Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tái chế chất thải rắn tại thành phố Rajshahi của Bagladesh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.41 KB, 12 trang )

Tái chế chất thải rắn tại thành phố Rajshahi của Bagladesh
Tóm tắt
Tái chế chất thải rắn một cách hiệu quả hiện nay đang là vấn đề toàn cầu liên quan
đến việc quản lý tốt về mặt môi trường một cách bền vững. Trong bài nghiên cứu
này, hệ thống tái chế chất thải rắn theo cách truyền thống được khảo sát tại vùng đô
thị của Rajshahi, đây là thành phố lớn thứ tư của Bagladesh. Một bảng câu hỏi
khảo sát đã được thực hiện trong các cửa hàng tái chế rác khác nhau từ tháng 4
năm 2010 đến tháng 1 năm 2011. Ở đây có 140 cửa hàng tái chế và hầu hết chúng
nằm gần chợ Stadium ở Rajshahi. Có khoảng 1906 người được cho là có liên quan
đến hoạt động tái chế của thành phố. Phần chính của rác thải được tái chế sẽ được
gửi đến thủ đô Dhaka để chế tạo ra các sản phẩm mới, chỉ có một lượng nhỏ chất
thải, đặc biệt là nhựa được các công ty tái chế ngay tại địa phương để làm ra các
thao giặt rửa nhỏ và những cái nắp chai lọ. Mỗi ngày ước tính có khoảng 28,13 tấn
chất thả rắn tái chế được xử lý trong khu vực thành phố Rajshahi. Phần này chiếm
khoảng 8,28% tổng lượng chất thải sinh ra hằng ngày (341 tấn/ ngày), 54,6% tổng
lượng chất thải rắn có thể tái chế (51,49 tấn/ ngày), và 68,29% chất thải có khả
năng tái chế dễ dàng (49,19 tấn/ ngày). Các vật liệu tái chế chính là sắt, thủy tinh,
nhựa và giấy. Chỉ có 5 công ty thực hiện quá trình xử lý sơ bộ các chất thải có khả
năng tái chế. Thu gom và chế biến các vật liệu thứ cấp, chế tạo các sản phẩm có
chứa các thiết bị đã được tái chế và sau đó mua những sản phẩm được tái chế tạo ra
một chu kỳ hay một vòng tuần hoàn để đảm bảo quá trình tái chế và phát sinh chất
thải thành công trên mọi phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội.
1. Giới thiệu
Tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên dẫn
đến việc tái chế chất thải rắn một cách hiệu quả hiện nay đang là vấn đề toàn cầu,
vì vậy cần đặt ra các yêu cầu nghiên cứu trên nhiều phương diện và phát triển các
nhà máy theo hướng thăm dò những ứng dụng mới hơn và sử dụng tối đa các công
nghệ có sẵn để quản lý tốt môt trường một cách bền vững. Sự gia tăng dân số làm
tăng số dân ở thành thị, mức sông nâng cao do công nghệ đổi mới góp phần làm
gia tăng cả về số lượng và chủng loại chất thải rắn. Một cách tổng quát, số lượng
chất thải rắn sinh ra mỗi năm trước năm 2025 ước tính khoảng 19 tỉ tấn. Đó là mối


quan tâm của toàn cầu làm sao để tìm ra một giải pháp vừa thân thiện với môi


trường vừa giải quyết các vấn đề kinh tế - kĩ thuật, xã hội để duy trì một môi
trường xanh hơn và sạch hơn. Một phần của công tác quản lý có thể được thực hiện
bằng cách sử dụng lại phần có thể sử dụng của chất thải dựa trên hệ thống quản lý
chất thải rắn tối ưu đó là giảm phát thải, giảm sử dụng, tái chế lại, sửa chữa lại
những phần bỏ đi khó phân hủy. Tái chế và tái sử dụng có nghĩa là phân chia, thu
gom, chế biến, tiếp thị cho đến tiêu dùng thay vì phải ném bỏ các vật liệu. Tờ báo
buổi sáng này có thể tái chế cho một bảng tin buổi sáng khác hoặc thành những sản
phẩm giấy khác. Thảm và quần áo có thể được tái chế để làm vỏ chai soda. Thu
gom và chế biến các vật liệu thứ cấp, chế tạo các sản phẩm có chứa các thiết bị đã
được tái chế và sau đó mua những sản phẩm được tái chế tạo ra một chu kỳ hay
một vòng tuần hoàn để đảm bảo quá trình tái chế và phát sinh chất thải thành công
trên mọi phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Những lợi ích này đã được
thi hành tại địa phương cũng như trên toàn cầu. Thêm vào đó, tái chế và tái sử
dụng những vật liệu thải bỏ có thể đóng góp cho những mục tiêu chính sách của
địa phương và của đất nước như tạo việc làm, phát triển kinh tế, giảm sử dụng đất
và giảm ô nhiễm biển.
Bagladesh nhìn chung bị tàn phá một cách nhanh chóng về các điều kiện vệ sinh và
môi trường do hệ thống các quy định về việc thu gom, vận chuyển và sự bỏ rác
thiếu ý thức của chất thải rắn đô thị. Vì vậy,việc quản lý chất thải rắn đô thị đã trở
thành một vấn đề quan tâm chính của các thành phố và các thị trấn trong nước.
Liên quan đến việc đạt được những thành tựu trong việc quản lý chất thải rắn đô
thị cần nỗ lực để cải thiện quá trình thu gom chất thải và thiết bị chôn lấp. Tuy vậy,
một hệ thống tái chế và tái sử dụng chất thải rắn đã được thành lập trong mỗi thành
phố của Bagladesh dưới sự lãnh đạo của bộ phận tư nhân, hoạt động của họ được
duy trì trong nhiều năm mà không có bất kì một nguồn ngân sách nào. Bộ phận tư
nhân nhìn chung không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ phía chính phủ cho các
hoạt động của họ. Chất thải rắn được tái chế theo cách truyền thống đã được thực

hiện nhưng không được cho la cách tái chế chất thải mặc dù nó có những ảnh
hưởng tích cực. Với một vài sự ngoại lệ, những hoạt động tái chế được thực hiện
tại môi trường ô nhiễm và không tốt cho sức khỏe. Bài nghiên cứu này cho thấy hệ
thống tái chế chất thải rắn theo cách truyền thống tại thành phố Rajshahi ở
Bagladesh như một ví dụ. Trong phạm vi nghiên cưu, mục tiêu chính bao gồm sự
tham gia của những người thu gom chất thải theo các cấp bậc khác nhau và sự
phân chia cấp bậc các cửa hàng tái chế và các công ty tại địa phương.


2. Phương pháp luận
Hệ thống tái sử dụng chất thải tại các nước phát triển được quản lý bằng bộ phận
bình dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị, chính là công nhân. Nhìn chung, đây là
hệ thống quản lý chất thải không tập trung chỉ nằm ở mức độ tự quản. Hệ thống
này có đặc điểm là phân chia thành các đơn vị nhỏ và hệ thống quản lý linh hoạt
với sự liên quan mật thiết với những người suwr dụng cuối cùng. Những hệ thống
không tập trung này bao gồm những những cơ sở thu gom chất thải tư nhân quy
mô nhỏ và những công trình tái chế bình dân. Hệ thống phân tán quản lý những
dòng nhiên liệu gần khu vực sản xuất do đó sẽ ít tốn kém chi phí quản lý. Hệ thống
phân tán này có vẻ làm việc hiệu quả hơn khi được cung cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt
trong tình trạng những nơi hệ thống tập trung vẫn chưa đúng chỗ và trong tình
trạng những nơi người sử dụng cuối cùng của hệ thống này cố gắng để không phụ
thuộc vào những chính quyền và tổ chức cấp cao.
2.1.

Lựa chọn khu vực nghiên cứu

Rajshahi là thành phố lớn thứ tư của Bagladesh. Diện tích thành phố là 96,72 km 2
và được chia làm 30 quận. Theo như thống kê dân số năm 2009, dân số của
Rajshahi dao động trong khoảng 775.500. Một bảng câu hỏi khảo sát về việc tái
chế chất thải rắn tại thành phố Rajshahi được thực hiện từ tháng 4 năm 2010 đến

tháng 1 năm 2011. Tổng cộng có 8 vị trí trong 30 quận được khảo sát và hầu hết
những cửa hàng tái chế chất thải của thành phố Rajshahi đều nằm trong khu vực đã
được chọn.
2.2.

Bảng câu hỏi khảo sát

Mộ bảng ccau hỏi khả sát theo cấu trúc và quá trình tái chế hiện có được thực hiện
trong những người có liên quan đến quá trình tái chế như những người thu gom
chất thải, các chủ cửa hàng và công nhân làm trong các cửa hàng và công ty tái
chế. Cuộc khảo sát được thực hiện theo 3 dạng bao gồm: Người thu nhặt rác thái
thô, cửa hàng tái chế rác thải và công ty tái chế rác thải.
2.2.1.

Những người thu gom rác thô

Những người thu gom rác thô là những người thu gom những vật liệu có thể tái chế
từ các hộ gia đình hoặc các thùng rác và cuối cùng bán chúng cho các cửa hàng tái
chế. Người đi thu gom rác thô được chia làm 2 loại: Những người nhặt rác tự do và


những người thu gom từ các hộ gia đình trong khu vực. Những người nhặt rác tự
do thu gom rác từ những con đường, thùng rác trong thành phố và những nơi khác.
2.2.2.

Những cửa hàng tái chế rác thải

Những cửa hàng tái chế rác thải được cho là phát triển thao hình thức tập trung
hơn. Những cửa hàng này được phân loại theo loại rác thải mà nó thu gom, kích
thước cửa hàng và số lượng công nhân trong mỗi cửa hàng. Dựa trên những khảo

sát sơ bộ, một số cửa hàng được chọn để khảo sát chi tiết. Hầu hết những người
làm chủ sẽ không cung cấp những thông tin thật bởi vì họ lo lắng sẽ bị đánh thuế
cao hơn. Họ đã từng duy trì nhừng hồ sơ không chính thức. Tuy nhiên, điều thú vị
là nó được khôi phục các thông tin hợp lý từ hệ thống tái sử dụng truyền thống.
Bảng câu hỏi khảo sát về các cửa hàng tái chế đã dẫn chứng về những thông tin
liên quan tới số lượng vật liệu thải bỏ mà cửa hàng thu gom, các dạng chất thải, số
lượng công nhân, tiền lương, quá trình thu gom, …Trong bài nghiên cứu này, tổng
cộng có 34 cửa hàng được khảo sát chi tiết.
2.2.3.

Các công ty tái chế chất thải

Các công ty tái chế chất thải ở Bagladesh là những tập đoàn thủ công nhỏ vùng
Sapura. Một bảng câu hỏi chi tiết được thực hiện trong các công ty này bao gồm:
hoạt động của nhà máy, vật liệ thải bỏ, số lượng công nhân, tiền lương, lượng rác
thải thu gom và các sản phẩm,..
2.3.

Tỉ lệ phát sinh rác thải

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ phát sinh rác thải từ 0,38 – 0,78 kg theo đầu
người mỗi ngày tại thành phố Rajshahi với con số trung bình là 0,44 kg theo đầu
người mỗi ngày. Tổng số dân trong thành phố là 775.500 do đó tỉ lệ phát sinh chất
thải rắn trung bình được ước tính là 341 tấn/ngày. Thành phần vật lý của chất thải
rắn của thành phố Rajshahi, Khulna và Dhaka được thể hiện trog bảng 3, trong đó
rác thải thực phẩm và thực vật chiếm khoảng 70% tổng lượng rác thải phát sinh.
3. Kết quả và thảo luận
3.1.
Những người thu gom rác thô
Những người nhặt rác tự do và nhừng người thu mua ve chai (người mua rác có thể

tái chế tự hộ gia đình) là những người thu gom rác thô. Ở thành phố Rajshahi,


những người nhặt rác tự do là những người thu gom rác thải từ thùng rác hoặc ven
đường. Thông tin chi tiết về những người thu gom rác thô và những công việc của
họ được trình bày trong bảng 4. Những người nhặt rác tự do ở mọi lứa tuổi nhưng
hầu hết là từ 10 đến 30 tuổi. Họ đều là những người nghèo, không có việc làm nên
phải đi nhặt rác; bởi vì không có nguồn đầu tư tài chính cho công việc này và tiền
mà họ nhận được từ việc bán rác là tổng thu nhập của họ. Phần lớn những người
nhặt rác thô là cư dân của 92 gia đình sống trong khu ổ chuột nằm phía sau khu
vực dân cư Padma tại Vodra. Những người nhặt rác tự do thường đi làm vào buổi
sáng và quay trở về vào buổi chiều, trong thời gian này, ước tính họ nhặt được 1120 kg rác / ngày từ các vùng khác nhau của thành phố. Hầu hết những người nhặt
rác tự do là những người thất học. Gần đây, chính quyền thành phố đã tổ chức
những lớp học thời vụ cho khoảng 70 – 80 học sinh phía sau “Công viên ‘Shahid
Captain Monsur Ali”.
So với những người nhặt rác tự do, thì số lượng những người thu mua ve chai là ít
hơn, chiếm 1/3 trong tổng số người thu gom rác thô, bởi vì họ cần đầu tư về nguồn
tài chính. Moniruzzaman cùng cộng sự đã chỉ ra rằng có 658 thu mua ve chai và
1349 người nhặt rác tự do, tỉ lệ 1:2. Thông thường, những người thu mua ve chai
lượng rác thải mỗi ngày ước tính khoảng 30 – 40 kg và có điều kiện tài chính tốt
hơn những người nhặt rác tự do. Hơn thế nữa, những người thu mua ve chai được
chia làm 2 dạng: (1) những người đi bộ từ nhà này sang nhà khác với đôi quan
gánh, (2) dùng xe kéo để vận chuyển vật liệu thải bỏ. Cuối cùng, những người nhặt
rác tự do và những người thu mua ve chai bán rác thải có thể tái chế đã thu gom
được cho những cửa hàng tái chế khác nhau. Những người nhặt rác tự do thường
kiếm được 90 – 150 Tk/ ngày trong khi những người thu mua ve chai kiếm được
150 – 200 Tk/ ngày. Ước tính lượng rác thải thu gom từ những người nhặt rác tự do
và những người thu mua ve chai theo thứ tự là 17,5 kg/ngày và 34,63 kg/ngày.
3.2.


Cửa hàng tái chế rác thải

Tổng cộng có 140 cửa hàng tái chế rác thải nằm trong khu vực thành phố Rajshahi.
Có 4 dạng chính của chất thải được tái chế được mô tả trong bảng 5-7. Các vật liệu
được tái chế chính là giấy hoặc các túi mềm, nhựa, thủy tinh và các kim loại. Có
tổng cộng 34 cửa hàng (chiếm 24% trong 140 cửa hàng) được khảo sát chi tiết. Số
công nhân trong mỗi cửa hàng tái chế thay đổi theo tính chất của công việc như chỉ
phân loại, chỉ đóng nén hoặc cả hai. Trên cơ sở số lượng chất thải xử lý được, các


cửa hàng được chia thành bốn loại, cụ thể là lớn, trung bình, loại nhỏ A (STA) và
nhỏ loại B (STB) để phân tích thêm. Các cửa hàng lớn thường xử lý được hơn
2000 kg/ngày, các cửa hàng trung bình xử lý khoảng 1.000-2.000 kg/ngày, STA xử
lý được 500-1000 kg/ngay và STB xử lý ít hơn 500 kg/ngày.
Có ba cửa hàng tái chế lớn trong khu vực nghiên cứu, tuy nhiên, chỉ có một cửa
hàng đồng ý cung cấp số liệu (Bảng 5). Cửa hàng này đặt tại khu vực Vodra và
thường xử lý được khoảng 9.250 kg/ngày chất thải tái chế. Nói chung, tất cả các
cửa hàng lớn thường mua chất thải tái chế từ các cửa hàng vừa và nhỏ. Chỉ có một
cửa hàng loại trung bình trong khu vực thành phố có khả năng xử lý chất thải bình
quân là 1.500 kg/ ngày. Bảy cửa hàng loại nhỏ (STA) đều có khả năng xử lý
khoảng 500-875 kg chất thải tái chế trong 1 ngày (Bảng 6). Hai cửa hàng loại nhỏ
(STA) đặt tại khu vực Vodra, ba cửa hàng trong khu vực chợ Stadium và một trong
khu công nghiệp Sapura. Chủ yếu, các cửa hàng STA được tìm thấy thường xử lí
các loại hàng kim loại. Tuy nhiên, hàng thủy tinh cũng được xử lý trong các cửa
hàng này. Chủ cửa hàng và các nhân viên thường làm việc khoảng 8-9h/ngày với
thu nhập /lương 1800-4500 taka /tháng. Trong số 129 cửa hàng STB trong khu vực
thành phố, số liệu từ 26 cửa hàng được thu thập, ghi chép và thể hiện trong Bảng 7.
Hầu hết các cửa hàng này thường xử lý các vật phẩm hỗn hợp và xử lý được
khoảng 50-450 kg chất thải tái chế/ngày. Thời gian làm việc của chủ cửa hàng và
các nhân viên khoảng 7-9h/ngày. Hầu hết những người này không cung cấp thông

tin về thu nhập hoặc tiền lương của họ. Một số chủ cửa hàng hay các công nhân
cho biết thu nhập hoặc tiền lương của họ nằm trong khoảng 1800-4500 taka mỗi
tháng. Chủ yếu là các cửa hang tại khu vực Vodra và Stadium.
3.3.

Ước tính lượng chất thải rắn tái chế

Lượng chất thải tái chế trung bình được xử lý bởi các cửa hàng nhỏ loại B được
ước lượng từ Bảng 7. Chất thải tái chế = 4519/26 = 173,8 kg/ngày. Tương tự như
vậy, một cửa hàng loại nhỏ A có lượng chất thải tái chế là 601 kg/ ngày (Bảng 6).
Như vậy, tổng số chất thải tái chế xử lý bởi 129 cửa hàng loại B, 7 cửa hàng loại A
và một cửa hàng trung bình gộp lại là 28,13 tấn/ngày. Chất thải từ các cửa hàng
vừa và nhỏ cuối cùng được đưa đến các cửa hàng tái chế lớn. Ba cửa hàng lớn xử
lý số lượng chất thải gần tương tự nhau, ước tính từ cuộc khảo sát các khu vực như
đã đề cập trong mục 3.2. Vì vậy, số lượng chất thải xử lý bởi các cửa hàng lớn ước
tính không nhỏ hơn 9,25x3 = 29,75 tấn/ngày. Giá trị này là rất gần với số lượng xử


lý bởi các cửa hàng vừa và nhỏ. Do đó, tổng lượng ước tính của chất thải tái chế xử
lý tại Rajshahi được lấy là 28,13 tấn/ngày. Tỷ lệ phần trăm chất thải rắn tái chế
trong tổng số chất thải rắn mỗi ngày ở thành phố Rajshahi ước tính 8,25% (28,13x
100/341). Tương tự Rajshahi, có 8,25% chất thải tái chế ở Dhaka và thành phố
Khulna, như khoảng ước tính 9,10% (theo Memon, 2002) và 8,87% (theo Bari và
cộng sự., 2009) của tổng số chất thải rắn hàng ngày phát sinh tương ứng tại mỗi
khu vực.
3.4.

Ước tính lượng chất thải rắn có khả năng tái chế

Chất thải rắn có khả năng tái chế tại thành phố Rajshahi là 15,1% theo tính toán từ

Bảng 3, bao gồm các thành phần có thể tái chế như giấy và sản phẩm từ giấy, nilon
và nhựa, các thành phần kim loại, thủy tinh và gốm sứ. Những thông tin này rất
quan trọng liên quan đến tái chế. Phần lớn các chất thải khác chiếm 84,9% không
thể tái chế được và có thể được sử dụng để ủ phân hoặc lên men. Vì vậy, số lượng
chất thải rắn có thể tái chế (RSW) ước tính từ tổng số chất thải phát sinh (341 tấn/
ngày) là 0,151x 341 = 51,49 tấn ngày.
3.5.

Ước tính lượng chất thải rắn có khả năng tái chế dễ dàng

Phần chất thải rắn dễ tái chế được ước tính dựa trên lượng rác thải đã được tái chế
bởi vì rất khó để những người thu gom có thể thu gom hết tất cả lượng rác thải có
thể tái chế từ các thùng rác, thùng chứa và bãi chôn lấp. Họ chỉ có thể thu gom
những chất thải rắn có thể tái chế khi chúng khá sạch sẽ và có giá trị để bán. Trong
trường hợp không tách riêng tại nguồn, một số thành phần phân hủy sinh học chậm
như giấy và xương có xu hướng phân hủy và một số khác bị hư hỏng khi để chung
với các chất thải hữu cơ phân hủy. Cuối cùng, những chất thải rắn có thể tái chế
này bị mất giá trị bán ra cũng như mất đi cơ hội được tái chế. Phần chất thải rắn có
thể tái chế sạch và có giá trị để bán được hiểu là chất thải rắn dễ tái chế. Chất thải
rắn dễ tái chế được ước lượng bằng 80% RSW = 0,80x51,49 tấn/ngày tương đương
với 41,19 tấn/ngày.
Tổng lượng chất thải tái chế trong thành phố Rajshahi được xác định là 28,13
tấn/ngày chiếm 8,25% tổng số chất thải phát sinh hàng ngày (341 tấn/ngày). Hơn
nữa, 28,13 tấn này chiếm 54,6% trong tổng số chất thải rắn có thể tái chế (51,49
tấn/ngày) và chiếm 68,29% trong tổng số chất thải rắn dễ tái chế (41,19 tấn/ngày).


3.6.

Nhà máy tái chế nhựa


Hầu hết các chất thải được thu gom bởi các cửa hàng lớn và trung bình được đưa
đến Dhaka để sản xuất các vật liệu mới khác nhau. Chỉ một lượng nhỏ chất thải
được xử lý tại các nhà máy địa phương. Vì vậy, thông tin chi tiết của các nhà máy
địa phương rất cần thiết liên để có cái nhìn hoàn chỉnh về việc tái chế chất thải
trong thành phố Rajshahi. Chỉ có năm nhà máy tái chế được tìm thấy ở Rajshahi.
Các nhà máy được đặt tại khu vực BSCIC của khu công nghiệp Sapura. Các nhà
máy xử lý 75-800 tấn/ngày và mỗi nơi có từ 2-23 người làm việc, tổng số nhân
viên ở cả 5 nhà máy là 47 người, được thể hiện trong Bảng 8. Hình 3a là nhà máy
loại nhỏ xử lý nhựa. Các nhà máy thu gom chất thải nhựa từ các cửa hàng tái chế,
cắt thành từng miếng nhỏ và đưa đến Dhaka để sản xuất các sản phẩm mới. Chất
thải như chai PET chỉ cần rửa sạch và đem bán trực tiếp trên thị trường. Hai trong
số các nhà máy ở địa phương sản xuất các sản phẩm nhựa như thùng chứa nhỏ,
chậu nước (Bodna), và nắp chai.
3.6.1.

Quá trình tái chế rác thải tại các nhà máy địa phương

Bốn trong số năm nhà máy địa phương thực hiện quá trình sơ chế phế liệu, bao
gồm: phân loại, tách, cắt, rửa, và làm khô sản phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ
được thể hiện trong năm đơn vị đầu tiên của hình 2.
Phân loại: Chất thải nhựa được phân chia theo tính chất vật lý như độ cứng,
màu sắc và độ dày, vì các loại khác nhau sẽ được đưa đến các nhà máy sản
xuất khác nhau
• Tách: bao gồm việc loại bỏ các tạp chất như bụi hoặc các thành phần chất
thải khác.
• Cắt: cắt nhằm giảm kích thước của vật liệu nhựa phế thải trong khoảng 6mm
đến 12mm (Hình 3b).
• Rửa: Sau khi cắt, chất thải nhựa được rửa bằng nước có chứa chất tẩy rửa
• Làm khô: chất thải nhựa còn ướt được đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

(Hình 3c). Đôi khi, các mảnh chất thải nhựa được pha trộn màu; cuối cùng,
nhựa khô được đóng gói và đưa đến Dhaka hoặc nhà máy địa phương để sản
xuất sản phẩm mới.
3.6.2. Các nhà máy chế tạo các sản phẩm mới



Hai trong năm nhà máy tái chế chất thải đã sản xuất những sản phẩm mới từ những
vật liệu phế thải. Một nhà máy đã sản xuất nắp chai và chậu nhỏ và một nhà máy
khác đã sản xuất chậu rửa “tên địa phương là Bodna”. Sơ đồ quá trình công nghệ
được trình bày trong hình 2 trong đó bao gồm việc xử lý sơ bộ và xử lý cuối cùng.
Đơn vị xử lý cuối cùng cụ thể là quá trình chuẩn máy cắt hình xoắn ốc, cắt thanh
xoắn ốc, làm nóng chảy, sản xuất sản phẩm cuối cùng và tạo thành hình dạng như
trong hình 2. Bức ảnh biểu đồ dòng nhựa của một nhà máy tái chế nhựa ở
Rajshahi đã được trình bày trong hình 3.
3.6.2.1.

Các thanh nhựa hình xoắn ốc

Những mảnh chất thải đã được làm nóng chảy để tạo thành một thanh nhựa gọi là
Dana. Đó là một hình thức trung gian của nhựa trong quá trình sản xuất các chậu
rửa và nó trông giống như hình dạng xoắn lò xo dày không đều. Những thanh này
bình thường dài từ 30 tới 50cm và có đường kính khác nhau từ 2 đến 5cm.


Cắt thanh: Các thanh xoắn sau đó được cắt thành những mảnh nhỏ cỡ từ 2



đến 3cm bằng một máy cắt.

Quá trình nhiệt: Các mảnh nhựa nhỏ được đun nóng trong một cái máy. Các
mảnh nhựa thô không bị tan chảy trong giai đoạn này. Đây là một kiểu sấy



sơ bộ nguyên vật liệu.
Làm sản phẩm: Trong giai đoạn này hình dạng mong muốn của sản phẩm
được thực hiện. Các con chip chất thải nhựa được làm nóng trước đó cuối
cùng được đưa vào máy sản xuất để làm nóng trở nên mềm tuy nhiên không



nóng chảy thành chất lỏng.
Đánh bóng cuối cùng: Các sản phẩm được đánh bóng bằng các phương tiện

thủ công và cơ khí (hình 3d), sau đó đóng gói và bán ra thị trường.
3.6.2.2.
Ước tính số lượng người tham gia vào quá trình tái chế
Những người tham gia vào quá trình thu gom rác thô là những người thu mua ve
chai và những người nhặt rác tự do. Số lượng người thu mua ve chai chiếm 1/3
tổng số người thu gom rác thô. Khả năng thu gom rác thải bởi những người thu
mua ve chai thường gấp đôi người nhặt rác tự do. Lượng rác thải trung bình được


thu gom bởi những người nhặt rác tự do là 17,5 kg/ngày và người thu mua ve chai
là 34,63 kg/ngày. Vì vậy, tổng lượng rác thải được tái chế 28,13 tấn/ngày được thu
gom từ 404 người người thu mua ve chai và 808 người nhặt rác tự do, tổng cộng
có 1212 người.
Tổng số người tham gia trong các cửa hàng tái chế và nhà máy được bao gồm chủ
sở hữu và công nhân. Thường trong các cửa hàng nhỏ thì chủ sở hữu đã làm việc

một mình. Để ước tính số lượng người tham gia vào các hoạt động tái chế, số
lượng công nhân trung bình trong mỗi loại cửa hàng đã được xác định và sau đó
nhân với tổng số cửa hàng. Tổng số chủ sở hữu cộng với công nhân cho tất cả các
loại cửa hàng ước tính:
= Công nhân (STA + STB + cửa hàng trung bình + Cửa hàng lớn)
= (113x129/26 + (21x7)/5 + 3x1 + 18x3 người
= 647 người
Tổng số người tham gia trong các nhà máy tái chế là 47 người (Bảng 8).
Do đó, tổng số người tham gia vào tái chế trong Rajshahi ước tính:
= Số lượng người tham gia vào (thu gom rác thô + các cửa hàng +
các nhà máy)
= (1212 + 647 + 47) người
= 1906 người.
Như vậy, tổng cộng hằng ngày có 1.906 người đang làm việc tái chế chất thải trong
thành phố Rajshahi.
4. Tầm quan trọng
Việc tái chế chất thải rắn không nằm trong các chính sách quản lý chất thải của
chính quyền địa phương, nhưng nó đã trở thành một nguồn thu nhập chính cho một
số nhóm của bộ phận tư nhân. Những người thu gom chất thải cần được chính thức
thành lập trong hệ thống quản lý chất thải, ở cả hệ thống địa phương, cũng như
trong khuôn khổ đô thị lớn. Để được như vậy, quá trình đào tạo cần yêu cầu về vấn


đề vệ sinh cá nhân vì hầu hết những người thu gom rác thải không ý thức được hậu
quả của việc phân loại rá mà không theo những chỉ dẫn an toàn. Hơn thế nữa, càn
phải quan tâm đến mức chi trả để cải thiện điều kiện sống cho những người thu
gom rác thải.
Số lượng xử lý cuối cùng của chất thải tái chế trong Thành phố Rajshahi đã được
cho là rất nhỏ, chỉ khoảng 5,87% chất thải được thu gom trải qua sơ chế và chỉ có
0,53% được tái chế thành các sản phẩm mới như chậu rửa và lọ.

Sản xuất các sản phẩm mới từ các chất thải tái chế hầu hết được thực hiện ở
Dhaka. Phần lớn (100 - 5,87-0,53 = 93,6% của 28,13 tấn/ngày) khoảng 26,48 tấn
phế liệu /ngày được chuyển đến thành phố Dhaka trong khoảng cách 230 km mỗi
ngày.
Do đó, một số tiền lớn bị lãng phí cho việc vận chuyển theo cả hai hướng: xuất
khẩu phế liệu thô và nhập khẩu các sản phẩm tái chế cho tiêu thụ nội địa. Vì vậy,
thiết lập các nhà máy tái chế lớn trong thành phố Rajshahi là điều cần thiết, nó sẽ
tiết kiệm được một lượng lớn tiền và giúp đỡ trong việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
5. Kết luận
Các kết luận chính rút ra từ nghiên cứu này đã được trình bày như dưới đây:


Có 140 cửa hàng tái chế và hầu hết nằm ở chợ Stadium tại Rajshahi.



Khoảng 1.906 người đã tham gia trong dây chuyền tái chế của thành phố.
Tổng lượng chất thải có thể tái chế được xử lý tại Rajshahi là 28,13
tấn/ngày. Phần được tái chế này chiếm 8,25% của tổng số chất thải phát sinh
hàng ngày (341 tấn/ngày), 54,6% của tổng số chất thải có thể tái chế (51,49



tấn/ngày) và 68,29% chất thải dễ tái chế (41,19 tấn/ngày)
Có năm nhà máy tái chế với trình tự xử lý sơ bộ và đến xử lý cuối cùng. Các
nhà máy đã sử dụng máy móc thiết bị có sẵn tại địa phương và tiêu thụ chỉ
6,4% của RSW. Khoảng 93,6% chất thải tái chế đã được gửi đến thành phố
thủ đô Dhaka để sản xuất các sản phẩm mới khác nhau. Chỉ một lượng nhỏ
chất thải, đặc biệt là nhựa, được chế biến tại các nhà máy tái chế địa phương
để sản xuất chậu rửa nhỏ và nắp chai.





Đào tạo về vệ sinh cá nhân cũng như cải thiện điều kiện sống của người thu
gom rác thải chắc chắn sẽ đảm bảo lâu dài tính bền vững của mô hình truyền
thống này trong việc tái chế chất thải rắn.



×