Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án hóa học 10 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.95 KB, 7 trang )

Tuần 7 (Từ 2/10/2017 đến 7/10/2017)
Tiết 13
Ngày soạn: 26/9/2017
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2017
CHƯƠNG II
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào bảng tuần
hoàn.
- HS trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn: gồm các ô, chu kỳ, nhóm
- HS đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng.
- HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.
2. Kỹ năng
- HS sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của
nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.
- HS suy ra cấu hình electron từ vị trí trong bảng tuần hoàn, và ngược lại.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
- Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện vấn đề
- năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp trực quan
- phương pháp đàm thoại - gợi mở
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề


- đồ dùng: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2. Học sinh
Xem trước bài mới. Chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Không
3. Dẫn vào bài mới
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là công cụ rất quan trọng và có ý
nghĩa trong việc nghiên cứu về hóa học. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội
dung chương thứ 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần
hoàn
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp


Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát minh ra bảng tuần hoàn
HS đọc to phần Sơ lược – SGK (tr.32)
GV hoi HS: bảng tuần hoàn do ai phát
minh ra? Công bố lần đầu tiên vào năm
nào?
HS trả lời: Bảng tuần hoàn do nhà bác
học người Nga Men-đe-lê-ep phát
* Sơ lược về phát minh ra bảng
minh ra, công bố lần đầu tiên vào năm tuần hoàn
1869.
GV treo bảng hệ thống tuần hoàn
GV đưa thêm thông tin: Để ghi nhớ

công lao của ông, người ta đã lấy tên
ông đặt tên cho nguyên tố thứ 101, là
nguyên tố Menđelevi
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần
hoàn
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố
GV hướng dẫn HS quan sát bảng tuần trong bảng tuần hoàn
hoàn và rút ra nhận xét về nguyên tắc
sắp xếp các nguyên tố trong BTH
GV giới thiệu một ô mẫu (Al) và cho
biết ý nghĩa con số 13 - là số hiệu
nguyên tử = số đơn vị đthn
- Điện tích hạt nhân nguyên tử các
- Các nguyên tử sắp xếp theo chiều
nguyên tố thay đổi ntn?
điện tích hạt nhân tăng dần
2
1
GV giới thiệu một số nguyên tố xếp
3Li: 1s 2s
vào cùng 1 hàng: 3Li, 7N, 9F và y/c HS 7N: 1s22s22p3
2
2
5
viết cấu hình electron và xác định số
9F: 1s 2s 2p
lớp electron các nguyên tố này
=> đều có 2 lớp electron
- Các nguyên tố trong cùng 1 hàng có
- Các nguyên tố trong cùng 1 hàng có

đặc điểm gì giống nhau?
cùng số lớp electron trong nguyên tử
2
1
Tương tự, GV giới thiệu một số
3Li: 1s 2s
2
2
6
1
nguyên tố xếp vào cùng 1 cột: 3Li,
11Na: 1s 2s 2p 3s
2
2
6
2
6
1
11Na, 19K và y/c HS viết cấu hình
19K: 1s 2s 2p 3s 3p 4s
electron và xác định số electron lớp
=> đều có 1 electron lớp ngoài cùng
ngoài cùng các nguyên tố này
- các nguyên tố trong cùng 1 cột có
- Các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron lớp ngoài cùng trong
đặc điểm gì giống nhau?
vỏ nguyên tử
Nguyên tắc sắp xếp:
GV: đây là 3 nguyên tắc cơ bản để sắp + Các nguyên tử sắp xếp theo chiều
xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn. tăng dần của điện tích hạt nhân

GV nêu lại 3 nguyên tắc
+ Các nguyên tử có cùng số lớp
electron được xếp thành một hàng
+ Các nguyên tử có cùng số electron


hoá trị được xếp thành 1 cột
GV giải thích khái niệm electron hoá
Electron hoá trị là những electron có
trị
khả năng tham gia hình thành liên kết
hoá học. Chúng thường nằm ở lớp
ngoài cùng hoặc cả ở phân lớp sát lớp
ngoài cùng chưa bão hoà.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học
GV giới thiệu: mỗi nguyên tố trong
1. Ô nguyên tố
bảng tuần hoàn được xếp vào một ô
Số thứ tự
của bảng, gọi là ô nguyên tố
Số hiệu nguyên tử
GV lấy ví dụ ô 13.
GV giới thiệu cho HS các thông tin
NTK TB
13
26,98
được ghi trong ô:
- STT của ô chính là số hiệu nguyên tử KHHH

của nguyên tố đó
- Ký hiệu hoá học
Tên ng.tố
Độ âm điện
Nhôm
1,61
- tên nguyên tố
Cấu hình e
[Ne] 3s23p1
- Nguyên tử khối trung bình
+3
- độ âm điện
- Cấu hình electron thu gọn
Số oxh
- số oxi hoá
GV chọn một số ô trong 20 nguyên tố
đầu bảng và y.c HS trình bày các thông
tin thu được
2. Chu kỳ
GV giới thiệu khái niệm chu kỳ
Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà
GV chỉ vào bảng tuần hoàn vào cho HS nguyên tử của chúng có cùng số lớp
thấy: có 7 chu kỳ, đánh STT từ 1 đến 7 electron và được sắp xếp theo chiều
GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng chu
tăng dần điện tích hn
kỳ
Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ, đánh số
- Chu kỳ 1 có bao nhiêu nguyên tố?
thứ tự từ 1 đến 7
Chu kỳ được bắt đầu bằng nguyên tố

- Chu kỳ 1: có 2 nguyên tố
nào và kết thúc bằng nguyên tố nào?
H (Z = 1): 1s1
Mỗi nguyên tố có bao nhiêu lớp
He (Z = 2): 1s2
electron?
=> nguyên tử các ng.tố đều có 1 lớp e
Nguyên tố bắt đầu là H
Kết thúc là He (khí hiếm)
- tương tự đối với chu kỳ 2?
- Chu kỳ 2: có 8 nguyên tố
Li (Z = 3): 1s22s1
Ne (Z = 10): 1s22s22p6
=> nguyên tử các ng.tố đều có 2 lớp e
Nguyên tố bắt đầu là Li (k.loại kiềm)
Kết thúc là Ne (khí hiếm)

Al


- tương tự đối với chu kỳ 3?

- Chu kỳ 3: có 8 nguyên tố
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1
Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6
=> nguyên tử các ng.tố đều có 3 lớp e
Nguyên tố bắt đầu là Na (k.loại kiềm)
Kết thúc là Ar (khí hiếm)
GV hướng dẫn HS làm tương tự đối
- Chu kỳ 4: có 18 nguyên tố

với các chu kỳ 4, 5, 6.
- Chu kỳ 5: có 18 nguyên tố
- Chu kỳ 6: có 32 nguyên tố
GV bổ sung: chu kỳ 7 dự đoán có 32
- Chu kỳ 7: có 18 nguyên tố
nguyên tố giống chu kỳ 6 nhưng chưa
Nhận xét:
đầy đủ
- các chu kỳ đều bắt đầu bằng nguyên
Gv y/c HS nhận xét các chu kỳ đều bắt tố kim loại kiềm và kết thúc bằng
đầu bằng nguyên tố gì và kết thúc bằng nguyên tố khí hiếm (trừ chu kỳ 1 bắt
nguyên tố gì?
đầu bằng H)
GV bổ sung:
- các chu kỳ 1, 2, 3 (có 2 – 8 nguyên
Chú ý:
tố) gọi là các chu kỳ nhỏ
+ 14 nguyên tố đứng sau Lantan (La: Z - các chu kỳ 4, 5, 6, 7 (có 18 – 32
= 57) thuộc chu kỳ 6 được gọi là các
nguyên tố) gọi là các chu kỳ lớn
nguyên tố thuộc họ lantan.
+ 14 nguyên tố đứng sau Actini (Ac: Z
= 89) thuộc chu kỳ 7 được gọi là các
nguyên tố thuộc họ actini.
Hai họ này được xếp riêng thành 2
hàng cuối bảng.
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
Chú ý 3 nội dung cơ bản:
- nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Các thông tin trong một ô nguyên tố
- Đặc điểm các chu kỳ
* Hướng dẫn về nhà
BTVN: 1,2,3,4 SGK
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


Tuần 7 (Từ 2/10/2017 đến 7/10/2017)
Tiết 14
Ngày soạn: 26/9/2017
Ngày dạy tiết đầu: …./…../2017
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào bảng tuần
hoàn.
- HS trình bày được cấu tạo bảng tuần hoàn: gồm các ô, chu kỳ, nhóm
- HS đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng.
- HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.
2. Kỹ năng
- HS sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của
nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.
- HS suy ra cấu hình electron từ vị trí trong bảng tuần hoàn, và ngược lại.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
- Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực

- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp trực quan
- phương pháp đàm thoại - gợi mở
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2. Học sinh
Xem trước bài mới. Chuẩn bị bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu thông tin có được trong một ô nguyên tố? Lấy ví dụ?
Cho biết đặc điểm các nguyên tố trong một chu kỳ?
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK
3. Dẫn vào bài mới
Chúng ta đang tìm hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cấu tạo
bảng tuần hoàn gồm ô, chu kì và nhóm. Nay ta tìm hiểu tiếp về nhóm nguyên tố.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Tiếp tục nghiên cứu về cấu tạo bảng tuần hoàn


GV treo bảng hệ thống tuần hoàn

II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các

nguyên tố hoá học
3. Nhóm nguyên tố
?. Nguyên tắc sắp xếp electron thành
- Các nguyên tố có cùng số electron hoá
một cột?
trị được xếp vào thành một cột
GV hướng dẫn HS quan sát bảng tuần - Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố
hoàn và chỉ vào từng nhóm, nhấn
có cấu hình electron nguyên tử lớp
mạnh từng đặc điểm
ngoài cùng tương tự nhau,do đó có tính
VD các nguyên tố F, Cl, Br, I trong
chất hoá học gần giống nhau được xếp
cùng một nhóm đều có cấu hình
vào thành một cột
electron tương tự nhau
- Bảng tuần hoàn có 18 cột, chia thành
8 nhóm A và 8 nhóm B
- Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm
VIIIB có 3 cột
- STT của nhóm được ghi bằng chữ số
La mã
- STT của nhóm bằng số electron hoá
GV giải thích lại khái niệm electron
trị của nguyên tử nguyên tố đó
hoá trị:
Electron hoá trị là những electron có
khả năng tham gia hình thành liên kết
hoá học. Chúng thường nằm ở lớp
ngoài cùng hoặc cả ở phân lớp sát lớp

ngoài cùng chưa bão hoà.
VD: xác định số electron hoá trị của
F (Z = 9): 1s22s22p5
các nguyên tố 9F và 26Fe?
=> có 7 electron hoá trị
=> F thuộc nhóm VII
Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2
=> có 8 electron hoá trị
=> Fe thuộc nhóm VIII
a) Các nguyên tố nhóm A
?.Nhắc lại khái niệm nguyên tố s, p, d, Nguyên tố s là nguyên tố có e cuối cùng
f?
điền vào phân lớp s
Nguyên tố p là nguyên tố có e cuối cùng
điền vào phân lớp p
Nguyên tố d là nguyên tố có e cuối cùng
điền vào phân lớp d
Nguyên tố f là nguyên tố có e cuối cùng
điền vào phân lớp f
Quan sát các nguyên tố nhóm A và
- Các nguyên tố s và p thuộc nhóm A
cho biết chúng là các nguyên tố gì?
=> 9F thuộc nhóm VIIA
?. Xác định nhóm của 9F?
- Nhóm IA gọi là nhóm kim loại kiềm
GV bổ sung:
- Nhóm IIA gọi là nhóm kim loại kiềm
thổ
- Nhóm VIIA gọi là nhóm halogen
- Nhóm VIIIA gọi là nhóm khí hiếm



Quan sát các nguyên tố nhóm B và
cho biết chúng là các nguyên tố gì?
?. Xác định nhóm của 26Fe?
GV bổ sung: các nguyên tố d gọi là
các kim loại chuyển tiếp

Khối các nguyên tố s: nhóm IA, IIA
Khối các nguyên tố p: nhóm IIIA 
VIIIA
b) Các nguyên tố nhóm B
- Các nguyên tố d và f thuộc nhóm B
=> 26Fe thuộc nhóm VIIIB
Khối các nguyên tố d: nhóm kim loại
chuyển tiếp
Khối các nguyên tố f: 2 hàng cuối bảng
(họ Lantan và họ Actini)

Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Viết cấu hình electron các
nguyên tố có Z = 14, 19, 22, 24, 28,
30 và xác định vị trí của chúng trong
bảng tuần hoàn?

Bài 2: Viết cấu hình electron nguyên
tố nằm ở chu kỳ 4, nhóm IIA?

III. Luyện tập
Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2

=> ô 14, chu kỳ 3, nhóm IVA
K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1
=> ô 19, chu kỳ 4, nhóm IA
Ti (Z = 22): 1s22s22p63s23p63d24s2
=> ô 22, chu kỳ 4, nhóm IVB
Cr (Z = 24): 1s22s22p63s23p63d54s1
=> ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB
Ni (Z = 28): 1s22s22p63s23p63d84s2
=> ô 28, chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Zn (Z = 30): 1s22s22p63s23p63d104s2
=> ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB
Chu kỳ 4 => có 4 lớp electron
Nhóm IIA => có 2 electron lớp ngoài
cùng, điền vào phân lớp s hoặc p
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s2

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
... Y/c HS nắm vững cách xác định nhóm A, B. Từ cấu hình electron suy ra vị
trí và ngược lại
* Hướng dẫn về nhà
BTVN: 5 - 9 SGK
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................




×