Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thảo luận văn hóa kinh doanh đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.2 KB, 22 trang )

Đề tài: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa kinh doanh là một trong những yếu tố góp phần làm nên tên tuổi và sự
thành công, khác biệt của các doanh nghiệp trong một quốc gia với nhau hay là đại diện
cho cả một nền kinh tế của một quốc gia so với các nước khác trong khu vực và trên thế
giới. Văn hóa kinh doanh và văn hóa thường nhật có sự ảnh hưởng qua lại, bổ trợ cho
nhau để làm nên những nét riêng của chính chủ thể kinh doanh. Trong khu vực Châu Á,
chúng ta luôn được nghe những điều hay về con người nơi đất nước mặt trời mọc – Nhật
Bản với nhiều những đức tính tốt đẹp trong văn hóa ứng xử hằng ngày và cả trong kinh
doanh. Những nét văn hóa kinh doanh ấy đã tạo nên một đất nước Nhật Bản mà có thể
lấy ra làm gương cho rất nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Để hiểu và nắm
bắt được những nét văn hóa đó là gì và tại sao nó lại làm nên sự thành công đáng kính nể
cho con người và đất nước Nhật Bản như ngày hôm nay thì nhóm 06 cùng nghiên cứu đề
tài: “Văn hóa kinh doanh tại đất nước Nhật Bản.”


I. Giới thiệu về Nhật Bản
1. Vị trí địa lý
Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước
này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo


Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa
Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu
vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước.
Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện
tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên
khoáng sản rất hạn chế.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới
Alaska. Nhật Bản cí bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và


đẹp. đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có
một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao
nhất là núi Phú Sĩ, cao 3776 mét. Giữa các núi là cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có
nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là
nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều
thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và
các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt
đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến
cho nhiệt độ không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô
và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến
gần 40độ C. Không khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương
hàng năm chịu một số cơn bão lớn.
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do
bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi
là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo IzuOgasawara. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều


Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía
Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp
giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo
Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.
Không chỉ không nhận được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản còn là
một quốc gia liên tục hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai như động đất, sóng thần, núi
lửa….Trong số đó, cùng đã có không ít thiên tai kinh hoàng đến thức không khác gì thảm
họa. Vậy mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ,
đứng thứ hai thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ năm trên thế giới
trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, xếp thứ tư thế giới về xuất khẩu và đứng thứ sáu
thế giới vê nhập khẩu. Để đạt được những thành tựu như vậy, không sai khi nói rằng

chính ý chí bền bỉ, kiên cường và tinh thần đoàn kết của mình, người Nhật đã khiến cả
thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ.


Nhật Bản có 47 tỉnh thành. Căn cứ về yếu tố địa lý và lịch sử, có thể chia các tỉnh thành
này thành chín vùng, bao gồm: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku,
Shikoku, Kyushu, và Okinawa. Mỗi vùng đều có tiếng địa phương, phong tục, và văn hoá
truyền thống đặc trưng khác nhau. Dưới đây sẽ là 7 thành phố tuyệt đẹp của nhật với
những đặc trưng văn hóa hấp dẫn.
Tokyo


Tokyo luôn ấn tượng bởi sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, từ những danh lam
thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi đến những công trình kiến trúc hiện đại... đều mang
một nét đẹp riêng. Ở trung tâm thành phố có cung điện Hoàng Gia, nơi đây từng là lâu
đài Edo. Xung quanh cung điện là toà nhà Quốc hội, các bộ và các khu thương mại.
Khoảng 30 triệu dân tương đương 1/4 dân số Nhật Bản đang sống tại vùng Tokyo.
Kyoto
Đây là thành phố cổ kính đúng nghĩa, không có các tòa nhà chọc trời, những công trình
hiện đại. Ngược lại, cố đô còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa cả về vật chất và tinh
thần. Kyoto là hiện thân của nước Nhật cổ xưa, huyền thoại với nhịp sống chậm rãi,
thanh bình. Kyoto nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính và những ngôi vườn xinh đẹp.
Đã có mười bảy chùa, đền và lâu đài tại các thành phố Kyoto, Uji và Otsu được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Nagoya
Nếu Kyoto là thành phố đại diện cho nền văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, Tokyo là chốn
biểu tượng cho sự xa hoa, hiện đại thì Nagoya lại là thành phố của những hoài niệm với
các lâu đài Owari, một trong ba chi nhánh của dòng họ To-ku-ga-wa thời kỳ EDO; nơi
đóng đại bản doanh của Toyota... Nagoya thu hút khách người bởi rất nhiều danh lam
thắng cảnh hấp dẫn, ấn tượng: Lâu đài Nagoya; Bảo tàng nghệ thuật Togukawa; Đền

Atsuta-jingu; Bảo tàng xe hơi Toyota; Quần thể công viên Higashiyama…
Osaka
Thành phố Osaka được người dân Nhật Bản đặt cho nhiều biệt danh khác nhau: thành
phố nước, nhà bếp của Nhật, cửa ngõ quốc gia, thành phố sương mù… Từ khi thành lập
vào thế kỷ thứ 7, Osaka là nơi diễn ra các hoạt động thương mại với nước ngoài. Vùng
Osaka là khu vực lớn thứ hai của Nhật Bản sau vùng Tokyo. Thành phố được biết đến với
những món ăn ngon, hài kịch và là nơi đầu tiên ở Châu Á đăng cai triển lãm Quốc Tế
EXPO.
Sapporo
Sapporo là nơi thu hút nhiều khách du lịch đến để ngắm cảnh thiên nhiên vùng Hokkaido
vào mùa hè; trượt tuyết và trượt ván vào mùa đông.. Sapporo được biết đến với các nơi
hấp dẫn như bảo tàng bia, công viên, nhà hát, đền thờ, tháp đôi… Tất cả tạo nên một dấu
ấn riêng cho thành phố lớn thứ 5 này.


Yokohama
Không giống như các thành phố ồn ào và nhộn nhịp khác, Yokohama mang một nét đẹp
riêng. Hiện lên với một vẻ hiện đại, thanh lịch và cũng không kém kiêu sa, thành phố
cảng Yokohama đã mang lại cho Nhật Bản một cái gì đó mới lạ, rất đương đại nhưng
cũng rất Nhật. Có thể nói Yokohama chính là một điểm nhấn hiện đại cho một đất nước
mang trong mình vô vàn những nét đẹp truyền thống như Nhật Bản. Đầu tiên, phải kể đến
Yokohama Landmark Tower. Đây là tòa nhà cao nhất Nhật Bản với 295,8 m. Tầng thứ 69
của tòa nhà là một đài thiên văn tên Sky Garde, từ đó ta có thể có một cái nhìn 360 độ
toàn cảnh thành phố và trong những ngày đẹp trời thì có thể thấy cả núi Phú Sĩ. Ngoài ra,
những người yêu thích thiên nhiên hoang dã chắc hẳn sẽ ấn tượng với Vườn thú
Nogeyama.

2. Các nét văn hóa đặc trưng cơ bản của Nhật Bản
Nét đặc trưng của Văn hoá Nhật Bản là sự dung hòa giữa nền văn hóa lâu đời, đậm đà
bản sắc dân tộc với những thứ mới tạo nên sự nổi bật so với các nước khác

Đặc biệt, Nhật Bản là một quốc gia liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai với những trận
động đất, sóng thần kinh hoàng trong lịch sử, nhưng nước Nhật đã khiến cả thế giới phải
nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đàn kết, trật tự của mình. Tất cả những điều
tuyệt vời này xuất phát từ một yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là văn hoá tuyệt vời của
dân tộc Nhật Bản.
Được cấu thành bởi các quần đảo và nhiều đảo nhỏ ở xa khơi, chưa bao giờ bị đạo quân
xâm lược nào chiếm đóng kể tử năm 1945, Nhật Bản là một dân tộc phát triển thuần nhất,
với những nét văn hoá và phong tục tập quán bền vững từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó,
Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên (đất nông nghiệp nghèo nàn chỉ
chiếm 13% diện tích cả nước, còn lại là địa hình đồi núi cao hiểm trở), cộng với việc liên
tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, khiến cho người dân đất nước này phải luôn gồng mình
vươn lên một cách mạnh mẽ, phi thường để đảm bảo cuộc sống trước những “khó khăn
chồng chất khó khăn” này. Điều đó đã tạo cho người dân Nhật Bản sự cần cù, bền bỉ đáng
khâm phục.


Nhắc đến dân tộc Nhật Bản, chúng ta nghĩ ngay đến những đức tính tốt đẹp sau:
Thứ nhất, đức tính ngay thẳng : Người dân Nhật Bản có thói quen quyết định công việc
một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải và lương tâm.
Thứ hai, đức dũng cảm:Từ nhỏ người Nhật đã được rèn luyện đức tính này, luôn luôn sẵn
sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời, lúc gặp nguy nan
vẫn luôn sáng suốt, bình tĩnh.
Thứ ba, đức nhân từ: Người Nhật luôn luôn có tấm lòng rộng lượng, nhân ái, bao dung,
họ luôn luôn dành tình thương cho gia đình, người thân và nhân loại.
Thứ tư, đức lễ phép: Người dân Nhật Bản rất coi trọng lễ nghĩa, những cử chỉ lịch sự,
đứng đắn được họ đánh giá rất cao. Đặc biệt, bạn rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người
Nhật cúi chào khi gặp nhau.
Thứ năm, biết tự kiểm soát mình: Người Nhật luôn biết tự kiềm chế bản thân mình,
những lúc vui mừng hay giận dỗi, họ không hề tỏ thái độ thái quá. Đối với họ, kiềm chế
bản thân là để làm cho xã hội vui tươi hơn, đời sống có ý vị hơn.

Thứ sáu, đức tính chân thực: Người Nhật rất coi trọng sự chân thực, với họ nếu không
chân thực thì tất cả những lễ nghĩa và sự nhân từ chỉ là giả tạo. Họ coi lời nói và danh dự
có trọng lượng hơn cả giá trị của văn tự.
Thứ bảy, đức tính trung thành: Người Nhật không bao giờ phản bộ chủ soái của mình, họ
luôn làm việc một cách trung thành. Nếu như không đồng ý kiến với chủ soái, họ sẽ tìm
mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình.
Thứ tám, trọng danh dự: Đây cũng là một đức tính khá mạnh mẽ, sâu sắc của người Nhật.
Với họ, khi bị người khác nói xấu, trước tiên họ sẽ suy nghĩ xem mình đã làm tròn bổn
phận chưa thay vì quay lại trả thủ họ. Họ luôn biết tự cảm thấy hộ thẹn khi làm điều gì
tổn hại đến danh dự của mình.
Tám đức tính quý báu trên được hội tụ đầy đủ trong hình tượng người võ sĩ Nhật Bản.


Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, họ đã biết khéo léo khai thác
những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Tại Nhật Bản
tồn tại nhiều tôn giáo: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo
khác. Thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo phổ biến tại Nhật Bản, ảnh hưởng nhiều đến
việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh
tinh thần, giúp con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Còn Phật
giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể, giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng, giữ gìn
sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình.
Việc coi trọng thế giới tâm linh của người Nhật không đồng nghĩa với mê tín, dị đoan, mà
ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần và tâm
linh để phục vụ cho cuộc sống.
Văn hóa Nhật Bản qua hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán tốt đẹp
trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống của người dân nước này.
+ Văn hoá ứng xử: Người Nhật rất mến khách nhưng không quá vồ vập, tay bắt mặt
mừng mà vẫn giữ đúng nghi lễ. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên
thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập
quán không thể khác đi của dân tộc.

+ Cách ăn uống: Thưởng thức Trà đạo là một nét đẹp không thể không nhắc đến trong
văn hoá Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Họ coi ly trà đạo như một
ốc đảo trong tâm hồn, để phát hiện những giá trị tinh thần cần có của bản thân. Nhắc đến
trà đạo là nhắc đến bốn chữ Hoà – Kính – Thanh – Tịch, với ý
nghĩa: Hoà Bình; Kính trọng người bên trên, yêu thương bạn bè, con cháu; Thanh tịnh,
thanh khiết; còn Tịch có nghĩa là An nhàn – đây cũng là giới hạn mỹ học cao nhất của Trà
đạo Nhật Bản.
+ Trang phục: Y phục thời trang cũng là một nét đặc trưng văn hóa của người Nhật.
Trang phục truyền thông của Nhật Bản là Kimono: một chiếc áo choàng được giữ cố định
bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống


tay áo dài và rộng. Kimono của nữ giới thường có các hoạt tiết hoa lá và các biểu tượng
thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu đối với thiên nhiên của người Nhật Bản; thêm vào đó
là kiểu búi tóc cầu kỳ, uốn lượn tạo nên nét thẩm mỹ vô cùng đoan trang và duyên dáng
của người phụ nữ nhật Bản. Còn Kimono của nam giới thì có vành khăn đơn giản và hẹp
hơn. Ngày nay, những trang phục truyền thống này thường chỉ được dùng trong các dịp lễ
tết, cưới hỏi hay các buổi lễ trà đạo.
Trong quá trình phát triển đất nước, văn hóa Nhật không hề bảo thủ đóng kín mà luôn
tiếp nhận một cách hài hoà những cái mới của nhân loại, đồng thời vẫn giữ gìn được bản
sắc dân tộc.
Văn hoá Nhật Bản là sự kết hợp cân đối giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại,
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái
mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá,
cân nhắc những trào lưu đang thắng thế, những trào lưu có lợi cho sự phát triển đất nước
để nghiên cứu, học hỏi và bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Người Nhật được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vỉ gia đình, địa
vị xã hội và thu nhập. Họ luôn phấn đấu học hỏi để mở mang kiến thức, hoàn thiện mình
hơn, đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính phủ Nhật Bản luôn coi trọng việc

đầu tư cho giáo dục, nhằm đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến
tới hiện đại hóa, toàn cầu hoá, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới.
Người dân Nhật Bản có ý thức khá mới mẻ và đúng đắn về công bằng xã hội. Họ tin rằng
họ đang sống trong một xã hội công bằng, trong đó nguồn ngốc xuất thân, tài sản thừa kế
không quan trọng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Ở Nhật, việc giáo dục gia đình cũng được đặc biệt chú ý. Họ luôn có ý thức xây đựng đời
sống gia đình, coi đó là tổ ấm giúp quên đi những bất bình, lo toan và bực dọc với xã hội.
Những người trong gia đình gắn bó với nhau về huyết thống và quan hệ tình cảm. Người
Nhật cũng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý nhân viên trong các công ty, nhà máy, xí


nghiệp. Chính những yếu tố đó đã tạo nên tinh thần đoàn kết và nhân văn cao cả của
người dân Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của sự kết hợp văn hóa truyền thống và văn
hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội cả về vật
chất và tinh thần.

II. Văn hóa kinh doanh tại Nhật Bản
1. Các nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản
• Giá trị của danh thiếp và việc trao danh thiếp

Ở Nhật, việc trao nhận danh thiếp là một thủ tục bắt buộc khi gặp gỡ và mang tính
chất quan trọng. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên, người Nhật luôn trao danh thiếp
cho nhau, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận cho vào sổ danh thiếp, ví đựng danh
thiếp, trong trường hợp đang nói chuyện thì đặt danh thiếp đó lên bàn. Người Nhật
nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đó. Một số nguyên tắc
khi trao nhận danh thiếp của người Nhật:
- Phải trao danh thiếp bằng hai tay, ngửa mặt có chữ lên
- Phải cất danh thiếp trong chỗ đựng, hộp danh thiếp
- Trao danh thiếp khi gặp lần đầu

- Quan trọng là nhớ nhìn vào danh thiếp trước khi cất
- Luôn mang theo danh thiếp của cá nhân
- Không được cất danh thiếp trong túi quần


Về giờ giấc – Quan niệm ẩn về thời gian


Người Nhật vẫn luôn được biết đến là những người luôn đúng giờ trong công việc cũng
như các cuộc hẹn. Do quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật
rất quan tâm tới vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất
mất cảm tình với người sai hẹn. Đối tác có thể đánh mất cơ hội khi trễ hẹn với người
Nhật. Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyên nghiệp
trong công việc của một người. Một số quy tắc đúng giờ của người Nhật
Nhân viên trong công ty Nhật luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, không được để
khách hàng chời
Việc đến trước giờ hẹn 5 phút được xem là văn hóa tối thiểu của người đi làm.
Hẹn qua điện thoại trước khi đến công ty được xem như một phép lịch sự.
Giao hàng cho khách đúng giờ được coi là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào
không giao kịp cho khách hàng được xem như gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất tín
nhiệm và uy tín của mình trước khách hàng. Vì vậy các công ty Nhật luôn cố gắng khắc
phục tất cả các khó khăn để giao hàng đúng hẹn


Thái độ im lặng – kìm nén cảm xúc

Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm hơn đến hành động, họ sử
dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều.
Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì người đó
nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người

khác.
Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không
đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.


Tinh thần làm việc chăm chỉ, hiệu quả, tính kỷ luật cao – bản chất con người

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt trội và hùng mạnh không phải nhờ vào sự may mắn
và ngẫu nhiên. Để tạo được các thành quả đó, đương nhiên phải xuất phát từ những ý


kiến mới, những tư duy mới, sáng tạo. Đặc biết đó chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết và
phong cách làm việc của người Nhật
Phong cách làm việc của người Nhật còn gắn liền với tính nguyên tắc, kỉ luật được thể
hiện mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là trong công việc. Khi làm việc cái gì đã là nguyên tắc thì
sẽ được tuân thủ, không có ngoại lệ. Tính nguyên tắc của người Nhật còn thể hienj ở sự
tuân thủ pháp luật một cách tự giác. Ví dụ việc chấp hành tín hiệu giao thông, cho dù đêm
khuya thanh vắng, không một bóng người, đèn đỏ vẫn là đèn đỏ, phải đỗ lại. Kể cả ô tô,
xe máy hay nguời đi bộ đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Thái độ làm việc theo tác phong công nghiệp là đặc điểm nổi bật và được đánh giá cao
của người Nhật. Họ đặt công việc lên hàng đầu, trong các doanh nghiệp hay công sở ý
thức chấp hành kỷ luật rất nghiêm túc. Cả thế giới đều biết đến người Nhật là những con
ong chăm chỉ, họ sẵn sàng tiếp tục công việc sau khi đã hết giờ làm việc bình thường, họ
về nhà rất muộn và chỉ có vài giờ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Họ
luôn đặt công việc lên trên các mối quan hệ cá nhân. Do đó tỷ lệ kết hôn ở Nhật ngày
cảng giảm và đang ở mức báo động cùng với đó là sự già hóa dân số ở Nhật.
2. Văn hóa doanh nghiệp

2.1. Chế độ tuyển dụng suốt đời – thích tính ổn định
Chế độ tuyển dụng suốt đời của cá doanh nghiệp cũng có hình thức ký hợp đồng, nhưng

công nhân viên chức khi vào doanh nghiệp thì thường làm việc cho tới khi nghỉ hưu mới
thôi. Nhân viên đem một đời mình giao cho doanh nghiệp, ví dụ có nảy sinh bất mãn với
doanh nghiệp thì tập quán xã hội cũng buộc họ không dễ dàng từ chức. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng không tùy tiện cho nhân viên thôi việc bởi sợ ảnh hưởng tới thanh
danh của doanh nghiệp và do chịu áp lực từ quan niệm của xã hội. Chỉ cần nhân viên tuân
thủ đúng những quy tắc của doanh nghiệp, không vi phạm hay làm loạn kỷ luật hoặc
doanh nghiệp chưa bị phá sản hay đóng cửa thì doanh nghiệp rất ít cho nhân viên thôi
việc.


Chế độ này mạng lại những lợi ích lớn cho bản thân doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và
nhân viên xây dựng được mối quan hệ ổn định, điều này rất có lợi cho việc phát huy tính
tích cực làm việc, công tác của nhân viên bởi họ không lo bị sa thải, vì thế có tác dụng
nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên. Doanh nghiệp cũng có kế hoạch bồi dưỡng
huấn luyện cho nhân viên mà không lo nhân viên sẽ bỏ sang các doanh nghiệp khác. Chế
độ này còn giúp làm giảm những mâu thuẫn phát sinh giữa nhân viên và doanh nghiệp,
những xung đột cũng được điều hòa nhanh chóng hơn. Với bản thân doanh nghiệp để có
thể phát huy được hết tác dụng của hình thức tuyển dụng này thì doanh nghiệp phải
không ngừng cải thiện trình độ quản lý và những chế độ, chính sách cho nhân viên.
2.2. Chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác – trọng cá nhân
Cũng giống Việt Nam, Nhật Bản thực hiện chế độ trả lương theo thâm niên công tác.
Theo chế độ này, căn cứ theo quá trình, tuổi tác, thâm niên, năng lực, hiệu quả,… mà xác
định hình thwucs đãi ngộ cho nhân viên. Chế độ này có tác dụng rất lớn đối với việc kích
thích tính tích cực, củng cố lòng trung thành, ngăn ngừa việc nhân viên bỏ việc, dung hòa
những mâu thuẫn xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân viên. Chế độ này hiện vẫn đang được
áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
2.3. Nhân viên được phép ngủ ở trong giờ làm việc – inemuri
Inemuri có thể được dịch là “ngủ trong khi có mặt”. Nói rộng hơn, inemuri dùng để miêu
tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng.
Nếu ở Việt Nam, ngủ gật là một hành động thiếu lịch sự thì người Nhật lại cho rằng

những người ngủ gật đã làm việc chăm chỉ tới mức kiệt sức nên họ phải ngủ như thế. Họ
không cho rằng hành động ngủ gật đại diện cho sự lười biếng.
Tại hầu hết các quốc gia khác nhất là phương Tây, ngủ gật trong khi làm việc hoặc trong
cuộc họp có thể bị kỷ luật. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, người lao động ngủ gật được tôn
trọng vì nó cho thấy họ đã cống hiến cho công việc tới mức kiệt sức. Cho các sếp thấy
bạn mệt mỏi tương đương với tuyên bố bạn là một nhân viên thực sự chăm chỉ.


Ngủ gật trong khi đồng nghiệp đang thuyết trình, khi đang làm dở công việc hay ngay cả
khi cuộc họp đang diễn ra. Tất cả đều không bị coi là thô lỗ mà là một dấu hiệu cho thấy
bạn đã làm việc chăm chỉ tới nỗi không thể giữ được tỉnh táo. Điều này có lẽ chỉ xảy ra ở
đất nước mặt trời mọc.
Tuy nhiên thời gian và số lượng inemuri tỷ lệ thuận với tuổi tác và trách nhiệm. Một nhân
viên cao cấp trong một công ty có thể ngủ lâu hơn. Nếu bạn còn trẻ và chức vụ thấp bạn
có thể bị sa thải khi inemuri quá mức.
Tuy nhiên vẫn có người Nhật lạm dụng inemuri.Một số nhà quản lý giả vờ ngủ để có thể
nghe nhân viên đang nói gì trong khi họ ngĩ rằng anh ta đang ngủ. Người Nhật dùng thuật
ngữ tanuki neiri cho một giấc ngủ ngắn giả.
Vì vậy ở Nhật Bản, ngủ khi đang làm việc không những được phép mà một số sếp thậm
chí khuyến khích các nhân viên của mình chợp mắt trong giờ làm việc.Các nhân viên có
thể đến một phòng nghỉ dịch vụ hoặc phòng nghỉ do chính công ty lập ra để nghỉ ngơi
mỗi khi thấy mệt mỏi.Theo các chủ doanh nghiệp Nhật, lao động mệt mỏi thường không
đạt năng suất và hiệu quả, chi bằng cứ cho họ ngủ khi nào họ uể oải để khi quay trở lại
công việc họ sẽ có biểu hiện tốt hơn.
3. Những lưu ý đối với các Doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh tại thị
trường Nhật Bản
Thị trường Nhật là một thị trường rộng mở và nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những
năm tới, chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam Nhật Bản sẽ ngày càng
mở rộng trên nhiều lĩnh vực: liên doanh, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, tăng cường xuất
khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang rất cố gắng để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa hai nước

bằng những hoạt động xúc tiến thương mại. Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản và
Việt Nam đã tìm được đối tác của mình tại đây. Với những đặc trưng của thị trường Nhật
và những hạn chế hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý những điều cụ thể sau
khi mở rộng kinh doanh sang thị trường Nhật Bản:


 Thông qua một doanh nhân hoặc tổ chức có uy tín giới thiệu

Đây là cách có hiệu quả nhất và nhanh nhất để tiếp cận với các đối tác. Vì quan hệ trên
thị trường Nhật Bản chủ yếu dựa trên cơ sở hợp tác lâu dài, uy tín, vì vậy sự giới thiệu
của một doanh nhân hoặc một tổ chức đáng tin cậy là sự đảm bảo cao nhất về những mối
quan hệ trong tương lai. Tuy nhiên có duy trì được mối quan hệ đó không thì lại phụ
thuộc nhiều yếu tố khác. Vì người Nhật cũng có thói quen giới thiệu cho nhau, nên nếu
có quan hệ tốt với một công ty thì cũng có nghĩa là có thể có nhiều quan hệ với các công
ty khác và nguợc lại. Các doanh nghiệp Việt Nam khi mới xâm nhập thị trường có thể
nhờ đại sứ quán Việt Nam tại Nhật hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Việt như
JETRO, JIBIC, JICA, … giới thiệu sẽ tạo được sự uy tín cho bản thân doanh nghiệp
 Tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại

Các triển lãm hội chợ thương mại ở Nhật Bản tạo ra những cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp Việt Nam mong muốn xâm nhập vào thị trường bán hàng lần đầu tiên hoặc tìm
kiếm đại lý bán hàng ở Nhật. Nhật là nước đứng thứ hai sau Mỹ về số lượng hội chợ
thương mại được tổ chức hàng năm. Hầu hết các cuộc hội chợ đều có kế hoạch trước một
năm và các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt các thông tin chi tiết về loại, thời
gian, địa điểm… qua văn phòng của JETRO. Khi tham gia hội chợ thương mại ở Nhật,
doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý những điểm sau:
+ Cần chuẩn bị và phân phát càng nhiều càng tốt các tư liệu để giới thiệu về công ty, sản
phẩm của mình.
+ Phải có nhiều người nói tiếng Nhật ở gian hàng và họ phải là người nắm chắc các thông
tin về sản phẩm để có thể giải thích cặn kẽ cho khách.

+ Đừng dừng lại khi mới chỉ tham gia một cuộc hội chợ, nếu tiếp tục tham gia bạn có thể
hy vọng có kết quả tốt.
 Tham gia hội nghị và các đoàn đàm phán thương mại


Tham gia hội nghị và đoàn thương mại giúp cho các doanh nghiệp những cơ hội để có
được những thông tin đầu tiên về thị trường và bắt đầu đàm phán với khách hàng trong
tương lai. Khi bắt đầu công việc kinh doanh mới, những thông tin về bản thân doanh
nghiệp cũng quan trọng như biết về đối tác mà doanh nghiệp tiếp cận. Trong khi đang cố
gắng tập trung thông tin về thị trường Nhật Bản doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng mọi
quyết định của các công ty Nhật Bản do toàn bộ tập thể đưa ra. Vì vậy, doanh nghiệp phải
chuẩn bị các tài liệu về mình sao cho có sức thuyết phục bất cứ ai tại nước đó.
 Sử dụng các phương tiện thông tin công cộng, đặc biệt là Internet

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
mạng Internet toàn cầu, bên cạnh những phương tiện truyền thống như báo, tạp chí,
truyền hình, việc đưa thông tin cũng như tìm hiểu thông tin thông qua mạng Internet là
một phương pháp hết sức hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Qua những thông tin này, các
doanh nghiệp có thể tìm hiểu được về nhu cầu, cũng như các điều kiện của đối tác, thậm
chí có thể mua bán trực tuyến. Cũng có thể qua mạng quảng cáo hình ảnh của mình với
đối tác. Tuy nhiên cần chú ý đến tính cập nhật, chính xác và an toàn của thông tin thu
nhận được. Cũng như cần phải có một hệ thống bảo mật tốt, tránh những thông tin nội bộ
bị đưa ra ngoài hoặc bị phá hoại hình ảnh.
 Phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản có những điểm khác biệt so

với phong cách của các doanh nghiệp Âu Mỹ. Vậy cần lưu ý khi đàm phán với
doanh nhân Nhật Bản :
- Tìm hiểu kỹ đối tác đàm phán : Khi chuẩn bị đàm phán, thì việc tìm hiểu đối tác đàm
phán là vô cùng quan trọng. Nhìn chung thì người Nhật hiện có 2 dạng tiêu biểu. Nhóm 1
gồm những người lớn tuổi, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị truyền thống. Nhóm

này thường cảm thấy bất an khi ra khỏi nước Nhật và hạn chế về ngoại ngữ nên sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào người phiên dịch và đồng nghiệp. Với những nhóm người như thế
này, họ sẽ rất trân trọng và cảm kích trước sự am hiểu phong cách Nhật của đối tác. Và
một biểu hiện giao tiếp, một lời nói hoặc cử chỉ xã giao theo kiểu Nhật sẽ rất dễ gây cảm


tình và có lợi ngay cả nhiều năm sau. Nhóm 2 là những người am hiểu thời đại, tiếng Anh
rất khá và có tính hướng ngoại. Những người này thường đi rất nhiều nơi trên thế giới và
có cách đàm phán cũng như làm việc rất nhanh gọn và không kiểu cách. Cần phải hiểu rõ
đối tác để có cách cư xử phù hợp. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì người Nhật cho dù
thuộc nhóm nào thì cũng rất coi trọng thứ bậc. Và vì thế nên tập trung vào người dẫn đầu
đoàn đàm phán chứ không nên đi đường vòng tiếp cận với cấp dưới.
- Sử dụng phiên dịch : Người Nhật có một đặc điểm là rất ít sử dụng tiếng Anh trong làm
ăn. Nói chung trong trường hợp bất khả kháng thì họ vẫn sử dụng tiếng Anh, nhưng nếu
đàm phán bằng tiếng Nhật sẽ có hiệu quả cao hơn. Nhưng do tiếng Nhật rất phức tạp với
nhiều loại kính ngữ nên phải chọn một phiên dịch thật sự có trình độ cao. Thêm nữa là
đôi khi những người phiên dịch sẽ giúp cho những người tham gia đàm phán có thêm
thời gian để suy nghĩ đưa ra các quyết định.
- Tác phong ăn mặc, tặng quà và sử dụng danh thiếp : Khi đàm phán, nhìn chung cần phải
ăn mặc lịch sự. Nên mặc vest và thắt cà vạt, dù không thích hợp với thời tiết. Với phụ nữ,
nói chung nên mặc quần áo càng trung tính càng tốt. Sử dụng danh thiếp là một trong
những lễ nghi không thể thiếu khi bắt đầu đàm phán. Khi nhận danh thiếp cần nhận bằng
hai tay và để trước mặt chứ không được cất đi ngay vì như vậy là thiếu tôn trọng đối
phương. Nên chú ý cả các vấn đề về tặng quà. Quà tặng là một phần không thể thiếu
trong văn hoá kinh doanh của Nhật. Giới kinh doanh Nhật luôn giữ danh sách những món
quà họ đã tặng và đã nhận, thậm chí họ còn ghi lại giá trị món quà. Như nhiều yếu tố
khác trong đời sống Nhật, việc tặng quà được trau chuốt và nghi thức hoá qua một quá
trình lâu dài.Tặng quà là cơ hội tốt để vun đắp những quan hệ kinh doanh quan trọng.
- Chuẩn bị kỹ nội dung và các điều khoản đàm phán chi tiết đến mức có thể : Nên đọc kỹ
và xem lại những nội dung cần đàm phán thật chi tiết cụ thể, đề ra trước những tình

huống khác nhau có thể xảy ra trong cuộc đàm phán để có phương án ứng phó thích hợp.
Vì những doanh nhân Nhật Bản rất giỏi tìm ra điểm yếu của đối thủ, nên nếu không
chuẩn bị kỹ thì sẽ bị thua thiệt. Vì vậy cách giải quyết tốt nhất là làm hợp đồng cho đủ


các điều khoản, theo hình thức của luật định, bởi vì có như thế mới được coi là có hiệu
lực pháp luật và mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ các bên có liên quan.
- Giữ thái độ bình tĩnh và lắng nghe trong cuộc đàm phán: Những nguời thiếu kinh
nghiệm, khi nói chuyện với người Nhật hay nói xen vào hoặc cắt ngang lời, thường gây
cảm giác khó chịu cho người Nhật. Để tỏ thái độ phản ứng, người Nhật sẽ không nói
năng gì nữa, họ sẽ dành phần còn lại của buổi đối thoại cho anh và lẽ đương nhiên, cuộc
nói chuyện chẳng còn ý nghĩa gì. Hãy tạo ra được cuộc thảo luận hai chiều một cách thoả
mái bằng cách: Chú ý lắng nghe một cách tích cực, biết đệm bằng những câu hỏi hợp lý,
sử dụng những lời từ chối nhẹ nhàng, lịch thiệp… Bởi vì người Nhật nói chung thích sự
điềm tĩnh trong công việc. Thói quen ra quyết định tập thể làm cho họ nghi ngờ những
quyết định quan trọng được đưa ra quá nhanh
- Nắm bắt được ý đồ của đối phương : Vì người Nhật ít khi tỏ ra tức giận và nóng nảy, và
rất biết kiềm chế nên đôi khi những điều họ nói chưa hẳn là những gì thực sự nghĩ, mà
đôi khi chỉ là để tránh va chạm. Vì thế cần phân biệt rõ ràng thái độ hợp tác và thái độ
làm hoà. Hãy chú ý tới sự im lặng của đối phương: Người Nhật nói chung là có quan
điểm về sự im lặng khác với các nước khác. Nếu đa số nơi trên thế giới, im lặng trong khi
bàn công việc hay giao tiếp có ý nghĩa tiêu cực. Còn với người Nhật, nếu không có dấu
hiệu gì khác, họ sẽ không gán cho sự im lặng một ý nghĩa gì cả. Sự im lặng có thể là phản
ánh được nhiều dạng cảm xúc từ tiêu cực như buồn bã, tức giận cho đến tích cực như
thanh thản, vui sướng hay thoả mãn. Sự hiểu lầm với thói quen im lặng của người Nhật
có thể bằng giá đắt. Mức độ im lặng của một người Nhật cũng có thể liên quan tới cấp
bậc của anh ta. Người Nhật cao cấp nhất thường là người im lặng nhất. Người nói nhiều
thường là nhà quản lý cấp trung bình, cũng thường là người nói năng lưu loát, hoạt bát và
thạo tiếng Anh nhất. Vì thế đôi khi người ta lại rơi vào vòng giao tiếp với một nhân vật
cấp thấp trong suốt cuộc giao dịch, hậu quả là đã vô tình khinh thường người có thẩm

quyền quyết định thực sự. Và điều cuối cùng là nếu có cơ hội để đàm phán với các Công
ty nhập khẩu của Nhật Bản, có thể sẽ mất một ít thời gian trước khi công việc được hoàn
thành. Hãy kiên nhẫn, rất nhiều hãng của Nhật Bản chỉ đưa ra quyết định của họ vào phút


cuối cùng dựa vào sự nhất trí nội bộ, so với các công ty Mỹ, họ thường mất nhiều thời
gian hơn để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, một khi đã có quyết định thì công việc tiến
hành rất nhanh chóng.
 Xây dựng một thương hiệu vững chắc:

Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Với
thị trường Nhật là một thị trường mới đầy tiềm năng thì việc xây dựng và bảo vệ thương
hiệu là điều rất cần thiết. Với người tiêu dùng Nhật Bản, một thương hiệu vững chắc cũng
đồng nghĩa với việc chất lượng có thể tin tưởng và được ưa chuộng. Có thể áp dụng kinh
nghiệm của 1 số doanh nghiệp trong thời gian gần đây trong thị trường nội địa, chỉ trong
thời gian ngắn đã tạo ấn tượng trên thị trường như Bino, Number one, Vitek,… nhờ vào
hoạt động quảng cáo và triển khai thương hiệu rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Một số
thương hiệu của hàng hoá Việt Nam đã bắt đầu trở nên quen thuộc với người dân Nhật :
bia 333, nước mắm Phú Quốc,… Các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa nhận thức
đầy đủ về tầm quan trọng của thương hiệu dẫn đến chậm trễ trong việc đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá trên thị trường nước ngoài.
 Nâng cao chất lượng của hàng hoá :

Một trong những đặc điểm của thị trường Nhật là đòi hỏi rất cao về tính ổn định của
chất lượng hàng hoá, nhưng điều này thì không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng
bảo đảm được. Có thể do khâu thu mua, xử lý không đồng bộ mà dẫn đến những tình
trạng trên, nhưng điều đó đã làm cho các doanh nghiệp Nhật Bản e ngại khi làm ăn với
các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì, các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng sự ổn định
trong chất lượng, thậm chí là hàng hoá không cần phải là loại tốt nhất, nhưng cần có chất
lượng không thay đổi trong một thời gian dài. Chất lượng đảm bảo cũng góp phần tạo sự

tin cậy và khiến đối tác Nhật đã quyết định chuyển giao công nghệ vào doanh nghiệp.
 Tạo dựng uy tín trong thương mại:


Khi làm việc với đối tác Nhật Bản, có một hệ thống quy định bất thành văn, tất cả
được xây dựng trên một nguyên tắc ngầm, đó là chữ tín. Khác với khi làm việc trên thị
truờng Mỹ thì điều quan trọng nhất là hệ thống pháp lý, chữ Tín không có nhiều ý nghĩa,
mà chủ yếu ràng buộc bằng các điều khoản vô cùng chặt chẽ trong hợp đồng. Nhưng do
thói quen làm việc ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa tìm cách lợi dụng các mối quan hệ
xã hội lẫn pháp lý vừa tìm cách chối bỏ nó, nên khi xâm nhập vào thị trường Nhật không
khỏi có những khó khăn. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là sự không đúng hẹn
khi giao hàng. Khi ký kết hợp đồng với 1 đối tác Nhật thì thời hạn giao hàng gần như là
không thể vi phạm, nhưng rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng vượt quá
khả năng, sau đó vin vào các lý do không hợp lý để kéo dài thời hạn hợp đồng, gây khó
khăn cho đối tác. Chất lượng hàng hoá không đồng đều. Thường là lô hàng đầu tiên tốt,
sau đó giảm dần. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá hàng hoá đã
ký khi trên thị trường có biến động. Điều này, về lâu dài, sẽ rất có hại cho uy tín của
doanh nghiệp đó nói riêng và hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác nói chung.
 Khắc phục những tập quán kinh doanh chưa tương đồng

Có rất nhiều điểm khác nhau giữa tập quán kinh doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam
như: ngôn ngữ, thói quen, thị hiếu, cách phục vụ. Để khắc phục được những đặc điểm
này thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thị trường Nhật Bản thật kỹ luỡng để
đưa ra những sách lược phù hợp. Cũng có thể thảo luận với những bạn hàng Nhật nhằm
đạt được một sự tương đồng trong quan hệ làm ăn, thậm chí có thể không hoàn toàn tuân
theo những tập quán thông thường nhưng cả hai bên đều có lợi.


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nền văn hóa giao lưu, hòa nhập và đồng hành cũng sự

phát triển kinh tế trên phạm vi toàn thể giới, có thể nói văn hóa bản địa chính là sức mạnh
nội lực đưa một dân tộc đi lên mà không rơi vào cảnh bão hòa, phôi phia bản sắc. Trong
số tất cả các quốc gia tiên tiến và giàu có, Nhật Bản chính là điển hình, là tấm gương
sáng chói trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa kinh
doanh. Văn hóa, đạo đức của họ được hình thành từ chính bản thân mỗi con người, nó
được truyền thừa, kế tục qua mỗi thời kỳ từ xưa cho đến nay và tiếp đến mai sau. Sự giàu
có và trù phú trên phương diện vă hóa của Nhật Bản thấm đượm trong mỗi nếp sống,
chảy tràn trong mạch đập kinh tế và đưa nước Nhật vượt trội, đại diện cho cả châu Á giàu
bản sắc sánh vai với những cường quốc phương Tây năng động.



×