Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 22 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý Do Chọn Đề Tài
Từ thời kì đồ đá tiến lên thời kì đại kim khí và đồ sắt là một chuyển biên lớn lao
của nhân loại. Đó là cuộc cách mạng luyện kim, xuất hiện nền văn minh và nhà
nước đầu tiên của người việt cổ. Nó đánh dấu một bước phát triển rực rỡ trên
phương diện kinh tế - xã hội cũng như mĩ thuật. Mà trong đó khởi nguồn từ mĩ thuật
Đông Sơn.
Mĩ thuật Đông Sơn tượng trưng cho thời kì cực thịnh của mĩ thuật kim khí đặc
sắc nhất với kĩ thuật chạm khắc. Đây là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng- trống
đồng Đông Sơn. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo
léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kĩ thuật luyện kim đồng thau bản
địa, nền văn hoá đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.
Chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn là nơi hội tụ những truyền thống văn hóa,
xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà
Nước Hùng Vương.
Qua đó ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chạm khắc trong mĩ
thuật Đông Sơn với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Chính vì thế tôi chọn đề
tài này nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình về l
2. Phạm Vi Nghiên Cứu
Trong mĩ thuật Đông Sơn có nhiều loại hình nghệ thuật, song tôi chỉ nghiên cứu
phần nghệ thuật chạm khắc vì nó mang những nét tiêu biểu nhất trong thời kì này.
3. Mục Đích Nghiên Cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu rõ nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật
Đông Sơn thấy được những đặc sắc mang tính truyền thống của dân tộc.
Ý nghĩa của các hoa văn va các kĩ thuật chạm khắc trên trông đồng.
Ứng dụng các hoạ tiết cổ vào trong các môn học của mình như trang trí, tạo
mẫu,đồ hoạ ...nghành thời trang .
Bảo tồn và phát huy tinh hoa của dân tộc.
Mở rộng kiến thức hiểu rõ văn hoá của người Việt cổ.
4. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan tới nghệ thuật chạm khắc trong mĩ


thuật Đông Sơn.
Tìm hiểu những ứng dụng các hoa văn chạm khắc với các nghành nghệ
thuật,nghành kiến trúc, nội thất,đồ hoạ đặc biệt là nghành thời trang mình đang học.
Đề xuất các biện pháp gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
4.Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp nghien cứu thực tiễn.
Phương pháp phân tích ,tổng hợp.
Phương pháp so sánh.



B. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ Sở Lý Luận
1.1.Khái quát chung về nghệ thuật chạm khắc trong mĩ thuật Đông Sơn
Mĩ thuật Ðông Sơn là một nền nghệ thuật tạo hình đạt đến đỉnh cao về tạo dáng.
Người cổ Ðông Sơn đã tạo ra nhiều loại hình hiện vật phong phú, đa dạng từ công
cụ, vũ khí, đồ gia dụng, đến nhạc khí, đồ trang sức và tượng nghệ thuật. Trống đồng
Ðông Sơn - một nhạc khí cổ - là tác phẩm tiêu biểu nhất độc đáo nhất đặc trưng cho
thời kì này.Với kĩ thuật chạm khắc tinh xảo mang tinh hoa truyền

thống của dân tộc. Ở đó có vẻ đẹp về hình dáng, tỉ lệ và các hoa văn trang trí được
cách điệu cao, phong phú về thể loại.
Trống đồng được cấu tạo gồm ba phần: mặt trống tròn, tang trống hình phộng,
cong tròn đầy, ôm gọn mặt trống, thân trống thon và chân hơi choãi tạo dáng vững
chãi cho trống. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một kĩ thuật cao.
Trống đồng kín 3 mặt.
Hoa văn trang trí đều đặn cả trên mặt lẫn chung quanh thân trống. Giữa tang và
thân trong trống có những cặp quai, trống có đường cắt dọc từ mặt đến đáy chia thành
2 phần đều nhau. Mặt trong của trống là một khối tròn liền nhau.

Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật này các nhà nghiên cứu cho rằng, trống đồng
được chế tạo bằng cách đúc, tức là không phải gò, rèn, đục đẽo hay là cách gia công
nào khác. Và nó có thể diễn ra các bước sau:
Tạo mẫu: Muốn đúc một vật to nhỏ nào đó đều Phải có mẫu. Vật mẫu làm bằng
đất! Đất là một nguyên liệu dễ tìm, dễ chế tác, dễ trang trí từ chi tiết cụ thể nhất.
Nhưng xét thật kỹ các dấu vết đúc, nhất là ở bốn quai trống thì có thể thấy rằng vật
mẫu làm bằng sáp ong là có khả năng hơn cả, vì sáp ong là nguyên liệu có nhiều ở
nước ta, sáp ong có thể dùng nhiều lần tái sử dụng, dùng sáp ong sẽ lợi về kinh tế, lại
ưu việt hơn về mặt kỹ thuật so với các nguyên liệu khác. Ưu thếcủa sáp là có thể đúc
quai liền với thân.
Giai đoạn tiếp theo là làm khuôn.
Tạo khuôn: Khuôn được làm bằng một loại đất Được chọn lọc và pha trộn với
nhiều vật liệu khác gồm: đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đất quang, đất bờ yến,
đất áp, đất nghiền, đất giáp, đất giấy, đất thao.
Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trấu, rơm, giấy... nhưng cơ bản
vẫn giống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bền, nhẹ, xốp dễ thoát hơi,
mềm dễ ấn để in rõ hoa văn. Sau khi các loại đất đã được chuẩn bị, người thợ sẽ đắp
vào thân 2 mảnh khuôn. Do khuôn có 2 mảnh, nên hiện nay trên thân trống còn hiện
rõ hai đường chỉ đúc, khi ráp khuôn chạy suốt từ thân đến ngang mặt trống, cắt trống
làm hai nửa cân xứng. Mặt trống là một mảnh khuôn riêng. Đến đây, việc làm khuôn
đã hoàn tất.
Tiếp đến là sấy khuôn và sửa khuôn: Sau khi đã sửa lại hoa văn, cho khuôn vào
than củi đốt nóng dần, không dùng lửa vì hơi nước bay nhanh sẽ gây ra hiện tượng
nứt nẻ. Sấy khuôn đến khi màu đất gần như gạch mới thôi. Khuôn đã khô có thể ráp
lại để rót, lúc này cần xem kỹ lại khuôn, chỗ nào nút, vỡ thì dùng đất lót sửa lại cho
cẩn thận rồi mới ráp khuôn. Sau đó rót khuôn - đúc đồng.
Ngày xưa, ông cha ta chưa có phương tiện hiện đại, nhưng căn cứ vào cách tính:
trọng lượng của vật đúc bằng cách cân lượng sáp ong tiêu hao khi làm mẫu. Cứ 100gr
sáp phải cho 10kg đồng vào lò. Từ đó, cho biết trọng lượng đồng phải nấu cho trống
làbao nhiêu. Đồng nẩu chảy rót đùn từ đáy lên đỉnh khuôn - rót như thế, nước đồng

chỉ lên dến tang trống là đặc lại. Vì vậy, có thể dùng một lúc hai cách: rót ngang hông
tang trống và rót trực tiếp vào đạo hơi trên mặt trống. Khi rót hết khả năng của ống
rót tang trống (ống rót tang đã đầy nước đồng thì tiếp tục đưa nước đồng lên mặt
khuôn để rót vào mặt trống). Như vậy, có 4 đạo ở hông tang trống (mỗi khuôn 2 đạo)
và 7 đạo rót ở mặt trống.
Dựa vào trọng lượng sáp để tính trọng lượng đồng cần nấu. Mỗi nồi chỉ nấu
được 30kg đến 40kg là vừa sức người khiêng. Khi đồng đã chảy loãng, chuyển ra các
nồi chuyên nhỏ để đổ vào 4 đạo rót ở ngang hông. Sau đó, lại đổ vào nồi nhỏ nữa để
đổ vào mặt trống. Trong suốt quá trình rót khuôn nước đồng trong lò chính luôn luôn
giữ ở nhiệt độ cao để có thể tiếp ứng các nồi chuyên được thuận tiện. Sau khi, thực
hiện đầy đủ quá trình rót, phải đợi nguyên liệu đồng nguội tự nhiên trong vài ngày
mới gỡ khuôn. Đúc trống xong còn phải sửa chữa: tẩy nhẹ nhàng, khéo léo các đạo
rót cho khỏi bị sứt và dính vào thành trống, đục các bavớ ở chỗ tiếp giáp các mối ráp
khuộn. Đến đây là hoàn tất việc đúc đồng.
Ngoài sự tạo dáng thì tổ tiên chúng ta còn thể hiện tài năng sáng tạo trong trang
trí với các diện hoa văn trang trí trên mặt và thân trống, các hình trang trí thể hiện
nhiều mặt cuộc sống sinh hoạt thời Đông Sơn.
1.2. Hoạ Tiết Chạm Khắc T rong Mĩ Thuật Đông Sơn
1.2.1. Hoạ Tiết Trên Trống Đồng Ngọc Lũ
Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội
Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê
sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế
giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. Trống
này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí
bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống
Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màu
xanh ngả sang xám. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình,
thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi
giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia
thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Các hoạ tiết trên trống khắc hoạ

toàn cảnh sinh hoạt của người Việt cồ.
Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia
thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực.
Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đây là mảng hoa văn chủ đề
mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về
cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng,
vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính
chất làm nền cho hoa văn hiện thực.
Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của
những cư dân trồng lúa nước, khoảng cách giưa các ngôi sao là hoạ tiết hình lông
công, sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác
nhau.
Các vòng 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vòng 2, 4, 7, 9, 13 và 14
là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ gẫy khúc nối
tiếp. Vòng 12 và 16 là văn răng cưa. Vòng 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật
diễu hành xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ.
Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi
vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có
trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc,
mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang
trí lông chim.
Hình nhà: Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến
trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai
đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người hoặc không có
người đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín
ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại
có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa
văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó
là cội nguồn của những ngôi đình Việt. Ngoài ra còn cho ta thấy tiết khí trong năm .
Tiết đông chí :

Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có
hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi
nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc
trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức.
Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày
đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới
“ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc.
Tiết hạ chí :
Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí.
Ta gặp những cái nhà sàn ấy. Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống. Vợ
nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng. Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, không
được phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi
vợ con nó. Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta !
Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầu
gối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gì
như hai viên sỏi. Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹ
chúng đi làm việc ngoài đồng áng.
Tháng tư đi tậu trâu bò.
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Câu ca dao này về sau mới có. Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàn
cảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định
cư. Hình vẽ đã nói lên thực rõ.
Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửa
mặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng. Hình
vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bận
việc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng ?
Vòng 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chim
bay, một tốp 6 con và một tốp 8 con. Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái.
Đó là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào

×