nhân đội
ADN.
Cơ chế: Bazơ nitơ thuộc dạng hiếm có
những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm
chúng kết cặp không đúng khi tái bản
làm phát sinh đột biến.
b/ Tác động của các tác nhân gây đột
biến.

- Tác nhân vật lí: hai bazơ timin trên
cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau 
gây đột biến.
- Tác nhân hóa học: (5BU): Thay thế cặp
A-T bằng cặp G – X.
- GV: Đột biến gen có thể gây ra những hậu quả - Tác nhân sinh học: một số virut  đột
biến gen.
gì?
III. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN
- HS: đọc mục III.1 trả lời
GEN.
- GV: Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến
1. Hậu quả của đột biến gen:
thay thế cặp nu lại hầu như vô hại với cơ thể?
- Đa số đột biến gen có hại, giảm sức
- HS: Vận dụng kiến thức đã học trả lời: không
sống vì làm rối loại quá trình sinh tổng
làm thay đổi mã di truyền, không làm thay thế axit
hợp protein.
amin trong chuỗi polpeptit, không làm thay dổi cấu
- 1 số đột biến có lợi hoặc trung tính.
trúc và chức năng của protein.
2. Ý nghĩa của đột biến gen:

3


Giáo án sinh học 12 cơ bản

Bài 4


- GV: Loại đột biến nào thì có lợi cho tiến hóa?
- Làm xuất hiện alen mới.
- HS: Đột biến có lợi hoặc đột biến trung tính.
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và
- GV: Tại sao nói db gen là nguồn nguyên liệu chọn giống.
quan trọng cho tiến hóa và chọn gíông trong khi đa
số đột biến gen có hại, tần số đột biến gen thấp?
IV / CỦNG CỐ : GV: + Thế nào là đột biến gen? Ng. nhân gây đột biến gen?
+ Có những dạng đột biến gen nào? Cơ chế phát sinh đột biến gen?
Bài tập củng cố: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Vai trò của đột biến gen đối với quá trình tiến hoá là
A. tạo biến dị tổ hợp.
B. cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
C. góp phần hình thành nên loài mới
D. tạo nguồn biến dị di truyền chủ yếu
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen?
A. Đột biến gen xảy ra trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 cặp nuclêotit.
B. Đột biến gen có lợi nên nó là nguyên liệu cho tiến hóa.
C. Đột biến gen phát sinh do tác nhân lí, hoá hay sinh học.
D. Đột biến gen có lợi hay có hại tuỳ thuộc môi trường hay tổ hợp gen mang nó.
Câu 3. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
A. có lợi cho cá thể. B. có ưu thế so với bố mẹ C. có hại cho cá thể. D. không có lợi và không có
hại cho cá thể

4


V/ BÀI TẬP VỀ NHÀ: - Các câu hỏi và bài tập SGK
Câu 4. Sơ đồ đột biến gen có dạng A nhân đôi A nhân đôi

G nhân đôi G
T
5BU
5BU
X
là dạng đột biến A. mất 1 cặp nu B. thêm 1 cặp nu
C. thay 1 cặp nu D. đảo 1 cặp nu
Câu 5: Những dạng đột biến gen nào thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật?
A. Mất và thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 1 trong bộ ba mã hóa C. Thay thế và thêm 1 cặp nucleotit
B. Mất và thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí số 3 trong bộ ba mã hóa. D . Mất và thêm 1 cặp nucleotit
Câu 6: Loại đột biến nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?
A. Đột biến ở giao tử. B. Đột biến ở hợp tử. C. Đột biến ở giai đoạn tiền phôi D. Đột biến xôma
Câu 7: Gen A có 1500 nucleotit, trong đó có 500Ađênin. Gen A đột biến thành gen a có 1748 liên
kết hidro. Gen A bị đột biến dạng
A. thêm 1 cặp A- T. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G- X. C. mất 1 cặp A-T. D. mất 1 cặp G – X
Câu 8: Loại đột biến làm tăng 1 liên kết hidro
A. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
C. mất 1 cặp nucleotit.
D. thêm 1 cặp ncleotit

Chuẩn bị phiếu học tập
Dạng đột biến
1. Mất đoạn
2. Lặp đoạn
3. Đảo đoạn
4. Chuyển đoạn

Khái niệm


Hậu quả

Ví dụ

Chuẩn bị phiếu học tập cho bài 5
Dạng đột biến
1. Mất đoạn

Khái niệm

Hậu quả

2. Lặp đoạn

3. Đảo đoạn

4. Chuyển đoạn

Chuẩn bị phiếu học tập cho bài 5

Ví dụ


Dạng đột biến
1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn

3. Đảo đoạn


4. Chuyển đoạn

Khái niệm

Hậu quả

Ví dụ



×