Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ÔN tập NỒNG độ DUNG DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.24 KB, 2 trang )

ÔN TẬP NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Câu 1: Xăng có thể hòa tan
A. Nước.
B. Dầu ăn.
C. Muối biển.
D. Đường.
Câu 2: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là
A. Nước và đường. B. Dầu ăn và xăng. C. Rượu và nước. D. Dầu ăn và cát.
Câu 3: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.
B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.
C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
Câu 4: Khi hoà tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi.B. Nước là chất tan và rượu là dung môi.
C. Nước và rượu đều là chất tan.
D. Nước và rượu đều là dung môi.
Câu 5: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì
A. Chất tan.
B. Dung môi.
C. Chất bão hòa.
D. Chất chưa bão hòa.
Câu 6: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Loại chất.
D. Môi trường.
Câu 7: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung môi.
C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100 gam dung dịch.


D. Số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hoà.
Câu 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Phần lớn tăng. D. Phần lớn giảm.
Câu 9: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:
A. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hoà.
C. Số gam chất tan có trong 100 gam nước.
D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Câu 10: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:
A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi.
C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Câu 11: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?
A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.
B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.
D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.


Câu 12: Số gam chất tan cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1M là
A. 2 gam.
B. 1 gam.
C. 4 gam.
D. 3 gam.
Câu 13: Hòa tan 117 gam NaCl vào nước để được 1,25 lít dung dịch. Dung dịch thu
được có nồng độ mol là
A. 1,8M.
B. 1,7M.
C. 1,6M.

D. 1,5M.
Câu 14: Hoà tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 ml dung dịch. Nồng độ mol của
dung dịch thu được là
A. 0,22M.
B. 0,23M.
C. 0,24M.
D. 0,25M.
Câu 15: Trong 400 ml dung dịch có chứa 19,6 gam H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch
thu được là
A. 0,2M.
B. 0,3M.
C. 0,4M.
D. 0,5M.
Câu 16: Muốn pha 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là
A. 10,8 gam.
B. 12,8 gam.
C. 5,04 gam.
D. 10 gam.
Câu 17: Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là
A. 52,65 gam.
B. 54,65 gam.
C. 60,12 gam.
D. 60,18 gam.
Câu 18: Muốn pha 100 ml dung dịch H2SO4 3M thì khối lượng H2SO4 cần lấy là
A. 26,4 gam.
B. 27,5 gam.
C. 28,6 gam.
D. 29,4 gam.
Câu 19: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì
thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

A. 62,5 ml.
B. 67,5 ml.
C. 68,6 ml.
D. 69,4 ml.
Câu 20: Số mol trong 400 ml NaOH 6M là
A. 1,2 mol.
B. 2,4 mol.
C. 1,5 mol.
D. 4 mol.
Câu 21: Hòa tan 300 ml Ba(OH)2 0,4M. Tính khối lượng của Ba(OH)2
A. 20,52 gam.
B. 2,052 gam.
C. 4,75 gam.
D. 9,474 gam.
Câu 22: Nồng độ mol của 456 ml dung dịch chứa 10,6 gam Na2CO3 là
A. 0,32M.
B. 0,129M.
C. 0,2M.
D. 0,219M.
Câu 23: Hoà tan 12 gam SO3 vào nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ của dung
dịch H2SO4 thu được là
A. 1,4M.
B. 1,5M.
C. 1,6M.
D, 1,7M.
o
Câu 24: Độ tan của muối NaCl ở 100 C là 40 gam. Ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà
NaCl có nồng độ phần trăm là
A. 28%.
B. 26,72%.

C. 28,57%.
D. 30,05%.



×