Mục lục
1
Mở đầu
Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu của công tác
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; đổi
mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luậy; phát huy vai trò và hiệu lực của
pháp luật để góp phần quản lí xã họi giữ vững ổn định chính trị phát triển kinh tế, hội
nhập quốc té,xây dựng nhà nước trong sạch, vững manh, thực hiện quyền con người,
quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Đây là định hướng chung cho công tác xây dựng
pháp luật trong giai đoạn hiện nay nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp
luật. Nhìn ở một lăng kính gần hơn, ngay trong thực tiễn nước ta, lí luận về pháp luật
vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu một cách thấu đáo, rõ ràng. Trong đó phải kể tới
vấn đề về “Khái niệm nguồn của pháp luật”. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền, quản lí xã hội bằng pháp luật thì vị trí, vai trò của từng loại nguồn càng được đề
cao, chú trọng hơn. Vì thế, để làm rõ vấn đề trên, em xin chọn chủ đề số 9 – Quan điểm
về nguồn của pháp luật để làm bài tập lớn học kì.
Bài làm của em có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong các thầy các cô góp ý để em
có thể hoàn thiện bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Nội dung
Câu 1: Tóm tắt bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” của tác giả Nguyễn Thị
Hồi trong khoảng 1200 từ ( không quá 3 trang )
Bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” , TS.Nguyễn Thị Hồi đã nêu lên
quan điểm nguồn của pháp luật. Tác giả cho rằng nguồn của pháp luật là một trong
những khái niệm cơ bản của lí luận chung về nhà nước và pháp luật, đây cũng là vấn đề
gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học. TS. Nguyễn Thị Hồi có ý kiến rằng việc
nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn bởi vì xác định
đầy đủ, chính xác và sử dụng dúng đắn các lại nguồn của pháp luật sẽ góp phần tích cực
vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả của nó. Có khá nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hiện tại vẫn chưa có định nghĩa về nguồn pháp
luật được đa số các nhà nghiên cứu và thực hành pháp luật thừa nhận. Để làm rõ điều
này, tác giả đã đưa ra một số quan điểm của các tác giả khác về nguồn của pháp luật.
Trước tiên, TS. Nguyễn Thị Hồi nói tới từ điển Black Law Dictionary thì nguồn của
pháp luật là khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Theo nghĩa hẹp, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ những nơi có chứa
đựng các qui định mà các thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết các vụ án.
-Theo nghĩa rộng, nguồn của pháp luật là nói đến nguồn gốc của các khái niệm các tư
tưởng pháp lí; nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; nói đến nơi chứa
đựng các qui định của pháp luật nói chung và các qui định về hiệu lực của các đạo luật
và các quyết định của tòa án nói riêng…
Hay một số Học giả Pháp thì họ lại cho rằng trong thực tế, có hai nguồn pháp luật đó
là nguồn nội dung và nguồn hình thức.
- Nguồn nội dung là nguồn quan trọng nhất vì là nguồn cơ bản nhất, nó giúp cho việc lí
giải các câu hỏi tại sao. Ví dụ như tại sao người ta lại ban hành qui phạm này mà không
ban hành qui phạm khác? Tại sao lại ấn định thời hạn này hay thời hạn khác? ..
- Nguồn hình thức được Michel Virally định nghĩa là: “Các phương pháp thiết lập các
quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó các quy phạm này
có thể tồn tại về mặt pháp lí, trở thành bộ phận của pháp luật thực định và phát huy
3
hiệu lực”.. Chúng là nguồn bởi vì chúng đã được ban hành bởi các cơ quan quyền lực
nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm cho luật trở nên bắt buộc.
Có thể kể đến Hans Kelsen - học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là khái
niệm không rõ ràng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Nguồn của pháp luật có thể biểu thị hai phương pháp khác nhau để tạo nên các quy
phạm chung - sự ban hành, một sự sáng tạo có mục đích được tiến hành bởi các cơ quan
trung ương và tập quán - những quy định bất thành văn được các bên chủ thể pháp luật
tạo nên. Hoặc nguồn của pháp luật có thể biểu thị cơ sở pháp lí cơ bản của hệ thống
pháp luật, mà được thể hiện dưới khái niệm quy phạm cơ bản
Tiếp theo, TS.Nguyễn Thị Hồi đã đưa ra dẫn chứng Ở Việt Nam, vấn đề nguồn của
pháp luật được đề cập trong các giáo trình, sách tham khảo và các tạp chí về pháp
luật từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy và
thực hành pháp luật sử dụng hai thuật ngữ “nguồn của pháp luật” và “hình thức của
pháp luật” với nghĩa như nhau. Trong một số sách và giáo trình lí luận về nhà nước và
pháp luật có ý kiến cho rằng hình thức của pháp luật gồm có hình thức bên trong và
hình thức bên ngoài của pháp luật.
- Hình thức bên trong của pháp luật bao gồm các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ
thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật,
- Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của nó, bao gồm tập
quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật, luật tôn giáo
Một số học giả khác cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp
luật là những hình thức pháp luật với quan niệm rằng “Hình thức pháp luật là cách thức
mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật”. Đây
là một quan niệm cũ và không hoàn toàn chính xác về hình thức của pháp luật bởi vì,
chúng ta quan niệm pháp luật là do nhà nước ban hành ra và bảo đảm thực hiện thì nội
dung của pháp luật là ý chí của nhà nước, còn hình thức của pháp luật sẽ là cách thức
mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí đó thành pháp luật mà trong ý chí của nhà nước
thì vừa có ý chí của giai cấp thống trị vừa có ý chí chung của toàn xã hội.
Hay có tác giả cho rằng nguồn của pháp luật bao gồm: Tôn giáo, tập quán, luật công
bằng, quyết định của toà án, sự sáng tạo pháp luật của các luật gia, sự ban hành luật của
lập pháp. Bên cạnh các loại nguồn trên, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, pháp luật
4
của đa số các nhà nước đương đại đều có thêm các nguồn mới là những tập quán và
điều ước quốc tế mà nhà nước đó công nhận hoặc phê chuẩn.
Sau khi đánh giá các quan điểm trên và từ phương diện lí luận, thực tiễn pháp lí, TS.
Nguyễn Thị Hồi cũng cho rằng nguồn và hình thức của pháp luật là những khái niệm
khác nhau, không thể đồng nhất với nhau, mặc dù chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau
Theo tác giả, nguồn của pháp luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả những gì mà các chủ
thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để
áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế.
Nguồn của pháp luật gồm có nguồn nội dung và nguồn hình thức:
- Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được
các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật
- Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm
pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp
luật, là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ
việc pháp lí xảy ra trong thực tế.
Đến với cái kết cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận trong các công trình nghiên cứu luật
học thì các nguồn hình thức thường được quan tâm nghiên cứu và được đề cập nhiều
hơn các nguồn nội dung của nó.
Câu 2: Cho biết quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì
giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học trong
môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
Sau khi nghiên cứu tạp chí Luật học số 2/2008 của TS. Nguyễn Thị Hồi và tiếp
thu những kiến thức mà em được học trong môn Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, em nhận thấy có những điểm giống và khác nhau sau đây:
- Về điểm giống nhau:
Thứ nhất, về khái niệm nguồn của pháp luật :“ Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu
tốchứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoặt động của cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội”
Thứ hai, nguồn của pháp luật bao gồm cả “nguồn nội dung” và “nguồn hình thức
Nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được
5
các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật.
Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp
luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, là
những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp
lí xảy ra trong thực tế.Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn, vấn
đề nguồn nội dung ít được đề cập, còn nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan
tâm cả trên bình diễn nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồi và giáo trình Lí luận chung về nhà nước
và pháp luật cung cấp các loại nguồn khác trên thế giới như điều ước quốc tế, chuẩn
mực đạo đức của xã hội, các quan điểm, tư tưởng học thuyết của các nhà khoa học pháp
lí. Đó đều là các loại nguồn phổ biển trên thế giới.
Thứ tư, quan điểm của cô Hồi và các tác giả viết giáo trình đều cho rằng giữa nguồn
của pháp luật và hình thức bên ngoài của pháp luật có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy
nhiên đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể đồng nhất với nhau.
- Về điểm khác nhau:
Thứ nhất ,dựa vào bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” – TS. Nguyễn Thị
Hồi, tác giả có đề cập một cách rộng hơn quan điểm về nguồn của pháp luật trên thế
giới thông qua Từ điển Blacks Law Dictionary, của một số học giả Pháp, Michel
Virally, hay định nghĩa của Hans Kelsen – học giả người Đức… Không chỉ dừng lại ở
đó, tác giả còn nhắc tới định nghĩa về nguồn của pháp luật ở Việt Nam, như là trong
một số sách và giáo trình Lí luận về nhà nước và pháp luật, sách chuyên khảo Những
vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, định nghĩa của một số học giả khác…
Sau cùng, TS. Nguyễn Thị Hồi mới trực tiếp đưa quan điểm của mình vào, đó là nguồn
của pháp luật có 2 loại nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung của pháp
luật là xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể của pháp luật..
Nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp
luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật,
tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc
pháp lí xảy ra trong thực tế.
Còn đối với cách hiểu của em sau khi được học môn Lí luận, em mới chỉ được tiếp cận
một cách chi tiết về nguồn hình thức vì trong giáo trình không nêu rõ ràng quan điểm về
6
nguồn nội dung như bài viết của TS. Nguyễn Thị Hồi. Bởi theo như giáo trình Lí luận
chung về nhà nước và pháp luật, các tác giả cho rằng vấn đề nguồn hình thức của pháp
luật luôn được quan tâm nhiều hơn trên bình diện nhận thức cũng như trong hạt động
thực tiễn.
Thứ hai, bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hồi có cung cấp một số dẫn chứng về nguồn
của pháp luật trong hệ thống pháp luật trên thế giới. Có thể kể đến như là tập quán quốc
tế, các nguyên tắc chung của pháp luật, nhu cầu quản lí kinh tế - xã hội, hay thực tiễn
xét xử của tòa án, học thuyết và lí trí, những quy tắc trong nếp sống cộng đồng xuất
hiện trong hệ thống pháp luật Roman - Giecman, Anh, Mĩ, XHCN,..
Trong khi đó, giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đưa ra các nguồn khác
của pháp luật như là điều ước quốc tế, hợp đồng, đường lối chính sách của lực lượng
cầm quyền, các tư tưởng, học thuyết, tín điều tôn giáo, hương ước hay pháp luật nước
ngoài.. Ở đây, em được hiểu rõ hơn về khái niệm của các loại nguồn khác trên thế giới
cũng như được cung cấp kiến thức về vị trí, vai trò của từng loại nguồn này đối với các
quốc gia.
Thứ ba, về quan điểm nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, so với những gì em
tiếp thu trong suốt quá trình học môn Lí luận, thì Việt Nam có 3 loại nguồn pháp luật
chủ yếu đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó,
văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng bậc nhất. Các văn bản được đề cập
đến nhiều nhất đó là Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc Hội; Lệnh, quyết
định của Chủ tịch nước …
Còn theo như bài viết của TS. Nguyễn Thị Hồi, tác giả chỉ đề cập một cách chung
chung đến một số loại nguồn nội dung và nguồn hình thức quan trọng như là Đường lối,
chính sách của Đảng, các nguyên tắc chung của pháp luật, các điều ước quốc tế, nhu
cầu quản lí kinh tế - xã hội, các học thuyết khoa học pháp lí,..Tuy nhiên, ở đây tác giả
đã đưa ra các nguồn rộng hơn, đặc trưng chủ yếu đó là đường lối chính sách của Đảng,
nhu cầu quản lí kinh tế - xã hội.
Câu 3: Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Sau đây, em xin trình bày vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt
Nam hiện nay.
7
1, Một số nguồn nội dung của pháp luật Việt Nam
a, Đường lối, chính sách của Đảng:
Đường lối, chính sách của Đảng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì theo Điều 4
HIến pháp 2013 đã nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối, chính
sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp luật vì chúng có vai trò định ra
mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong một giai đoạn
nhất định cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những mục tiêu,
phương hướng này. Bên cạnh đó, nội dung các qui định trong các văn bản qui phạm
pháp lật, từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không
được trái với đường lối, chính sách của Đảng. Nhờ có những đường lối, chính sách đó,
góp phần làm chuyển biến tích cực trong công tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng
nói riêng và đất nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
b, Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội:
Đây là một trong những nguồn nội dung đóng vai trò thiết yếu của pháp luật. Phấp luật
và kinh tế có mối quan hệ biện chứng vơi snhau, kinh tế đóng vai trò quyết định đói với
pháp luật, kinh tế thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi theo. Ngược lại, nếu pháp
luật không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu quản lý kinh tế xã hội là cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật sao cho phù hợp thực tiễn, khả thi, dễ
thực hiện, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế có tính đồng nhất,
hiệu quả cao. Để tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhà nước buộc phải ban hành các qui định pháp luật cụ thể nhằm xât
dựng các loại thị trường lao động, thị trường hàng hóa, cụ thể hóa các chính sách tài
chính, thuế, tiền tê, giá cả,..Qua đó nhà nước có thể điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo
ý chí, mong muốn của mình, vừa thúc đầy sự tăng trưởng song vừa đảm bảo sự cân đối,
ổn định của nền kinh tế - xã hội.
c, Các tư tưởng, học thuyết pháp lý:
Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng trở thành một trong số nguồn nội dung có vị trí,
vai trò to lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Dựa vào học thuyết phân
chia quyền lực nhà nước, các tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật, các tư tưởng chủ quyền nhân dân, tư tưởng nhà nước pháp
quyền,..đã góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật văn minh, tiến bộ, phù hợp thực
8
tiễn. Các quan điểm, học thuyết của các nhà khoa học pháp lí không chỉ là cơ sở để xây
dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bộ luật, mà trong nhiều trường hợp
khi gặp phải những sự việc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật,
để có cơ sở giải quyết chúng, nhà chức trách phải dựa vào các quan niệm, lập luận của
các nhà khoa học, giáo sư danh tiếng ở các trường đại học luật.
2, Các loại nguồn hỗn hợp
Bên cạnh các nguồn nội dung kể trên, còn có các nguồn vừa là nguồn nội dung, vừa là
nguồn hình thức của pháp luật. Đó là các nguồn cơ bản sau:
a, Các nguyên tắc chung của pháp luật:
Các nguyên tắc chung của pháp luật giữ vị trí quan trọng, bởi chúng thực hiện các
chính sách xã hội của Nhà nước phục vụ cho sự phát triển tự do, toàn diện cho mỗi cá
nhân, đảm bảo công bằng xã hội.. Các nguyên tắc chung của pháp luật không chỉ được
thể hiện qua các quy định của pháp luật mà đôi khi chúng còn được sử dụng để giari
quyết các vụ việc phát sinh. Bên cạnh đó, chúng còn có vai trò phản ánh một cách trực
tiếp chế đỗ xã hội hiện hữu và được đăt ra nhằm xác định rõ những nguyên lí, tư tưởng
chỉ đạo để giải đáp một vấn đề lớn là hệ thống pháp luật hiện hữu củng cố và bảo vệ chế
độ nào.
b, Văn bản qui phạm pháp luật:
Đây là nguồn pháp luật cơ bản, có vai trò và vị trí chủ yếu và quan trọng nhất của
hệ thống pháp luật. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp
lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủyếu dựa vào các VBQPPL. Đó là văn bản
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bản hành, chứa qui tắc xử sự chung được nhà
nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.VBQPPL có vai trò to lớn bởi nếu xét về nội dung thì các quy định trong các
văn bản có giá trị pháp lý cao hơn lại có thể trở thành nguồn nội dung cho các văn bản
có giá trị pháp lý thấp hơn. Ví dụ như các quy định của Hiến Pháp là nguồn nội dung
của tất cả các VBQPPL khác..
c, Các điều ước quốc tế:
Đối với pháp luật quốc gia, vai trò của điều ước quốc tế ngày càng quan trọng và
có vị thế ngày càng cao hơn, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Điều đó được
thể hiện rõ trong nhiều VBQPL hiện hành là “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà
9
CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn bản
này thì tuân theo các quy định của điều ước quốc tế đó”. Điều ước quốc tế trở thành
nguồn của pháp luật trong trường hợp nó được áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần
vào giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Nhiều quy định của các điều ước quốc tế
khác đã được nhà nước nội luật hóa thành các quy định trong các đạo luật của Việt Nam
d, Phong tục tập quán:
Giữa pháp luật và phong tục tập quán có những quan hệ nhất định. Những phong
tục tập quán tiến bộ, tốt đẹp, phù hợp với ý chí của Nhà nước, được Nhà nước thừa
nhận sẽ trở thành nguồn nội dung của pháp luật. Ngoài ra, các quy tắc và quan niệm đạo
đức chính thống, các truyền thống tốt đẹp của đan tộc cũng có thể trở thành nguồn nội
dung của pháp luật. Điều đó được thể hiện trong các quy định về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con cái, của vợ và chồng,..Ngược lại, có nhũng phong tục tập quán cổ hủ, lạc
hậu khiến nhà nước bàn hành các VBQPPL nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi đời
sống xã hội. Mọi phong tục tập quán đều có thể áp dụng tuy nhiên không được trái với
những nguyên tắc chung của pháp luật.
e, Án lệ hay các quyết định, bản án của tòa án:
Án lệ là loại nguồn rất quan trọng của pháp luật ở các nước thuộc hệ thống thông
luật. Án lệ đề cập dến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả
thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy án lệ có
vai trò góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn,
khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiên cho việc áp dụng pháp luật
được dễ dàng, thuận lợi hơn.
g, Quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp:
Loại nguồn này dường như chưa có tiền lệ ở Việt Nam và cũng chưa được thừa
nhận chính thức về mặt Nhà nước. Chỉ mới có quy định của các tổ chức chính trị- xã
hội là đã được thừa nhận một cách gián tiếp trong một số văn bản. Đối vơi những quy
tắc của các hiệp hộp này, vấn đề cần làm sang tỏ về mặt lý luận và thực tiễn là các quy
tắc ấy điều chỉnh những qua hệ xã hội nào, về vấn đề gì.. Qua đó ta thấy, vị trí và vai trò
của quy tắc tắc các hiệp hội nghề nghiệp còn khá mờ nhạt, chưa có chỗ đứng cao trong
nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.
10
Kết luận
Nguồn của pháp luật luôn là một vấn đề phức tạp và hiện nay còn tồn tại rất
nhiều quan điểm chưa đi đến thống nhất.Việc xác định đầy đủ, chính xác và sử
dụng dúng đắn các lại nguồn của pháp luật sẽ góp phần tích cực vào công cuộc
hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả của nó. Trên đây là những phân
tích, đánh giá của em về vị trí, vai trò của từng loại nguồn phổ biến trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó em đã chỉ ra sự giống và khác nhau
giữa quan điểm về vấn đề “nguồn của pháp luật” dựa theo bài tạp chí của
TS.Nguyễn Thị Hồi và cách hiểu của em sau khi học môn Lí luận chung về nhà
nước và pháp luật. Tìm hiểu rõ các loại nguồn pháp luật giúp chúng ta có thể nhìn
nhận ý nghĩa quan trọng của từng loại nguồn một cách khách quan, khoa học trên
nhiều khía cạnh. Hi vọng rằng trong thời gian tới, với sự quan tâm của đông đảo
các độc giả về bấm đề này, nguồn pháp luật ở Việt Nam hiện nay sẽ nhanh chóng
được hoàn thiện và được sử dụng một cách phù hợp.
11
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tạp chí Luật học số 2/2008: “Về khái niệm nguồn của pháp luật”-TS. Nguyễn Thị
Hồi
2. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(128) tháng 8/2008:“Các loại nguồn của pháp
luật Việt Nam hiện nay”
3. Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội
4. Luận án tốt nghiệp - Hoàng Thị Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội - 2011:“Văn bản
quy phạm pháp luật – nguồn pháp luật chủ yếu của Việt Nam hiện nay”
5. Luận án tốt nghiệp – Đào Thị Diệu Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội – 2011:“
Nguồn của pháp luật ở Việt Nam hiện nay”
5. Trang web www.nganhangphapluat.thukyluat.vn
6. Trang web />
12