Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tư tưởng đạo đức HCM khoi 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.95 KB, 22 trang )

Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Ngày soạn: 06/ 11 / 2018

Bài 3

TÔI SẼ LÀM VIỆC XỨNG ĐÁNG VỚI SỰ TIN DÙNG CỦA ÔNG
Hoạt động 1: Khởi động
• GV cho HS nghe bài hát “Từ làng sen”.
• GV hỏi 1 – 2 HS về nội dung, ý nghĩa của bài hát sau đó liên hệ, giới thiệu bài
học “Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.13).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Tôi sẽ làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.14).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1. Vì mong ước lớn nhất của anh Ba được ra đi tìm đường cứu nước.
2. Trông anh Ba thư sinh, bàn tay có ngón tay thon dài, công việc làm bếp ở con tàu
rất nặng nhọc. Hằng ngày phải lo những bữa ăn cho cả trăm người với nhiều khẩu
phần ăn khác nhau, riêng hành khách có vé hạng nhất đã bốn mươi người.
3. Anh đã chìa bàn tay nhiều vết chai rạn của mình cho viên thuyền trưởng xem.
Ông đã cầm tay anh Ba và nói: “Anh được cả hai cái lớn: Đôi mắt và hai bàn tay”. Sau
đó ông đã nhận anh Ba làm chân phụ bếp.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.14).
Tổ chức thảo luận:


 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm

GV: Nguyễn Thị Quyên

1




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
việc.
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4, phân

vai
và tập lời thoại, diễn tả hành động của anh Ba và thuyền trưởng tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
 Các nhóm trình bày phần đóng vai và rút ra bài học qua câu chuyện.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời: Trong cuộc sống cần phải thể hiện sự tự tin của mình đối với những người
xung quanh, thông qua việc thể hiện sự tự tin của bản thân sẽ nhận được sự tin tưởng
của những người xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.14, 15).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.


1, Người tự cao là người luôn tự đánh giá cao bản thân; Người tự tin là người cố gắng
phát huy được hết những khả năng của mình; là người không lệ thuộc, dựa dẫm vào
người khác; Người tự ti là người luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
2, a) Tự tin phát biểu ý kiến; tự tin nhận những trách nhiệm phù hợp với sức của mình;
tự tin thuyết trình trước lớp; tự tin nói chuyện bằng tiếng Anh
với bạn bè, thầy cô và người nước ngoài; tự tin tham gia các hoạt động tập thể của
trường và địa phương,...
b) Chủ động, tự giác học tập thật tốt; không ngừng học hỏi để phát huy tài năng của bản
thân; cần khắc phục sự rụt rè, tự ti, dựa dẫm; tích cực tham gia các hoạt động của
trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận những trách
nhiệm phù hợp với bản thân để thực hiện,...
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.15).
Tổ chức thảo luận:
 GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2.
 Tìm hiểu các biện pháp để rèn luyện tính tự tin/ khắc phục tính chưa

GV: Nguyễn Thị Quyên

2

tự tin.




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Nhận giấy màu, phát cho
các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi bạn sẽ tự suy nghĩ và viết ra giấy màu: Một
mặt sự tự tin/ chưa tự tin của bản thân; một mặt viết việc đã làm để rèn luyện tính tự tin

hoặc khắc phục tính chưa tự tin của bản thân.
 Chia sẻ, thảo luận trong nhóm, thống nhất và đưa kết quả vào bảng nhóm (giấy A4).
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
Tổng kết:
 GV yêu cầu HS: Hãy tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về sự tự tin.
 GV gọi HS trả lời.

Gợi ý trả lời:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Có cứng mới đứng đầu gió,...
Đánh giá:
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực.

6. Gợi ý cho người sử dụng
 GV nên cho tất cả các nhóm được thể hiện nhiệm vụ đóng vai trước cả lớp, có

thể kéo dài thời gian của hoạt động Đọc hiểu và rút ngắn thời gian của hoạt động
Thực hành – ứng dụng.
 GV nên nhấn mạnh đến những biểu hiện về sự tự tin/ chưa tự tin của HS trong

lớp và các cách phát huy/ khắc phục.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 11

Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

3




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7

Ngày soạn: 06/ 12 / 2018

Bài 4

BÁC GẶP TÙ BINH PHÁP
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ
 Quản trò cho cả lớp cùng thực hiện các động tác: Đứng (bàn tay phải nắm, giơ

thẳng lên đầu); Ngồi (bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang
mặt); Nằm (bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước); Ngủ (bàn tay phải nắm, áp má
và hô: khò). Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên. Người chơi sẽ thực
hiện theo: Quản trò có thể hô đúng, làm đúng hoặc hô đúng, làm sai. Người chơi phạm
luật sẽ bị thua khi: Làm động tác sai với lời hô của quản trò; không nhìn vào quản trò;
làm chậm, làm không rõ động tác.
 Giới thiệu bài học “Bác gặp tù binh Pháp”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.17).

 GV gọi HS đọc to bài đọc “Bác gặp tù binh Pháp”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.17, 18).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1. Đồng chí liên lạc hiến kế lột giày, tất treo lên cổ tù binh là họ hết chạy trốn dọc
đường.
2. Bác bảo đồng chí phục vụ lấy một cái áo trong ba lô đem ra cho.
3. “Sao chú cho lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không
có giày dép họ đi lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù binh chạy trốn thì chí ít chú phải
cho họ đi tất chứ”.
GV: Nguyễn Thị Quyên

4




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
4. Bác luôn có tấm lòng khoan dung, nhân hậu và độ lượng với những người xung
quanh, kể cả đó là kẻ thù đã đầu hàng không còn vũ khí trong tay.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr.18).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ


khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm

việc:
+ Đóng vai người tù binh được Bác Hồ cho áo, nói chuyện với các tù binh khác để
nói lên suy nghĩ và tình cảm của mình với Bác.
+ Cùng nhau tưởng tượng ra câu chuyện giữa người tù binh được nhận áo của Bác
nói chuyện về tình cảm của mình với Bác và các tù binh khác; sau đó phân vai các bạn
trong nhóm đóng vai; tập đóng vai.
 Các nhóm trình bày phần đóng vai trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.18, 19).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1. (a); (c); (e); (g).
2. Ví dụ các câu chuyện về:
 Tha lỗi cho bạn khi bạn chẳng may mắc lỗi với mình.
 Bố mẹ tha lỗi cho con khi con nói dối.
 Thầy/cô giáo tha thứ cho HS khi mắc phải một số lỗi như: Không làm bài tập,

bắt nạt bạn cùng lớp,...
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.19).
GV: Nguyễn Thị Quyên


5




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Tổ chức thảo luận:
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2.
 Lựa chọn một câu chuyện của một bạn trong nhóm thể hiện lòng độ

lượng và khoan dung để đóng vai và xử lí tình huống trong câu chuyện đó.
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc.
 Chia sẻ thảo luận trong nhóm, thống nhất lựa chọn một câu chuyện có ý nghĩa

nhất và đưa ra cách xử lí tình huống trong câu chuyện đó.
 Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
Tổng kết:
 GV đặt câu hỏi: Người khoan dung và độ lượng đạt được điều gì trong một tập

thể?
 GV gọi HS trả lời.

Gợi ý trả lời: Giúp mọi người thay đổi suy nghĩ trở nên quan tâm đến mọi người xung
quanh hơn; được mọi người tin tưởng, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung
quanh,...

Rút kinh nghiệm:

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 12
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

6




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7

Ngày soạn: 06/ 01 / 2019

Bài 5

THẾ MÀ CŨNG KHOE…
Hoạt động 1: Khởi động
 GV cho HS nghe bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”.
 GV giới thiệu bài học “Thế mà cũng khoe ...”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.21).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Thế mà cũng khoe...”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.


Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.21, 22).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Trường có nhiều thành tích về tăng gia.
2, Tăng gia giỏi nhất toàn quân về chăn nuôi và trồng rau.
3, Sáu, bảy đơn vị.
4, “Chỉ biết thi đua một mình, không giúp đỡ bạn. Thế mà cũng khoe!”.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.22).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ của nhóm và điều hành các bạn trong nhóm làm

việc: Phân vai, tập lời thoại, diễn tả hành động của Bác và các cán bộ học viên,
chiến sĩ Trường Sĩ quan Hậu cần; tập đóng vai; cùng nhau rút ra bài học qua câu
GV: Nguyễn Thị Quyên

7




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
chuyện.
 Các nhóm trình bày phần đóng vai và bài học rút ra câu chuyện trước lớp.

 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời: Nhiều lúc chúng ta vì chỉ muốn gây sự chú ý, muốn khoe khoang bản
thân mà quên mất không biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (tr.22, 23).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1. – Người tự ti là người không tin vào năng lực, sở trường,... của mình.
 Người kiêu căng, tự phụ là người hay huênh hoang, phô trương; là người

đề cao quá mức bản thân.
 Người khiêm tốn là người không tự cho mình là hơn người.

2. Thường hay ngộ nhận về mình, có chút tài năng nào đó tự cho mình là “trung tâm
của vũ trụ”; muốn người khác phải tung hô, nể phục, ca ngợi mình; muốn người khác
phải đáp ứng những gì mình muốn; hay xem thường người khác; hay huênh hoang,
khoác lác, hợm hĩnh; thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí có thể bịa
đặt, thổi phồng những cái mình không hề có,...
3. Khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của những người xung
quanh; thường cô độc, có rất ít bạn bè,...
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.23).
Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt
động 2.
Cùng nhau xây dựng một tình huống về tính tự phụ, kiêu căng trong học tập để đóng
vai xử lí tình huống: Thảo luận xây dựng tình huống, phân vai, đóng vai xử lí tình

huống.
Gợi ý trả lời:
GV: Nguyễn Thị Quyên

8




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
4. Không tự đề cao bản thân; biết mình biết người; khiêm tốn; chịu khó lắng nghe và
học hỏi các bạn khác trong lớp, giúp đỡ những bạn học kém hơn mình; không tỏ thái độ
chê bai, coi thường các bạn có thành tích trong học tập hoặc trong các lĩnh vực khác
kém mình,...
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
Tổng kết:
 GV đặt câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để giúp các bạn có tính tự phụ, kiêu căng

sửa lỗi của mình?
 GV gọi HS trả lời.

Gợi ý trả lời: Không xa lánh, cô lập bạn; nhẹ nhàng nói chuyện và phân tích cho bạn
hiểu,...
Đánh giá:
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt

được của HS sau mỗi hoạt động).
*. Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự kiêu căng, tự

phụ (nếu còn thời gian).

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 01
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

9




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7

Ngày soạn: 06/ 02 / 2019

Bài 6

“ÍT ĐỊCH NHIỀU, YẾU ĐÁNH MẠNH”
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Cướp cờ
 GV cho HS chơi ngoài sân (hội trường rộng).
 Quản trò chia lớp thành các đội chơi có số người bằng nhau (mỗi đội từ 5 – 6

người), đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5,...

các bạn nhớ số của mình. Quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng
chạy đến vòng tròn ở giữa để cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải trả lời.
Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba hoặc bốn số. Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào
người là thua cuộc. Khi lấy được cờ, chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội
bạn vỗ vào người là thắng cuộc. Số nào bị thua, quản trò không gọi số đó nữa.
 GV và quản trò tổng kết kết quả chơi của các đội.
 GV cho HS về lớp (nếu chơi ngoài sân) và giới thiệu bài mới “Ít địch nhiều, yếu

đánh mạnh”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.25).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.25, 26).
 GV gọi HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Về tương quan lực lượng giữa quân ta và quân địch.
GV: Nguyễn Thị Quyên

10




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
2, – Nước Pháp: Có một nền công nghiệp gần hai trăm năm có máy bay, xe bọc thép,

súng lớn.
 Nước ta: Nước thuộc địa nửa phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu không có

máy bay, xe bọc thép, súng lớn.
3, Quân ta còn yếu hơn quân địch, muốn thắng địch ta phải vận dụng cách
đánh giặc của ông cha ta “Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh”.
4, – Ví dụ “ít địch nhiều”: Bác cho chú Trường và chú Kháng ngồi vào trong vòng tròn
coi như đó là quân địch, Bác là quân ta, như vậy quân địch đông hơn quân ta gấp đôi.
Nếu đánh phía trước quân địch thì quân ta bị tiêu diệt, chỉ còn cách đánh phía sườn và
phía sau lưng, nhưng chỉ đánh một, làm sao cho quân địch không ứng cứu được cho
nhau. Bác đã dùng một thế võ “ít địch nhiều”, “tấn công” phía sườn phải của chú
Trường, quật chú Trường ngã ngửa ra mà chú Kháng ngồi sát bên cạnh cũng không kịp
đỡ.
 Ví dụ “yếu đánh mạnh”: Bác vật nhau với chú Kháng là một thanh niên to khoẻ,

lực lưỡng. Trước khi vật, Bác nói: Bác yếu hơn chú Kháng, nếu cứ cân sức thì Bác thua,
nhưng nếu Bác lợi dụng những sơ hở của chú Kháng thì Bác sẽ vật ngã chú Kháng. Bác
đã làm cho chú Kháng ngã ngửa.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời câu hỏi 5 (tr.26).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nêu câu hỏi thảo luận và điều hành các bạn trong nhóm trả lời.
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
 Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời: Mỗi người cần biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong

học tập và trong cuộc sống để từ đó có ý thức rèn luyện phát huy những điểm mạnh và
hạn chế những điểm yếu của bản thân để thành công.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
GV: Nguyễn Thị Quyên

11




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (tr.26, 27).
Gợi ý trả lời:
Điểm mạnh

Cách phát huy

Điểm yếu

Mạnh dạn.

Hăng hái phát biểu Sức khoẻ yếu.
trong lớp.

Cách hạn chế
Tăng

cường tập


luyện thể dục thể thao.

Có khả năng Tích cực tham gia các Ngại tham gia các Mạnh dạn nhận một vị trí
làm việc
hoạt động nhóm, đoàn hoạt động chung trong đội ngũ cán bộ lớp,
nhóm.
thể,...
của lớp.
Đoàn
thanh niên,...
Tự kiềm chế bản thân mỗi
khi có nói chuyện hoặc vui

Vận dụng kiến Tự tạo ra các sản phẩm Không
giữ
thức các môn phục vụ cho cuộc
được
bình
học vào thực sống
tĩnh, hay gây gổ vớichơi với bạn bè.
tiễn.

hằng ngày.

bạn bè.
Nhanh nhẹn, Tham gia các hoạt
Thụ
động
tích cực.
động đoàn thể, xã hội. trong học tập.


Tự đặt mục tiêu, kế hoạch
cho bản thân, mỗi ngày (mỗi
tuần).

Có khả
Tham gia vào đội ngũ Học ngoại ngữ
Tự học thêm tiếng Anh qua
năng lãnh đạo. cán bộ lớp, Đoàn,...
(tiếng Anh,...) chưa bạn bè, sách báo,...
tốt.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 (tr.27).
Tổ chức thảo luận:
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt động 2.
Gợi ý trả lời:
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Nhận giấy màu, phát cho

các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi bạn sẽ tự suy nghĩ và viết ra giấy màu: 3 điểm
mạnh và 3 điểm yếu của bạn trong nhóm và một số cách rèn luyện để phát huy điểm
mạnh hoặc hạn chế điểm yếu của mình.
 Chia sẻ, trao đổi trong nhóm, thống nhất và đưa kết quả vào bảng nhóm.
 Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

GV: Nguyễn Thị Quyên

12





Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
Tổng kết:
 GV yêu cầu: Mỗi HS tự kể một điểm yếu/ một điểm mạnh của mình.

Cách khắc phục/ phát huy?
 GV gọi HS trả lời.

Đánh giá:
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt

được của HS sau mỗi hoạt động).
6. Gợi ý cho người sử dụng
 GV nên yêu cầu tất cả các HS trong nhóm mỗi bạn đều được ít nhất một bạn

nhận xét về 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân trong phần Thực hành – ứng
dụng.
 GV có thể sử dụng giấy trắng thay cho giấy màu.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 02
Ngày ….. tháng …..năm ……..


GV: Nguyễn Thị Quyên

13




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7

Ngày soạn: 06/ 03 / 2019

Bài 7

CHÚ ĐƯỢC THÊM MỘT QUẢ
Hoạt động 1: Khởi động
 GV cho HS nghe bài hát “Trồng cây lại nhớ đến Người”.
 GV giới thiệu bài học “Chú được thêm một quả”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.29).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Chú được thêm một quả”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.30).
 GV gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, – Trèo lên cây xoài hái quả nhân lúc trời còn sớm, chưa ai dậy.

 Ngay lập tức anh đã leo thoăn thoắt lên cây và chuyền từ cành này sang cành

khác kiếm quả chín.
 Anh đã chưa suy nghĩ kĩ trước khi hành động vì trong quân đội kỉ luật và quân

lệnh rất nghiêm.
2, – Khi nhìn thấy Bác, anh hoảng quá, đờ người ra, ngồi xuống, xoạc hai cẳng chân
kẹp chặt cành xoài, hai tay bám chặt cành trước mặt và im thin thít.
 Lúc này chỉ cần Bác có một cử chỉ không hài lòng cũng đủ làm cho anh Cương

lao từ trên cây xoài cao sáu mét xuống đường đá.
3, Bác biết anh Cương đã rất lo sợ và Bác đã ứng xử, trấn an rất khéo léo
để anh Cương trở lại bình tĩnh, không gặp nguy hiểm.
GV: Nguyễn Thị Quyên

14




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
4, Ai cũng có thể vội vàng, hấp tấp trong các quyết định của mình, tuy nhiên chúng ta
phải có cách ứng xử khéo léo, vị tha để người mắc lỗi nhận ra lỗi của mình và sẽ sửa sai
sau đó.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr. 31).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.

 Nhóm trưởng nhắc lại yêu cầu: Thảo luận và lựa chọn một số tình huống trong

câu chuyện mà nhóm thích nhất để đóng vai và rút ra ý nghĩa của tình huống đó.
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, lựa chọn những tình huống trong câu chuyện mà

nhóm thích nhất, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
 Phân vai, tập lời thoại, rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
 Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.31).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, – Nôn nóng: Muốn cho xong ngay, được ngay, không chịu được sự chờ đợi.
 vội vã: Tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ thời gian một cách tối đa để cho kịp.
 kiên nhẫn: Có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản

lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả chưa thấy.
 bình tĩnh: Làm chủ được hành động của mình, không bối rối, hốt hoảng, luống

cuống, nóng vội.
2, – Công việc được giao làm vội vã không đạt hiệu quả như mong muốn.
 Vội vã làm bài kiểm tra bị điểm kém,...

Hoạt động nhóm:
GV: Nguyễn Thị Quyên


15




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.31).
Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt
động 2.
Gợi ý trả lời:
1, Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Nhận giấy màu, phát cho các
thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi bạn sẽ tự suy nghĩ và viết ra giấy màu những việc
làm của mình đã xử lí trong lúc nôn nóng, vội vã mà sau đó dẫn đến hậu quả không
lường được.
2, Trong học tập cũng như trong cuộc sống, nếu chúng ta hành động và xử lí công việc
trong lúc nôn nóng, vội vã thì đều mang lại những hậu quả không tốt. Vì vậy, khi gặp
những tình huống không may xảy ra, chúng ta phải bình tĩnh giải quyết hoặc nhờ đến sự
giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
Tổng kết:
 GV yêu cầu: Qua cách ứng xử của Bác Hồ với chiến sĩ mắc lỗi, em rút ra được

bài học gì cho bản thân?
 GV gọi HS trả lời.

Đánh giá:
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt


được của HS sau mỗi hoạt động).
* Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự nôn nóng, vội vã
(nếu còn thời gian). (Phương thuốc hữu hiệu nhất của sự giận dữ là trì hoãn; Cả giận
mất khôn;...).

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
GV: Nguyễn Thị Quyên

16




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Ký duyệt giáo án tháng 03
Ngày ….. tháng …..năm ……..

Ngày soạn: 06/ 04 / 2019

Bài 8

NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Chanh – chua, cua – kẹp
 HS xếp theo vòng tròn đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay


phải người kế bên nhưng không chạm vào tay. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to
“chanh”, người chơi đáp “chua”. Quản trò đột ngột hô “cua”, người chơi đáp “kẹp”,
cùng lúc tiếng kẹp thì tay phải mỗi ngýời phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho
nắm ðýợc bàn tay trái của ngýời bên cạnh và ðồng thời cũng thụt tay trái về không ðể bị
kẹp. Ngýời chõi nào ðể bị kẹp sẽ thua và loại ra khỏi vòng tròn chơi.
 Giới thiệu bài học “Nước nóng, nước nguội”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.33).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Nước nóng, nước nguội”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và giải ô chữ trong câu hỏi 1 (tr.33, 34).
Gợi ý trả lời:
+ Ô chữ số 1: MỒ HÔI
+ Ô chữ số 2: NGỌ
+ Ô chữ số 3: NƯỚC NGOÀI
+ Ô chữ số 4: NƯỚC NÓNG
+ Ô chữ số 5: CHIẾN SĨ
+ Ô chữ số 6: ĐIỀM ĐẠM
GV: Nguyễn Thị Quyên

17




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7

+ Ô chức hàng dọc: HOÀ NHÃ
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 (tr.34).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nhắc lại yêu cầu: Thảo luận rút ra bài học qua câu chuyện và phân

vai đóng lại tình huống góp ý, phê bình khéo léo của Bác Hồ với đồng chí cán bộ.
 Thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm: Thư kí ghi lại ý kiến chung của cả

nhóm về bài học rút ra qua câu chuyện.
 Phân vai, tập lời thoại.
 Một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời: Bài học rút ra qua câu chuyện “Nước nóng, nước nguội”: Bác đã rất khéo
léo và độ lượng trong việc giúp cán bộ của mình nhận ra lỗi hay nóng giận, quát mắng
chiến sĩ. Bác cũng chỉ ra cách cư xử nên hoà nhã, điềm đạm thì sẽ dễ tiếp thu hơn.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.34, 35).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, – Không làm bài tập, cô bắt viết bản kiểm điểm giận dỗi bỏ ra khỏi lớp.
 Bố mẹ không đồng ý cho đi chơi, mua đồ theo ý thích của mình, vùng vằng bỏ


đi,...
2, – Hỏi nguyên nhân vì sao bạn đi muộn.
 Phân tích để bạn hiểu vì sao không nên đi học muộn và tìm ra các cách khắc

phục để bạn không đi học muộn nữa.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận câu hỏi 3 (tr.35).
GV: Nguyễn Thị Quyên

18




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Tổ chức thảo luận: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo gợi ý ở Hoạt
động 2.
Gợi ý trả lời: Cùng nhau xây dựng thông điệp, tranh vẽ, bài viết cổ động của nhóm về
những việc không nên làm trong lúc nóng giận.
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc: Mỗi bạn trong nhóm suy

nghĩ và đưa ra một cam kết về những việc không nên làm trong lúc nóng giận.
 Thống nhất ý kiến trong nhóm để lựa chọn 1 – 2 cam kết hay nhất để

trình bày trên giấy A3.
 Các nhóm lựa chọn các vị trí trong lớp học để trưng bày sản phẩm.
 GV và HS cả lớp cùng đánh giá để lựa chọn các cam kết có nội dung và hình

thức trình bày hay và phù hợp nhất.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá

Tổng kết:
 GV yêu cầu: Qua cách ứng xử của Bác Hồ với đồng chí cán bộ, em rút ra được

bài học gì cho bản thân?
 GV gọi HS trả lời.

Đánh giá:
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt

được của HS sau mỗi hoạt động).
* . Gợi ý cho người sử dụng
GV cho HS treo các sản phẩm của các nhóm lên các vị trí dễ quan sát trong lớp như
bảng phụ, tường,... Sau mỗi tuần hoặc tháng sẽ đánh giá HS trong nhóm, trong lớp đã
thực hiện tốt theo các thông điệp, tranh vẽ và bài viết chưa.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...

GV: Nguyễn Thị Quyên

Ký duyệt giáo án tháng 04
19





Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
Ngày ….. tháng …..năm ……..

Ngày soạn: 06/ 05 / 2019

Bài 9

DÙ NẮNG HAY MƯA
Hoạt động 1: Khởi động
 GV cho HS nghe bài hát “Đôi dép Bác Hồ”.
 GV giới thiệu bài học “Dù nắng hay mưa”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.37).
 GV gọi HS đọc to bài đọc “Dù nắng hay mưa”.
 HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.37, 38).
Gợi ý trả lời:
Câu 1– a; 2– b; 3– c; 4– b; 5– c.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận trả lời các câu hỏi 6, 7 (tr.38).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), quan sát và hỗ trợ

khi các nhóm làm việc.
 Nhóm trưởng nhắc lại yêu cầu: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
 Thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm: Thư kí ghi lại câu trả lời.
 Một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp.

 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời:
GV: Nguyễn Thị Quyên

20




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
1, Sự lạc quan và hài hước của Bác trong những câu nói đã giúp cho anh em bảo vệ đi
theo Bác trong lòng cảm thấy vui; niềm lạc quan yêu đời; đôi chân như dẻo dai hơn,
khoẻ hơn,...).
2, Lời nói lạc quan, hài hước đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ có tác dụng động
viên, khích lệ,... rất lớn đối với người nghe.
 Một số nhóm trình bày trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (tr.38).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
Ví dụ các câu chuyện về: Lời nói, phản ứng gay gắt với bố mẹ, thầy cô, bạn bè khi mọi
người không đồng ý với việc làm, hành động của bản thân.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 (tr.38).

Tổ chức thảo luận:
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm việc:

+ Chia sẻ câu chuyện của bản thân (hoặc của người thân) với cả nhóm, thảo luận lựa
chọn câu chuyện có ý nghĩa nhất để trình bày trước lớp.
+ Thảo luận nêu cách rèn luyện để sử dụng lời nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh và
đối tượng. Thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm.
+ Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước cả lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.

Gợi ý trả lời:
Có ý thức, suy nghĩ trước khi nói; sử dụng lời nói phù hợp, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, ví
dụ khi giao tiếp với thầy cô giáo sẽ khác với khi giao tiếp với gia đinh, bạn bè,...
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
Tổng kết:
GV: Nguyễn Thị Quyên

21




Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 7
 GV đặt câu hỏi: Trong cuộc sống, việc sử dụng lời nói linh hoạt; sự lạc quan,
hài hước của lời nói trong các tình huống khác nhau có giá trị như thế nào?
 GV gọi HS trả lời.

Gợi ý trả lời: Không khí cuộc nói chuyện cởi mở; giảm bớt những khó khăn, gánh nặng
trong khi thực hiện công việc,...
Đánh giá:

 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
 GV khen một số HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tích cực (dựa trên kết quả đạt

được của HS sau mỗi hoạt động).
*. Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể cho HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về ý nghĩa, sức
mạnh của lời nói đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng.
Ví dụ: (Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Chim
khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Người khôn ăn nói
nửa chừng/ Để cho người dại nửa mừng nửa lo...).

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 5
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

22





×