Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích cung cầu của mặt hàng ôtô và chính sách thuế của chính phủ về mặt hàng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.37 KB, 23 trang )



• 2.1. THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA MẶT HÀNG ÔTÔ

Nền kinh tế bị suy giảm, cùng với chính sách tiền tệ
thắt chặt, tỷ giá và lãi suất ngân hàng quá cao, đã kéo theo sự
suy giảm chung của thị trường ô tô Việt Nam. Tạm vượt qua

năm 2011 không như kỳ vọng với sản lượng giảm sút 1% so
với cùng kỳ năm trước nhờ vào tháng cuối năm “chạy” thuế
trước bạ, dự báo năm 2012 sẽ không hề dễ dàng cho các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.


• 2.1.1 năm 2010 vượt khó
Thị trường xe ô tô trong năm 2011 chứng kiến không ít sự
biến động vui buồn lẫn lộn. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô
tô Việt Nam (VAMA), trong năm qua có 110.938 xe ô tô của các

thành viên thuộc hiệp hội bán ra, chỉ giảm 1% so với năm 2010.
Đáng chú ý nhất là sự sụt giảm mạnh của sản xuất trong bối cảnh
kinh tế khó khăn đã khiến phân khúc xe thương mại giảm tới 15%
so với cùng kỳ, với hơn 46.000 chiếc cả năm qua. Cùng chung cảnh
ngộ là phân khúc xe đa dụng, thể thao đa dụng với mức giảm 6%,
còn gần 23.000 chiếc.


Năm 2011 thị trường chứng kiến Trường Hải bất ngờ vượt lên vị trí quán

quân với 31.801 chiếc, cao hơn Toyota với 29.792 chiếc. Đáng chú ý là mẫu
xe Kia Morning lên vị trí dẫn đầu trong phân khúc các dòng xe nhỏ và giữ


vị trí số 1 trong số những mẫu xe bán chạy nhất của năm tại thị trường Việt

Nam. Tính đến hết tháng 12/2011, THACO KIA đã phân phối ra thị trường
7.095 xe Kia Morning.


Thị trường bị sụt giảm ít là nhờ kết quả kinh doanh của dòng xe con (xe
du lịch) tăng cao đã kéo toàn thị trường ô tô lên gần sát với kết quả của năm
2010. Cụ thể, trong năm qua các thành viên của VAMA đã bán được 40.858 xe
con, tăng đến 22,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Giải thích về sự dịch chuyển tăng đột biến của phân khúc xe du lịch cá

nhân này, các nhà kinh doanh ô tô cho rằng, nhu cầu thật của người dân đối với
ô tô vẫn tương đối cao, bất chấp những khó khăn của thị trường. Mặt khác, giới
phân tích cũng cho rằng Thông tư 20 của Bộ Công Thương ra đời hồi đầu năm
2011 nhằm loại bỏ các nhà nhập khẩu ô tô không có giấy phép chính hãng khiến
hàng trăm cửa hàng bán ô tô phải đóng cửa gây nên hiệu ứng người tiêu dùng đổ
xô đi mua xe vì sợ giá xe sẽ tăng lên.




Ngay sau đó là quyết định nâng lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký

biển số dành cho ô tô dưới 10 chỗ ngồi tại hai thị trường lớn nhất là
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có hiệu lực từ đầu năm 2012 khiến cho
số lượng xe tăng khá cao trong tháng 12/2011(10.940 xe), kéo toàn

thị trường ô tô lên đáng kể.



• 2.1.2. Thách thức của năm 2012
Tuy nhiên việc tăng phí trước bạ lại là rào cản cho thị trường xe ô tô
trong năm 2012. Điều này khiến cho nhà sản xuất ô tô lo ngại thị trường sẽ
giảm sút trong năm tới và họ đang cân nhắc đến kế hoạch sản xuất. Giới kinh

doanh dự báo, năm 2012 thị trường ô tô sẽ giảm sản lượng. Đại diện của Công
ty ô tô GM Việt Nam cho rằng, việc tăng thuế trước bạ có ảnh hưởng mạnh
đối với thị trường ô tô nói chung và các nhà sản xuất ô tô nói riêng tại Việt
Nam. Người tiêu dùng phải trả thêm một khoản chi phí không nhỏ nữa khi
mua xe.


Bước qua năm 2012, thị trường xe ô tô bước vào thời kỳ ảm đạm thấy

rõ. Nhận thấy được điều này, các nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối trong
nước bắt đầu tung ra các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu và hỗ trợ
khách hàng.

Mở hàng trong tháng 1 là Công ty VinaMazda với chương trình giảm
giá xe Mazda2 lắp ráp trong nước với mức giảm 10 triệu đồng. Cụ thể, phiên
bản số sàn hiện có giá 559 triệu đồng còn bản tự động có giá 588 triệu đồng.

Cùng thời điểm là chương trình ưu đãi dành cho một số dòng xe Kia
do Trường Hải lắp ráp. Các mẫu xe Sorento, Forte và Carens có mức giảm giá
từ 10 đến 15 triệu đồng.


Một số hãng khác, tuy chưa có động thái chính thức nhưng cũng có xu
hướng giảm giá hoặc sẽ đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến mại nhằm

tăng nhiệt thị trường. Dù vậy việc Bộ GTVT đề xuất ban hành chính sách hạn
chế xe cá nhân bằng đề xuất thu phí lưu hành 30 đến 50 triệu đồng/xe/năm và
thu phí vào trung tâm thành phố từ 30.000 đến 50.000 đồng/xe/lượt đang làm

nản lòng các nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, những chỉ tiêu về kinh tế của năm 2012 mà Chính phủ
vừa đề ra và được Quốc hội thông qua với định hướng thắt chặt tín dụng để
kiềm chế lạm phát và giảm chi tiêu công, cho thấy dự báo năm 2012 sẽ là năm
hết sức khó khăn vì thị trường tài chính thắt chặt khiến cho các khách hàng
kinh doanh cũng như tiêu dùng ô tô khó tiếp cận hơn với vốn vay từ các ngân
hàng.


Phí mới chưa áp dụng Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản
xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 3/2012 sản lượng bán hàng
của các thành viên VAMA đạt 7.525 xe, tăng 1.500 xe tương ứng
22% so với tháng 2/2012 (6.116 xe).
Tuy đã có nhiều khởi sắc hơn so với tháng trước nhưng nếu
so sánh với cùng kỳ 2011, doanh số giảm 21%, trong đó xe đa dụng,
xe con và xe thương mại giảm lần lượt là 35 %, 27%, và 17%.
Việc doanh số xe bán ra tăng hơn so với tháng trước có lẽ là
một tin mừng đối với các nhà sản xuất xe trong nước. Đây cũng là
động thái tích cực nhất từ khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải – Đinh
La Thăng khẳng định, trong năm 2012 chưa thu phí lưu hành vào nội
đô và hạn chế phương tiện cá nhân.


Bảng tổng hợp lượng xe các hãng bán được trong tháng 3/2012



Nắm bắt cơ hội đó các hãng sản xuất xe liên tục cho ra
mắt các mẫu xe mới tại thị trường Việt Nam nhằm tăng sự lựa
chọn cho khách hàng tạo kích thích sức mua của người tiêu dùng.
Mở đầu cho chiến dịch này là Hyundai Thành Công khi
cho ra mắt mẫu xe Eon. Đây là một mẫu xe nhỏ, kiệm nhiên liệu
và có giá cả phù hợp với người Việt Nam (345 triệu đồng).
Kế tiếp đó là các hãng xe góp mặt từ lâu tại thị trường Việt
như Toyota với hai mẫu xe Innova và Fortuner 2012, Mitsubishi
với Pajero Sport động cơ xăng...




Ra mắt xe mới là “con dao hai lưỡi”

Trải qua những tháng đầu năm đầy ảm đảm, các nhà sản xuất ô tô nội
đã dần thấy được những “tia hy vọng” qua kết quả bán xe trong tháng 3/2012
đang dần tăng trưởng.
Điều đó đã kích thích việc các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc
phát triển sản xuất và tung ra thị trường một loạt các sản phẩm mới. Tuy nhiên
với bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và đầy biến động hiện nay cộng
với các khoản chi phí bỏ ra hàng thàng để nuôi xe có lẽ việc ra mắt xe vẫn là
một bài toán chưa có đáp án. Hay nó giống như “con dao hai lưỡi” vào thời
điểm này.
Nếu thuận lợi thì việc ra mắt mẫu xe mới sẽ giúp các doanh nghiệp
kéo được khách hàng tới với mình và thoát khỏi tình trạng “chợ chiều”. Tuy
nhiên nếu không như kỳ vọng thì nó lại là “gánh nặng” cho chính doanh
nghiệp.



• Thị trường ôtô đóng băng: doanh nghiệp tính giảm
sản xuất
Mặc cho nhiều doanh nghiệp tung ra các chương trình hỗ trợ lệ
phí trước bạ, giảm giá xe thì lượng ô tô tiêu thụ trong tháng 1/2012 vẫn
giảm mạnh. Sau Tết Nguyên đán các đại lý bán ôtô vắng bóng khách
hàng.
Dạo qua các đại lý, salon bán ô tô tại Hà Nội những ngày sau
Tết nguyên đán, chỉ thấy một không khí vắng lặng bao trùm, khách
xem xe không một bóng.
Không chỉ sau Tết nguyên đán không khí vắng lặng mới bao
trùm các cửa hàng ôtô mà ngay từ 1/1/2012 khi lệ phí trước bạ tại Hà
Nội tăng lên 20% và phí cấp biển số xe tăng lên 20 triệu đồng thì thị
trường ôtô được cho là đã bước vào giai đoạn đóng băng.


Tháng 1/2012 vừa qua là thời điểm nhiều DN ô tô như
Renault, BMW, GM Việt Nam, Trường hải - Kia, Vina Mazda...
tung ra chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách mua xe từ
30-50%, giảm giá xe... nhưng khi được hỏi thì câu trả lời của các
DN đều giống nhau là tiêu thụ xe giảm mạnh.
Thống kê từ một số doanh nghiệp ôtô cho thấy, GM Việt
Nam cả tháng 1/2012 chỉ bán được khoảng 550 xe, trong khi
tháng 12/2011 bán được 1.127xe; Ford Việt Nam tháng 1/2012
cũng chỉ bán được khoảng 500 xe, trong khi tháng 12/2011 năm
được 1.100 xe. Toyota Việt Nam tháng 1/2012 bán được 1.520 xe,
trong khi tháng 12/2011 bán được 2.574 xe. Dựa trên con số này
có thể nhận thấy các DN ôtô trong nước đã giảm từ 40% đến trên
50% doanh số.



• 2.2. CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
MẶT HÀNG ÔTÔ
Những thay đổi chính sách thuế thường xuyên và với mức độ
lớn đã và sẽ làm gián đoạn đáng kể các dây chuyền sản xuất ôtô.

Sau khi lệ phí trước bạ và đăng ký biển số ôtô được điều chỉnh
tăng mạnh tại Hà Nội và Tp.HCM, đã có nhiều ý kiến cho rằng, định
hướng của chính sách thuế đối với mặt hàng này đã thực hiện… lệch

hướng. Và khi đó, những hệ quả không nhỏ đối với doanh nghiệp và
người tiêu dùng là khó tránh khỏi.


Ở nhóm thứ nhất, sự thay đổi hầu như chỉ diễn ra đối với thuế
nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng. Trong đó, thuế suất
thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi giảm
từ 1-11% tùy loại sau 2 đợt điều chỉnh áp dụng cho năm 2010 và 2011.

Trong khi đó, tốc độ tăng mức lệ phí và số loại phí sử dụng lại
rất nhanh. Đáng kể nhất là quyết định tăng lệ phí trước bạ lên mức 20%
tại Hà Nội và 15% tại Tp.HCM cùng lệ phí đăng ký biển số tăng gấp 10

lần tại Hà Nội từ 1/1/2012. Điểm đáng lưu ý là lệ phí trước bạ là sắc
thuế tính sau tất cả các loại thuế thuộc nhóm thứ nhất nên sức tác động
lớn hơn rất nhiều.


Mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải đã có đề xuất áp
dụng phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ,
trong đó mức cao nhất với ôtô có thể đến 50 triệu đồng/năm/xe.

Việc tăng mức lệ phí và số lượng các loại phí sử dụng quá
nhanh trong khi các loại thuế thu vào đầu doanh nghiệp giảm
chậm sẽ giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn,
nhất là Hà Nội và Tp.HCM. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến
việc thỏa mãn nhu cầu sử dụng ôtô của người dân gặp trở ngại
lớn. Góc độ nào đó, điều này cũng sẽ tạo nên tâm lý thua thiệt ở
người dân bởi họ phải chịu các mức phí cao trong khi hạ tầng
giao thông chưa tương xứng.


• 3.1. GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC
Mặc dù từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã 3 lần điều
chỉnh giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và thậm chí giảm
cả thuế linh kiện, nhưng đúng như nhiều người nhận định,
chuyện giảm giá ô tô lắp ráp trong nước vẫn chỉ là mơ ước. Và
rút cục chỉ có người tiêu dùng là phải gánh chịu thiệt thòi...
“Không có hàng bán - lấy gì giảm giá” (!?)
Đó là câu trả lời của hầu hết các đại lý và salon của các
hãng xe lắp ráp trong nước trên địa bàn TPHCM với chúng tôi
khi đi khảo sát thị trường trong mấy ngày vừa qua.


Khác hẳn với các mặt hàng khác, thông thường cuối năm nhà
sản xuất thường khuyến mãi để kích cầu, riêng mặt hàng ô tô lắp ráp
trong nước, các nhân viên bán hàng đều trả lời: “Không có hàng để bán,
lấy gì để giảm giá”.
Có hay không sự đầu cơ làm giá?
Thực tế với xe lắp ráp trong nước càng về những ngày cuối năm
thì áp lực cung không đủ cầu là có thật. Song theo một giám đốc doanh
nghiệp kinh doanh địa ốc, muốn có xe ngay thường phải chi thêm một

số tiền cho các nhân viên bán hàng để “nhờ” sang lại của khách hàng
khác. Và anh đã phải chi thêm hơn 3.000 USD để mua được chiếc xe
Camry 2.4G chỉ trong vòng 1 tuần.


• 3.2. GIẢI PHÁP CỦA SINH VIÊN
Với thực trạng hiện nay thì mức thu nhập của người
dân Việt vẫn chưa gọi là cao để có khả năng sử dụng một
chiếc xe ô tô mới và đầy đủ tiện nghi. Vì thế người dân nên
dùng tiền dúng cách. Với những người thu nhập vừa thì có
thể không đủ khả năng mua xe đời mới hay sành điệu nhưng
họ vẫn có thể mua cho mình một chiếc xe vừa với khả năng
mình hoặc một chiếc xe cũ được nhập khẩu về với chất
lượng tốt. Nhưng so với những nước khác thì đường phố
Việt Nam cũng chưa đủ tiêu chuẩn cho việc sử dụng ô tô
phổ biến. Nếu muốn ô tô trở nên phổ biến thì Nhà nước cần
có một chính sách thuế phù hợp về giá cả ô tô, nên tổ chức
kiểm tra chất lượng ô tô gây gắt hơn vì hiện nay ô tô kém
chất lượng không phải là ít. Đường phố cần được tu sửa để
những vấn đề về tai nạn, ngập lụt và nhất là ùn tắt giao
thông không xảy ra thường xuyên như hiện nay.




×