Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Khảo sát hoạt tính sinh học của cây nhân trần tía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA CÂY NHÂN TRẦN TÍA

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Hồng
Sinh viên thực hiện:

Lê Hoàng Khải

MSSV: 1211100095

Lớp: 12DSH02

TP. Hồ Chí Minh, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đồ án tốt nghiệp này là công trình
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Hồng - giảng viên Khoa
Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Tất cả số liệu, kết quả trong đề tài này đều thu được qua nghiên cứu thực nghiệm và


hoàn toàn trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2016

Lê Hoàng Khải


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công nghệ
TP.HCM đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường. Xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến quý thầy, cô trong Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi
trường, những người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em,
cho em được thỏa sức tìm tòi học hỏi những điều mới, dù có đi đâu làm gì, em vẫn
luôn tự hào là đứa con của đại gia đình Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi
trường.
Con xin cảm ơn cha, mẹ và em trai, những người đã cho con ngày hôm nay. Gia
đình đã luôn hỗ trợ tài chính, động viên tinh thần con trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Ngọc Hồng, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy cho em những kiến thức tuyệt vời, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
cũng như kỹ năng sống. Được làm việc trong nhóm nghiên cứu của cô đối với em là
một niềm vinh dự và hạnh phúc.
Xin cảm ơn các bạn trong thể lớp 12DSH đã luôn giúp đỡ trong quá trình học
tập, nghiên cứu và động viên tinh thần mình trong thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2016

Lê Hoàng Khải


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................
v

DANH

MỤC

ẢNH................................................................................................vi

HÌNH
MỞ

ĐẦU

........................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Các kết quả đạt được của đề tài .............................................................................. 4
7. Kết cấu của ĐATN.................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................
5
1.1.

Tổng quan về chi Adenosma sp.và loài Adenosma bracteosum Bonati ............. 5

1.1.1.


Tổng quan về chi Adenosma sp.................................................................... 5

1.1.2.

Tổng quan về Nhân trần tía Adenosma Bracteosum Bonati........................ 6

1.1.2.1.

Tên khoa học .......................................................................................... 6

1.1.2.2.

Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................... 7

1.1.2.3.

Một số thành phần hóa học đã nghiên cứu ............................................ 8

1.1.2.4 Hoạt tính sinh học ..................................................................................... 12
1.1.2.5 Một số bài thuốc từ Nhân trần .................................................................. 15
1.2.
15

Định nghĩa về gốc tự do, stress oxy hóa và chất chống oxy hóa ......................

1.2.1.

Khái niệm về gốc tự do và stress oxy hóa.................................................. 15

1.2.2.


Chất chống oxy hóa .................................................................................... 17
i


1.2.3.

Tác hại của sự stress oxy hóa ..................................................................... 18

i


1.3.

1.2.3.1.

Tác động lên DNA............................................................................... 18

1.2.3.2.

Tác động lên protein ............................................................................ 19

1.2.3.3.

Tác động lên lipid ................................................................................ 19

Hợp chất tự nhiên từ thực vật và hoạt tính sinh học ......................................... 20

1.3.1.


Terpenoid .................................................................................................... 20

1.3.1.1.

Định nghĩa, phân loại ........................................................................... 20

1.3.1.2.

Nguồn gốc và ứng dụng ....................................................................... 20

1.3.2.

Steroid ......................................................................................................... 22

1.3.2.1.

Định nghĩa, phân loại ........................................................................... 22

1.3.2.2.

Nguồn gốc và ứng dụng ....................................................................... 23

1.3.3.

Polyphenol .................................................................................................. 24

1.3.3.1.

Định nghĩa, phân loại ........................................................................... 24


1.3.3.2.

Nguồn gốc, ứng dụng........................................................................... 25

1.3.3.3.

Flavonoid.............................................................................................. 25

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................ 27
2.1

Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài............................................................... 27

2.1.1

Địa điểm ...................................................................................................... 27

2.1.2

Thời gian thực hiện đề tài ........................................................................... 27

2.2

Vật liệu ............................................................................................................... 27

2.2.1

Nguyên liệu nghiên cứu .............................................................................. 27

2.2.2


Đối tượng thí nghiệm.................................................................................. 27

2.2.3

Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm ..................................................................... 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.3.1.

Xác định độ ẩm ........................................................................................... 30

2.3.2.

Quá trình chiết và thu nhận cao chiết ......................................................... 31

2.3.3.

Phương pháp xác định hàm lượng cao thu được........................................ 33

2.3.4.

Phương pháp định tính các thành phần hóa học trong Nhân trần tía......... 33

ii


2.3.5.

Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol tổng số.............................. 36


2.3.6.

Phương pháp định lượng flavonoid tổng số ............................................... 36

2.3.7.
37

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa trên mô hình DPPH .............................

2.3.8.

Phương pháp xác định năng lực khử .......................................................... 38

2.3.9.

Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ..................... 39

2.3.10. Xác định độc tính cấp diễn ......................................................................... 41
2.3.11. Đánh giá hoạt tính cao chiết trên chuột bạch ứng dụng trong mô hình ổn
định lượng đường trong máu .................................................................................... 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 45
3.1.

Thử độ ẩm của dược liệu ...................................................................................
45

3.2.

Khảo sát hàm lượng cao chiết ........................................................................... 45


3.3.

Định tính các thành phần hóa học có trong dịch chiết Nhân trần tía................ 47

3.4.
3.5.

Định lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết ..............................................
54
Định lượng flavonoid tổng số............................................................................ 56

3.6.
3.7.

Xác định hoạt tính kháng gốc tự do DPPH .......................................................
58
Xác định năng lực khử....................................................................................... 60

3.8.

Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn ...........................................................
62

3.8.1. Hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ của cao cồn và cao nước................................. 62
3.8.2. Hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ của cao phân đoạn .......................................... 63
3.9.

Kết quả thử độc tính cấp diễn............................................................................ 64


3.10.

Ảnh hưởng của dịch chiết Nhân trần tía lên lượng đường trong máu...........
65

3.10.1. Ảnh hưởng của việc uống glucose liều cao đến nồng độ đường trong máu
của chuột ...................................................................................................................
66
3.10.2. Ảnh hưởng của các loại cao chiết đến nồng độ đường trong máu .............. 66
3


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 69
4.1.
4.2.

Kết luận ..............................................................................................................
69
Kiến nghị............................................................................................................ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................
71

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AG: Acid Gallic.
AQ: aqueous (nước).
BU: n-butanol.

CH: chloroform.
db: gam dược liệu khô.
DMSO: Dimethyl sulfoxyde.
DPPH: 2,2-diphenyl-1picrylhydrazyl. EA: Ethyl acetate.
ET: ethanol (cồn).
GE: Gallic acid equivalent.
HCTN: hợp chất tự nhiên.
IC50: half maximal inhibitory concentration .
RE: Rutin equivalent.
RNS: Reactive Nitrogen Species
ROS: Reactive Oxygen Species
TFC: Total Flavonoids Content (Hàm lượng flavonoid tổng số).
TPC: Total Polyphenols Content (Hàm lượng polyphenol tổng
số). TPHH: thành phần hóa học.
TSA: tryptone soya agar.
TSB: tryptone soya broth.

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các thành phần hóa học có trong tinh dầu Adenosma bracteosum Bonati ...
10
Bảng 1.2. Các ROS và RNS trong cơ thể sinh học ........................................................
16
Bảng 1.3. Các bệnh liên quan đến sự oxy hóa DNA...................................................... 18
Bảng 1.4. Các bệnh liên quan đến sự oxy hóa protein ...................................................
19
Bảng 1.5. Các bệnh liên quan đến sự oxy hóa lipid .......................................................
20

Bảng 2.1. Nồng độ khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết. .........................
41
Bảng 2.2. Bảng tra nồng độ đường huyết....................................................................... 44
Bảng 3.1. Độ ẩm dược liệu .............................................................................................
45
Bảng 3.2. Khảo sát hàm lượng cao chiết theo dung môi. ..............................................
45
Bảng 3.3. Khảo sát hàm lượng thu hồi sau khi chiết lỏng-lỏng cao cồn. ......................
46
Bảng 3.4. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học .................................................
47
Bảng 3.5. Hình ảnh định tính thành phần hóa học. ........................................................
48
Bảng 3.5. Kết quả đường chuẩn acid gallic.................................................................... 54
Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng polyphenol tổng số các cao chiết ...................................
55
Bảng 3.7. Bảng kết quả đường chuẩn Rutin................................................................... 56
Bảng 3.8. Kết quả hàm lượng Flavonoid tổng số........................................................... 57
Bảng 3.9. Độ hấp thụ quang ở bước sóng 700 nm tại nồng độ 25 g/ml ......................
61

6


Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ của cao tổng cồn và cao tổng
cồn tại nồng độ 100 mg/ml..............................................................................................
62
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn sơ bộ của các cao phân đoạn. .....
63
Bảng 3.12. Kết quả thử độc tính cấp diễn ......................................................................

65
Bảng 3.13. Kết quả nồng độ lượng đường trong máu chuột..........................................
65
Bảng 3.14. Nồng độ đường trong máu của nhóm uống glucose liều cao ......................
66
Bảng 3.15. Khả năng làm giảm đường huyết của dịch chiết Nhân trần tía lên đường
huyết của nhóm chuột được uống đường glucose ở liều cao ..........................................
67

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây Nhân trần tía Adenosma Bracteosum Bonati............................................ 7
Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình thí nghiệm............................................................................. 29
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chiết cao chiết Nhân trần tía................................................. 31
Hình 2.3. Phản ứng quét gốc tự do DPPH ..................................................................... 37
Hình 2.4. Phản ứng xác định năng lực khử. ...................................................................
39
Hình 2.5. Chuột bạch dùng cho thí nghiệm ................................................................... 42
Hình 3.1. Dung dịch dựng đường chuẩn acid gallic ......................................................
54
Hình 3.2. Đường chuẩn acid gallic .................................................................................
54
Hình 3.3. Dung dịch Rutin chuẩn................................................................................... 56
Hình 3.4. Đường chuẩn Rutin ........................................................................................ 57
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh giá trị IC50 của các cao chiết trong thí nghiệm quét gốc tự
do DPPH. .........................................................................................................................
59
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện năng lực khử của các cao chiết. ..........................................

61

8


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Gốc tự do được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể là một tác nhân
oxy hóa gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như các bệnh về đường tim mạch, viêm gan, đục
thủy tinh thể, lão hóa, đột biến gen gây ung thư... Về mặt hóa học, gốc tự do rất kém
bền nên dễ dàng tấn công các đại phân tử sinh học như protein, lipid, carbohydrate,
DNA. Điều này dẫn đến sự rối loạn và mất cân bằng của các quá trình sinh hóa và là
nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh tật. Do đó, việc tìm ra những hợp chất
chống oxy hóa có khả năng ức chế các gốc tự do hoặc các quá trình gián tiếp sinh ra
gốc tự do là điều cần thiết.
Chất chống oxy hóa có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp hóa
học. Tuy nhiên, những hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có nhiều lợi thế hơn so
với những hợp chất tổng hợp do hợp chất tổng hợp gây ra những phản ứng phụ như
viêm gan và ung thư. Bên cạnh đó, những hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên đôi khi
tác dụng dược lý tốt hơn.
Ngoài ra vấn đề liên quan đến đường huyết luôn được mọi người quan tâm đến
vì lượng đường trong máu dù tăng hay giảm đi so với mức bình thường thì sẽ tác động
không tốt đến sức khỏe. Chứng tăng đường huyết ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh đái
tháo đường, là một trong những căn bệnh trước đây dân gian vẫn thường gọi là “bệnh
của người giàu”. Tăng đường huyết chỉ biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng lâm
sàng khi vấn đề đường huyết đã nghiêm trọng. Các thói quen trong ăn uống không điều
độ, chế độ dinh dưỡng quá nhiều đồ ngọt, đồ béo hoặc uống những loại thức uống có
cồn như rượu, bia và ít hoạt động thể chất hay các hoạt động được lựa chọn cũng ảnh

hưởng đến lượng đường trong máu và dần dần sẽ hình thành bệnh tiểu đường.
Cây Nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati từ lâu trong dân gian được sử
dụng như là một vị thuốc với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, lợi mật, tiêu độc, lợi tiểu, chữa
cảm cúm, táo bón, bệnh vàng da ... Ngoài ra trong cây có chứa nhiều hợp flavonoid và

1


tinh dầu, đây là những hợp chất tự nhiên với nhiều hoạt tính sinh học nổi bật. Tuy
nhiên, cho đến nay Nhân trần tía vẫn chỉ được xem là một vị thuốc Đông y, chưa có
công trình nghiên cứu nào chứng minh một cách cụ thể nhất về các hoạt tính sinh học
như kháng oxy hóa, điều trị tiểu đường, kháng khuẩn… Do đó đề tài “Khảo sát hoạt
tính sinh học của cây Nhân trần tía” được thực hiện, tạo tiền đề khoa học cho các sản
phẩm ứng dụng từ nguồn dược liệu này.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
❖ Những nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Viết Tựu và cộng sự (1975) đã phân tích hàm lượng tinh dầu trong cây
Nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati.
Dương Thị Mộng Ngọc và cộng sự (2006) chứng minh cao toàn phần phối hợp
giữa lá Đinh lăng và Nhân trần tía thể hiện tác động bảo vệ gan trên ba mô hình gây
tổn thương gan bằng ethanol, tetraclorua và paracetamol.
Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự (2008) đã phân lập được một số hợp chất
polyphenol trong Nhân trần tía.
Vũ Mạnh Hùng và Bùi Thị Bích Vân (2008) đã xác định khả năng chống nhiễm
độc gan do tác dụng phụ của Rifampicin bằng sản phẩm kết hợp giữa cao Nhân trần tía
và Tảo Spirulina.
❖ Những nghiên cứu ngoài nước:
Tsankova và cộng sự (1994) đã phân tích thành phần tinh dầu của
Adenosma bracteosum Bonati bằng GS và GC/MS.
3. Mục đích nghiên cứu

Định tính thành phần hóa học cây Nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati.
Xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxy hóa cao
chiết từ cây Nhân trần tía.
Xác định độc tính cấp diễn và hoạt tính làm ổn định đường huyết của cao chiết
thô trên chuột bạch.


Đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của Nhân trần tía.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về cơ sở khoa học, tổng quan tài liệu vấn đề nghiên
cứu, làm cơ sở cho các nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, thông qua các phương pháp
xác định, khảo sát, phân tích.
Nhiệm vụ 3: Thu nhận cao chiết toàn phần từ cây Nhân trần tía bằng dung môi
nước và dung môi cồn; tách và thu nhận các cao phân đoạn từ cao chiết cồn.
Nhiệm vụ 4: Định tính sơ bộ các thành phần hóa học.
Nhiệm vụ 5: Xác định hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số của các
cao chiết và cao phân đoạn từ cây Nhân trần tía.
Nhiệm vụ 6: Đánh giá khả năng kháng oxy hóa thông qua nồng độ ức chế 50%
gốc tự do DPPH, đánh giá năng lực khử của các cao chiết và cao phân đoạn.
Nhiệm vụ 7: Xác định độc tính cấp diễn của cao chiết nước và cao chiết cồn.
Nhiệm vụ 8: Đánh giá hoạt tính của cao chiết nước và cao chiết cồn trên mô
hình động vật ổn định lượng đường trong máu.
Nhiệm vụ 9: Đánh giá sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết và cao
phân đoạn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu: các tài liệu về cây Nhân trần tía, sơ
bộ thành phần hóa học của cây Nhân trần tía, các phương pháp xác định hàm lượng các
hợp chất thứ cấp, mô hình đánh giá khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn. Phương
pháp xác định độc tính cấp diễn, mô hình thử nghiệm hoạt tính hạ đường huyết trên

chuột bạch.
Phương pháp làm thí nghiệm: tiến hành làm các thí nghiệm nhằm giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu.


Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học và phân tích phương sai ANOVA bằng
phần mềm SAS 9.4: các số liệu thu được sẽ được xử lý nhằm đưa ra kết luận cho đề
tài.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
Thu nhận được cao chiết nước và cao chiết cồn từ cây Nhân trần tía bằng
phương pháp ngâm dầm, thu nhận các cao phân đoạn từ cao tổng cồn qua quá trình
chiết lỏng – lỏng. Xác định được hàm lượng của các cao chiết và cao phân đoạn.
Định tính sơ bộ các thành phần hóa học trong cây Nhân trần tía.
Định lượng được hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số của các cao
chiết và cao phân đoạn.
Tìm ra giá trị IC50 của các cao chiết trên mô hình DPPH, xác định giá trị hấp thu
của các cao chiết trên mô hình năng lực khử.
Xác định sử dụng cao chiết với liều 3000 mg/kg thể trọng không gây độc cho
chuột bạch.
Chứng minh khả năng giúp làm ổn định đường huyết trên chuột bạch của cao
nước và cao cồn.
Đánh giá sơ bộ khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ Nhân trần tía.
7. Kết cấu của ĐATN
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về chi Adenosma sp.và loài Adenosma bracteosum Bonati

1.1.1. Tổng quan về chi Adenosma sp.
Chi Adenosma sp. (hay còn được gọi là Chi Tuyến hương, Nhân trần) được xếp
vào Họ Scrophulariaceae. Là loài cỏ mọc hằng năm, có mùi thơm, có khoảng 15 loài
phân bố ở khu vực Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và quần đảo Thái Bình Dương.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) và Đỗ Tất Lợi (2004), Việt Nam có sự phân bố
của nhiều loài trong chi Adenosma sp. bao gồm:
- Adenosma annamensis Yam. (Tuyến hương Trung bộ). Cây thân cỏ cao
khoảng 30-40 cm, phiến lá xoăn và có lông thưa, có hoa ở nách lá, mọc chủ yếu ở
Quảng Nam và Đà Nẵng.
- Adenosma bracteosum Bonati (Tuyến hương lá bắc, Nhân trần tía). Thân và
cành có màu tím đỏ, cụm hoa nằm ở ngọn có những lá bắc lợp lên nhau, dạng màng,
trong suốt. Mọc nhiều ở miền nam Việt Nam và rãi rác ở Campuchia , Lào.
- Adenosma caeruleum R. Br. (Nhân trần nam, Hoắc hương núi, Tuyến hương
lam). Thân thảo cao tới gần 1 m. Lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc so le,
hình trái xoan nhọn. Thân màu tía hay lam, chia 2 môi, nhị 4, bầu có vòi nhuỵ hơi dãn
ra ở đỉnh. Quả nang dài hình trứng, có mỏ ngắn nở thành 4 van. Hạt nhiều, bé, hình
trứng. Mùa hoa quả tháng 4 – 9. Phân bố nhiều ở miền bắc Việt Nam, Trung Quốc,
Lào, Thái Lan.
- Adenosma hirsuta (Miq.) Kurz. (Tuyến hương phún). Thân thảo cao hơn 1 m,
có nhiều lông, lá hình bầu dục, hai mặt lá nhiều lông. Mọc nhiều ở vùng Tây Nguyên,
rãi rác ở Đông Nam Bộ.
- Adenosma indiana (Lour.) Merr. (Nhân trần hoa đầu, Nhân trần bồ bồ, Tuyến
hương Ấn). Thân hình trụ, cành non mang nhiều lông về sau nhẵn, lúc đầu thân màu
xanh sau chuyển sang màu tím nhạt, chiều cao cây 70 cm đến 100 cm. Lá mọc đối,
phiến lá hình mác, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim, mặt trên

mang


nhiều lông hơn mặt dưới, chiều dài lá 5 cm - 8 cm, rộng lá 2 cm - 4 cm. Rễ thuộc loại
rễ chùm, có nhiều lông tơ nhỏ màu trắng, rễ dài 10 - 18 cm. Hoa nhỏ, màu tím, mọc tụ
tập thành đầu nang, đài có lông với hai môi, môi trên nguyên, môi dưới xẻ bốn. Tràng
cánh hợp với hai môi, môi trên xẻ bốn, môi dưới nguyên,bốn nhị có hai chiếc dài, hai
chiếc ngắn. Quả thuộc loại quả nang nằm gọn trong đài hoa. Nhiều hạt nhỏ, hình trứng
thuôn, có nhiều gai, màu cánh gián. Loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. phân bố chủ
yếu ở Ấn Độ, Myanma, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan.
- Adenosma javanica (Bl.) Kds. (Tuyến hương java). Loài cỏ cứng, bò dưới mặt
đất, nhánh dài 0,2 - 0,4 m. Lá có phiến tròn, thon, dài 1 - 5 cm, có lông phún. Hoa mọc
ở nách lá. Mọc rãi rác một số nơi ở Việt Nam như Quảng Ninh, Kon Tum.
Trong đó ba loài Adenosma bracteosum Bonati, Adenosma caeruleum R. Br.
Adenosma indiana (Lour.) Merr. là mọc phổ biến nhất ở Việt Nam. Mặc dù cả ba loài
này đã dùng từ lâu trong Y học cổ truyền như một loại dược liệu giúp giải độc, mát gan
nhưng lại có rất ít công trình nghiên cứu về chúng. Chỉ mới có một số công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của Adenosma caeruleum (De
Abreu và cộng sự, 2009; Adam và cộng sự, 1992; Nguyễn Hoàng Tuấn, 2000) và
thành phần hóa học loài Adenosma indiana (Dương Hồng Nhung, 2015). Hiện tại loài
Adenosma bracteosum chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát thành phần tinh dầu (Tsankova
và cộng sự, 1994) và một số hợp chất polyphenol (Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự,
2008).
1.1.2. Tổng quan về Nhân trần tía Adenosma Bracteosum
Bonati
1.1.2.1.

Tên khoa học

Giới: Plantae

Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Lamiales
Họ: Scrophulariaceae


Chi: Adenosma
Loài: Adenosma bracteosum Bonati (Nhân trần tía, Nhân trần Tây Ninh, Tuyến
hương lá bắc).

Hình 1.1. Cây Nhân trần tía Adenosma Bracteosum Bonati
1.1.2.2.

Đặc điểm thực vật và phân bố

Theo Dược Điển Việt Nam III (2002), Đỗ Tất Lợi (2004) và Phạm Hoàng Hộ
(1999) thì cây Nhân trần tía thuộc loại cây thân thảo, rất thơm, cao 20 – 30 cm; ít phân
nhánh. Thân có 4 cạnh, nhẵn hoặc có lông tuyến rải rác. Cành màu tím đỏ. Lá cây có
hình phiến thon, dài 2 – 2,5 cm, rộng 6 – 8 mm, nửa ôm thân, mép hơi có răng nhọn ở
nửa trên, mặt dưới có ít lông và có tuyến, khi khô rất dễ rụng. Cụm hoa nhân trần Tía
có hình trụ, mọc ở đầu cành. Đài hoa có 5 lá đài hình tim nhọn, kích thước không đều,
rời nhau, có lông rậm và có tuyến ở mép. Tràng hoa cao 5 mm, màu lam, có lông rải
rác ở mặt ngoài, môi trên tròn, môi dưới dài bằng môi trên và chia thành 3 thùy hình


trứng. Cây có quả dạng quả nang, hình trứng, đôi khi thuôn dài, cao 3 mm. Quả không
lông, màu nâu và có nhiều hạt.
Nhân trần tía đang được trồng và mọc hoang tại Campuchia, Lào và miền nam
Việt Nam. Cây thường mọc vào mùa mưa trên đất sét ẩm, các bờ ruộng ở độ cao 300 800 m. Cây thường mọc thành đám có khi tới hàng chục mét vuông trên những bãi đất
bằng dưới chăn đồi, trong thung lũng hay những đám ruộng cao bỏ hoang. Ở những

nơi đất ít dinh dưỡng thì cây chỉ cao 15 cm đã thấy có hoa và quả. Cây mọc tốt trên
đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắk Lắk tới Tây
Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004).
Nhân trần tía chỉ gặp vào thời gian từ giữa mùa mưa đến đầu mùa khô hằng
năm. Cây bắt đầu mọc vào tháng 6 và ra hoa vào khoảng tháng 10 - 11, tàn lụi vào
tháng 12. Cây ưa táng, ưa ẩm và có thể chịu được khô hạn sau khi đã ra hoa, kết quả.
Sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. So với các loài khác thuộc chi Adenosma sp., thì
Nhân trần tía có vòng đời ngắn hơn, chỉ tồn tại 5 - 6 tháng nên mức độ khai thác và sử
dụng ít hơn.
1.1.2.3.
Một số thành phần hóa học đã nghiên
cứu
❖ Thành phần hóa học của một số loài trong chi Adenosma sp.
➢ Adenosma caeruleum
Adenosma caeruleum R. Br. có chứa monoterpenoid peroxyde (Adam, 1992),
betulinic acid, arbutin, aucubin, β-sitosterol, stigmasterol, campesterol, adenosmoside,
crenatoside, verbascoside, cistanoside F, campneoside I, campneoside II, apigenin 7-Oβ-D-glucuronopyranoside, apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside (De abreu, 2009).
Năm 1975, Lê Tùng Châu và cộng sự phân tích trong Adenosma
caeruleum R.Br. có saponin triterpenoid, flavonoid, acid nhân thơm, coumarin và tinh
dầu. Cả cây có 1% tinh dầu, hoa có 1,86% tinh dầu tỷ trọng 0,8042 (25o) nD=1,4705
(20o) (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2004).
➢ Adenosma indiana


Năm 1939, F. Guichard và J. Clemensat phân tích loài Adenosma
indiana (Lour.) Merr. dưới định danh Nhân trần và thấy 1,67% kali nitrat, một
saponin có chỉ số bọt 2.600, một glucozit tan trong axeton, trong ete, không tan
trong nước, khoảng
0,7% tinh dầu. Tinh dầu của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr lỏng, màu vàng, mùi
hăng gần giống như mùi long não và bạc hà, vị nóng; tan trong methanol, ethanol,

chloroform và các dung môi hữu cơ khác. Thành phần chủ yếu của tinh dầu 20% hợp
chất oxy tan trong dung dịch reorcin. Chỉ số acid 1,4; chỉ số xà phòng hóa 11,5; chỉ số
axetyl hóa 38; chỉ số iot 121,4 (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2004).
Năm 1950, P.V. Nair và cộng sự đã chưng cất được từ loài Adenosma indiana
(Lour.) Merr. 1% tinh dầu và đã phân tích thấy có 5L.monoterpen và 2D.secquiterpen
trong đó có 38,5% cineol. Ngoài ra còn thấy saponin triterpenoid, flavonoid, acid nhân
thơm, coumarin và tinh dầu (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2004).
Vào năm 2015, Dương Hồng Nhung đã phân lập được từ Adenosma indiana
(Lour.) Merr. các hợp chất 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat, β-sitosterol
glucosid, acid betulinic.
❖ Thành phần hóa học của Nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati
➢ Tinh dầu:
Nguyễn Viết Tựu và cộng sự phân tích thấy trong Adenosma bracteosum Bonati
có 0,25% tinh dầu, màu vàng sẫm, tỷ trọng 0,890, chỉ số khúc xạ 1,496, sắc ký khí thấy
19 peak trong đó có 5 peak lớn cineol khoảng 18% (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2004).
Tsankova và cộng sự (1994) đã phân tích tinh dầu của Adenosma bracteosum
Bonati bằng GS và GC/MS thấy một số hợp chất chính gồm thymol (25.6%), linalool
(13.1%) và (E)-β-farnesene (9.5%). Ngoài ra còn có sự hiện diện của carvacrol, đây là
một tinh dầu kháng khuẩn mạnh và có khả năng chống ung thư (Can Baser, 2008; Đỗ
Huy Bích và cộng sự, 2004).


Bảng 1.1. Các thành phần hóa học có trong tinh dầu Adenosma bracteosum Bonati
(Tsankova và cộng sự, 1994; Đỗ Tất Lợi, 2004)
S T C
T ên ôn
1 te
rp
in
en

2 pcy
m
en
e
3 m
en
th
o
ne
4 ca
m
p
h
or

5 Li
na
lo
ol


Đồ án tốt nghiệp

6 B
or
ne
ol

7 αh
u

m
ul
en
e
8 ca
ry
o
p
9 (E
)βfa
rn
1 es
T
0 h
y
m
ol

11


Đồ án tốt nghiệp

11 th
y
m
ol
m
et
h

yl
1 ca
2 rv
ac
ro
l
1 Ci
3 ne
ol

➢ Polyphenol và Flavonoid
Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự (2008) đã phân lập và tách chiết các hợp chất
polyphenol trong Nhân trần tía. Ngoài ra, bằng cách sử dụng phổ UV, IR và NMR, họ
đã phân lập, 1 flavon lạ được phân lập và xác định cấu trúc là scutellarein-6-Oglycoside. Scutellarein đã được biết đến trong tự nhiên nhưng đây là lần đầu tiên các
nhà khoa học đã phân lập và xác định được scutellarein-6-O-glycoside hiện diện trong
Nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati của Việt Nam.
1.1.2.4 Hoạt tính sinh học
❖ Hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Adenosma sp.

12


Đồ án tốt nghiệp

Lê Tùng Châu và Nguyễn Viết Tựu (1975) đã có một số nghiên cứu về hoạt tính
sinh học của những loài thuộc chi Adenosma sp. ở Việt Nam (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi,
2004). Bao gồm:
- Tác dụng trên gan mật: các loài thuộc chi Adenosma sp. có tác dụng làm tăng
tiết dịch mật, thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật. Đồng thời giúp bảo vệ tế bào gan,
tăng cường chức năng giải độc của gan, phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm

mỡ. Nhân trần bồ bồ có tác dụng sinh học học mạnh hơn Nhân trần nam.
- Tác dụng chống viêm: các loài thuộc chi Adenosma sp.có tác dụng giải nhiệt,
giảm đau, chống viêm. Tác dụng chống viêm ở giai đoạn cấp tính mạnh hơn mãn tính.
Thử nghiệm trên 3 mô hình (mô hình kaolin, mô hình u hạt, mô hình teo tuyến ức), kết
quả Nhân trần nam và Nhân trần bồ bồ có tác dụng kháng viêm trên cả 3 mô hình.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết từ các loài thuộc chi Adenosma sp. có khả
năng ức chế một số vi khuẩn. Cao cồn và cao nước của Nhân trần bồ bồ có tác dụng ức
chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dyseteriae, Shigella shigae, Staphylococus
aureus 209 P và Streptococcus hemolyticus S84. Khả năng kháng khuẩn của Nhân trần
nam kém hơn Nhân trần bồ bồ, nhất là với trực khuẩn lỵ. Nhưng Nhân trần nam ức chế
mạnh hơn với Staphylococus và Streptococcus.
- Tác dụng trên tuần hoàn: làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipit máu, cải
thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não.
- Ứng dụng trên lâm sàng: các loài thuộc chi Adenosma sp. được sử dụng để
điều trị các bệnh viêm gan, truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do
thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipit máu, thiểu năng mạch vành,
viêm loét miệng, nấm da ...
- Độc tính cấp: Nhân trần nam và Nhân trần bồ bồ không gây độc.
Guichard và Clemensat (1939) đã nghiên cứu tác dụng của diệt giun của Nhân
trần nam và Nhân trần bồ bồ. Tinh dầu và nước cất từ Nhân trần bồ bồ có tác dụng diệt
giun đất, giun đũa và giun móc. Giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc sẽ quần quại trong

13


×