Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời nguyễn ở huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Thị Hoài Diễm

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ
TẠI LĂNG CÁC BÀ HOÀNG THỜI NGUYỄN Ở HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Thị Hoài Diễm

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ
TẠI LĂNG CÁC BÀ HOÀNG THỜI NGUYỄN Ở HUẾ

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN LÂM BIỀN

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các
bà hoàng thời Nguyễn ở Huế là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những vấn
đề nghiên cứu cùng các ý kiến tham khảo có chú thích nguồn đầy đủ, kết quả nêu
trong luận án là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận án

Trần Thị Hoài Diễm


ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

B.A.V.H

Bulletin des Amis du Vieux Hue


ĐNLTCB

Đại Nam liệt truyện chính biên

ĐNNTC

Đại Nam nhất thống chí

ĐNTL

Đại Nam thực lục

KĐĐNHĐSL

Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ

KHXH

Khoa học Xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PL


Phụ lục

TP

Thành phố

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

TTBTDTCĐ

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô

Tr

Trang

Xd

Xây dựng


iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ ............................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................6
1.2. Một số khái niệm liên quan đến nghệ thuật trang trí chạm khắc đá tại lăng các
bà hoàng thời Nguyễn ...............................................................................................14
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu mỹ thuật cung đình thời Nguyễn và về nghệ
thuật chạm khắc đá ....................................................................................................22
Tiểu kết......................................................................................................................34
Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LIỆU VÀ CÁC HÌNH TƯỢNG TIÊU BIỂU

TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ TẠI LĂNG CÁC BÀ HOÀNG THỜI
NGUYỄN ..................................................................................................................35
2.1. Đặc điểm và vai trò của chất liệu đá trong mỹ thuật thời Nguyễn ....................35
2.2. Nghệ thuật chạm khắc đá thời Nguyễn ..............................................................41
2.3. Chạm khắc đá tại lăng của các bà hoàng thời Nguyễn ......................................48
2.4. Một số hình tượng tiêu biểu trong trang trí chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng
thời Nguyễn ...............................................................................................................72
Tiểu kết......................................................................................................................93
Chương 3 GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ TẠI LĂNG CÁC BÀ
HOÀNG THỜI NGUYỄN .........................................................................................95
3.1. Giá trị thẩm mỹ truyền thống và tâm linh trong nghệ thuật chạm khắc đá tại
lăng các bà hoàng thời Nguyễn .................................................................................95
3.2. Yếu tố tam giáo trong nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng của các bà hoàng thời
Nguyễn ....................................................................................................................107



iv
3.3. Một số đặc trưng ngôn ngữ chủ đạo thể hiện trong chạm khắc đá tại lăng của
các bà hoàng thời Nguyễn .......................................................................................112
Tiểu kết....................................................................................................................139
KẾT LUẬN .............................................................................................................141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................146
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 157


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của nghệ thuật dân tộc Việt Nam cho thấy, chất liệu đá đã
chiếm giữ một vị trí nổi bật và xuyên suốt từ thời nguyên thủy đến các triều đại
phong kiến sau này. Các chúa Nguyễn (1558 - 1777) và sau là các vua Nguyễn (1802
- 1945) đã quyết định xây dựng kinh đô tại Phú Xuân, trước yêu cầu này đòi hỏi triều
đình cần phải trưng tập các phường thợ, thợ cả, tài lực của cả nước, điều đó góp phần
tạo ra cơ hội cho nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó nghề chế tác, chạm khắc
đá là một trong những nghề hội đủ được các điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh
mẽ và đạt đến đỉnh cao ngay từ đầu thế kỷ XIX. Từ những di sản phong phú, đa dạng
còn lại của mỹ thuật cung đình thời Nguyễn và qua các tư liệu lịch sử, có thể thấy
nghệ thuật chạm khắc đá có mặt hầu hết ở các cụm không gian kiến trúc tại quần thể
di tích thời Nguyễn. Từ các cung điện, miếu thờ như điện Thái Hòa, điện Long An,
điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Thái Bình Lâu, điện Gia
Thành, điện Hòn Chén (điện Huệ Nam), điện Voi Ré, Triệu Miếu, Hưng Miếu, Thái
Miếu, Thế Miếu cho đến các lăng của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự
Đức, Đồng Khánh, Dục Đức, Khải Định, lăng các hoàng thân quốc thích như lăng

Kiên Thái Vương, cùng nhiều bia đá trang trí có giá trị nghệ thuật đặc sắc như các
bia ở Võ Miếu, Văn Miếu, bia Ngự Hà, đài nước điện Kiến Trung, bia Tam
Vương... Nhiều công trình kiến trúc với trang trí chạm khắc đá đặc sắc của triều
Nguyễn đã trở thành những giá trị sáng tạo quý giá của di sản văn hóa Huế. Dẫu
vậy, vẫn còn nhiều di tích chạm khắc đá thời Nguyễn trong đó có lăng của các bà
hoàng như lăng Hoàng Cô, lăng Thoại Thánh, lăng Thuận Thiên Cao hoàng hậu,
lăng Hiếu Đông, lăng Từ Dũ, lăng Lệ Thiên Anh, lăng Tiên Cung, lăng Thánh
Cung, lăng Từ Cung... với những giá trị nghệ thuật chạm khắc đá đạt giá trị cao
nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và phát huy giá trị.
Hiện nay công cuộc bảo tồn phục hồi di sản văn hóa Huế nói chung và mỹ
thuật thời Nguyễn nói riêng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt với
những yêu cầu về việc phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống đương đại. Từ


2
nhu cầu cấp thiết trong bảo tồn, trùng tu, phục chế nhiều loại hình, chất liệu nói
chung và chất liệu nghệ thuật trang trí trên đá nói riêng đã làm tiền đề cho việc
nghiên cứu nghệ thuật hoa văn chạm khắc đá cũng như các biểu tượng của đề tài
trang trí, kỹ thuật tạo tác đá trở thành một trong những nội dung, đối tượng cần thiết
trong nghiên cứu mỹ thuật thời Nguyễn.
Trước yêu cầu nghiên cứu mỹ thuật thời Nguyễn nói chung, nghệ thuật trang
trí hoa văn trên đá nói riêng với những vấn đề cụ thể từ thực tiễn đặt ra về tính cấp
thiết của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế, nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện
đề tài Nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn ở Huế để làm
luận án tiến sĩ Nghệ thuật học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các giá trị tiêu biểu trong nghệ thuật chạm khắc đá, các tác
phẩm chạm khắc đá đặc sắc, độc đáo, các đặc điểm tạo hình và ý nghĩa biểu hiện
của nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế.
- Khẳng định nghệ thuật chạm khắc đá qua lăng của các bà hoàng thời

Nguyễn tiêu biểu là những giá trị tạo hình đặc sắc của mỹ thuật dân tộc thế kỷ XIX
- nửa đầu thế kỷ XX, là sự tiếp nối truyền thống nghệ thuật trang trí chạm khắc đá
của dân tộc trong tiến trình lịch sử.
- Góp thêm những luận điểm khoa học nghệ thuật tạo hình trong nghiên cứu
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế nói riêng và nghiên cứu phát huy giá
trị của mỹ thuật dân tộc nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về tạo hình hoa văn, đề tài, mô típ, kiểu thức, kỹ thuật, phong cách
trang trí chạm khắc ở huyền cung, bình phong, lan can, các bậc thềm, hương án ...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian trang trí chạm khắc đá ở lăng của một số bà hoàng, nơi còn lưu
giữ được những tác phẩm nghệ thuật trang trí chạm khắc đá đặc sắc, có giá trị nghệ


3
thuật. Thời gian nghiên cứu từ nửa đầu thế kỷ XIX và mở rộng phát triển đến nửa
đầu thế kỷ XX tại Huế.
4. Giả thuyết khoa học
+ Bên cạnh những đánh giá, phân tích ý nghĩa của các hoa văn trang trí, còn
có những ý kiến đánh giá và những luận điểm tồn nghi trong quá trình lịch sử như
sự xuất hiện của phong cách mỹ thuật thời Thiệu Trị: hoa văn kết hợp với biểu
tượng chim phụng và một số nội dung khác cần phân tích, khẳng định và minh
chứng qua nghiên cứu thực tế, khảo sát, điền dã tại các di tích.
+ Một số thuộc tính mỹ thuật học, ý nghĩa tạo hình, đặc trưng ngôn ngữ
chạm khắc, đặc điểm tạo hình đã được nhìn nhận khách quan, từ thực tế điền dã,
khảo sát đã bổ sung những nhận định khoa học có tính mới, đặc biệt là sự xuất hiện
hình tượng rồng 5 móng vốn dĩ thông lệ dành cho vua tại lăng các bà hoàng.
+ Sự đan xen và nổi bật của hoa văn nghệ thuật Phật giáo với mật độ cao
trong trang trí chạm khắc đá tại lăng của các bà hoàng thời Nguyễn đã phản ánh

những vấn đề lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ khác lạ.
+ Trong mỹ thuật thời Nguyễn, tính tam giáo ẩn chứa sâu sắc, pha trộn ở các
mức độ khác nhau và hiển thị dày đặc tại những công trình kiến trúc lăng các bà
hoàng thời Nguyễn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp các thao tác khảo sát, điền dã là
phương pháp nghiên cứu chủ đạo, phân tích về mặt lịch sử, thời đại, phong cách, đặc
thù chất liệu, tính biểu cảm nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí
chạm khắc đá. Ngoài ra đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác và
phương pháp nghiên cứu liên ngành ở những mức độ khác nhau, trong đó phương
pháp sử học nghệ thuật và văn hóa học được vận dụng nhiều hơn để đáp ứng, hỗ trợ
cho nghiên cứu chuyên ngành nghệ thuật, đồng thời phối hợp với mỹ thuật học để
tiếp cận, phân tích các hiện tượng phát triển trang trí tạo hình trên chất liệu đá với tư
cách là đối tượng nghiên cứu chính.


4
Sử dụng quy trình nghiên cứu và một số thao tác, cách thức khảo sát nghiên
cứu thực địa, phương pháp điền dã dân tộc học, mỹ thuật học, tiếp cận các công
trình kiến trúc tiêu biểu của các bà hoàng thời Nguyễn có hệ thống chạm đá mật độ
cao, từ đó có cơ sở đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn các giá trị nghệ thuật và rút
ra ý nghĩa biểu hiện, chắt lọc tính tạo hình trong chất liệu đặc trưng này.
Kế thừa các công trình nghiên cứu và các bài viết về nghệ thuật Huế của một
số nhà nghiên cứu đã đề cập đến nghệ thuật chạm đá thời Nguyễn. Với những quan
niệm về văn hóa - mỹ thuật, về các thuộc tính tâm linh, đời sống, đồng thời cũng có
những cách nhìn và sự đánh giá khác nhau.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án Nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn ở Huế
là công trình nghiên cứu chuyên biệt, có tính hệ thống về nghệ thuật trang trí hoa
văn trên đá, ngôn ngữ tạo hình của chạm khắc trang trí trên đá trong mỹ thuật thời

Nguyễn qua những công trình lăng tẩm của các bà hoàng tiêu biểu, có giá trị nghệ
thuật cao. Công trình đề cập đến những đặc trưng của chất liệu đá, kỹ thuật chất
liệu, đề tài, kiểu thức trang trí và hiệu quả, giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật. Tính thẩm
mỹ trong tương quan chất liệu đá với các chất liệu tạo hình khác đã góp phần làm
sáng tỏ các nhận định trong nội dung nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng
của các bà hoàng thời Nguyễn.
Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, trình bày và lý giải một số luận điểm
về nghệ thuật trang trí hoa văn trên đá trong mỹ thuật thời Nguyễn nói chung và tại
lăng của các bà hoàng nói riêng. Thông qua giá trị của nghệ thuật chạm khắc hoa
văn trên đá, hướng đến khẳng định những phẩm chất, giá trị nghệ thuật tinh tế, có
sức hút thẩm mỹ - thị giác tâm linh sâu sắc của nghệ thuật chạm khắc trang trí đá
thời Nguyễn. Nội dung, hàm lượng giá trị của di sản văn hóa Huế càng đậm nét là có
sự góp phần đáng kể của nghệ thuật chạm khắc trang trí thời Nguyễn nói chung và
trang trí chạm khắc đá tại lăng của các bà hoàng.
Đồng thời đề tài cũng nêu lên những cơ sở học thuật phục vụ cho việc nghiên
cứu giá trị nghệ thuật, tâm linh và tham gia trong công cuộc phục chế, trùng tu các


5
di tích, các tác phẩm nghệ thuật có chạm khắc trang trí hoa văn trên đá đang là nhu
cầu cần thiết và khá rộng lớn, đa dạng hiện nay trong việc nghiên cứu bảo tồn, phát
huy giá trị di sản mỹ thuật thời Nguyễn, trong đó có một số lăng của các bà hoàng
đang ở dạng phế tích cần được nghiên cứu, phục hồi khẩn cấp như lăng Từ Dũ, lăng
Thoại Thánh...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (05 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (11
trang) và phần phụ lục (50 trang), nội dung luận án chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về nghệ thuật chạm khắc đá (29 trang)
Chương 2. Đặc điểm chất liệu và các hình tượng tiêu biểu trong nghệ thuật
chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn (60 trang)

Chương 3. Giá trị của nghệ thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng thời
Nguyễn (46 trang)


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÁ
1.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu, luận án quan tâm tiếp cận, vận dụng một số lý
thuyết phù hợp như lý thuyết tiếp biến văn hóa, thuyết địa văn hóa - văn hóa vùng,
thuyết giải mã biểu tượng... qua các công trình nghiên cứu của một số tác giả: Trần
Quốc Vượng [140], [141]; Trần Lâm Biền [16], [19]; Ngô Đức Thịnh [109]; Trần
Ngọc Thêm [108]; Đinh Hồng Hải [54]; ... cùng một số công trình nghiên cứu về sự
giao thoa, tiếp biến văn hóa, giải mã biểu tượng của các học giả nước ngoài như
Anbrecht [8]; M.Colani [37]; Henri Gourdon [52].
1.1.1. Lý thuyết về tiếp biến văn hóa
Là thuyết được vận dụng khá nhiều trong các tài liệu, bài nghiên cứu, sách
tham khảo từ tiếng Nga những năm 60 – 70, tài liệu tiếng Anh, Pháp những năm 80
- 90, nhiều nội dung được dịch qua tiếng Việt đã được NCS vận dụng trong nghiên
cứu để lý giải những vấn đề có tính cơ bản. Những nét riêng, bản sắc, đặc trưng của
nghệ thuật chạm khắc đá thời Nguyễn có sự tiếp nối, chuyển hóa từ nghệ thuật
chạm khắc trang trí đá ở kinh Bắc và dấu ấn nhất định, nổi bật tố chất Champa trong
các họa tiết hoa văn bệ thờ chân quỳ, hoa văn sóng dây, hoa văn hoa lá lật, hoa sen
và kiểu tạo đường diềm hoa văn trên đá. Đồng thời, với những hình lá lật, hoa văn
đan xen đa chiều có phần hơi rối, hoa mỹ là từ phong cách nghệ thuật Rococo rất
quen thuộc của phương Tây muộn mà trực tiếp là ảnh hưởng bởi mỹ thuật Pháp thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Lý thuyết tiếp biến văn hóa cũng là cơ sở để NCS tiếp
cận, giải hóa một số hình tượng trong chạm khắc đá ở lăng các bà hoàng như hình
tượng con chuồn chuồn, con chuột, con voi, ngựa, cây chuối ... vừa mang tinh thần

bản địa bình dị vừa liên kết từ sự tiếp biến văn hóa của khu vực vào mỹ thuật thời
Nguyễn. Chẳng hạn hình tượng đôi ống sáo, đôi ống bút thuộc bát bửu trên chạm
khắc huyền cung lăng Lệ Thiên Anh là một sự tiếp biến của mẫu thức mỹ thuật cổ
Trung Hoa và được Việt hóa trong quá trình tiếp nhận, pha trộn đầy chủ định ở mỹ


7
thuật thời Nguyễn. Từ chức năng là những hình tượng gắn với nam nhi quân tử
mong muốn sự học hành đỗ đạt và địa vị cao quý thì giờ đây đôi ống bút, đôi ống
sáo ở chạm khắc đá lăng Lệ Thiên Anh là sự khiêm nhường, kín đáo, sự thoáng qua
mong manh có tố chất “vô vi” của tam giáo hòa trộn, hình ảnh này trở thành sự biểu
thị phẩm hạnh, sự tôn trọng, kính phục đức độ, trí tuệ của bà hoàng.
Lý thuyết tiếp biến văn hóa giúp cho NCS tiếp cận và có được công cụ giải
mã một số hiện tượng thẩm mỹ nghệ thuật độc đáo về nghệ thuật chạm khắc đá tại
lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Điều này thấy rõ trong việc lý giải hiện tượng
trang trí chạm rồng 5 móng tại lăng Hiếu Đông (vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu
Trị), lăng của một số bà hoàng khác cũng có dấu hiệu kín đáo về rồng 5 móng được
hoa văn hóa. Điều đó thật khác biệt khi trong điển lệ ghi rõ rồng 5 móng chỉ dành
cho trang trí, tạo hình các công trình kiến trúc, đồ dùng, vật dụng trực tiếp của vua,
nếu dân thường thì đó là sự khi quân với những hình phạt rất nặng, từng được cổ sử
ghi chép.
Lý thuyết tiếp biến văn hóa có sự gợi mở, định hướng, tính “động” rất linh
hoạt vì vậy phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án về nghệ thuật chạm khắc đá
ở lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Chính việc nghiên cứu nghệ thuật chạm đá tại
lăng các bà hoàng trong không gian, điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam thế kỷ XIX
mới hiểu rõ hơn kết quả tất yếu của giao thoa văn hóa, tiếp thu và cải biến các giá trị
văn hóa mẫu mực, kinh điển trong mỹ thuật thời Nguyễn. Những yếu tố, phong
cách, thuộc tính thẩm mỹ Trung Hoa, Champa, Đại Việt thời Lý – Trần – Hậu Lê và
đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tiếp biến từ văn hóa Pháp đã chỉ ra sự xuất
hiện tồn tại khách quan, mạnh mẽ, đa dạng và tất yếu của nhiều họa tiết, đề tài, kiểu

thức trang trí thời Nguyễn.
1.1.2. Thuyết vùng văn hóa - địa văn hóa
Luận án vận dụng một phần lý thuyết vùng văn hóa – địa văn hóa trong quá
trình nghiên cứu. Lý thuyết vùng văn hóa được trình bày khá cụ thể và hiện lên diện
mạo rõ nét, sâu sắc trong nghiên cứu của các tác giả Trần Quốc Vượng [140], Ngô
Đức Thịnh [109], Đoàn Thêm [107], Nguyễn Chí Bền [15] ... về sự phân bố địa lý


8
với những đặc điểm lịch sử cụ thể và các hiện tượng văn hóa, mỹ thuật cần xác
định. Ngoài ra lý thuyết địa văn hóa còn được vận dụng trong nghiên cứu đặc điểm
chất liệu đá từ các vùng miền và tính phù hợp, ưu việt trong những thành phần tạo
hình ở lăng các bà hoàng như đá sa thạch ở Đàng Trong phù hợp với cấu trúc hương
án, lan can, rồng bậc thềm, đá thanh ở Thanh Hóa nổi bật và thích ứng trong các
mảng trang trí, tạo hình ở huyền cung, cổng bửu thành, rồng thành bậc ...
Tại lăng Thoại Thánh (lăng mẹ vua Gia Long), mặc dù trang trí trên đá
không nhiều, nhưng với những trang trí hoa văn kỷ hà cô đọng ở hương án, cách
chạm tạo dáng bàn thờ đá chân quỳ với nét hoa văn lật góc tinh nhã đã đem lại một
hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Hơn nữa, trong không gian cô tịch của một ngôi lăng
giờ là phế tích, cảm giác về sự lắng đọng, ẩn dụ, trường tồn bởi đặc tính từ chất liệu
đá toát ra, bởi sự bền chắc của đá lại càng sâu sắc và đầy thuyết phục. Có thể sau
này việc phục hồi, tu bổ lăng sẽ được thực hiện nhưng dù là thời điểm nào, thì ở các
di vật, tác phẩm trang trí chạm khắc đá cũng luôn thể hiện rõ phong cách trang trí
tạo hình của các phường thợ, nhóm thợ, làng nghề chạm cụ thể. Trên mỗi tấm đá,
mặt phẳng trang trí chạm khắc được thể hiện rất rõ các cấu trúc trang trí, tạo hình,
bố cục và tính biểu cảm thẩm mỹ, qua đó bộc lộ cách thức chạm khắc đá ở các lăng
bà hoàng với những sự biểu hiện khác nhau, có khi rất xa nhau về thời gian nhưng
lại rất gần và đồng điệu về bút pháp. Có thể thấy ở lăng Lệ Thiên Anh được xây
dựng vào đầu thế kỷ XX so với lăng Thánh Cung được xây vào nữa đầu thế kỷ XX,
nhưng ở hai lăng này lại có những nét chạm, phong cách, bút pháp chạm đá, các hoa

văn rất gần nhau, đặc biệt là hình chạm chim phụng ở hương án có sự tương đồng
về bút pháp. Trong khi so sánh 2 lăng cùng làm vào thời Thiệu Trị là lăng Hiếu
Đông và lăng Thuận Thiên Cao hoàng hậu, thì ngoài những mặt tương đồng của
phong cách chạm khắc đá thời Thiệu Trị ở đây còn xuất hiện những biểu hiện cá
biệt rất “xa” nhau ở sự diễn tả họa tiết hoa lá, mây sóng, tia sóng, độ cong của nhịp
chuyển động sóng nước. Hoa lá chạm đá ở lăng Thuận Thiên mảnh mai, hẹp hơn về
tiết diện và mật độ bố cục, trang trí sóng, hoa lá ở bình phong lăng Hiếu Đông lại
đậm đặc và nhiều góc nhọn, nhiều cung bậc, các nét lật chuyển động sinh động,


9
uyển chuyển và đan xen hơn. Tuy nhiên trên mỗi trang trí đó, hình tượng rồng của 2
lăng là rất đồng nhất, vì vậy ở góc độ vùng văn hóa, luận án đặt ra giả thiết phải
chăng có nhiều phường thợ cùng tham gia trang trí ở mỗi lăng, trong đó có phường
thợ được giao cho chủ đạo thực hiện trang trí tổng thể và những phần quan trọng
nhất, mà đa phần là được thể hiện trên chất liệu đá.
NCS thực hiện các thao tác cần thiết phù hợp với yêu cầu nghiên cứu nghệ
thuật chạm khắc đá tại lăng các bà hoàng, mà thao tác đầu tiên và luôn hiện hữu là
điền dã, khảo sát tìm kiếm, nghiên cứu, đánh giá và so sánh các đặc trưng tạo hình,
biểu hiện và giá trị biểu cảm của các mô típ, họa tiết, hoa văn trong sự tương đồng
và khác biệt của chúng, tìm ra đặc trưng tạo hình ở các vùng miền khác nhau như sự
so sánh hoa văn rồng chạm ở lăng Thuận Thiên Cao hoàng hậu, lăng Hiếu Đông với
lăng Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (lăng Khôn Nguyên Chí Đức) là thân mẫu
của vua Lê Thánh Tông tại Lam Kinh – Thanh Hóa. Dưới triều Lê, xét trên phương
diện tổng thể vẫn lấy lăng mộ Lê Thái Tổ (Vĩnh lăng) làm quy chuẩn, nghĩa là quy
mô kích thước các lăng mộ ở Lam Kinh không được lớn hơn Vĩnh Lăng, cách bố
cục của các lăng mộ ở đây tuân theo một thể thức: mộ hình vuông, có hai hàng
tượng quan hầu và các con thú đứng chầu, cách xa phía trước mộ dựng bia khắc chữ
đặt trên lưng rùa, điều này không có ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn ở Huế. Tuy
vậy, về phong cách nghệ thuật tạo hình tại các lăng được xây dựng sau Vĩnh lăng đã

có sự thay đổi, chuyển hóa. Tại lăng bà Ngô Thị Ngọc Dao, nhìn chung các đường
nét chạm khắc đi vào thể hiện chi tiết, tại đây hai hàng tượng: voi, lân, tê giác, ngựa
đều thắng yên cương chỉnh tề, điều đặc biệt ở bên hàng tượng phía trái tại lăng
Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao có con ngựa đá tạo hình đường nét có thể đánh
giá đẹp nhất trong số tượng ở hai lăng trong thời kỳ này (Chiêu lăng và lăng Khôn
Nguyên Chí Đức), tượng cao 0,70m, dài 0,80m, yên cương chạm nổi rõ trên lưng
ngựa với các đường cong uyển chuyển, hoa văn ôm phủ trùm kín phần bụng, chân
cao thẳng, dáng đứng yên, đầu hướng thẳng phía trước. Trong hệ thống lăng các bà
hoàng ở Thanh Hóa, còn có lăng của bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1421 – 1505), là
vợ của vua Lê Thánh Tông và mẹ của vua Lê Hiến Tông (tức là lăng Trường lạc


10
hoàng), ở làng Đào Xá, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Tại lăng có bia
đá dựng vào năm 1525, kích thước bia tương đối lớn, trên bia có chạm 3 con rồng
lớn, xung quanh có các rồng con nhỏ hơn, nối tiếp nhau.
Yếu tố vùng văn hóa trong nghiên cứu của luận án được vận dụng trên nhiều
phương diện: lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật ... và có tính định hướng trong
nhận thức về những đặc điểm, phong cách tạo hình trang trí, tuy vậy nó không có
vai trò quyết định tất cả. Bởi vì, hiệu quả trang trí chạm khắc đá còn phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố nghệ nhân, chất liệu đá, kỹ thuật, bút pháp, phong cách tạo tác của
mỗi phường thợ và phong cách trang trí của mỗi thời kỳ nhất định.
Thuyết vùng văn hóa đã xác định việc nghiên cứu gắn liền với yếu tố địa lý –
lịch sử, văn hóa của một khu vực cụ thể. Với hiện tồn của Di sản văn hóa thế giới
được UNESCO công nhận vào năm 1993 thì yếu tố vùng văn hóa Huế càng được in
đậm rõ nét và làm phong phú thêm cho những khái niệm văn hóa vùng, xứ Đàng
Trong, Thuận Hóa, xứ Huế hay tên cổ mà người Champa đã đặt ra là Ô – Rí (Châu
Ô, Châu Rí). Trên bình diện đó, không có gì ngạc nhiên nếu trong mỹ thuật thời
Nguyễn nói chung, trong nghệ thuật chạm khắc đá nói riêng ở lăng các bà hoàng
xuất hiện những dấu hiệu, biểu tượng của mỹ thuật Champa, mỹ thuật thời Lý –

Trần – Hậu Lê ... nhưng trên hết và đặc trưng rõ nét nhất là những giá trị hoa văn có
phong cách riêng của thời Nguyễn như kiểu chữ triện cách điệu hoa văn ở hương án
tại lăng các bà là một phong cách tạo hình rất đặc trưng, hơn thế, kiểu chữ triện đó
đã trở thành kiểu hoa văn được chọn làm trang trí chính ở nhiều bao lam chùa Huế,
trang trí sơn son thiếp vàng cung đình. Khi bộ B.A.V.H do tác giả Cadiere làm chủ
bút ra đời năm 1914, ông đã sử dụng hoa văn lối cách điệu chữ triện vuông góc làm
chữ trang bìa của nhiều số B.A.V.H. cho đến số cuối cùng vào năm 1944. Đối với
công chúng, khi nhìn vào lối trang trí đó thì đã liên tưởng ngay đến Huế và thời
Nguyễn vì một “style” đặc trưng rõ nét, mặc dù về mặt cảm thụ thị giác vẫn còn rất
đơn giản và chung nhất về cấu trúc hoa văn chữ viết. Như vậy, thuyết vùng văn hóa
được biểu lộ từ bên trong của quá trình nghiên cứu, đánh giá và từ đó khơi dậy được
những ẩn tồn sâu kín, nội tại của đối tượng nghiên cứu. Việc vận dụng thuyết vùng


11
văn hóa đã mang lại những lợi ích, hiệu quả phù hợp, cùng với sự vận dụng là quá
trình thực hiện những thao tác điền dã, khảo sát, chụp ảnh, vẽ, ghi chép, so sánh đối
chiếu, ... nhằm làm sáng tỏ các sự vật, hiện tượng thẩm mỹ chạm khắc đá ở lăng các
bà hoàng thời Nguyễn được nghiên cứu rõ nét, đầy đủ hơn.
1.1.3. Lý thuyết về giải mã biểu tượng
Nghiên cứu biểu tượng là một khoa học liên ngành phổ biến trên thế giới với
nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Đã có nhiều hệ thống lý thuyết và phương pháp
luận có liên quan đến nhiều nghiên cứu biểu tượng trên thế giới ra đời trên cơ sở lý
thuyết nghiên cứu của các chuyên ngành như triết học, văn học, nhân học, ngôn ngữ
học, đặc biệt là ký hiệu học. Khoa học nghiên cứu biểu tượng đã được du nhập vào
Việt Nam từ hơn 100 năm qua theo hướng tiếp cận hàn lâm của phương Tây.
PGS.TS Đinh Hồng Hải trong Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý
thuyết cho rằng: “Ngôn ngữ biểu tượng cho phép con người ở nhiều nền văn minh
khác nhau, nhiều vùng văn hóa khác nhau, thậm chí ở nhiều thời gian và không gian
khác nhau hiểu được nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là thông tin và giao tiếp

thông qua hệ thống ký hiệu của nó” [54, tr.9].
Biểu tượng (symbol) trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở
châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Tác giả
Đinh Hồng Hải dẫn từ Từ điển biểu tượng (dictionary of Symbol) của Liungman thì
"những gì được gọi là biểu tượng khi nó có một nhóm người đồng ý cho rằng có
nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó". [54, tr.12] Tác giả Franz
Boas viết: “Nghiên cứu các biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là trong
kiến trúc, điêu khắc và hội họa, là vấn đề cốt lõi của các nhà nghiên cứu phê bình
nghệ thuật.”...... “Điểm tập trung ở đây không nằm ở ý nghĩa của biểu tượng, với
người nghệ sĩ, với công chúng, mà nằm ở những hình mẫu có thể được dựng lên để
truyền đạt ý nghĩa một cách sinh động nhất, hay biểu cảm nhất” [54, tr.209].
Thuyết giải mã biểu tượng gắn liền với đặc trưng của nghệ thuật tạo hình và
là cơ sở nghệ thuật thị giác (Visual Art). Thuyết giải mã biểu tượng kết hợp với các
truyền thuyết phương Đông đã được vận dụng nhiều trong luận án, đặc biệt là cơ sở


12
quan điểm lý thuyết biểu tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong nước
phân tích với sự khẳng định là có tính phù hợp cao trong nghiên cứu mỹ thuật cổ
Việt Nam. Điều nổi bật của thuyết giải mã biểu tượng là việc nhìn nhận các biểu
tượng như là cách để “định vị” một giá trị trong cách thức “nhận định”, định hướng
tâm lý xã hội, đằng sau nó là những khuôn mẫu chính trị, văn hóa, thái độ ứng xử xã
hội được xác định. Chẳng hạn, khuôn mặt của Jesus, của Thích Ca là những mẫu số,
chuẩn độ thẩm mỹ tạo hình đã được cả nhân loại “nhận diện” và sẽ là phản cảm nếu
hình tượng sáng tạo về các vị thánh, Phật tổ không đúng như ký ức thị giác mà từ
nhiều thế kỷ qua nhân loại đã lĩnh hội. Trên tinh thần và quan điểm giả định, về hoa
văn, cấu trúc thông qua biểu tượng có tính xã hội làm cho sự soi chiếu vào bên
trong của đối tượng nghiên cứu được sâu sắc và sáng tỏ hơn. Trong trường hợp này,
việc giải mã các biểu tượng và các biến thể của nó là một sự cần thiết tất yếu để lý
giải được ngọn nguồn của sự sáng tạo và sự vận động, chuyển hóa của các phong

cách nghệ thuật, thủ pháp trang trí tạo hình và kết quả biểu hiện của nó. Chính từ sự
mở rộng của thuyết giải mã biểu tượng đã góp phần làm bộc lộ đậm nét hơn các hệ
quả của giao thoa văn hóa nói chung và nét mới trong biểu hiện của hoa văn, trang
trí, kiểu thức tạo hình trang trí mỹ thuật cổ Việt Nam mà cụ thể hơn là mỹ thuật thời
Nguyễn. Trong đó, tại lăng các bà hoàng với những họa tiết trang trí chạm khắc đã
phản ánh hệ quả giao thoa tiếp biến và hình thành một số biểu tượng nghệ thuật
mang tinh thần Việt cụ thể. Như vậy quá trình giao thoa văn hóa cũng là quá trình
tiếp nhận một cách khách quan các biểu tượng mới phù hợp từ các nền văn hóa
khác nhau, bộc lộ, làm giàu thêm cho đời sống văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Đối
với chạm khắc trang trí đá ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn, có nhiều biểu tượng
chỉ có thể giải mã trên quan điểm giao thoa văn hóa và dẫn tới sự định hình của
những giá trị mới. Điều này có thể nhận ra ở một số họa tiết, hoa văn đặc trưng và
thậm chí là ở một số đề tài trang trí đá ở lăng các bà hoàng thời Nguyễn. Cụ thể và
sinh động, dễ nhận diện từ góc độ biểu tượng là hình tượng chữ Vạn, đó là một dấu
hiệu đặc trưng về sự giao thoa với mỹ thuật Phật giáo trong tam giáo và định hình
trong trang trí cung đình, nơi mà chữ Vạn không chỉ xuất hiện với mật độ cao ở các


13
chùa Huế, chữ Vạn còn là một đồ án trang trí phối hợp khá nhiều ở trang trí cung
đình vẫn đậm đặc tinh thần Nho giáo như tại lăng Khải Định, lăng Từ Dũ, lăng Vạn
Vạn, ... và gần như lăng bà hoàng nào cũng có dấu hiệu, biểu tượng chữ Vạn ở
những mức độ trang trí dày đặc hay thưa, với các tỉ lệ lớn nhỏ khác nhau. Biểu
tượng mặt hổ phù đã được hoa lá hóa cũng rất phổ biến trên trang trí hương án của
nhiều lăng các bà như lăng Thuận Thiên, Hiếu Đông, Từ Dũ, Lệ Thiên Anh, Thánh
Cung, Tiên Cung, ... gần như đó là hình ảnh luôn đặt ở vị trí trung tâm, vị trí chính
giữa hay ở các điểm nhìn chính trong trang trí chạm khắc thời Nguyễn chứ không
chỉ ở lăng các bà hoàng.
Việc áp dụng lý thuyết giải mã còn giúp NCS có thể đi đến tận cùng cội
nguồn của một số đề tài, họa tiết trang trí chạm khắc đá, từ đó, luận án có cơ sở để

khẳng định các giả thuyết hợp lý hay còn tồn nghi, mà thực tế những tồn nghi đó là
không còn nhiều nhưng cần được quan tâm, lý giải và tiếp tục đặt ra những vấn đề
mới. Trong vận dụng lý thuyết giải mã biểu tượng, việc sử dụng các thuộc tính
nghiên cứu mỹ thuật học là cần thiết và góp phần quan trọng trong nghiên cứu đạt
được kết quả. Việc vận dụng ngôn ngữ mỹ thuật là tất yếu vì đó là công cụ hợp lý,
phù hợp và có tính thẩm mỹ thị giác cao nhất. Nghiên cứu chạm khắc đá tại lăng
các bà hoàng thời Nguyễn, sự biểu lộ các đề tài, họa tiết, kiểu thức, đồ án trang trí,
dù lớn hay nhỏ, chính hay phụ đều phản ánh tiếng nói của biểu tượng trang trí, tạo
hình cụ thể. Tại lăng Lệ Thiên Anh (lăng vợ vua Tự Đức), hình tượng con phụng
không chỉ ở gờ mái, cuối mái của huyền cung, với kiểu thức phụng hồi (phụng quay
đầu lại), song phụng, phụng chầu mặt nguyệt mà còn là yếu tố trang trí các hoa văn
hóa ở các hương án với lưỡng phụng xoáy tròn trong mây sóng hay phụng cách điệu
ở góc và dải đường diềm. Biểu tượng phụng được trang trí với mật độ cao, khá dày
đặc vì đây là biểu tượng về người phụ nữ đầy uy nghiêm, kính trọng của hoàng
cung. Sự ẩn dụ bởi tinh thần bên trong của hình tượng còn mang ý nghĩa về vẻ đẹp
tinh thần, sự cao quý và ngợi ca, tôn vinh lớn lao, những danh tước cao quý mà triều
đình dành cho các bà hoàng. Tuy nhiên, thuyết giải mã biểu tượng cũng có những
vấn đề cần được vận dụng linh hoạt, uyển chuyển và phù hợp, thích ứng trong giải


14
mã và thấy được sự đa diện, rộng mở của các biểu tượng trang trí. Chẳng hạn hầu
hết ở lăng các bà có trang trí những hình vòng tròn với tia lửa vươn cao mạnh mẽ
như ở lăng các vua là biểu thị là mặt nhật (mặt trời). Do đặc thù của chất liệu đá,
hình khối và thể khối nhiều khi chỉ phù hợp với diễn tả mây lửa nằm ngang hơn là
diễn tả mây lửa diện đứng, vươn cao. Mặc dù trường hợp này không phổ biến và
nghệ nhân có thể diễn tả phóng khoáng hơn, như ở lăng Từ Dũ có những hoa văn tia
lửa có xu thế vừa ngang vừa vươn cao. Trên bình phong lăng Thuận Thiên Cao
hoàng hậu, có những biến thể của biểu tượng "long vân khế hội" (rồng mây gặp gỡ)
hơn là biểu tượng của lưỡng long chầu nguyệt hay song phụng chầu nguyệt mà ta

thấy ở lăng Thánh Cung hay lăng Tiên Cung, lăng Hiếu Đông. Các kết quả nghiên
cứu không thể chỉ xuất phát từ một vài thao tác và công cụ nghiên cứu mà là sự
phối hợp, vận dụng các lý thuyết phù hợp, thích ứng. Chính vì vậy luận án vận dụng
các lý thuyết nhưng cũng chủ động, tránh phụ thuộc và chịu ảnh hưởng quá nhiều từ
những kết quả nghiên cứu khác của các học giả đi trước để đảm bảo giá trị của
những yếu tố mới mà luận án hướng đến.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến nghệ thuật trang trí chạm khắc đá
tại lăng các bà hoàng thời Nguyễn
1.2.1. Khái niệm về lăng tẩm thời Nguyễn
Nói về lăng tẩm thời Nguyễn, tác giả Thái Văn Kiểm viết: "... khi chúng ta
xem lăng tẩm, liền nẩy ra một lòng tôn kính quý trọng lạ lùng đối với người đã
khuất, cùng với những người thợ vô danh, những kiến trúc sư khiêm nhã đã xây
dựng biết bao công trình vĩ đại" [68, tr.99].
Trải qua các triều đại phong kiến, việc xây lăng tẩm luôn được coi là vô cùng
quan trọng trong các triều đại. Điều này đã được tác giả Nguyễn Đắc Xuân nhận
xét: “Thi hài người chết lại được đặt trong những kinh tĩnh xây bằng gạch và đá
Thanh vững chắc, kẻ trộm không dễ gì lấy được. ... pháp luật của thời quân chủ
ngăn cấm không cho xâm phạm đến người chết” [143, tr.724].


15
Theo quan niệm truyền thống phương Đông là: thứ nhất dương cơ, thứ nhì
âm phần đã thấm sâu trong ý thức tâm linh. Tác giả Phan Thuận An trong “Lăng
tẩm Huế” đã chỉ rõ:
Điều mà các nhà kiến trúc thời Nguyễn phải tuân thủ triệt để trước tiên là
thuật phong thủy ... Âm phần của các vua có phát hay không, hậu vận
của hoàng tộc có tốt hay xấu đều do sự lựa chọn cuộc đất "vạn niên cát
địa", do việc định đặt phương hướng và việc coi ngày khởi công xây
dựng. Lăng tẩm nào cũng phải theo đúng những nguyên tắc phong thủy
liên quan đến các thực thể địa lý tự nhiên như sông, núi, ao hồ, khe suối

và nhất là huyền cung" phải tọa lạc ở địa điểm có "tàng phong tụ khí".
Các thầy địa lý giỏi nhất đương thời phải bỏ ra hàng tháng nếu không nói
là hàng năm, đi khắp vùng đồi phía nam kinh thành để chọn cho ra một
địa cuộc hội đủ các sơn triều thủy tụ, tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ,
huyền thủy, minh đường ... [4, tr.37].
Dưới thời Nguyễn, lăng tẩm các vua được kiến trúc rất qui mô, cấu trúc lăng
tẩm gồm la thành, nghi môn, cổng, tượng chầu, bái đình, nhà bia, trụ biểu, tẩm,
điện, hồ, cầu. “Có lăng đạt đến đỉnh cao về sự tôn nghiêm, cầu kỳ, đăng đối và sâu
sắc của tính triết lý phương Đông" [11, tr.66]. Đó cũng là tâm thế ẩn kín mạnh mẽ
bên trong có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của mỗi người.
Việc chọn đất theo nguyên tắc vạn niên cát địa (đất tốt vạn năm), tiền án hậu
chẩm (núi án phía trước, núi gối phía sau), tả long hữu hổ (núi chầu các phía phải,
trái như rồng cuộn, hổ phục), huyền thủy chi lưu (nước chảy lặng lẽ vòng vèo hình
chữ chi), sơn triều thủy tụ (núi hướng lại, nước tụ về). Lăng Thuận Thiên Cao
hoàng hậu trong quần thể lăng lăng Gia Long được xây dựng tại chân núi Thiên
Thọ. Nguyên tắc phong thủy của lăng cũng nằm trong cùng nguyên tắc của quần thể
lăng Gia Long, với hồ nước phía trước làm bình phong, các trụ biểu tách biệt trên
trục thần đạo. Những lăng khác của các bà như lăng Thoại Thánh, lăng Hoàng Cô
cũng dựa theo thế đồi núi, khe nước của tính phong thủy gần vị trí tự nhiên [PL4.1,
tr.175]. Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng) do đích thân vua Minh Mạng (1820 - 1840)


16
cùng mười quan đại thần, viện Khâm Thiên giám và các thầy địa lý lên đồ án chọn
đất. Năm 1840, Minh Mạng mất, công trình dở dang được Thiệu Trị (1840 - 1847)
giao cho 4 đại thần hoàn thành từ 1840 - 1843. Đánh giá về lăng Minh Mạng, tác
giả Mai Khắc Ứng cho rằng bố cục kiến trúc của lăng Minh Mạng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của đạo Nho, nghệ thuật ở lăng có những nét giản đơn có ích: “ ... đã tạo
nên phong cách kiến trúc Huế những nét độc đáo riêng. Lăng Minh Mạng thâm
nghiêm thăm thẳm mà cao sáng, chặt chẽ mà sinh động hài hòa. Đó là một trong

những minh chứng cụ thể khiến cho Huế trở thành “kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị”
[133, tr.450]. Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) được xây năm 1847 ở chân núi Thuận
Đảo, tổng diện tích đất quan phòng là 475 ha. Lăng Thiệu Trị phân làm hai khu, khu
mộ và khu thờ, tiền án là núi Chằm, hậu chẩm là quả đồi nhân tạo. Từ xa có đồi
Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản hình thành thế rồng chầu, hổ phục. Trong quần thể
của lăng Thuận Thiệu Trị là 2 lăng bà hoàng: Lăng Từ Dũ và lăng Hiếu Đông, với
cách bố trí lăng cân xứng, dựa vào thế tự nhiên, sườn đồi và hồ nước bán nguyệt
cân đối. Có thể nói lăng như một công viên đầy thi hứng, lãng mạn cảnh sắc thiên
nhiên, chính vì vậy "có hiểu được cái triết lý sâu xa trong kiến trúc lăng tẩm Huế thì
mới giải thích được tại sao ở chốn âm phần mà như có cả dương cơ, có cả hệ thống
cung điện để vui chơi hưởng thụ” [4, tr.39] và mới hiểu vì sao ở lăng Tự Đức, có
lăng bà Lệ Thiên Anh, tuy quy mô nhỏ hơn lăng các bà như Thuận Thiên Cao
Hoàng Hậu và Từ Dũ, Hiếu Đông nhưng vẫn đầy đủ trụ biểu, bửu thành, các bậc
nền cao thấp, sơn thủy hữu tình. Đến lăng tẩm nhưng dường như ta không bị nặng
nề bởi chốn âm u của người chết mà nơi đây là cảnh trí thiên nhiên đã được sắp xếp
hài hoà, tĩnh lặng và trang nghiêm.
Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc và phản chiếu tinh thần tâm linh sâu
đậm, phản ánh diện mạo văn hóa của một giai đoạn phong kiến ở Việt Nam, từ lâu
lăng tẩm thời Nguyễn đã được các tổ chức văn hóa thế giới quan tâm, đánh giá cao,
xếp lăng tẩm thời Nguyễn ở Huế vào vị trí những di sản kiến trúc quí báu nhất của
nhân loại. Tất cả đã tạo nên một cảnh quan chung về kiến trúc thời Nguyễn: “Đặc
điểm kiến trúc thời Nguyễn là tính chất trang nhã, tinh tế, chú trọng đến sự hài hòa


17
giữa phong cảnh và kiến trúc, giữa nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí, làm
cho công trình xây dựng thời đó đều mang tính chất dân tộc khá đậm đà” [57, tr.6566]. Năm 1993, quần thể di tích thời Nguyễn tại Huế đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa thế giới, góp phần vào giá trị di sản đó là các lăng tẩm thời
Nguyễn, trong đó có lăng của các bà hoàng với những giá trị nghệ thuật tạo hình
đặc sắc, giàu xúc cảm và hàm chứa những phẩm chất nhân văn cao quý.

1.2.2. Từ “bà hoàng” trong thời Nguyễn
Với 143 năm tồn tại (1802 - 1945), triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối
cùng ở Việt Nam đã ban hành rất nhiều điển lệ, quy thức để điều hành triều đình,
trong đó có những quy thức về danh xưng của bậc vua chúa, quan lại, các thứ bậc
hoàng thân quốc thích được ghi nhận trong ĐNTL, KĐĐNHĐSL. Chữ “Bà hoàng”
được dùng trong nhiều trường hợp cùng với những từ tương ứng khác, trong Từ
điển nhà Nguyễn của Võ Hương An ghi về hoàng thân quốc thích: “Hoàng thân là
bà con bên vua, quốc thích hay ngoại thích là bà con bên phía hoàng thân. Hoàng
thân quốc thích là chỉ chung bà con nội ngoại gần gũi của vua” [2, tr.264]. Chữ
"hoàng" còn dùng trong nhiều trường hợp khác như “vua gọi mẹ đã chết là hoàng tỉ,
hoàng là tỏ ý tôn kính, tỉ là mẹ đã chết" [2, tr.264]. Hoặc khi nói đến mẹ của vua là
“Hoàng Thái hậu – mẹ của vua, khi con lên làm vua mới tôn phong mẹ làm Hoàng
Thái hậu” [2, tr.263]. Ví dụ vua Khải Định đã tôn mẹ ruột là bà Dương Thị Thục
làm Khôn Nghi Hoàng Thái hậu (tức là Tiên Cung), và tôn bà Nguyễn Thị Nhàn là
Khôn Nguyên Hoàng Thái Hậu (tức là Thánh Cung). Khái niệm “bà hoàng” cũng
được tác giả Phan Cẩm Thượng dùng khi nói về lăng của hai bà hoàng thời Hậu Lê
ở Thanh Hóa là lăng bà Nguyễn Thị Ngọc Huyên (1441 – 1505), là vợ vua Lê
Thánh Tông - mẹ của vua Lê Hiến Tông và bà Thái Phi Ngọc Diệm [116]. Còn từ
khác là hoàng nữ, con gái của vua nhà Nguyễn, trong Từ điển nhà Nguyễn cho biết:
"Thông thường con gái của vua được gọi là công chúa (đối lại với hoàng tử, nhưng
đến thời Minh Mạng (1820 – 1940), vua đổi gọi là hoàng nữ, còn công chúa là một
tước hiệu được phong" [2, tr.259]. Ngoài ra chữ “hoàng” còn được dùng trong việc
ghi chép về các đời con gái của các vua Nguyễn và gọi là hoàng nữ, hay hoàng


18
muội là em gái vua: “vua gọi em gái là hoàng muội” [2, tr.259]. Khi nói về phẩm
phục của Hoàng Thái hậu thì gọi là "Hoàng Thái hậu quan phục" [2, tr.263].v.v.
Trong cách gọi chung, vợ các vua (hoàng hậu), mẹ vua (Hoàng Thái hậu), bà
nội của vua (Thái Hoàng Thái hậu), các bà phi… đều gọi chung là bà hoàng. Tuy

nhiên sự phân định nội hàm và phạm vi danh ngữ bà hoàng cũng cần phải được xem
xét ở nhiều góc độ và điều này có một ý nghĩa nhất định trong giới hạn nghiên cứu
của luận án. Trong Đại Nam liệt truyện chính biên (ĐNLT) gọi các vợ của chúa
Nguyễn là hậu phi, từ này cũng dùng nhiều lần trong ĐNLT. Trong Từ điển nhà
Nguyễn của Võ Hương An ghi rõ: “Hoàng hậu – vợ chánh của vua. Triều Nguyễn
chỉ có vua đầu tiên, Gia Long (1802 – 1819) và vua cuối cùng Bảo Đại (1826 –
1945) lập hoàng hậu. Tất cả các vua khác đều tuân theo lệ Ngũ bất lập do vua Minh
Mạng lập ra, nên không phong hoàng hậu. Vợ chánh được phong làm Hoàng Quý
phi” [2, tr.254]. Từ điển nhà Nguyễn đã giải thích rõ về ngũ bất lập: là 5 điều không
nên làm bao gồm: không lập hoàng hậu, không lập thái tử, không lập tể tướng,
không lập trạng nguyên, không phong tước vương. Tuy nhiên đến thời vua Bảo Đại,
một trong những điều này bị phá vỡ khi triều đình công nhận danh xưng hoàng hậu
của bà Nam Phương.
Trong Từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức ghi nhận chữ “hoàng”, “bà
hoàng” trong nhiều tiểu mục thuật ngữ tiếng Huế, giải thích tương tự như Từ điển nhà
Nguyễn của Võ Hương An với các mục từ: Hoàng hậu, hoàng nữ, hoàng quý phi,
hoàng thái hậu,... Tuy nhiên Từ điển tiếng Huế có phân biệt rõ hơn về giai tầng để
hiểu rằng không phải tất cả các bà, các cô trong cung đều gọi là bà hoàng: “Về phái
nữ, con gái của Vua là “Công chúa”, cháu nội gái là “Công Nữ, chắt nội gái của vua
là “Công Tằng Tôn nữ”, chút nội của vua là “Công Huyền Tôn nữ” [48, tr.213].
Trong nhiều sách phổ thông về triều Nguyễn, cách dùng vừa tương đồng, vừa có
những khác biệt. Tương đồng là những sách dạng kể chuyện lịch sử, ghi chung là
chuyện các bà hoàng trong cung, bà hoàng thời Nguyễn... Riêng các nội dung mang
tính chất kể về các vương phi, hoàng hậu nhà Nguyễn có cách ghi phân định rõ quý
phi, hoàng hậu,... với những danh xưng cụ thể như Hiếu Chiêu hoàng hậu, Huệ Thánh


19
hoàng hậu, Thừa Thiên Cao hoàng hậu, Tá Thiên Nhân hoàng hậu, hiền phi Ngô Thị
Chính, Nam Phương hoàng hậu,... Tác giả Trần Thanh Tâm trong Quan chức nhà

Nguyễn cũng sử dụng các loại từ khác nhau để chỉ về công chúa, cung nữ, cung phi,
hoàng quý phi, hoàng nữ, hoàng thái hậu,... và nói rõ: "... Hoàng Thái hậu cũng chỉ là
danh nghĩa hưởng lộc, không can dự quyền chính" [100, tr.149].
Trong tiếng Huế, nhìn chung gọi các quý bà trong cung là bà hoàng, mở rộng
hơn so với cách gọi của triều đình, ví dụ gọi chị gái của vua Gia Long là Hoàng Cô
(hiện lăng Hoàng Cô tọa lạc trong quần thể không gian lăng Gia Long). Trong tranh
dân gian thờ cúng làng Sình có những tranh Hoàng Cô, Hoàng Cậu, tranh Bà hoàng,
tranh Hoàng Nữ, ... Tuy không chỉ ra một cách cụ thể và không diễn tả quá sâu
nhưng đa phần các tranh diễn tả bà hoàng trong bộ Bát Âm (8 cô chơi đàn) đều có
phẩm phục, sắc màu dáng điệu quý phái của hoàng cung, đặc biệt trong bức Tranh
Bà với bố cục, dáng ngồi, không gian và sự diễn tả rất gần gũi với tranh chân dung
của các bà hoàng thời Nguyễn (như tranh chân dung bà Nguyễn Thị Nhàn - Thánh
Cung), tranh bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức, vợ vua Thiệu Trị) được vẽ từ cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Qua nghiên cứu tư liệu lịch sử cho thấy thực tế là: "Nho giáo
không cho phụ nữ quyền quản lý đất nước trong chế độ phong kiến... nhưng kỳ lạ
thay, nhiều giai đoạn khắc nghiệt của lịch sử dân tộc lại xuất hiện những phụ nữ có
vai trò cứu vớt nền chính trị của triều đại đương thời" [96, tr.10]. Chính vì vậy trong
luận án dùng chữ "bà hoàng" để chỉ riêng cho các hoàng hậu, các bà hậu phi và chỉ
dừng lại ở đối tượng này là phù hợp với danh xưng cung đình và cách phân biệt
trong đời sống văn hóa dân gian và tập tục danh xưng ở Huế.
1.2.3. Khái niệm về nghệ thuật trang trí chạm khắc đá
Lịch sử phát triển mỹ thuật của nhân loại đã ghi nhận, chứng minh rằng
người nguyên thủy ở khắp mọi nơi trên thế giới đã sớm biết sử dụng đá làm công cụ
lao động, săn bắn, hái lượm. Trong quá trình đó, sự tác động qua lại giữa con người
và tự nhiên qua sử dụng, chế tác đá đã dẫn đến việc hình thành nhận thức sơ khai về
tính tự nhiên của đá với tư cách là một chất liệu phổ biến trong tự nhiên, gắn bó với
cuộc sống của người tiền sử. Chạm khắc đá là khắc vạch ra những đường nét, hình



×