Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tư tưởng đạo đức phong cách HCM khối 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.31 KB, 34 trang )

Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Ngày so¹n: 06/ 09 / 2018

BÀI 1 : KIÊN TRÌ CHỐNG LẠI TUỔI GIÀ VÀ BỆNH TẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được lố sống giản dị, ý chí kiên cường tự rèn luyện bản
thân của Bác
2. Kỹ năng: Rèn luyện lối sống tự lập; biết cách tự lập, vươn lên trong học
tập, lao động
3. Thái độ: Biết phê phán lối sống dựa dẫm, phụ thuộc người khác.
4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Giải quyết vấn đề; Trình bày, Tự lập
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:
- Thế nào là sống giản dị?
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ: Nhận xét; đánh giá
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình 44 SGK phóng to. Phiếu học tập.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Thi tìm các thơ, câu ca dao ca ngợi về Bác Hồ
Chia lớp thành 2 đội. GV cho 2 đội nghe bài hát “Nhớ ơn Bác”. Khi hết bài hát, GV u
cầu các đội lên đọc kết quả của đội mình. Đội nào tìm được nhiều câu ca dao ca ngợi về
Bác Hồ thì đội đó thắng. Ví dụ:
* Bác Hồ là vị Cha chung
* Tháp Mười đẹp nhất hoa sen,
Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
* Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta
* Đố ai đếm được lá rừng
vẫn vững như kiềng ba chân
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao,


Dù ai rào giậu ngăn sân

Đố ai đếm được vì sao

Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ.

Đố ai đếm được cơng lao Bác Hồ.

* Dù cho vật đổi sao dời

Bác Hồ như ánh mặt trời mùa xn
 Liên hệ giới thiệu bài học “Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật”.

Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
GV u cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.5).
- HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật”.
Hoạt động cá nhân:
- GV u cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.5, 6).
GV: Nguyễn Thị Qun

1


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
- GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1, Vì một phần Bác không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa Bác muốn đặt ra cho
mình một kỉ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện chống lại cái suy yếu của tuổi
già.

2, Khi thấy Bác mệt, các đồng chí phục vụ đã thuyết phục Bác cho phép dọn cơm lên
nhà sàn thì Bác không đồng ý. Bác nói: “Các chú có muốn chỉ một người vất vả hay
cũng muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác.”
3, Lần đầu tiên, Bác đồng ý ở lại ăn cơm ở nhà sàn khi Bác mời chị Trần Thị Lý, nữ
anh hùng Quảng Nam vào ăn cơm. Hôm đó, ngày 3 – 7 – 1967, trời mưa rất to. Hơn nữa
chị Lý bị thương tật, đau yếu, đường mưa trơn đi lại khó khăn. Đó là lần đầu tiên Bác
đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn.
4, Bác phê bình đồng chí Vũ Kỳ vì hôm sau các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà
sàn mời Bác ăn, coi như đã là một tiền lệ và không thỉnh thị Bác.
5, Bác đưa ra kỉ luật với chính bản thân Bác là Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn,
đi vòng quanh hồ một lần như một kỉ luật bắt buộc phải rèn luyện đối với mình.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 6, 7 (tr.6).
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm
trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 10 phút
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm
được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm
lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).

Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.

GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
1.
Những chi tiết cho thấy Bác không muốn làm phiền người khác:

Ngày nắng cũng như ngày mưa Bác vẫn tự mình đi bộ đến nhà ăn.


Có hôm, bác vừa thay bộ quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không
muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang
đến nơi Bác mới mặc vào.


GV: Nguyễn Thị Quyên

2


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
2.
Qua câu chuyện này, em học được ở Bác:
Phải biết rèn luyện lối sống tự lập, không dựa dẫm, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
Khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống phải biết khắc phục vươn
lên.
*
GV cho cả lớp nghe bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” trước khi
chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.6, 7).

GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1. a) Tính tự lập

+ Nghĩa đen: Tự lập là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ
của người khác.
+ Nghĩa bóng: Tự lập là cách sống không dựa dẫm vào người khác,
biết dùng tài
năng và bản lĩnh cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
Biểu hiện của tính tự lậpTự lập thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu
với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ vươn lên trong
học tập.
b)
Ý nghĩa của tính tự lập
+ Sống tự lập là lối sống rất có ý nghĩa. Cuộc sống tự lập mang lại sự tự tin, khuyến
khích con người phát huy năng lực cá nhân, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
+ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con
người.
+ Tự lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta
phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà HS cần có. Nếu không có tính tự
lập, khi ra xã hội HS sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có hành động nông nổi, thiếu kiềm
chế.
2.
Học tập

GV: Nguyễn Thị Quyên

Lao động

3

Sinh hoạt



Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
– Tự làm bài tập, tự
– Hoàn thành công
– Tự giặt quần áo.
mình làm bài kiểm tra
việc lao động do nhà – Giúp đỡ bố mẹ nấu
không trao đổi, không
trường phân công.
cơm, quét dọn nhà cửa,
quay cóp, không sử
– Trực nhật lớp một rửa chén bát, tự chuẩn
dụng tài liệu, không để
mình.
bị bữa ăn.
thầy cô, bố mẹ nhắc
– Chăm sóc em cho bố – Tự vệ sinh cá nhân.
nhở nhiều.
mẹ.
– Tự chuẩn bị đồ dùng
học tập, sách vở trước
khi đến lớp không để
cha mẹ nhắc nhở hoặc
chuẩn bị giúp.
– Ở nhà tự giác học tập,
ôn bài, làm bài tập
không cần ai nhắc nhở.
3.
– Tự học hỏi nghiên cứu để có một sự hiểu biết chính xác tuyệt đối.
Trong học tập không quay cóp, nhờ cậy bạn trong thi cử.


Cần phải rèn luyện tính tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập,
bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên mọi thử
thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực phẩm chất.


4.

HS tự làm.

Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr.7) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:

GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm
trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.

Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng về
cách giải quyết vấn đề, thư kí ghi lại vào giấy A0. Hết thời gian thảo luận các nhóm dán
sản phẩm của nhóm mình lên tường xung quanh theo kĩ thuật triển lãm tranh.

HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

GV và HS đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
5.

– Loại bỏ tính lười nhác của bản thân: Phải dũng cảm tiến lên, nói là làm.




Không ỷ lại vào người khác: Mọi việc đều phải do bản thân tự phấn đấu.
Phải có ý thức độc lập tự chủ, tự mình làm chủ.



GV: Nguyễn Thị Quyên

4


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Phải bắt đầu làm từ những việc nhỏ.

Phải có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin mới vượt qua được những thử thách,
khó khăn.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật”, em học được điều gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần làm gì để rèn luyện tính tự lập?

GV gọi HS trả lời:

GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau
mỗi hoạt động.


6.


Gợi ý cho người sử dụng

GV có thể sử dụng trò chơi hoặc hình thức khởi động khác phù hợp với nội
dung bài học và điều kiện của nhà trường.

GV làm phiếu học tập (câu 2, tr.6) photo phát cho HS làm, sau đó thu lại
để kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của HS.


Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 09
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

5


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Ngày so¹n: 06/ 10 / 2018

Bài 2

VỊ LÃNH TỤ VĨ ĐẠI VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
1.


Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học

sinh lớp 8”, tr.9.
2.

Thời gian: 90 phút

3.

Địa điểm: Lớp học (Hội trường).

4.

Chuẩn bị: Bút mực, bút dạ, giấy A4, giấy A0, băng dính hai mặt, bài hát “Bài

ca Hồ Chí Minh” (Sáng tác: Evan McColl).
5.

Các bước tến hành

Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Người lịch sự
- Nội dung: Người chơi chỉ làm theo lời quản trò, khi nào quản trò nói có kèm theo từ
“mời bạn”. Ví dụ: Quản trò: Mời bạn giơ tay trái. Người chơi: giơ tay trái. Quản trò: Bỏ
tay xuống. Không có từ “mời bạn”, nếu người chơi bỏ tay xuống là phạm luật. Cứ như
thế quản trò nói nhanh, trò chơi sẽ hấp dẫn.
- GV giới thiệu bài học “Vị lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.9).
- HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Vị lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ

sao vàng”.
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.9, 10).
- GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1, Khi đi qua Man-ta, tàu đổi hướng rẽ vào hải cảng vì lúc bấy giờ vẫn thuộc quyền
kiểm soát của nước Anh, theo quy định khi đi qua đó phải vào làm thủ tục với hải quân
Anh.
2, Khi tàu vào hải cảng, Bác yêu cầu viên hạm trưởng Ô Nây kéo lá cờ của Việt Nam
lên. Bác yêu cầu điều đó để nâng cao hình ảnh và vị thế của đất nước Việt Nam.
3, Bác yêu cầu viên hạm trưởng làm đúng quy định quốc tế. Bác giải thích “Việt Nam
GV: Nguyễn Thị Quyên

6


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Dân chủ Cộng hoà hiện là một nước tự do, là một phần tử trong liên bang Đông
Dương. Điều đó có nghĩa là tàu của chúng ta đang chở người đứng đầu Nhà nước Việt
Nam mới. Người Pháp là người văn minh tiến bộ, biết rõ phải trái. Hơn ai hết, các ngài
phải hiểu rằng, lá quốc kì của chúng tôi phải được kéo lên để cho người Anh và những
thực dân khác ở châu Á không thể không biết sự hiện diện của nước Việt Nam.”.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5, 6 (tr.10) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
- GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm
trưởng và thư kí.
- Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm được nội
dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm lắng nghe,

hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
- Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
1, – Thái độ của viên hạm trưởng Ô Nây: Thờ ơ, thoái thác trước lời đề
nghị của Bác và không tuân thủ quy định chung của quốc tế.
- Cách phản ứng của Bác: từ tốn, nhẹ nhàng nhưng hết sức kiên quyết.
- Học được cách ứng xử của Bác, trong bất cứ hoàn cảnh nào Bác cũng nhẹ nhàng, từ
tốn đưa ra lập luận, lí lẽ rất chặt chẽ; là người luôn tôn trọng chính nghĩa, lẽ phải.
2, Phải hiểu tôn trọng lẽ phải là gì, từ đó áp dụng vào đời sống, khi thấy ai làm gì đó sai
trái ta phải nhắc nhở, lên án, không bao che cho họ. Dám bảo vệ điều đúng đắn, không
chấp nhận điều khuất tất. Dám lên án, phê phán hành vi sai trái.
* GV cho cả lớp nghe bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (tr.10, 11).
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1. – Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
GV: Nguyễn Thị Quyên

7


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
2.

Tôn trọng lẽ phải
Không tôn trọng lẽ phải
– Đi bên phải đường.
– Vi phạm luật giao thông đường
– Bảo vệ môi trường.
bộ.
– Đi học đúng giờ.
– Vi phạm nội quy ở lớp.
– Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc.
– Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
Lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng cũng
Không muốn mất lòng ai, gió chiều
sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
nào che chiều ấy.
3, Muốn trở thành người biết tôn trọng lẽ phải thì chúng ta cần:
- Phải trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
- Có thói quen và biết kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người
biết tôn trọng lẽ phải.
- Vâng lời cha mẹ, thầy cô.
- Thực hiện đúng nội quy trường lớp, 5 điều Bác Hồ dạy.
- Làm tròn trách nhiệm của một người con, người HS.
- Biết điều chỉnh hành vi sai trái và chỉnh sửa theo hướng tích cực.
- Không chấp hành hay làm theo những điều sai trái, không ủng hộ tuân theo những cái
xấu (như quay cóp trong khi làm bài kiểm tra, không che giấu những điều sai của bạn
mình).
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4 (tr.11) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:
- GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm

trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên đưa ra ý kiến, thư kí ghi lại kết quả thảo luận
của nhóm đã thống nhất vào giấy A0.
- Hết thời gian thảo luận các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và trình bày phần
làm việc của nhóm.
- Các nhóm HS và GV quan sát, đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Nhóm nào xong trước thời gian quy định và đưa ra cách xử lí tình huống tốt sẽ tuyên
dương.
Gợi ý trả lời:
3, Xử lí tình huống
Tình huống 1: Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn.
GV: Nguyễn Thị Quyên

8


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Phân tích, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục cho các bạn khác thấy những điểm
mà em cho là đúng và hợp lí.
Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn
và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như
vậy. Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự, tôn trọng sự thật,
bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10
phút)
- GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Vị lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng”, em học được điều gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần rèn luyện bản thân như thế nào để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt
động.

6. Gợi ý cho người sử dụng
GV làm phiếu học tập (câu 2, tr.10) photo phát cho HS làm, sau đó thu lại
để kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của HS.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 10
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

9


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Ngày so¹n: 06/ 11 / 2018

Bài 3

KHÔNG NÊN ĐAO TO BÚA LỚN
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Đứng, ngồi, vỗ tay

 Cách chơi: Quản trò hướng dẫn người chơi các động tác:
+ Khi quản trò nói “đứng” thì người chơi ngồi xuống.
+ Khi quản trò nói “ngồi” thì người chơi vỗ tay.

+ Khi quản trò nói “vỗ tay” thì người chơi đứng lên.
Lưu ý: Quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác hoặc đánh lừa người chơi, ai
làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.
 GV giới thiệu bài học “Không nên đao to búa lớn”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.13).
 HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Không nên đao to búa lớn”.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.13, 14).
 GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Bác Hồ làm việc hằng ngày theo một chương trình rất chặt chẽ. Bất kì lúc nào từ giờ
giấc tiếp khách đến sinh hoạt, hội họp, Bác không bao giờ trễ một phút.
2, Văn phòng Bác gọi điện thoại nhiều lần về một bài trả lời phỏng vấn của Bác phải
làm ngay nhưng không có hồi âm.
3, Hình thức xử phạt nghiêm túc nhưng có lí, có tình.
4, Vì nếu làm to mọi chuyện người mắc khuyết điểm sẽ tự ti và khó để họ tự nhận ra và
sửa chữa khuyết điểm của mình.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 6, 7 (tr.14) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có
GV: Nguyễn Thị Quyên

10



Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
 Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm
được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận GV đi đến các nhóm
lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
 GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.

Gợi ý trả lời:
1, Cách phê bình của Bác với đồng chí Th. nghiêm túc nhưng không đao to búa lớn.
2, Trong mỗi tình huống Bác giải quyết đều có tình, có lí. Bác là người có lòng khoan
dung, nhân ái, với Bác "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" .
* GV trình chiếu ảnh Bác Hồ và cho cả lớp nghe bài hát “Tình Bác sáng
đời ta” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.14, 15)GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, a) – Chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà
ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người
ngày càng được thắt chặt. Xã hội vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.
 Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là lòng vị tha.
 Giúp cho tâm hồn được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn

luôn xuất hiện.
b) – Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên
lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

2, HS tự làm.
3, a
4, Khuyên chúng ta cần có thái độ kiên quyết phê phán trước những kẻ gây ra lỗi lầm
nhưng cũng phải biết tha thứ khi họ đã biết ăn năn, hối hận và tạo điều kiện để sửa chữa
những lỗi lầm mà họ gây ra.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr.15) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:
GV: Nguyễn Thị Quyên

11


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có
nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
 Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến trong nhóm, thư
kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.
 Hết thời gian thảo luận các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và trình bày
phần làm việc của nhóm.
Các nhóm HS và GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm
nào xong trước thời gian quy định và đưa ra cách xử lí tình huống tốt sẽ tuyên
dương.Gợi ý trả lời:
1, Xử lí tình huống
a) Tìm hiểu, gần gũi, tiếp xúc, tin tưởng, lắng nghe ý kiến của người khác, không
ganh ghét, luôn đoàn kết với mọi người.
Tin vào bạn, chân thành cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng,
góp ý chân thành không ghen ghét, định kiến, luôn đoàn kết thân ái với bạn.
b) Ngăn cản, tìm lí do của sự bất hoà ấy, giải thích và tạo điều kiện giải hoà. Phải
ngăn cản tìm hiểu nguyên nhân.

c) Không hiểu lầm nhau, không bất hoà sẽ dễ thông cảm cho nhau. Sống chân thành
và cởi mở hơn.
d) Không phê bình gay gắt, giải thích để bạn thấy khuyết điểm, góp ý về cách khắc
phục, tìm cơ hội để bạn hoà nhập với bạn bè.
Tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục, góp ý với bạn. Tha thứ và thông cảm với bạn
không định kiến.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
 GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:

+ Qua câu chuyện “Không nên đao to búa lớn”, em học được đức tính gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần rèn luyện như thế nào để biết tha thứ cho những người làm việc sai trái?
 GV gọi HS trả lời:
 GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi

hoạt động.
* Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể tổ chức trò chơi tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về sự tha thứ để củng cố
và tổng kết bài học. (Ví dụ: Một sự nhịn là chín sự lành; Giơ cao đánh khẽ; Chín bỏ
làm mười,...).

GV: Nguyễn Thị Quyên

12


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 11
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

13


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Ngày so¹n: 06/ 12 / 2018

Bài 4

CÓ ĂN BỚT PHẦN CƠM CỦA CON KHÔNG?
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Hát truyền bút
 Trò chơi có 5 bài hát từ 1 đến 5. Năm bài hát đó là: Một con vịt, Hai con thằn lằn
con, Ba thương con, Bốn phương trời, Năm anh em trên một chiếc xe tăng.
 Cả lớp cùng hát và lần lượt truyền bút cho nhau. Mỗi bạn giữ bút tối đa 2 giây.
Hết mỗi bài hát bút ở tay ai thì người đó sẽ đứng lên trên trước lớp.
 GV giới thiệu bài học “Có ăn bớt phần cơm của con không?”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.16).
 HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Có ăn bớt phần cơm của con không?”

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.17, 18).

 GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
Các chú xem đấy, mới có từng này cán bộ mà đã tham ô, lãng phí như vậy, thử
hỏi nếu cán bộ trong toàn quân, toàn quốc cũng phạm khuyết điểmnhư các chú ở đây
thì thiệt hại cho công quỹ của Nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu.
1, Bác đã so sánh nạn tham ô, lãng phí giống như sâu mọt đục khoét của cải của nhân
dân.
Tác hại: Làm vẩn đục chế độ tốt đẹp của chúng ta, đến đạo đức của người cán bộ
Đảng viên.
2, Để mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí là một tệ nạn, một thói xấu.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.18) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
GV: Nguyễn Thị Quyên

14


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có
nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 10 phút.
 Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm
được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm
lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...)
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
 GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.


Gợi ý trả lời:
1, Không tham ô, lãng phí của cải của nhân dân, hãy yêu thương nhân dân như con
mình.
2, Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ
của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để hăng hái thi đua
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống nhân
dân.
 Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân.
 Giúp chính quyền ta trở thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng
đáng với lòng tin tưởng và sự hi sinh của chiến sĩ và đồng bào.
* GV cho cả lớp nghe bài hát “Bên ta như có Bác” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.18, 19).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
- Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh,
hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Ý nghĩa và tác dụng:
+ Làm con người thanh thản.
+ Nhận được sự tin cậy, quý trọng.
+ Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
1, Liêm khiết: a, b, d. Không liêm khiết: c, e, f.
2, b.
GV: Nguyễn Thị Quyên

15



Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
3, – Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
 Đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết.
 Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết.
 Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập

tốt, dựa vào sức mình; kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao bằng chính sức lực của
mình.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.19).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS). Mỗi nhóm có nhóm trưởng
và thư kí, GV quy định thời gian thảo luận.
 Thảo luận câu 5 (tr.19) vào giấy A4 trong 5 phút. Sau đó các nhóm trình bày
trước lớp.Thảo luận câu 6 về xây dựng thông điệp hoặc vẽ áp phích vào giấy A3 để nói
về tính liêm khiết trong 15 phút. Sau đó các nhóm treo sản phẩm lên bảng lớp và trình
bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm HS và GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các
nhóm. GV sẽ lựa chọn 1, 2 sản phẩm tốt nhất để treo trong lớp.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
 GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:

+ Qua câu chuyện “Có ăn bớt phần cơm của con không?”, Bác đã dạy cho chúng ta
điều gì?
+ Mỗi HS muốn trở thành người liêm khiết cần phải làm gì?
 GV gọi HS trả lời.
 GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi

hoạt động.

* Gợi ý cho người sử dụng
GV tổ chức trò chơi thi tìm câu ca dao, tục ngữ nói về sự liêm khiết để củng cố và tổng
kết bài học. (Ví dụ: Đói cho sạch, rách cho thơm; Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô,
tư; Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo,...)

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
GV: Nguyễn Thị Quyên

16


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Ký duyệt giáo án tháng 12
Ngày ….. tháng …..năm ……..

Ngày soạn: 06/ 01 / 2019

Bài 5

CHÚ LÀM CHỦ TỊCH ĐỂ BÁC LÀM THỨ TRƯỞNG
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Cao – thấp – dài – ngắn
 Cách chơi: Quản trò quy ước các động tác:
“Cao – thấp”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều cao.
“Dài – ngắn”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều ngang.
Quản trò yêu cầu người chơi chỉ làm theo những gì mình nói, không làm theo động tác

của quản trò. Quản trò hô và thay đổi cử điệu và ngược lại với lời hô để dụ người chơi.
Quản trò nên cho người chơi nháp một vài lần rồi mới bắt đầu.
 GV giới thiệu bài học “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ trưởng”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.21).
 HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ

trưởng”.
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.21, 22).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1, Cách mạng chưa thành công hoàn toàn. Mới chỉ là thắng lợi một bước quan trọng, để
chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, phức tạp hơn. Giành được chính quyền đã quan
trọng, nhưng bảo vệ được chính quyền còn khó khăn hơn, xây dựng đất nước phồn vinh
còn quan trọng, khó khăn gấp bội, ta cần cố gắng, hi sinh nhiều hơn.
2, Đồng chí Vũ là người thẳng thắn. Đồng chí Vũ đã so sánh mình với mấy anh tiểu tư
GV: Nguyễn Thị Quyên

17


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
sản, trí thức, quan lại cũ.
 Đồng chí Vũ không đồng ý với chức vụ mới được phân công.
3, Sau khi nói chuyện với Bác xong, thái độ của đồng chí Vũ im lặng
ra về.
4, Thái độ của Bác thông cảm, bao dung, nhẹ nhàng giải thích cho những cán bộ có tư
tưởng hưởng lạc, cầu an.

Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.22).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS). Thời gian thảo luận 25
phút.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp.
+ Các nhóm thảo luận và viết lại đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; phân vai
và tập lời thoại, diễn tả hành động, thái độ của Bác và đồng chí Vũ. Sau đó các nhóm
biểu diễn trước lớp.
 Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.
Gợi ý trả lời:
1, Trong cuộc sống không nên ghen tị, so bì với người khác.
2, HS viết đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; HS đóng vai, trình bày trước lớp.
GV cho cả lớp nghe bài hát “Vâng theo lời Bác” trước khi chuyển sang Hoạt động
3.Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.22).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Biểu hiện của hành vi so bì, ghen tị:
 Khó chịu khi thấy ai đó hơn mình.
 Luôn soi mói và so sánh với người khác.
 Ghen ghét, nói xấu người khác.
 Tập trung vào những mặt không tốt của người khác.
 Không công nhận thành quả của người khác.

Ví dụ:
 Trong lớp có một HS có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng


nói gió là bạn ấy khéo làm quen với các thầy, các cô.
GV: Nguyễn Thị Quyên

18


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
 Thấy bạn có đồ mới hợp thời trang, người đố kị sẽ nói: “Cũng bình thường thôi
mà.”
Mỗi HS tự nêu cách cư xử.
2, Đó là những người luôn tin vào bản thân và kiên trì, biết quản lí tốt những cảm xúc
của mình; biết dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những điều tốt đẹp; biết
yêu thương và chăm sóc bản thân. Họ là những người có lòng cao thượng, rộng rãi, biết
vui với thành công của người khác.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.23) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:

GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm
có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.

Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng về
cách giải quyết, thư kí tổng kết, ghi lại kết quả thảo luận vào giấy A0.

Hết thời gian thảo luận các nhóm dán sản phẩm của nhóm lên tường xung
quanh lớp học như triển lãm tranhHS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình
luận hoặc bổ sung.
 GV và HS đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:

1, – Ghen tị là một đức tính xấu của con người. Những người có thói ghen tị thường tỏ
ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.
 Tác hại của thói ghen tị:
+ Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của
chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái.
+ Cản trở con người phát triển tài năng, năng lực.
+ Ghen tị không những không ích lợi gì cho bản thân mình mà còn gây hại cho cuộc
sống của mình.
 Bài học:
+ Những điều tốt đẹp hay quyền lợi mà người kia đang có không phải là điều gì đó
quá to tát giữa thế giới rộng lớn này; thay vào đó, hãy tập trung nghĩ về những điều tích
cực và thiết thực trong tầm quản lí của chính mình (một kỉ niệm đẹp, những công việc
thú vị bạn sắp hoàn thành,…) hoặc chuyển qua hoạt động khác.
+ Tự nhắc nhở bản thân về những ưu điểm và lợi thế của chính mình.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá
 GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:

GV: Nguyễn Thị Quyên

19


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
+ Qua câu chuyện “Chú làm Chủ tịch, để Bác làm Thứ trưởng”, em học
được điều gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần làm gì để loại bỏ thói ghen tị?
 GV gọi HS trả lời.
 GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi

hoạt động.

* Gợi ý cho người sử dụng
Câu 3, phần Thực hành – ứng dụng, GV có thể tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 1
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

20


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Ngày so¹n: 06/ 02 / 2019

Bài 6

CHÚ ĂN NO MỚI CÀY ĐƯỢC, SAO ĐỂ TRÂU GÀY ĐÓI THẾ?
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Bắt cá
 Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò chọn ra 3 – 5 cặp làm
“lưới bắt cá” (tuỳ theo số lượng người chơi nhiều hay ít). Các cặp này đứng cách
đều nhau. Từng cặp đối mặt, nắm tay nhau, hai cánh tay giơ cao ngang đầu. Giữa
hai người chừa một khoảng trống cho một người chui lọt. Những người còn lại
nắm tay thành vòng tròn, không được rời tay nhau, di chuyển liên tục dưới các

“lưới bắt cá” vừa đi vừa hát những bài hát về Bác Hồ (Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
hơn chúng em nhi đồng, Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả,...).
Khi nghe người quản trò thổi còi hoặc hô sập, các “lưới bắt cá” chụp xuống để
bắt những con cá đang di chuyển bên dưới.
 GV giới thiệu bài học “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.25).
 HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú ăn no mới cày được,

sao để trâu

gày đói thế?”
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.25, 26).
 GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Khi đến nơi xã viên đang gặt lúa, Bác nhìn thấy ông Nguyễn Hữu Uy và Nguyễn
GV: Nguyễn Thị Quyên

21


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
Đức Lân đang cày dưới ruộng, ông Uy cày một con trâu trông rất gày.
2, Khi Bác đến chỗ hai người nông dân đang cày ruộng, Bác hỏi họ: “Chú đã ăn cơm
chưa?”.
 Bác hỏi như vậy vì Bác trông thấy con trâu rất gày.
 Thái độ của ông Uy lúng túng, ngượng ngùng.


3, Bác khuyên hai người nông dân cần phải chăm sóc tốt con trâu thì mới có đủ sức cày
sâu bừa kĩ, mới sản xuất được ra nhiều lúa gạo cho dân ta ấm no, nước ta giàu mạnh.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.26) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có
nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
 Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm
được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các
nhóm lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
 Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
 GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.

Gợi ý trả lời:
1, Đối với người nông dân, con trâu là phương tiện gần gũi và quan trọng nhất trong sản
xuất nông nghiệp nên nó được coi là yếu tố tiên quyết tạo nên sự giàu có cho mỗi gia
đình.
2, Ý nghĩa câu chuyện: Học tập lối sống biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, mọi
vật xung quanh.
GV cho cả lớp nghe bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” trước khi chuyển sang
Hoạt động 3Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng
Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.26).
 GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:
1, Thờ ơ là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới ai, không hề có chút tình cảm
gì.

 Tác hại của sự thờ ơ: sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và làm việc của mỗi
GV: Nguyễn Thị Quyên

22


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
cá nhân. Một HS nếu hằng ngày đến lớp chỉ biết chỗ ngồi của mình mà thờ ơ với bạn
bè, trường lớp thì cũng khó mà học tốt vì không được sưởi ấm bởi niềm vui và tình cảm
chân thành của thầy cô, bè bạn.
 Mỗi HS cần phải học tập và tu dưỡng đạo đức. Hãy biết đồng cảm với mọi
người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái!
Hãy yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính
bản thân mình! Chúng ta hãy sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế và hăy
luôn nhớ rằng mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng
nhân ái. Tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã
hội rộng lớn… Chúng ta hãy sống theo quan điểm đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy và nêu gương sáng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi
kịch của số phận sẽ lùi xa.
2, HS tự làm.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.27).
Tổ chức thảo luận:
 GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có
nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 25 phút.
 Các nhóm thảo luận câu 3 (tr.27) vào giấy A4. Thống nhất ý kiến trong nhóm.
(Ví dụ: Trong cuộc sống hiện đại, thái độ lạnh nhạt thờ ơ ngày càng nhiều, diễn ra ở
nhiều nơi: trong gia đình, ngoài xã hội... Cần phải thể hiện thái
độ không đồng tình, cần phải phê phán để giúp người khác nhận biết thờ ơ là tính xấu
cần phải loại bỏ. Vì vậy phê phán thái độ thờ ơ đối với con người quan trọng và cần

thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết). GV tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm.
Các nhóm khác và GV đánh giá, nhận xét.
 Thảo luận câu 4 (tr.27) vào giấy A3: HS đưa ra khẩu hiệu (slogan), tranh vẽ có
kèm thông điệp phê phán thái độ thờ ơ của nhóm mình. Các nhóm thống nhất ý kiến.
Sau đó, treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp và trình bày ý tưởng của nhóm. Các
nhóm khác và GV đi quan sát, đánh giá, nhận xét. GV và HS sẽ bình chọn một số sản
phẩm có nội dung và hình thức trình bày tốt nhất để treo trong lớp học.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
 GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:

+ Qua câu chuyện “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”.
Em học được bài học gì?
+ Mỗi HS cần làm gì để loại bỏ căn bệnh thờ ơ?
GV: Nguyễn Thị Quyên
23


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8
 GV gọi HS trả lời:
 GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi

hoạt động.
* Gợi ý cho người sử dụng
 GV cho HS treo các sản phẩm của các nhóm lên các vị trí dễ quan sát trong lớp

như bảng phụ, tường,... Sau mỗi tuần hoặc tháng sẽ đánh giá HS trong nhóm,
trong lớp đã thực hiện theo các bản cam kết chưa.

Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...
Ký duyệt giáo án tháng 2
Ngày ….. tháng …..năm ……..

GV: Nguyễn Thị Quyên

24


Giáo án Tư tưởng - đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh 8

Ngày soạn: 06/ 03 / 2019

Bài 7

NGƯỜI CÔNG GIÁO GHI ƠN BÁC
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Con thỏ
 Cách chơi: Khi quản trò nói “con thỏ” – người chơi đưa tay phải lên cao. Khi
người nói “con thỏ ăn cỏ” – người chơi đưa tay phải xuống các ngón tay chụm lại vào
lòng bàn tay trái. Khi quản trò nói “con thỏ uống nước” – người chơi đưa tay phải lên
chụm vào sát miệng, đầu ngửa ra phía sau một chút. Khi quản trò nói “con thỏ vào
hang” người chơi đưa tay phải lên, ngón tay chụm lại đặt sát vào tai. Khi quản trò nói
“con thỏ đi ngủ” – người chơi đưa tay phải lên chụm vào sát mắt.
Lưu ý: Quản trò có thể nói một kiểu làm một kiểu khác để đánh lừa người chơi.
 GV giới thiệu bài học “Người công giáo ghi ơn Bác”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
 GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.29).

 HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Người công giáo ghi ơn Bác”.

Hoạt động cá nhân:
 GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.30) phần.
 GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
 Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
1, Linh mục Ngọc đảm đương công việc của nhà chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách
nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ
GV: Nguyễn Thị Quyên

25


×