Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Chính sách của mỹ với châu á thái bình dương từ năm 2009 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH CỦA
MỸ VỚI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH CỦA
MỸ VỚI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bách Hiếu

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Bách Hiếu. Các kết quả nghiên cứu, số liệu, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Khoa Khoa học Chính trị lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc về
quá trình đào tạo trong 2 năm học Cao học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo
hướng dẫn TS Trần Bách Hiếu; sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Bộ môn Chính trị Quốc tế - Khoa Khoa
học Chính trị trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Khoa Quốc tế
học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội, Thư viện trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, trường Đại
học Y tế Kĩ thuật Hải Dương đã cung cấp những tài liệu quan trọng để tôi hoàn
thành luận văn.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÂU Á - THÁI BÌNH
DƢƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ THỜI KỲ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH....................................................................... 11
1.1. Vị trí địa chiến lƣợc của châu Á - Thái Bình Dƣơng trong
chính sách của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh ................................. 11
1.1.1. Diện mạo của Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến
tranh Lạnh ............................................................................................... 11
1.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. ..................................................... 15
1.2. Lợi ích chiến lƣợc của Mỹ trong chính sách đối với châu Á Thái Bình Dƣơng thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh ................................... 19
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 27
Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NỘI DUNG
TRONG CHÍNH SÁCH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2016 .................................................................. 29
2.1. Những nhân tố tác động đến chính sách châu Á - Thái Bình
Dƣơng của Mỹ từ năm 2009 đến năm 2016 ............................................ 29
2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương............. 29
2.1.2. Quan điểm và chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu ÁThái Bình Dương ................................................................................... 47
2.2. Nội dung chủ yếu trong chính sách châu Á - Thái Bình Dƣơng
của Mỹ từ năm 2009 đến năm 2016 ......................................................... 56
2.2.1. Nội dung chủ yếu trong chính sách châu Á - Thái Bình
Dương của Mỹ từ năm 2009 đến năm 2016 ........................................... 56
2.2.2. Các hướng ưu tiên trong chính sách đối với châu Á - Thái
Bình Dương của Mỹ từ 2009 đến năm 2016........................................... 68
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 72


Chƣơng 3: XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHÂU Á
- THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH

SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM ....................................................................... 73
3.1. Dự báo xu hƣớng vận động của chính sách châu Á - Thái Bình
Dƣơng của Mỹ từ năm 2017 đến năm 2021 ............................................ 73
3.1.1. Dự báo tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm
2017 đến năm 2021 ................................................................................. 73
3.1.2. Dự báo chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương từ 2017 đến 2021 ................................................................ 77
3.2. Tác động của chính sách châu Á - Thái Bình Dƣơng của Mỹ
đối với Việt Nam. ....................................................................................... 87
3.2.1. Vị trí, vai trò của Việt Nam trong khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương ...................................................................................................... 87
3.2.2. Tác động của chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
đối với Việt Nam ..................................................................................... 92
3.2.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương .............................................. 97
3.2.4. Một số khuyến nghị về hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập tự
chủ trong tình hình mới ......................................................................... 101
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ARF


ASEAN Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CSCAP

Cooperation in the Asia Pacific
Hội đồng hợp tác an ninh châu Á –Thái Bình Dương

EU

European Union
Liên minh châu Âu

GDP

The Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

NAFTA

North America Free Trade Agreement
Khối Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NDT


Đồng nhân dân tệ Trung Quốc

TAC

ASEAN’s Treaty of Amity and Cooperation
Hiệp định hữu nghị và hợp tác các nước ASEAN

TPP

Trans Pacific Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

USD

United States Dollar
Đồng Đô la Mỹ

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cục diện chính trị thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI biến động
và thay đổi nhanh chóng với nhiều sự kiện nổi bật có tác động lớn, làm xoay
chuyển cán cân quyền lực tại nhiều quốc gia hay khu vực, châu Á - Thái Bình
Dương cũng không là ngoại lệ. Diễn biến chính trị tại khu vực châu Á - Thái
Bình Dương luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế, giới học
giả bởi đây là một điểm nóng về kinh tế, lợi ích chính trị, một khu vực địa
chiến lược quan trọng của thế giới.
Việc kết thúc Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng đến khu vực châu Á - Thái
Bình Dương rất khác với châu Âu. Năm 1991, sự sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước châu Á - Thái Bình Dương không chỉ có tác
động to lớn đến nền chính trị thế giới nói chung mà còn làm thay đổi cục diện
chính trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Lúc này, các nước
phương Tây, đặc biệt là Mỹ đóng vai trò chi phối nền chính trị khu vực. Mỹ
nổi lên không chỉ như một siêu cường độc nhất mà còn là một quốc gia chiếm
ưu thế mọi mặt trong lãnh vực quyền lực và phạm vi ảnh hưởng. Mỹ một
mình đi tiên phong trong cái được gọi là “cuộc cách mạng trong lãnh vực
quân sự”, đảm bảo cho nó quyền tối thượng trong khả năng trấn áp các sức
mạnh quân sự, quy ước của bất cứ một cường quốc hay một nhóm cường
quốc nào trong tương lai trước mắt. Hơn nữa, Mỹ là thị trường lớn cho các
trung tâm kinh tế quan trọng như châu Á và Đông Á. Bên cạnh đó, sự phát
triển nhanh về kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã đưa vị
thế của các quốc gia này nổi bật trên bản đồ chính trị châu Á.
Giai đoạn 1991-2016, bàn cờ chính trị châu Á - Thái Bình Dương biến
động không ngừng bởi sự tham gia ngày càng nhiều của các quốc gia trên thế
giới như Nga, Australia, NewZealand, Ấn Độ,… cũng như các tổ chức trong

1



và ngoài khu vực như ASEAN, EU, WTO,… Vì vậy, các nước lớn trong khu
vực luôn phải điều chỉnh chính sách để tăng tầm ảnh hưởng, nâng tầm vị thế
của mình ở khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung, đồng thời lựa chọn
những đối tác mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Trong khi đó, các nước
vừa và nhỏ cũng tận dụng lợi thế mà khu vực mang lại để thu hút sự đầu tư
của những cường quốc trên thế giới và liên kết với các nước lớn để tạo vành
đai bảo vệ chính mình trước những biến động khôn lường của nền chính trị
thế giới. Kết quả là nhiều mối quan hệ hợp tác, liên minh về quân sự, chính
trị, kinh tế được hình thành như Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Trung Quốc, Liên minh
chiến lược châu Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN),… đồng thời cũng xuất
hiện những tham vọng, những đối trọng chính trị khó giải quyết. Tất cả đã
góp phần làm sinh động hơn bức tranh mọi mặt của châu Á - Thái Bình
Dương cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Những ưu thế của Mỹ có ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực châu Á - Thái
Bình Dương cũng như các khu vực khác của thế giới. Việt Nam là quốc gia
nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang ngày càng nâng cao vị
thế địa chính trị bởi chính sự phát triển của đất nước cũng như chính sách
ngoại giao thân thiện, cởi mở và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được
dự báo sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của các nước, nhất là các cường quốc lớn
và dự kiến các nước này đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng
cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở đây. Các nước lớn đang tiếp tục
điều chỉnh chính sách với khu vực này.
Việc nhận diện chiều hướng phát triển của tình hình, chính sách của
Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hiểu rõ được tình hình hiện
tại và dự báo triển vọng của các mối quan hệ quốc tế và các tranh chấp, xung
đột tiềm tàng tại khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng trong chính sách

2



châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là yêu cầu hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo
lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam trong tình hình mới.
Vì những lí do trên, học viên đã chọn đề tài “Chính sách của Mỹ với
châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2016” nhằm nghiên cứu
nội dung chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
làm rõ những mục tiêu Mỹ muốn giành được trong quá trình triển khai chính
sách. Bên cạnh đó, phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong tổng
thể chính sách với khu vực châu Á - Thái Bình Dương; dự báo xu hướng vận
động của chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ trong thời gian tới;
tác động của chính sách đối với Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là chủ đề được nhiều cơ
quan nghiên cứu quốc tế, khu vực và trong nước thường xuyên khảo sát qua
từng thời kỳ. Đó là các công trình bảo vệ luận văn Tiến sĩ và Thạc sĩ hay các
tài liệu, các nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Có thể kể đến các sách, các đề tài nghiên cứu chính sách của Mỹ
với châu Á - Thái Bình Dương trong nước tiêu biểu như:
Đề tài “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương” do tập thể các nhà nghiên cứu thuộc học viện Quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao thực hiện, Tiến sĩ Vũ Dương Huân chủ biên. Nội dung cuốn
sách tập trung trình bày tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương trong
thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ với các cường quốc trong
khu vực.
Báo cáo “Đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á - Thái
Bình Dương”- 2013, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Một số nội dung
chính trong báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện chiến lược này trên các lĩnh

3



vực quân sự, ngoại giao, kinh tế, mực độ can dự vào các thể chế khu vực…
của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Cũng phải kể đến đề tài “Chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương sau sự kiện 11/9/2001 và những tác động đối với Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Việt Dũng, Học viện Quan hệ quốc tế. Đề tài đã nêu lên
chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau sự kiện
11/9/2001, phân tích những tác động của sự kiện trên với khu vực trong đó có
Việt Nam và dự báo những vấn đề đặt ra đối với an ninh khu vực.
Gần đây nhất, PGS. TS Vũ Văn Hà - Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam và PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới,
có bài đăng trên Tạp chí cộng sản: “Vai trò của Việt Nam trong khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương”, tháng 12/2010. Bài viết đã nêu vị trí và tầm
quan trọng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương; quan điểm chiến lược của
các nước lớn ( Mỹ, Nga, Trung Quốc); vai trò và vị thế của Việt Nam trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- “Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống G.W. Bush” của
Trần Bá Khoa, tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 08-10/2001.
- Nguyễn Kim Lân (2002), “Tác động của sự điều chỉnh chiến lược
toàn cầu của Mỹ đến an ninh ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình
Dương”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 12).
- Nguyễn Văn Lan (2006), “Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và tác
động của nó đối với tình hình thế giới”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 02 2006, Hà Nội.
- Phạm Văn Đức (Chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa trong bối cảnh Châu
Á - Thái Bình Dương, một số vấn đề triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
- Hà Mỹ Hương (2007), “An ninh Đông Nam Á trong chiến lược của
Mỹ”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 20/09/2007.
4



- Nguyễn Thái Yên Hương (2008), “Mỹ và các vấn đề toàn cầu thời kỳ
sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, (Số 72).
- Nguyễn Đức Thắng (2008), châu Á - Thái Bình Dương trong chiến
lược toàn cầu của Mỹ, Tạp chí Cộng sản số 14.
- Phương Trà (2017), “châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách đối
ngoại của chính quyền Dolnad Trump”, Tạp chí cộng sản, ngày 10/5/2017.
Bên cạnh những đề tài trong nước còn có những đề tài, cuốn sách ở
ngoài nước nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình
Dương như:
- Cuốn sách về: “Chính sách châu Á của Bill Clinton” của tác giả người
Ấn Độ MV. Rappai, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ môi trường Bộ Quốc phòng đã nêu lên chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Bill
Clinton đối với các khu vực và quốc gia ở châu Á, khẳng định sự can thiệp
ngày càng tăng của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- “Chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thế kỷ mới” của Ivoh
Daaelder& James Linsayd, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 06/2003.
- Han Sung Joo, Tonny Koh, C.Raja Mohan (2008), “Tổng quan về
quan điểm của Châu Á trong vai trò của Mỹ ở Châu Á năm 2008”, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay.
- Warren Christopher, Diễn văn về chiến lược Châu Á - Thái Bình
Dương của Mỹ, ngày 28-8-1995.
- Ivo H. Daalder và James M. Lindsay (2006), “Toàn cầu hóa chính
trị: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho một thế kỷ mới”, tạp chí Châu Mỹ
ngày nay.
- James Kelly (2003), “Chống khủng bố - ưu tiên tối cao của Mỹ ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương”, bài phát biểu điều trần trước ủy ban Quan
hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25/03/2003.

5



Các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ nghiên cứu chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời các Tổng
thống Mỹ. Do phạm vi nghiên cứu các công trình trên mới chỉ nghiên cứu
chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời các Tổng thống Bill Clinton, G.W
Bush và một số là bài tạp chí chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống về chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 đến
nay, tức là khi tổng thống Obama lên cầm quyền. Đây cũng là những nét mới
cần được xem xét từ góc độ quan hệ giữa các nước lớn và chính sách của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Chính vì
vậy, tác giả trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu đã có
để phát triển sâu hơn, phong phú hơn đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu chính sách của đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2009 đến 2016, làm rõ những nhân tố tác
động, đưa ra dự báo, xu hướng vận động và làm rõ những tác động của chính
sách đối với Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích tầm quan trọng vai trò, vị trí của châu Á - Thái Bình Dương
trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.
- Phân tích những nội dung chủ yếu trong chính sách của Mỹ với khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và làm rõ những mục tiêu mà Mỹ muốn giành
được trong quá trình triển khai chính sách.

6


- Phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong tổng thế chỉnh

sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giới hạn của Mỹ trong thực
hiện ý đồ chiến lược đối với khu vực và với Việt Nam.
- Nhận diện những tác động ảnh hưởng đến an ninh khu vực, an ninh
quốc gia Việt Nam; dự báo một số xu hướng vận động của chính sách châu Á
- Thái Bình Dương của Mỹ trong giai đoạn 2017- 2021.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi thời gian: từ 2009 - 2016. Bởi giai đoạn 2009 - 2016 là
giai đoạn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Tổng thống Obama tiếp tục
kế thừa chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các chính
quyền tiền nhiệm với chiến lược “Xoay trục” - “Tái cân bằng” bao gồm các
mục tiêu, nội dung, biện pháp chiến lược trên tổng thể toàn diện cả chính trị,
kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại giao.
- Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ,
châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á: tiêu biểu là
Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp cơ bản như: phương pháp nghiên
cứu chính trị học, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống nội dung chính sách của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến 2016,
đề tài làm rõ những nội dung thường trực không thay đổi và những hướng ưu

7



tiên trong chính sách của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời,
dự báo xu hướng vận động trong chính sách của Mỹ đối với khu vực trong
những năm tới và tác động của chính sách đối với Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chiến lược của Việt Nam nhằm nâng cao vị
thế của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những giải
pháp tổng thể hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập tự chủ trong tình hình mới.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các luận văn có đề tài liên
quan đến chính sách của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Tầm quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương trong chính
sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Trong những thập niên qua, châu Á - Thái Bình Dương trở thành một
trong những động lực chủ yếu cho sự phát triển của thế giới. Mỹ xác định khu
vực châu Á - Thái Bình Dương là một nhân tố quan trọng đối với an ninh
quốc gia của nước Mỹ. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế
phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều của cải và có lực lượng quân sự dày
đặc. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của
Mỹ là tăng cường quyền lãnh đạo và quyền khống chế của mình đối với khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí đặc biệt, vừa ở Thái Bình Dương,
vừa ở Đại Tây Dương, Mỹ muốn nắm vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình
Dương và củng cố hợp tác với các nước trong khu vực.
Chương 2: Những nhân tố tác động và nội dung chủ yếu trong chính
sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2009 đến nay
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dường như cũng được xem là
trung tâm tiếp theo của nền chính trị thế giới giai đoạn 2009- 2016 với việc

8



Mỹ tuyên bố “ Xoay trục” về châu Á. Có thể nói, cục diện thế giới đang biến
đổi từng ngày có tác động không nhỏ tới những tính toán chiến lược của Mỹ hiện vẫn là một siêu cường hùng mạnh trên thế giới. Ưu thế của Mỹ có những
ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như các khu
vực khác trên thế giới. Những nhân tố tác động đến chính sách châu Á - Thái
Bình Dương của Mỹ như: môi trường văn hóa, xã hội; môi trường an ninh chính trị; môi trường kinh tế, thương mại,... Cùng với đó, xu hướng toàn cầu
hóa và thiết lập trật tự đa cực hiện nay cũng bắt buộc Mỹ phải có những thay
đổi trong các chính sách của mình, đặc biệt là chính sách đối ngoại nhằm bảo
vệ và duy trì vị trí quyền lực đáng mơ ước nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng
mong muốn chiếm đoạt.
Chương 3: Xu hướng vận động và tác động của chính sách châu Á Thái Bình Dương của Mỹ đối với Việt Nam.
Là một quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nhiều lợi ích
đa diện và mối quan hệ gắn bó, Việt Nam không thể không chịu sự chi phối từ
khu vực. Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ đối ngoại và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hội nhập vào môi trường quốc tế và mở cửa ở
trong nước. Quá trình này buộc chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều tác
động từ bên ngoài. Trong đó, có tác động từ khu vực châu Á - Thái Bình
Dương có vai trò đặc biệt quan trọng.
Tác động của chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ đối với Việt
Nam có ảnh hưởng nhiều đến môi trường cũng như quan hệ đối ngoại của nước
ta. Đó là sự nổi lên của yếu tố kinh tế, và sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên giữa các
quốc gia trong khu vực. Việt Nam cần hết sức quan tâm, theo dõi và có những
điều chỉnh chính sách thích hợp, gắn phát t riển kinh tế - xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức bảo
vệ vững chắc độc lập, tự chủ, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đất nước trong

9


mọi tình huống. Đồng thời, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong

cuộc đấu tranh chống các mối đe dọa chung, vì mục tiêu xây dựng khu vực châu
Á - Thái Bình Dương và thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển.

10


Chƣơng 1:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Vị trí địa chiến lƣợc của châu Á - Thái Bình Dƣơng trong chính sách
của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh
1.1.1. Diện mạo của Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh
Diện mạo của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh:
Có thể coi quyết định ngày 5/4/1989 của chính phủ đối lập ở Ba Lan về
cải cách thể chế là sự kiện mở đầu quá trình kết thúc Chiến tranh Lạnh. Chiến
tranh Lạnh kết thúc với sự ra đi của siêu cường Liên Xô và sự sụp đổ của hệ
thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu, cùng với “ sự suy yếu tương đối
của Mỹ”, sự trỗi dậy của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, sự phân hóa trong
các nước thế giới thứ ba. Một lần nữa diện mạo thế giới ổn định và có sự thay
đổi hết sức cơ bản.
Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng có nghĩa là kết thúc sự đối đầu Đông Tây dẫn tới sự dịch chuyển “đụng đầu về ý thức hệ theo hai hướng khác
nhau”. Kết thúc Chiến tranh Lạnh cũng là kết thúc phân chia thế giới thành
nhiều mảnh vụn và hướng tới “toàn cầu hóa” theo nghĩa là một tiến trình phát
triển mới về chất của nhân loại. Nhưng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã
không mở ra kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng như người ta mong đợi:
những xung đột sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo lại có sự bùng lên, những cuộc
chiến tranh khu vực lại diễn ra triền miên và ngay cả sự kiện ngày 11/9 động
trời vẫn cứ xảy ra bất ngờ ngay tại nước Mỹ, và còn những biến động gì nữa
sẽ tiếp tục diễn ra.

Sự kết thúc của trật tự thế giới “hai cực Yalat” do Mỹ và Liên Xô đứng
đầu không chỉ là việc chấm dứt một cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe tư bản
11


chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà còn là sự giảm nhiệt của một chạy đua vũ
trang hao người, tốn của và ảnh hưởng lớn sức mạnh của Mỹ và Liên Xô. Sự
tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đặt dấu chấm
hết thực sự cho Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của Liên Xô không chỉ dẫn đến
một hệ quả tất yếu là Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, mà còn là thời cơ để
Mỹ thực hiện “chủ nghĩa đơn phương” thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Mô hình hai cực của hệ thống quan hệ quốc tế bị phá vỡ, Mỹ đã mất đi
một đối trọng, cũng là đối thủ mạnh trên chính trường quốc tế. Đối với Mỹ,
đây là thời cơ cần “chớp lấy” để xác lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ
lãnh đạo. Mỹ cho rằng với sức mạnh tổng hợp (về quân sự, kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngoại giao) của mình, Mỹ có thể áp đặt mô hình
Mỹ, phổ biến các giá trị và lối sống Mỹ ra khắp mọi nơi trên hành tinh. Đó là
mong muốn thực và là mục tiêu chiến lược của Mỹ, nhưng không dễ gì được
nhân dân các nước chấp nhận. Sự kiện nước Mỹ bị khủng bố ngày 11/9/2001
cho thấy chính sách sử dụng tùy tiện “sức mạnh” của Mỹ đưa lại cái giá phải
trả đắt đến mức như thế nào. Alexandor Konovalov đã có lý khi nhận định:
“Nói chung, chính sách của Mỹ đã xuất hiện những triệu chứng của căn bệnh
rất nguy hiểm, mà ta tạm gọi là triệu chứng của nhà khổng lồ cô đơn”. Trật tự
thế giới hình thành sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã được nhiều nhà đánh
giá phân tích như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực. Cho
dù có nhiều quan điểm khác biệt, phần đông các nhà phân tích đều nhất trí với
nhau ở một số điểm chính sau:
Thứ nhất, Mỹ hiện là cường quốc vượt trội, cũng đồng thời là cường
quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu.
Thứ hai, xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tương lai là tiến tới một

hệ thống đa cực theo nghĩa là “trạng thái cân bằng kinh điển” về sức mạnh.

12


Thứ ba, các cực cấu thành trật tự thế giới trong tương lai, ngoài Mỹ ra
còn có khả năng là EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và cả Ấn Độ.
Phân tích những chuyển động của thế giới thời gian qua, có dự báo về
những biến động có thể được khơi nguồn từ sự kiện 11/9 xảy ra ở Mỹ, cho
phép nhận định rằng trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh là trật tự, như đã nói
“chưa ổn định” tức là một trật tự đang trong tình hình lai tạp: thế giới không
hẳn chỉ là một cực do Mỹ lãnh đạo, song cũng không phải là đa cực theo
nghĩa là một sự phân bố cân bằng về sức mạnh. Mỹ yếu trong việc trở thành
một cực duy nhất của thế giới.
Diện mạo của châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh:
Tháng 11-1989, bức tường Berlin - một biểu tượng của Chiến tranh
Lạnh- chia cắt Đông Đức và Tây Đức sụp đổ, báo hiệu sự kết thúc của một
thời kỳ căng thẳng, chia rẽ, đối đầu Đông - Tây.
Từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, châu Á - Thái Bình Dương luôn
là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo thống kê, từ năm 2007 2012, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống, kinh tế của các quốc gia
mới nổi ở khu vực này lại tăng thêm gần 50%, tỷ trọng trong nền kinh tế thế
giới cũng gia tăng. Trong 5 - 10 năm tới, kinh tế những quốc gia mới nổi tại
châu Á - Thái Bình Dương vẫn có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng như
vậy. Xem xét đến nền kinh tế Bắc Mỹ tăng trưởng cao hơn châu Âu và tiến
trình khu vực hóa châu Á - Thái Bình Dương không ngừng tiến triển, nếu tính
cả Bắc Mỹ, tổng lượng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 2/3 tỷ
trọng kinh tế thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương có các lực lượng mạnh về quyền lực trên
biển như Mỹ, Nhật Bản, Australia cũng có những nước lớn mạnh về quyền lực
trên đất liền như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Ngoài ra, giữa các nước tại khu vực

này còn tồn tại mối thù hận lịch sử và mâu thuẫn thực tại rất đa dạng. Chẳng

13


hạn như mối quan hệ giữa Nhật Bản với Nga, Nhật Bản với Bắc Triều Tiên, Ấn
Độ với Pakistan, Campuchia với Thái Lan và những quốc gia lên tiếng về chủ
quyền Biển Đông như Việt Nam, Philipines, Malaixia, Brunây, Indonesia đều
tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vùng biển, đảo. Bán đảo Triều Tiên vẫn
ở trạng thái bị chia cắt. Đại lục Trung Quốc và Đài Loan vẫn chưa thống nhất.
Món nợ lịch sử do Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược tàn phá các quốc
gia Đông Á từ thời cận đại đến nay vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết. Điều
quan trọng hơn là quan hệ giữa hai siêu cường ở châu Á - Thái Bình Dương là
Trung Quốc và Mỹ tồn tại những nhân tố khó lường. Cạnh tranh quân sự quốc
tế mà châu Âu là địa bàn chủ yếu có khả năng chuyển sang chạy đua vũ trang
tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là chủ yếu.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Nhật Bản tiếp tục rơi
vào cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên, thì Trung Quốc bước vào thời kỳ
phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn duy trì vị thế là nền kinh tế
đầu tàu, lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Ở Nhật Bản, nhiều nhà dự báo cho rằng, trọng tâm phát triển kinh tế
của thế giới ở thế kỷ XXI sẽ chuyển dịch từ phương Tây về phía châu Á Thái Bình Dương, và Nhật Bản là nước sẽ chủ yếu dẫn dắt khu vực này.
Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ phải đối đầu với một cường quốc châu Á
là Nhật Bản trên vũ đài kinh tế. Bất chấp giai đoạn suy thoái, Nhật Bản vẫn là
cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trước khi bước vào thế kỷ mới.
Ở Trung Quốc và Nga, một học giả đã ví Trung Quốc với sự hưng
thịnh kinh tế của đất nước hơn 1,3 tỷ dân này với hình ảnh “Người khổng lồ
thức giấc” đang làm rung chuyển Châu Á. Đó là một hiện thực. Cho dù Mỹ đã
thực hiện một phương án “ tối đa”, Trung Quốc sẽ là một thành viên của cộng
đồng châu Á- Thái Bình Dương; hoặc một phương án tối thiểu, Trung Quốc

trở thành một quan sát viên đáng kính.

14


Nước Nga trong 10 năm của thế kỷ XX đã từ cường quốc loại một rơi
xuống cấp độ sức mạnh cường quốc loại hai, thậm chí là loại ba về kinh tế.
Nhưng điều đáng nói hơn cả, bước vào thập niên mở đầu của thế kỷ XXI,
nước Nga đang dần tìm được cho mình con đường phát triển phù hợp, một
nhiệm vụ cấp thiết mà nước Nga phải tập trung nỗ lực giải quyết trong những
năm tới. Nga hiện nay vẫn là một cường quốc quân sự, có một nền công nghệ
quân sự và vũ trụ, nguồn nhân lực khoa học và trí tuệ dồi dào, một nền văn
hoá Nga tiên tiến, một lãnh thổ rộng lớn có tài nguyên phong phú, lại tiếp
giáp với hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Tây Âu và châu Á - Thái
Bình Dương... Với những tiềm năng như vậy, vươn lên tầm cỡ của một thế
lực toàn cầu đối với Nga chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng trước mắt, Nga
tập trung vào việc củng cố nhà nước Nga, xây dựng môi trường khu vực, quốc
tế ổn định, hòa bình, hợp tác đa phương phát triển kinh tế. Do đó, một mặt
Nga tạo ra cho mình một vị thế tương xứng với NATO tại Châu Âu, mặt khác
cũng khẳng định nhân tố Nga trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Vị
thế Liên bang Nga cho phép Nga hội tụ được cả sức mạnh kinh tế Tây Âu và
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cùng với các
nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á đã góp phần làm nên một “châu Á thần
kỳ”, dẫn đến sự chuyển dịch cán cân thương mại toàn cầu về phía Đông Á.
1.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời
kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Xét trên góc độ địa chính trị và địa kinh tế thì khu vực châu Á - Thái
Bình Dương tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó Thái Bình Dương là “cửa
ngõ”, “yết hầu” nối liền nước Mỹ với thế giới. Hiện nay, dân số ở khu vực

châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới, là khu vực có
trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều

15


nước, qua đó Mỹ có thể dựa vào trào lưu kinh tế toàn cầu hóa để mở rộng
quan hệ mậu dịch ở khu vực đang rất hấp dẫn đối với Mỹ [7; tr.30].
Về phía Mỹ, việc xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương
tuyệt nhiên không phải là một ảo tưởng chính trị. Kế hoạch này trước hết bắt
nguồn từ lý do kinh tế. Châu Á - Thái Bình Dương rộng gấp hai lần châu Âu
và Mỹ, trải dài từ bờ biển Tây Nam nước Mỹ đến tận phía Bắc, băng qua eo
biển Bering đến Nga xuôi về phía Nam đến tận Australia, chiếm tới 2/3 dân
số thế giới, đó thực sự là một thị trường khổng lồ, hiện đang nóng lên bởi chỉ
số tăng trưởng kinh tế rất cao và sự nổi lên của các NIE. Sức mạnh kinh tế
đang lên của khu vực này dễ nhận thấy qua cấu trúc mậu dịch của Mỹ. Sức
hấp dẫn kinh tế của khu vực kèm theo lợi thế về các hiệp ước an ninh song
phương tại khu vực đã làm cho giấc mơ Mỹ về một cộng đồng mở rộng trở
nên gần gũi hơn bao giờ hết. Xét về vị trí chiến lược, Nhật Bản chính là mắt
xích cốt yếu trong vành đai đó. Nước Mỹ sẽ làm tất cả để Nhật Bản trở nên
hùng cường về kinh tế trong thế kỷ mới, chia sẻ và chuyển giao các công
nghệ hàng đầu, mở rộng thị trường cho Nhật Bản, dìu dắt Nhật Bản chuyển
sang nền kinh tế mở.
Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Mỹ xác định khu vực
châu Á - Thái Bình Dương là một nhân tố quan trọng đối với an ninh quốc gia
của nước Mỹ. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực theo Mỹ có nhiều cái
“nhất” như: nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều của cải nhất
và có lực lượng quân sự dày đặc nhất. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược an
ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là tăng cường quyền lãnh đạo và
quyền khống chế của mình đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với

vị trí đặc biệt, vừa ở Thái Bình Dương, vừa ở Đại Tây Dương, Mỹ muốn nắm
vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương và củng cố hợp tác với các nước
trong khu vực. Mục tiêu của Mỹ tại khu vực là: ổn định, tự do lưu thông, phát

16


triển kinh tế và không bị cản trở. Mỹ không đứng về phe nào trong cuộc tranh
chấp lãnh thổ và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp
hòa bình và theo công ước quốc tế. [17, tr.31]
Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và
nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu
thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích
quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền
khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.
Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những
thay đổi mang tính căn bản:
Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực
này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay,
xuất khẩu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng
xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ đô la Mỹ (USD), dự trữ ngoại hối
chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới.
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để
kinh tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy
buồn phiền và lo lắng.
Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương không ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối
với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn
đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thêm gay gắt.

Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho
khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng tăng lên.

17


Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một trong những khu
vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền
kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời,
khu vực này còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc
nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân
nghiêm trọng nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái
Bình Dương sẽ có mức sống cao nhất trên thế giới. Vì vậy, bất kể về lĩnh vực
kinh tế, hay là an ninh, đối với Mỹ khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày
càng trở nên quan trọng.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và buôn bán nội
khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển.
Những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực này mới đáng lo
ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng về chính trị,
kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh chấp về biển, đảo
giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong
các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở châu Á - Thái Bình
Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ ở Đông Bắc Á
trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Những động
thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu vực châu Á
- Thái Bình Dương. Những thách thức trên lĩnh vực an ninh ở khu vực này
đang là điều đáng lo ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức

quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới.
Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được
thành lập năm 1989 tại Australia nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế

18


×