Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8TM đối với vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN
CỦA SẢN PHẨM GPC8

TM

ĐỐI VỚI VI KHUẨN

VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH TRÊN TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Võ Minh Sơn
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1151110041

: Nguyễn Thụy Thanh Trúc
Lớp: 11DSH01

TP. Hồ Chí Minh, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trong
Đồ án là trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong Đồ án đều được ghi rõ nguồn
gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thụy Thanh Trúc


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của rất nhiều Thầy Cô giáo, Anh Chị đi trước, bạn bè và gia đình
trong suốt thời gian thực hiện đề tài của mình. Nhân đây tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể
quý thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều
kiến thức bổ ích trong suốt khóa học để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Thầy Phạm Minh Nhựt giáo viên đã giới thiệu tôi vào làm Luận văn tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị cán bộ trong Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản II đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Võ Minh Sơn, người đã tận tình
hướng dẫn, dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến bạn Trần Thái Hoàng Quân cùng các bạn đã giúp
đỡ, động viên tôi khi thực hiệ n đề tài và trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã ủng hộ và động viên tôi, tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi về mặt tinh thần và vật chất để hoàn thành tốt Khóa luận.
Tro ng thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy
nhiên do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh được

những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng của Thầy Cô để Khóa luận hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành c ảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thụy Thanh Trúc


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
1.1. Tì nh hình và ảnh hưởng của dịch bệnh EMS trên thế giới và Việt Nam........4
1.2.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus....................................................................6

1.2.1. Phân loại....................................................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm hình thái.......................................................................................7
1.2.3. Đặc điểm sinh hóa........................................................................................8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của V. parahaemolyticus...........8
1.2.5. Vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS...........................................9
1.3. Một số chất diệt khuẩn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (Nguồn:

Fishviet. net)................................................................................................................14
1.3.1. Vôi (CaCO3, CaO)......................................................................................14
1.3.2. Chlorine.......................................................................................................14
1.3.3. Formaldehyde (Formalin, Formol)............................................................15
1.3.4. Benzalkonium Chloride (BKC).................................................................15
1.3.5. Iodine (Povi done – Iodine, Polyvinyl Pyrrolidone Iodide).....................15
1.3.6. Thuốc tím (Kali Permanganate – KMnO4)..............................................15

i


Đồ án tốt nghiệp
1.4. Sản phẩm diệt khuẩn GPC8

TM

.........................................................................16

1.4.1. Thành phần..................................................................................................16
1.4.2. Ứng dụng.................................................................................................... 22
1.5. Tô m thẻ chân trắng.......................................................................................... 22
1.5.1. Phân loại (Nguồn: Boone, 1931)................................................................22
1.5.2. Đặc điểm.....................................................................................................23
1.5.3. Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Nguồn: UV Vietnam)… 23
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................30
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................................30
2.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................33
2.3.1. Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8 trong điều kiện in
vitro… 33

2.3.2. Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8 trong điều kiện in
vivo… 35
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 41
3.1. Kết quả..............................................................................................................41
3.1.1. Kết quả khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8 trong điều
kiện in vitro.............................................................................................................41
3.1.2. Kết quả khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8 trong điều
kiện in vivo..............................................................................................................44
3.2. Thảo luận...........................................................................................................52

i


Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................53
4.1. Kết luận.............................................................................................................53
4.2. Kiến nghị...........................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................54

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHPNS: Acute hepatopancreatic nerosis syndrome
EMS: Early mortality syndrome
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
IMNV: Infectious myonecrosis virus
IHHNV: Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus
GAV: Gill-associated virus

NT: Nghiệm thức
NTĐC: Nghiệm thức đối chứng
TCBS: Thiosunphate Citrate Bile Salt Sucrose agar
TSA: Tryptic Soya Agar
TSB: Tryptic Soya Broth
TSV: Taura syndrome virus
V. parahaemolyticus: Vibrio parahaemolyticus
Việ n NCNTTS II: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
WSSV: White spot syndrome virus
YHV: Yellow head virus


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khoảng tối ưu và khoảng chịu đựng của V. parahaemolyticus......................9
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của sản phẩm diệt khuẩn GPC8

TM

.............................16

Bảng 1.3 Các sản phẩm thương mại có thành phần là Glutaraldehyde được phép lưu
hành trên thị trường nuôi trồng thủy sản (theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày
8/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)..........................................................................19
Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm nuôi chung.........................................................................34
Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm LC50..................................................................................36
Bảng 2.3 Bố trí thí nghiệm LD50..................................................................................38
Bảng 2.4 Bố trí thí nghiệm diệt khuẩn trong điều kiện in vivo....................................39
Bảng 3.1 Đường kính vò ng diệt khuẩn.........................................................................42
Bảng 3.2 Tỷ lệ tôm chết (%) tích lũy theo thời gian của thí nghiệm LC50................45
Bảng 3.3 Tỷ lệ tôm chết (%) tích lũy theo thời gian của thí nghiệm LD50................48



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 So sánh sản lượng tôm của các nước trong năm 2013 so với 2012...............6
Hình 1.2 Hình thái vi khuẩn V. parahaemolyticus.........................................................7
Hình 1.3 Nhuộm Gram vi khuẩn V. parahaemolyticus..................................................7
Hình 1.4 Khuẩn lạc V. parahaemolyticus trên môi trường chọn lọc TCBS..................8
Hình 1.5 Cơ chế gây bệnh EMS....................................................................................10
Hình 1.6 Tô m chết do bệnh EMS.................................................................................11
Hình 1.7 Gan tôm sưng to, có màu bất thường.............................................................12
Hình 1.8 Gan tụy tôm bị bệnh EMS, đường ruột đứt khúc và đục cơ.........................12
Hình 1.9 Tô m bị nhiễm bệnh EMS và tôm bình thường.............................................13
Hình 1.10 Một số con tôm sau khi vượt qua bệnh EMS (gọi là tôm tre – vì các đốt
trên cơ thể như đốt tre) những con tôm này sau đó sẽ chết..........................................13
Hình 1.11 Chất diệt khuẩn GPC8

TM

..............................................................................16

Hình 1.12 Tôm thẻ chân trắng.......................................................................................23
Hình 1.13 Tôm bị bệnh hoại tử cơ IMNV...................................................................24
Hình 1.14 Tôm bị bệnh Taura.......................................................................................25
Hình 1.15 Tôm bị bệnh đốm trắng................................................................................26
Hình 1.16 Tôm bị bệnh đầu vàng YHV........................................................................27
Hình 1.17 Tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV với các dấu hiệu như c hủy cong quẹo,
phần đuôi dị hình, biến dạng.........................................................................................28
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu.....................................................................................33
Hình 2.2 Thí nghiệm nuôi chung...................................................................................35
Hình 2.3 Hệ thống thí nghiệm LC50............................................................................37



Hình 2.4 Hệ thống thí nghiệm LD50.............................................................................38
Hình 2.5 Hệ thống bể kính thí nghiệm...........................................................................40
Hình 3.1 Kết quả thí nghiệm giếng khuếch tán.............................................................41
Hình 3.2 Kết quả kiểm tra mật độ vi khuẩn trên môi trường TCBS............................42
Hình 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ chất diệt khuẩn GPC8 đến mật độ Vibrio
parahaemolyticus............................................................................................................43
Hình 3.4 Đồ thị tỷ lệ tôm chết (%) theo thời gian thí nghiệm......................................44
Hình 3.5 So sánh giữa tôm khỏe mạnh (A) và tôm nhiễm bệnh (B)............................46
Hình 3.6 Kiểm tra Vibrio parahaemolyticus trên tôm bệnh bằng môi trường
Compact Dry PI-VP.......................................................................................................47
Hình 3.7 Tỷ lệ tôm chết (%) theo ngày của thí nghiệm LD5.......................................47
Hình 3.8 Mật độ vi khuẩn trong thí nghiệm diệt khuẩn trong điều kiện in vivo.........49
Hình 3.9 Tỷ lệ tôm sống (%) của thí nghiệm diệt khuẩn trong điều kiện in vivo.......51

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước rất có lợi thế để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Theo Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam (2013): ước tính giá trị nuôi trồng thủy sản 6
tháng đầu năm 2013 đạt 45.185 tỷ đồng (trong tổng số 83.318 tỷ đồng giá trị sản
xuất thủy sản). Sản lượng ước đạt 1.405 nghìn tấn (tăng 2,6% so với cùng kì năm
2012). Nhưng do phải đối mặt với nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên kết
quả sản lượng nuôi trồng năm 2013 chỉ đạt 40,5% kế hoạch năm. Trong đó, sản
lượng tôm sú đạt 80 nghìn tấn (bằng 25,8% kế ho ạch năm, giảm 27,1% so với cùng
kỳ năm trước), tôm thẻ chân trắng đạt 20 nghìn tấn (bằng 9,5% kế hoạch năm, giảm
33,3% so với cùng kỳ năm trước) và cá tra đạt 461 nghìn tấn (bằng 35,8% kế ho ạch

năm, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước).
Đặng Thị Oanh và cộng sự (2012) cho biết trong nhiều năm qua ở khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện tượng chết hàng loạt trên tôm nuôi chủ
yếu là bệnh do virus trong đó nguy hiểm nhất là virus gây bệnh đốm trắng (WSSV).
Đặc

biệt

với sự xuất

hiện của dịch bệ nh hoại tử gan tụy (Acute

Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) hay còn gọi là Hội chứng chết
sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) từ đầu năm 2011. Bệnh có đặc điểm như
dạ dày rỗng, gan tụy nhợt nhạt và ruột giữa rỗng, nhanh chóng làm chết tôm
hàng loạt. Bệnh xuất hiện trong vò ng 20 - 30 ngày sau khi thả giống.
Trước tình hình dịch bệ nh xảy ra trên diện rộng và kéo dài, Lãnh đạo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định việc tìm nguyên nhân gây bệnh
và giải pháp phòng trị là nhiệm vụ cấp bách. Bộ đã giao nhiệm vụ nghiên cứu khẩn
cấp xác định nguyên nhân, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cho các Viện Nghiên
cứu nuôi trồng Thủy sản I, II, III, Viện Môi trường nông nghiệp và Cục Thú y do
Tổ ng cục Thủy sản chủ trì. Nghiên cứu có sự hợp tác của trường Đại học Cần Thơ,
Việ n Công nghệ sinh học, Viện Hải dương học và các chuyên gia bệnh và môi
trường thủy sản: Giáo sư Donal Lightner (Đại học Arizona, Hoa Kỳ), Giáo sư Tim

1


Flegel (Đại học Mahidol, Thái Lan), Giáo sư Claude Boyd (Đại học Auburn, Hoa
Kỳ).

Nghiên cứu ban đầu về EMS đã xác định nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể, trong đó có các tác nhân lây nhiễm, tảo độc và các chất độc hại, nhưng các
nghiên cứu về mọi nguyên nhân này đều không gây ra EMS.
Vào đầu năm 2013, phòng thí nghiệm bệnh học trên nuôi trồng thủy sản Đại
học Arizona đã có thể cô lập tác nhân gây bệnh EMS/AHPNS trong môi trường
nhân tạo. Thử nghiệm lấy từ các mẫu thực địa cho thấy nguyên nhân gây bệnh là do
vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (V. parahaemolyticus).
V. parahaemolyticus có khả năng chịu đựng nhiều ngưỡng khác nhau của độ
mặn, pH và nhiệt độ, cũng như có thể dễ dàng bám vào tảo biển và được mang đi
khắp nơi theo dòng chảy. V. parahaemolyticus còn có khả năng hình thành màng
sinh học (biofilm) bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của kháng sinh, do đó việc sử
dụng kháng sinh để điều trị bệnh EMS không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó
có thể sử dụng các hóa chất có khả năng diệt khuẩn phổ rộng để tiêu diệt V.
parahaemolyticus có trong nguồn nước trước/trong khi thả tôm và xử lí định kì
nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt mầm bệnh cho tôm.
Xuất phát từ tình hình trên nhóm thực hiện đề tài xin tiến hành thực hiện đề
tài “Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm GPC8

TM

đối với vi khuẩn

Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thí nghiệm nhằm mục đích tìm ra nồng độ sản phẩm GPC8

TM

thích hợp để


diệt vi khuẩn V. parqhaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ.
3. Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát khả năng diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệ nh trên tôm thẻ
chân trắng của sản phẩm GPC8 trong điều kiện in vitro.

2


 Xác định nồng độ GPC8 gây chết 50% (LC50) vật chủ và liều vi khuẩn gây
chết 50% (LD50) vật chủ trong điều kiện in vivo.
 Khảo sát khả năng diệt khuẩn V. parahaemolyticus của sản phẩm GPC8
trong điều kiện in vivo.
4. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm ra nồng độ diệt khuẩn thích hợp cho sản phẩm GPC8 trong điều kiện in
vitro.
 Tìm ra nồng độ diệt khuẩn thích hợp cho sản phẩm GPC8 trong điều kiện in
vivo.
5. Kết cấu đồ án
Chương 1: Tổ ng quan tài liệu - Nội dung chương đề cập đến các nội dung
liên quan đến tài liệu nghiên cứu.
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Nội dung chương đề cập
đến các dụng cụ, thiết bị và các phương pháp trong đồ án.
Chương 3: Kết quả và thảo luận - Nội dung chương đưa ra những kết quả mà
đề tài thực hiện được.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị - Nội dung chương tóm lại những kết quả
mà đề tài đạt được và đề nghị cho những hướng cần cải thiện thêm trong đề tài.

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình và ảnh hưởng của dịch bệnh EMS trên thế giới và Việt Nam
Bệnh EMS lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, trước
khi lây sang Việt Nam năm 2010, Malysia và Bắc Borneo năm 2011, Thái Lan năm
2012 và lan rộng ra các nước ASEAN. Năm 2013, EMS đã được báo cáo lần đầu
tiên bên ngoài Châu Á, xuất hiện ở Mexico – do nhập khẩu tôm sống nhiễm bệnh từ
Châu Á.
Ở Trung Quốc, bệnh EMS xảy ra vào năm 2009, ban đầu hầu hết nông dân
đã phớt lờ. Nhưng năm 2011, sự bùng phát bệnh trở thành nghiêm trọng, đặc biệt ở
các trang trại với lịch sử nuôi tôm 5 năm và ở khu vực gần biển sử dụng nguồn
nước mặn. Người nuôi tôm ở Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây đã bị
thiệt hại hơn 80% trong nửa đầu năm 2011 (Panakom, 2012).
Tro ng ba tháng đầu năm 2013, sản lượng tôm nuôi của Malaysia chỉ đạt 60
nghìn tấn, giảm mạnh so với 90 nghìn tấn của cùng kỳ năm 2012.
Thái Lan là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới, chiếm 30% lượng cung cấp
tôm ở Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh EMS từ
cuối năm 2012 nên sản lượng tôm ở Thái Lan giảm đáng kể. Tro ng quý I năm 2013,
sản lượng tôm giảm từ mức trung bình là 100 nghìn tấn xuống còn 60 nghìn tấn. Xu
hướng này vẫn tiếp tục trong suốt quý II. Theo các cơ quan chức năng, sản lượng
tôm năm 2013 của Thái Lan khó có thể vượt mức 300 nghìn tấn so với mức 500
nghìn tấn vào năm 2012.
Ở Việt Nam, căn bệnh này xuất hiện từ năm 2010, nhưng sự tàn phá rộng rãi
nhất do EMS chỉ được báo cáo kể từ tháng 3 năm 2011 ở Đồng bằng sông Cửu
Long (Việt Nam). Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất tôm: Tiền
Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng diện tích ao
tôm khoảng 98.000 ha. Trong tháng 6 năm 2011, thiệt hại 11.000 ha nuôi tôm ở Bạc

4



Liêu. Khoảng 330 triệu tôm chết ở Trà Vinh và 20.000 ha ở Sóc Trăng đã bị thiệt
hại rất lớn do dịch bệnh EMS trong năm 2012 (Mooney, 2012).
Tro ng 10 tháng đ ầu năm 2013, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã
xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng
diện tích nuôi tôm có bệnh là 5.705 ha, bao gồm 2.423 ha nuôi tôm thẻ chân trắng
và 3.282 ha nuôi tôm sú. So với cùng kỳ năm 2012, số địa phương mắc dịch bệnh
hoại tử gan tụy cấp tính năm 2013 tăng lên nhưng tổng diện tích bị bệnh lại giảm
đáng kể, chỉ bằng 20% so với năm 2012. Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính diễn ra
vào hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 4 đến
tháng 8. Nguyên nhân là do đây là kho ảng thời gian nuôi tôm chính vụ. Dịch bệnh
hoại tử gan tụy cấp tính năm 2013 có xu hướng xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tháng
so với năm 2012 do năm người nuôi thả tôm sớm hơn (ngay sau tết âm lịch). Dịch
bệnh diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó, các tỉnh nuôi tôm
chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2013, dịch
bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm sú và
tôm thẻ chân trắng sau khi thả nuôi dưới 35 ngày. Diện tích nuôi tôm thẻ bị bệnh
trong năm 2013 chiếm 42,47% và diện tích tôm sú bị bệnh là 55,53%. So với năm
2012, tỷ lệ diện tích tôm sú bị bệnh đã giảm đáng kể (92,36% năm 2012) song tỷ lệ
diện tích tôm thẻ chân trắng lại có chiều hướng tăng cao (7,46% năm 2012 so với
42,47% năm 2013). Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2013, diện tích thả nuôi
tôm thẻ chân trắng của bà con tăng cao, song điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm
chưa hoàn chỉnh, ý thức người dân trong việc phòng chống dịch bệnh còn hạn
chế… điều này đã làm cho diện tích tôm bệnh tăng.

5


Hình 1.1 So sánh sản lượng tôm của các nước trong năm 2013 so với 2012
(Nguồn: Sefood Business)


1.2.Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
1.2.1. Phân loại
Vibrio parahaemolyticus thuộc:
Giới (Kingdom): Bacteria
Ngành (Phylum): Proteobacteria
Lớp (Class): Gamma Proteobacteria
Bộ (Order): Vibrionales
Họ (Family) Vibrionaceae
Chi (Genus): Vibrio
Loài (Species): Vibrio parahaemolyticus

6


1.2.2. Đặc điểm hình thái
Theo khóa phân lo ại của Bergey, V. parahaemolyticus là vi khuẩn Gram (-),
hình dấu phẩy, có tiên mao ở một đầu, di động, kỵ khí tùy nghi và ưa môi trường
kiềm mặn. V. parahaemolyticus không hình thành bào tử, có thời gian thế hệ 8 - 9
phút (Daniels và cộng sự 2000), chúng thường sống ở các cửa sông và ven biển của
hầu hết các vùng trên thế giới. Người ta cũng đã phân lập được chúng trong cát, bùn
và nước biển, cũng như ở hải sản (Maria và cộng sự, 2004).

Hình 1.2 Hình thái vi khuẩn V. parahaemolyticus
(ảnh: To kyo Institute of Technology)

Hình 1.3 Nhuộm Gram vi khuẩn V. parahaemolyticus

7



1.2.3. Đặc điểm sinh hóa
Tất cả những loài thuộc giống Vibrio đều là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, vi
khuẩn không phát triển trong môi trường không muối (NaCl) và không sinh H2S.
Vi khuẩn V. parahaemolyticus có phản ứng oxidase (+), phát triển trong canh
o

trypton ở 24 C. Phản ứng ADH (-), khả năng sử dụng lysine (+), ornithin (+), có
khả năng khử nitrate thành nitrite nhưng không lên men sucrose (-) và lactose (-),
lên men đường arabinose (+), manitol (+), mannose (+) sử dụng được một số nguồn
cacbonhydrate khác để lên men nhưng không sinh hơi.
V. parahaemolyticus khi nuôi cấy trên môi trường thạch chọn lọc TCBS
(Thiosunphate Citrate Bile Salt agar) có màu xanh lá cây ho ặc màu xanh đậm trên
thạch (Kudo và cộng sự, 2003).

Hình 1.4 Khuẩn lạc V. parahaemolyticus trên môi trường chọn lọc TCBS

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của V. parahaemolyticus
Theo tài liệu của FAO (2011) thì loài V. parahaemolyticus có các khoảng
chịu đựng cũng như các khoảng tối ưu cho sự phát triển như Bảng 1.1.

8


Bảng 1.1 Khoảng tối ưu và khoảng chịu đựng của V. parahaemolyticus
Yếu tố

Khoảng tối ưu

Khoảng chịu đựng


Nhiệt độ ( C)

37

5 – 43

Độ mặn (‰)

15 -30

5 -100

pH

7,8 – 8,6

4,8 -11

Hoạt lực sinh học của

0,981

0,904 – 0,996

Hiếu khí

Kỵ khí đến hiếu khí

o


nước
Điều kiện sống

V. parahaemolyticus được cho là ký sinh trên rất nhiều đối tượng thủy sinh
như cua, hàu, ốc, tôm…. Chúng bùng phát theo các điều kiện sau:
 Khi tảo tàn (vì tảo chết là nguồn hữu cơ tốt cho vi khuẩn này)
 Khi nguồn hữu cơ trong ao cao.
 Khi độ mặn cao.
 Khi pH cao.
 Khi nhiệt độ cao.
 Khi ao nuôi có nhiều ốc, hàu, kí sinh trùng.
1.2.5. Vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS
Năm 2013, Dr. Donald Lightner và cộng sự tại Đại học Arizona - Hoa kỳ đã
công bố kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh chết sớm EMS là do một chủng
vi khuẩn khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus.
Cơ chế gây bệnh EMS của V. parahaemolyticus
Bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus đã nhiễm thực khuẩn (Bacteriophage)
xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm. Tro ng ruột tôm, vi khuẩn mang thực khuẩn
thể sản xuất ra độc tố toxine cực mạnh gây phá hủy gan tụy, cơ quan tiêu hóa của
tôm (Lighter, 2012).
9


Hình 1.5 Cơ chế gây bệnh EMS

Bệnh lây truyền do tôm ăn phải vi khuẩn V. parahaemolyticus nhiễm thực
khuẩn thể từ xác tôm bệnh chết, ăn chất thải từ tôm bệnh hoặc xác sò hến, động vật
có vỏ mang mầm bệnh (Cục Thú y, 2013).
Bên cạnh đó, việc lây truyền mầm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm giống cũng
đóng vai trò rất lớn trong việc phát tán mầm bệnh. Kết quả kiểm tra tôm giống năm

2012 cho thấy, trên 50% các mẫu tôm bắt ngẫu nhiên từ các trại giống có nhiễm
chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
EMS thường xuất hiện trong 20 – 30 ngày sau khi thả nuôi. Bệnh gồm 2 giai
đoạn:
 Giai đoạn sớm: gan tụy nhạt màu, kích thước gan tụy teo nhỏ đến 50%.
 Giai đoạn trễ: gan tụy có thể xuất hiện đốm đen do sự melanin hóa các tế bào
máu trong các ổ tụ máu trong gan tụy. Tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100%
trong vài ngày sau khi bệnh xuất hiệ n.

10


Dấu hiệu bệnh EMS:
 Trên cả đàn tôm
 Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.
 Tô m chậm lớn và chết ở đáy ao.
 Tiế p theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.
 Tô m bị bệnh thường lờ đờ, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.
 Tô m có thể c hết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2 - 3 ngày.
 Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết
rất nhanh khi cho ăn trở lại.

Hình 1.6 Tô m chết do bệnh EMS

 Trên cá thể tôm bệ nh
 Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như:
+ Sưng to, mềm nhũn.
+ Biến màu.
+ Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.
+ Vỏ mềm, đục cơ.

+ Khối gan tụy nhợt nhạt và có màu trắng.
 Giải phẩu mô học thường phát hiện:
+ Đốm đen trên gan.
+ Tế bào gan bị hoại tử.
+ Lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn.


+ Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
+ Mẫu gan tụy bị bội nhiễm ở các mức độ khác nhau.
+ Kiểm tra PCR không thấy virus.

Hình 1.7 Gan tôm sưng to, có màu bất thường

Hình 1.8 Gan tụy tôm bị bệnh EMS, đường ruột đứt khúc và đục cơ


Hình 1.9 Tô m bị nhiễm bệnh EMS và tôm bình thường

Hình 1.10 Một số con tôm sau khi vượt qua bệnh EMS (gọi là tôm tre – vì các đốt
trên cơ thể như đốt tre) những con tôm này sau đó sẽ chết
(Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan – Đại học Kasesart – Thái Lan)


1.3. Một số chất diệt khuẩn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (Nguồn:
Fishviet.net)
1.3.1. Vôi (CaCO3, Ca O)
Vôi là một tác nhân chính được dùng trong xử lý đất và nước ao nuôi, cũng
được xem như chất diệt tạp và khử trùng, dùng để xử lý, cải tạo ao trước khi thả
giống nuôi; ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua (độ acid) trong đất, tăng độ
kiềm, hòa tan các vật chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển. Các loại sau đây thường

được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:
 Vôi nông nghiệp (vôi đá) (CaCO3)
 Vôi nung (CaO)
 Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
1.3.2. Chlorine
Clorine có 2 dạng là Ca(OCl)2 (Calci hypochloride) và NaOCl (Natri
hypochloride).
Chlorine là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các sinh vật,
được sử dụng để khử trùng nước, ao nuôi, bể ương và dụng cụ. Chlorine có thể diệt
tất cả các vi khuẩn, virus, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước. Trong
-

môi trường nước mặn, lợ Chlorine hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl ; HOCl
-

độc đối với sinh vật gấp một trăm lần hơn OCl .
Khi pH môi trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, ngược lại khi pH môi
-

trường cao OCl chiếm ưu thế. Vì thế, trong môi trường có pH thấp Chlorine có hiệu
quả cao hơn môi trường có pH cao.
Dư lượng Chlorine trong nước được khử bằng Na2 S2O3 (Thiosulphat Natri)
với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd, 1992).


1.3.3. Formaldehyde (Formalin, Formol)
Formalin có thể sử dụng như chất khử trùng, được sử dụng trong trại giống và
ngoài ao nuôi. Formalin diệt được các sinh vật trong môi trường bao gồm nấm, vi
khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm và cá.
Ngoài ao nuôi Formalin được sử dụng từ 10 - 25 ppm, đặc biệt khi bệnh bùng

nổ Formalin được dùng như thuốc chữa bách bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng Formalin
phải có nước dự phòng để thay đổi nước nhằm loại bỏ chất hữu cơ và nó cũng là
nguyên nhân làm giảm hàm lượng Oxygen trong ao nuôi. Lưu ý trong thời gian sử
dụng Formalin trong ao nuôi thì ngưng cho tôm, cá ăn và sau 24 giờ phải thay đổi
nước.
1.3.4. Benzalkonium Chloride (BKC)
BKC là chất độc đối với vi khuẩn, virus, nấm và một số ngo ại ký sinh
trùng, hiệu quả nhanh hơn Formaldehide. Liều sử dụng khi cải tạo ao 3 - 5,0 ppm
(mực nước trong ao khoảng 10 - 30 cm); kiểm soát mầm bệnh có thể dùng 0,3 - 1,0
ppm (mực nước trong ao khoảng 1,0 m). BKC diệt các mầm bệnh trong ao nuôi,
đồng thời cũng diệt luôn các sinh vật khác nên sẽ đưa đến mất cân bằng hệ sinh thái
trong ao nuôi; BKC cũng có thể diệt được các bào tử.
1.3.5. Iodine (Povidone – Iodine, Polyvinyl Pyrrolidone Iodide)
Iodine giống Chlorine là một chất oxy hóa mạnh có thể diệt các sinh vật, vi
khuẩn, virus. Tuy nhiên, dung dịch Polyvinyl Pyrrolidone Iodide 10% vẫn có tác
dụng diệt khuẩn khi trong môi trường có nhiều chất hữu cơ (không bị bất
hoạt). Iodine được sử dụng như chất khử trùng ở trại giống và ngoài ao nuôi với liều
3

lượng 1 – 5 g/m nước.
1.3.6. Thuốc tím (Kali Permanganate – KMnO4)
Thuốc tím KMnO4 cũng là một chất có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ
và diệt khuẩn. Thuốc tím được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và ngoại
ký sinh trùng (nhóm Nguyên sinh động vật). Thuốc tím (KMnO4) được sử dụng với


×