I. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài:
Đương thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“ Một năm khởi đầu từ mùa xuân
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa
của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, đại nghĩa”. Người để lại
cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Vì vậy
việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống phong cách Hồ Chí Minh là
việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là
nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh
tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Với mục đích tiếp tục nâng cao nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội
và tư tưởng, hành động cho toàn Đảng, toàn dân, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính
trị Trung Ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó nhằm
tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng hơn nữa đối với việc “tích cực
học tập, nỗ lực làm theo”, thực hành tu dưỡng, rèn luyện nâng cao đạo đức cách
mạng, đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực ….. gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết
các vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, của cơ quan, trong đó có các
trường học.
Đối với các nhà trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
là làm tốt công tác giáo dục học sinh bởi các em chính là “chủ nhân tương lai”
của đất nước nhà. Khi Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì hơn bao giờ hết,
những thế hệ trẻ càng trở nên quan trọng và đã được thừa nhận là nhân tố quyết
định chủ yếu đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong việc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì cần phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn
diện cả về thể chất, tri thức..và đạo đức, đúng như Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn
Đảng, toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết”. Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ phải coi trọng việc
xây dựng và hoàn thiện nhân cách của người Việt Nam. Do vậy, nhiệm vụ giáo
dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ lớn lao
và cao cả đối với mỗi thầy, cô giáo.
Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường
đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh,
lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực dẫn tới học
tập sa sút, một số em học đòi theo những thanh niên đã bỏ học, tụ tập nhậu nhẹt,
sa sút về lý tưởng, đạo đức, lối sống,…….. Bên cạnh đó cũng có không ít phụ
huynh mải mê lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái mà chỉ phó mặc
cho giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức các em. Thực trang đó
1
càng làm cho vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành một trách nhiệm
lớn đối với mỗi nhà trường.
Ở nhà trường THPT hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh
niên đã được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy thế, nhận thức và
bản lĩnh chính trị của một bộ phận đoàn viên thanh niên còn hạn chế, một bộ
phận không nhỏ đoàn viên ngại tham gia hoạt động do đoàn tổ chức, khả năng tự
đề kháng của đoàn viên trước các vấn đề xã hội còn yếu. Trong khi, tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng có nhiều vấn đề phức tạp mà đoàn viên thanh
niên cần phải đối diện và vượt qua.
Đặc biệt Trường THPT Lam Kinh chúng tôi đóng lên địa bàn Thị trấn Lam
Sơn, huyện Thọ Xuân – Nơi có khu công nghiệp Lam Sơn (Khu công nghiệp
phía tây tỉnh Thanh Hóa). Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tinh tế thì
vấn đề thử thách của Đoàn viên thanh niên trước cám dỗ của tệ nạn xã hội, của
lối sống “Công nghiệp”…. càng trở thành một thử thách to lớn. Nhiệm vụ giáo
dục đạo đức cho đoàn viên thanh niêng càng trở nên nặng nề và cấp bách.
Là một ủy viên ban chấp hành chi bộ, được giao nhiệm vụ quản lí công tác
thanh niên toàn trường, cá nhân tôi đã thực sự trăn trở làm thế nào để giáo dục
đạo đức có hiệu quả cho Đoàn viên thanh niên ở nhà trường THPT? Thiết nghĩ
đây cũng là trăn trở của nhiều giáo viên tâm huyết với nghề. Từ trăn trở lớn đó,
cùng với sự nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của cuộc vận động toàn dân học tập
và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi chọn
đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho Đoàn viên ,
thanh niên trường THPT Lam Kinh qua học tập và làm theo “Tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để
nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn công tác Đoàn ở trường Trung học phổ thông
lam kinh. Qua đó sẽ rút ra những kinh nghiệm cho cá nhân và đồng nghiệp cùng
tham khảo. Hy vọng qua đó sẽ góp phần giáo dục Đoàn viên thanh niên thấm
nhuần tư tưởng đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đối với giáo viên: Nhằm giúp cho giáo viên, nhất là giáo viên đang trực
tiếp làm công tác Đoàn ở trường THPT một số sáng kiến riêng trong việc tổ
chức hiệu quả giáo dục đạo đức cho Đoàn viên Thanh niên thông qua việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Đối với Đoàn viên thanh niên học sinh: Đây là một số biện pháp quan
trọng giúp các em nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó để ra sức học tập và rèn luyện vì tương lai,
trở thành những công dân có ích trong xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài sang kiến kinh nghiệm này, cá nhân tôi đã thực hiện
kết hợp các phương pháp như sau:
2
- Phương pháp tham khảo: Kinh nghiệm thực tiễn của đồng nghiệp, sách;
báo; tạp chí, Chỉ thị 05 và Nghị quyết của Đảng, các bài tham luận trên
Internet.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập và rèn luyện của
Đoàn viên thanh niên học sinh.
- Phương pháp điều tra: Tiếp cận trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ
môn, học sinh, cha mẹ học sinh, ……
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo các báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường, của Đoàn.
+ Tham chiếu kết quả đạo đức của Đoàn viên thanh niên qua các năm học.
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp giáo dục đạo đức cho Đoàn viên , thanh niên
trường THPT Lam Kinh qua học tập và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” qua hai năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm và chức năng của đạo đức
a.Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi
ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và
người và con người với tự nhiên.
b.Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một
mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động
tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức
năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo
đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
2.1.2.Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho Đoàn
viên thanh niên học sinh ở trường THPT:
a. Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức ở trường THPT là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến Đoàn viên thanh niên học sinh, nhằm giúp cho nhân cách mỗi học
sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực
trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá
nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.Vì Hồ Chủ Tịch
đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì
có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh ở trường THPT còn
3
có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên, trong mọi tình huống chứ
không phải chỉ thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp bách.
b. Đặc điểm
Giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh ở trường THPT không
chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là
kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế
của học sinh.
Quá trình giáo dục đạo đức không chỉ được tiến hành bằng các giờ học trên
lớp thông qua các môn học mà còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
Việc giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh đòi hỏi người
thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm - Sinh - Lý lứa tuổi của Đoàn viên thanh,
nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động
thích hợp.
Giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh là một quá trình lâu
dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều
lần. Như lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách
mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn
hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải
có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
( Trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
2.1.3. Tư tưởng cốt lõi về giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho
dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến
trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ
đoàn viên, thanh niên - lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân
tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Điều tâm đắc lớn nhất trong những lời dạy của Bác đối với cuộc vận động
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người hiện
nay đó là: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa
"chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cấp
thiết.
Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt,
mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Hiện nay để lực lượng thanh niên thực hiện tốt Cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chúng ta cần trang bị cho đoàn viên thanh niên về thế giới quan duy vật, nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa nhằm giúp họ nhận thức đúng về vai trò của mình
mà có tư tưởng, hành động cách mạng tiến công, từng bước hình thành, hoàn
thiện và phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong trường học phổ thông, một trong những nội dung quan trọng về
đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường chất lượng giáo dục cho
Đoàn viên thanh niên học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật
giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng để có được kết quả
giáo dục tốt trong nhà trường, giáo viên ngoài việc quản lí, giảng dạy kiến thức
cho Đoàn viên thanh niên học sinh, còn phải giáo dục đạo đức cho các em. Đây
là một nhiệm vụ khó và rất quan trọng.
Trong nhiều năm qua, trước sự phát triển không ngừng của khoa học công
nghệ và chủ trương xã hội hóa giáo dục, đội ngũ giáo viên không ngừng được
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có cả công tác Đoàn thanh niên.
Nhưng do cán bộ Đoàn ở các trường THPT chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, ít
được đào tạo nghiệp vụ Đoàn, số tiết dành cho giáo viên là cán bộ Đoàn lại còn
hạn chế, chưa tương xứng với công sức mà giáo viên đầu tư vào công tác Đoàn.
Do đó việc giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh nhiều khi chưa
được đầu tư tâm huyết để tìm ra phương pháp giáo dục khoa học, sáng tạo và
thích hợp.
Hơn thế, do tác động của cơ chế hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn
làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc
bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy,
phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức,
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận Đoàn viên thanh niên
có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc,
kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém
phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Thực trang
đó dẫn tới những hạn chế trong đạo đức của Đoàn viên thanh niên.
Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục, trong nhiều năm
qua, nhà trường THPT đã có nhiều biện pháp đổi mới trong giáo dục đạo đức
cho Đoàn viên thanh niên. Nhưng việc giáo dục từ tư tưởng đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho Đoàn viên thanh niên còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do
Đoàn viên thanh niên chưa hiểu nhiều về tư tưởng đạo đức, phong cách của Bác,
chưa được áp dụng các biện pháp lồng ghép hiệu quả và khoa học…Thực trạng
đó đã dẫn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên học sinh
chưa cao. Kết quả xếp loại đạo đức cho Đoàn viên thanh niên còn thấp.
*Kết quả cụ thể về xếp loại đạo đức Đoàn viên thanh niên những năm vừa
qua như sau:
Tốt
Khá
Trung bình Yếu, kém
Tổng số
Năm học
Số
Số
Số
Số
học sinh
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
2014-2015
1036
360
34, 385
37, 208
20, 83
8,1
7
1
1
2015-2016
1047
372
35, 394
37, 202
19, 79
7,6
5
6
3
5
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho Đoàn viên,
thanh niên trường THPT Lam Kinh qua học tập và làm theo “Tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
2.3.1. Trước hết, cần tuyên truyền, phổ biến và xây dựng kế hoạch về học tập
và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh các tới tất cả Đoàn
viên thanh niên trong nhà trường.
2.3.1.1. Các nội dung Đoàn viên thanh niên cần việc học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nội dung tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đối với Đoàn
viên thanh niên được thể hiện như sau:
a. Yêu cầu về tư cách của Đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Với ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ các mặt
của nó mà chủ tịch Hồ Chí Minh hay nêu:
- Một là, đoàn viên, thanh niên phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý
tưởng của Đảng, của dân tộc. Đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ đó mà Lý Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của
thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào
khác!”.
Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước
những khó khăn trước mắt, luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng
tới tương lai tốt đẹp hơn.“Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào
núi và lắp biển; Quyết chí ắt làm nên”.
- Hai là, người đoàn viên, thanh niên phải đặt quyền lợi của Đảng, của
Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì
Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên, Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân,
lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá,
chính trị của nhân dân.
- Ba là, người đoàn viên, thanh niên phải có một đời tư trong sáng, phải
là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Điểm nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí
Minh so với nhiều danh nhân khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc
đời của Người là tấm gương sáng về đạo đức. Sức mạnh của đạo đức đã lan tỏa,
thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh
hằng của văn hoá trong các thế hệ các dân tộc ở trên đất nước Việt Nam. Người
đoàn viên, thanh niên, ngoài việc phải hoàn thành tốt công việc chung của Đảng
đã được phân công, lại phải còn là một thành viên tốt của gia đình, là một người
công dân tốt, kiểu mẫu.
b. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đoàn viên thanh niên trong giai đoạn
hiện nay:
- Trước hết, đoàn viên, thanh niên phải có đạo đức cách mạng. Đây là yêu
cầu “gốc”, “nguồn” đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu. Người đoàn viên,
thanh niên phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với
Tổ quốc, “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu
mạnh, đồng bào sung sướng”. Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi đoàn viên,
thanh niên phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được
6
giao, kể cả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kể cả khi thời
bình, xây dựng đất nước; khi gặp thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự
mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; “vô
luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi”; phải luôn luôn có ý thức
và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc.
- Hai là, về năng lực, đoàn viên, thanh niên phải có năng lực lãnh đạo, tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể nhân dân. Muốn thế, phải “chuyên”. Đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể chỉ biến thành hiện thực trong
cuộc sống.
c. Nội dung cơ bản của việc đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên thanh niên đối với
hiện tại nhằm thực hiện tốt lời dạy của Người.
- Trước hết, việc nâng cao phẩm chất cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh
niên. Vấn đề này bao gồm: Nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng hình thành
lập trường, quan điểm, tư tưởng vững vàng, kiên định trước mọi khó khăn, thách
thức, hình thành bản lĩnh chính trị cho từng đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng về việc làm của mình.
Người chỉ rõ: "Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
+ Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp.
+ Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện "Đâu cần thanh niên có,
việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
+ Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự
phụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không
phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì
lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?
- Hai là, nâng cao trình độ nói chung cho cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh
niên. Vấn đề này bao gồm:Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
phải ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Người cho
rằng, "Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục
và thể dục".
- Ba là, nâng cao năng lực cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Vấn đề
này bao gồm: Năng lực tư duy lý luận, năng lực chuyên môn phải thông thạo,
phải giỏi, năng lực tổ chức, lãnh đạo và vận động quần chúng phải nhạy bén....
- Bốn là, đoàn viên, thanh niên không chỉ học tập ở giá trị tư tưởng và đạo
đức mà còn học tập cả phong cách của Bác. Nó chuyển từ ý thức sang hành
động thực tiễn, chuyển từ lý luận sang thực tiễn và phong cách Hồ Chí Minh
chính là con người Hồ Chí Minh. Phong cách của Bác trên rất nhiều phương
diện nhưng đoàn viên, thanh niên có thể tập trung vào 3 điểm cốt lõi:
+ Một là, phong cách tư duy, Bác là một nhà tư tưởng nên tư duy là hình
thái để dẫn đến tư tưởng. Phong cách tư duy của Bác rất đáng học, noi theo.
7
+ Hai là phong cách hành động, hoạt động mà hoạt động của Bác hầu
như bao trùm mọi lĩnh vực.
+ Thứ ba là phong cách ứng xử
Ba nét rất quan trọng, thâu tóm lại ở 3 chiều cạnh: Tư duy, hành động và
ứng xử mà nó đều hội tụ vào chuẩn mực văn hóa; văn hóa ở đời và làm người.
Phong cách Hồ Chí Minh lấp lánh cả ánh sáng trí tuệ, là triết học, sâu thẳm về
mặt triết lý.
Như vậy, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đoàn viện,
thanh niên là kho tàng lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc. Đoàn viên thanh
niên nói chung và Đoàn viên thanh niên trường THPT Lam Kinh nói riêng cần
ra sức học tập và làm theo đạo đức, phong cách của Bác để tu dưỡng đạo đức và
rèn luyện nhân cách tốt.
2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch:
Dưạ trên yêu cầu, nhiệm vụ năm học cùng với chỉ tiêu mà nhà trường định
hướng, kết hợp với kết quả nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm đạo đức nhân cách
của Đoàn viên thanh niên và quan trọng là mục tiêu chung của Đoàn trường. Từ
đó Đoàn thanh niên cùng phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục
đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua học tập và làm theo tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Kế hoạch này nên xây dựng từ đầu năm học và theo
các chủ đề hoạt động theo tháng, đặc biệt là các ngày lễ lớn về Đảng cộng sản và
chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm học 2016 – 2017 là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn dân thực hiện Chỉ
thị số 05 - CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”. Tại trường THPT lam Kinh, kế hoạch giáo dục đạo đức
cho Đoàn viên thanh niên theo chỉ thị về học tập và làm theo tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh được xây dựng như sau:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Hình thức
Đối tượng
Các bài học đầu tiên của ĐVTN
Sinh
hoạt Đoàn viên
Tháng 10/ 2016
về tư tưởng đạo đức, phong cách
tập thể
thanh niên
Hồ Chí Minh
Đoàn viên, thanh niên với Đảng
Đoàn viên
Tháng 2/2017
Ngoại khóa
cộng sản Việt Nam
thanh niên
Đoàn viên thanh niên lập thân
Đoàn viên
Tháng 3/2017
lập nghiệp theo tấm gương Chủ Ngoại khóa
thanh niên
tịch Hồ Chí Minh
Đoàn viên Thanh niên với Bác
Đoàn viên
Tháng 5/2017
Ngoại khóa
Hồ
thanh niên
Với kế hoạch được xây dựng cụ thể và khoa học, việc giáo dục đạo đức
cho Đoàn viên thanh niên theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ
được thực hiện có hiệu quả.
2.3.2. Sử dụng đa dạng và hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức theo “tư
tưởng đạo đức, phong cách” của Hồ Chí Minh cho Đoàn viên thanh niên.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua
việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa
8
vô cùng quan trọng. Tuy vậy, việc tiến hành các hoạt động giáo dục phải theo
nhiều hình thức đa dạng, thiết thực và khoa học. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi
xin giới thiệu các hình thức giáo dục kết hợp tiêu biểu sau đây:
2.3.2.1. Phối hợp với Ban chuyên môn nhà trường xây dựng các nội dung
môn học có thể lồng ghép giáo dục “ Tư tưởng đạo đức, phong cách”của Hồ
Chí Minh cho hoc sinh - Đoàn viên thanh niên:
Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nên thực hiện lồng ghép từ các môn
học trong trường THPT. Kiến thức các môn học có thể tích hợp nội dung này là:
a.Lịch Sử:
+ Tiết 34 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt nam thời phong kiến,
SGK Lịch sử 10.
+ Tiết 31 - Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt nam từ đầu thế kỉ
XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất- SGK Lịch sử 11.
+ Tiết 18, 19 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1925 đến
năm 1930 - SGK Lịch sử 12.
b.Ngữ Văn:
+ Tiết 67 - 68- Đọc văn "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" - Thân Nhân
Trung. SGK Ngữ văn lớp 10 (tập một – Ban CB).
+Tiết 71 - Đọc văn (đọc thêm) - "Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn" Ngô Sĩ Liên. SGK Ngữ văn lớp 10 (tập 2 – Ban CB).
+ Ngữ văn địa phương Thanh Hóa - tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT.
c. Giáo dục công dân:
+ Tiết 16 – Ngoại khóa giới thiệu tác phẩm “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh – GDCD lớp 10.
+ Tiết 15,16 - Bài 8: Chủ nghĩa xã hội – GDCD lớp 11.
+ Tiết 7, bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật – GDCD lớp 12.
d. Giáo dục quốc phòng.
+ Tiết 1 – 6, Bài 1. Truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam –
Giáo dục quốc phòng lớp 12
+ Tiết 29, 30, 31- Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ
quốc – – Giáo dục quốc phòng lớp 12.
e. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Tiết 1, 2; chủ đề “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước”- Khối 10,11,12.
+ Tiết 7, 8; chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”Khối 10,11,12.
+ Tiết 11, 12; chủ đề “ Thanh niên với lý tưởng cách mạng”- Khối 10,11,12
Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các bài giảng trên lớp
ở các môn học ở trường THPT là chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo gắn với
việc thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ chính trị Trung ương Đảng về “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây là biện
pháp thiết thực hàng đầu để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách thuyết phục
và hiệu quả nhất.
9
Tuy nhiên, tùy vào kiến thức ở tưng môn học khác nhau, mỗi giáo viên có
cách trích dẫn tư tưởng, quan điểm hoặc nêu gương đạo đức của Hồ Chí Minh
tùy vào từng mục đích của giáo viên cụ thể. Tuy nhiên, ở mức khái quát cao
nhất, theo kinh nghiệm bản thân, có thể tích hợp các mảng đề tài theo phần nội
dung lớn như đã xây dựng ở các môn học nêu trên.
2.3.2.2.Đổi mới và nâng cao các hình thức sinh hoạt chủ chi đoàn, Đoàn
trường theo chủ đề học tập và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh”.
Đổi mới và nâng cao các hình thức sinh hoạt chủ chi đoàn theo hướng
nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên với
phong trào xây dựng trường học thân thiện của ngành giáo dục, đầu tư nghiêm
túc khi thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.. Củng cố, nâng cao và đổi mới hình thức hoạt động của các chi
đoàn. Đặc biệt quan trọng là khâu chất lượng sinh hoạt đoàn theo định kỳ. Có
thể nói, sinh hoạt chi đoàn là khâu trọng yếu của công tác đoàn trong trường học
hiện nay. Để thực hiện tốt điều này, cần tăng cường việc tập huấn nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ đoàn của các chi đoàn. Đồng thời tạo ra sân chơi lành mạnh cho
Đoàn viên thanh niên bằng các hoạt động văn hóa thể dực thể thao.
Đồng thời tăng cường phát hiện, nêu gương, khen thưởng những học sinh
nghèo vượt khó học giỏi. Nhằm giá dục đoàn viên thanh niên có động cơ học tập
đúng đắn, có ý chí vươn lên.
Thêm đó tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng theo chủ đề, chủ điểm từng
tháng với nội dung: giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục truyền thống của Đoàn và
truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nhà trường, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành
niên cho học sinh. Nhằm đẩy mạnh công tác ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống
các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường thông qua việc thành lập và sinh hoạt các
câu lạc bộ: phòng chống HIV-AIDS, ma túy; tuyên truyền pháp luật, luật an toàn
giao thông; sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên làm theo lời Bác…
Để đạt được kết quả trong việc thực hiện các giải pháp trên, Đoàn trường cần
tận dụng sự ủng hộ của Chi ủy, của Ban giám hiệu; đặc biệt là biết phát huy sức
mạnh tập thể, xây dựng được một đội ngũ ban chấp hành đoàn trường những
đoàn viên có tâm, có tài.
2.3.2.3. Đa dạng hóa hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ đề học tập
và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho Đoàn viên
thanh niên.
Để sinh động hóa và nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho Đoàn
viên thanh niên, việc tiến hành các hình thức hoạt động ngoại khóa qua việc học
tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Tuy vậy, việc tiến hành các hoạt động ngoại khóa phải theo nhiều
hình thức đa dạng, thiết thực và khoa học thông qua các buổi sinh hoạt chủ
nhiệm tại lớp: sinh hoạt 10 phút đầu giớ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt theo chủ
đề…
Đoàn thanh niên nên phối hợp với Nhà trường, các tổ chức Đoàn thể trong
nhà trường, tổ chức xen kẽ vào buổi sinh hoạt dưới cờ với nội dung giáo dục
10
theo nhiều hình thức: hái hoa dân chủ, thi tìm hiểu ….Đặc biệt còn có thể tổ
chức các buổi ngoại khóa với các chủ đề: “Nội dung tư tưởng đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh?”, “Đoàn viên thanh niên học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?”,….
Tuy nhiên qua thực tiễn tiến hành ngoại khóa chuyên đề tư tưởng đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh cho Đoàn viên thanh niên, cá nhân tôi nhận thấy rằng
để tiến hành một tiết ngoại khóa có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Đảm bảo tình khả thi: Ngoại khóa phải phù hợp với khả năng hiểu biết của
đa số học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp. Các em cảm
thấy thích thú với giờ ngoại khóa.
- Tăng cường sự tham gia và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh. Giải đáp thắc mắc của các
em cho thỏa đáng.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, làm cho giờ ngoại khóa trở nên sinh
động, hấp dẫn.
- Chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi ngoại khóa: Nội dung chương trình, khách mời,
tổ chức, cơ sở vật chất…
Thêm đó, việc tiến hành ngoại khóa chuyên đề tư tưởng đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh cho Đoàn viên thanh niên nên gắn với các chủ đề lớn của
theo thời gian lịch sử của dân tộc như: Hồ Chí Minh với sự thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam (tháng 2); Bác Hồ với Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh
(tháng 3); Thanh niên với Bác Hồ (Tháng 5), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh
giành độc lập trong cách mạng tháng Tám năm 1945 (Tháng 8), ………..
Hình thức tiến hành ngoại khóa nên tiến hành đa dạng như:
- Tổ chức các cuộc thi “Thanh niên làm theo lời Bác”, kể chuyện Bác Hồ, thi
tìm hiểu về Bác Hồ với Thanh Hóa và Thanh Hóa làm theo lời Bác…….
- Tổ chức dạ hội lịch sử, triển lãm học tập từ tư liệu, hình ảnh về thân thế, sự
nghiêp, tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Dạ hội lịch sử và triển lãm học tập là hoạt động ngoại khóa có tính chất
tổng hợp, thu hút tất cả học sinh Đoàn viên thanh niên trong trường tham dự.
Lực lượng tham gia gồm có hai nhóm: Một số ít là học sinh tham gia biểu diễn,
còn đông đảo học sinh là khán giả. Đối với cả hai nhóm đều có tác dụng củng
cố, làm sâu sắc, phong phú thêm các tri thức tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh, khơi dạy cho các em hứng thu học tập, óc thẫm mỹ sáng tạo. Nội
dung chủ yếu là sử dụng tài liệu thân thế, sự nghiêp, tư tưởng đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh tiêu biểu để tham gia những phần thi câu hỏi, thi hùng biện
về cách trình bày và trang trí về sản phẩm chuẩn bị về lịch sử, đan xen là biểu
diễn văn nghệ... Qua đó không những làm phong phú kiến thức lịch sử mà còn
rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, khả năng biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật
cho học sinh.
- Tổ chức thăm quan học tập và nói chuyện lịch sử tại nơi có di tích về Hồ chủ
tịch như: Lăng Bác Hồ, bảo tàng Hồ Chí Minh, phủ chủ tịch (Ở Hà Nội), quê
Bác (Ở Nghệ An)....đây là một hoạt động khó thực hiện đồng loạt cho đoàn viên
11
thanh niên do sự xa cách của di tích với trường học. Do vậy có thể tiến hành cho
các học sinh xuất sắc trong nhà trường. Việc tiến hành thăm quan phải tuân thủ
theo những yêu cầu, nội quy của buổi thăm quan, giáo viên cùng phối hợp với
cán bộ hướng dẫn viên di tích để trình bày, bổ sung những kiến thức phù hợp với
yêu cầu của bài học và đặc điểm nhận thức của học sinh. Trên cơ sở đó, dẵn dắt
cho học sinh nắm những vấn đề quan trọng. Việc tiến hành nên làm tốt công tác
phối hợp giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh đẻ tính an toàn và hiệu quả
được cao hơn.
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi xin giới thiệu giáo án chuẩn bị cho cuộc
thi tìm hiểu về tấm gương tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cho
Đoàn viên thanh niên mà tôi đã thực hiện ngoại khóa tại trường THPT Lam
Kinh sau đây:
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
"THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC”
A. MỤC TIÊU NGOẠI KHÓA:
* Kiến thức:
Sau khi học xong chủ đề này Đoàn viên thanh niên - học sinh cần đạt được:
+ Hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp, về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Nhận thức sâu sắc về phong cách của Bác.
+ Trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện tu dưỡng theo tư tưởng đạo đức
và phong cách của Hồ Chí Minh.
* Kĩ năng: Rèn luyện cho Đoàn viên thanh niên - học sinh các kỹ năng:
+ Quan sát, suy luận logic, phân tích và trình bày.
+ Hợp tác nhóm.
+ Vận dụng các kiến thức đã được học vào cuộc sống.
* Thái độ: Giáo dục học sinh:
+ Có ý thức và thái độ tích cực trân trọng tư tưởng đạo đức và phong cách của
Hồ Chí Minh.
+ Giúp học sinh đánh giá đúng vai trò của thanh niên trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
B. CHUẨN BỊ
* Giáo viên:
+ Giáo viên lên kế hoạch và xây dựng chi tiết nội dung ngoại khóa.
+ Máy chiếu, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint.
+ Ampli, hệ thống loa phát thanh của nhà trường, bảng chấm cho giám khảo.
+ Bản in 1060 phiếu điều tra để kiểm tra kiến thức của HS toàn trường sau khi
tham gia buổi học ngoại khóa.
* Học sinh: Chuẩn bị tốt cho buổi ngoại khoá:
+ Mỗi khối chọn ra 5 học sinh tham gia các đội chơi.
+ Học sinh tự tìm thêm các tư liệu liên quan đến các phần thi từ các nguồn tư
liệu trên Internet, SGK, ….
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động độc lập.
- Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
12
- Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp trực quan phát hiện
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động (15 phút)
Hoạt động của
Hoạt động của GV
Nội dung cần đạt
ĐVTN-HS
* Ổn định tổ chức.
* HS toàn trường - Mục đích của hoạt động:
* GV (người dẫn chương nhanh chóng ổn Thanh niên ý thức rèn
trình – MC) Tuyên bố lí định chỗ ngồi và luyện tu dưỡng theo tư
do, giới thiệu đại biểu, giữ trật tự.
tưởng đạo đức và phong
giới thiệu thành phần ban
cách của Hồ Chí Minh.
giám khảo và chương
- Hình thức tổ chức hoạt
trình hoạt động.
động: thi tìm hiểu kiến thức
* MC đặt vấn đề và giới
và thể hiện khả năng cá
thiệu 3 đội chơi.
* 3 đội thi đã được nhân thông qua 3 phần thi - Đội 1: khối 10
chọn lên sấu khấu Đại biểu: BGH nhà trường,
Nguyễn Sinh Cung;
lần lượt tự giới BCH Đoàn.
- Đội 2: khối 11
thiệu sơ qua về đội - Người dẫn chương trình:
Nguyễn Tất Thành;
chơi của mình và về ban giám khảo: các thầy cô
- Đội 3: khối 12
vị trí mà ban tổ thuộc các bộ môn Lịch sử,
Hồ Chí Minh.
chức đã sắp xếp.
Ngữ văn, GDCD.
Hoạt động 2:
Phần thi thứ nhất: Phần chào hỏi (Thời gian 20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
* GV thông qua thể lệ * 3 đội nắm vững được
Ba đội chơi thực hiện
của vòng thi thứ nhất thể lệ vòng thi thứ phần chào hỏi của mình:
(Phụ lục kèm theo).
nhất.
- Tiêu chí: đảm bảo
yêu cầu, dí dỏm, sáng
tạo....
* Ba đội lần lượt giới - Đội Nguyễn Sinh Cung
- Điểm tối đa cho mỗi thiệu về đội chơi theo
đội chơi là 30 điểm.
thứ tự bốc thăm. Mỗi
* Ban giám khảo theo đội có 5 phút cho phần - Đội Nguyễn Tất Thành
dõi phần thi chào hỏi thi chào hỏi giới thiệu
của 3 đội và chấm về đội chơi, về chủ đề
- Đội Hồ Chí Minh
điểm cho mỗi đội.
của hội thi.
* GV: Công bố điểm * HS ghi nhận điểm số
từng đội.
đã đạt được
Hoạt động 3:
Phần thi thứ hai: Phần thi hiểu biết: Trải qua 4 vòng thi (Thời gian 60
phút)
Vòng 1: Khởi động ( 20 phút):
Hoạt động GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
13
* GV thông qua
thể lệ của vòng
thi thứ hai (Phụ
lục kèm theo).
*GV đưa ra lần
lượt các câu hỏi
cho các đội thi trả
lời (15 câu hỏi
trong phần phụ
lục kèm theo đáp
án), nhận xét câu
trả lời của từng
đội là đúng hay
sai.
*Ban giám khảo
theo dõi phần trả
lời của các đội,
căn cứ kết luận
của người dẫn
chương trình và
các yêu cầu của
biểu chấm để cho
điểm.
*GV: Công bố
điểm từng đội và
chuyển chương
trình sang hoạt
động tiếp theo
(Ban giám khảo
chuyển kết quả
điểm phần thi thứ
nhất để người dẫn
chương trình công
bố).
*Ban giám khảo
chấm điểm từng
đội
* 3 đội nắm vững
được thể lệ phần thi
thứ hai, vòng thi thứ
nhất.
* Các thành viên
trong đội trao đổi,
thảo
luận
nhanh
chóng đưa ra đáp án
chung của đội. Các
đội chơi viết đáp án
lên bảng trắng và giơ
cao đáp án của mình.
* Học sinh thuộc các
đội ghi nhận thêm
thông tin kiến thức
sau khi đã trải qua 15
câu hỏi.
*HS ghi nhận điểm số
đã đạt được
* Các đội lần lượt trả
lời câu hỏi
* Các đội lần lượt trả
lời câu hỏi
* Các đội lần lượt trả
lời câu hỏi
*Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
14
Câu 1:
Chủ tịch Hồ Chí Min sinh ra vào
ngày tháng năm nào? Ở đâu?
Đáp án: - 19 - 5 -1890
- Quê ngoại ở Làng Hoàng
Trù – Nam Đàn – Nghệ An.
Câu 2: Thân Phụ, thân mẫu của
Bác Hồ là ai?
Đáp án: - Ông Nguyễn Sinh sắc
- Bà Hoàng Thị Loan
Câu 3: Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước vào ngày
tháng năm nào? ở đâu?
Đáp án: - 5/6/1911
- Bến cảng nhà Rồng – sài Gòn
Câu 4: Trong thời gian ở nước
ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm
những nghề gì để kiếm sống? (Hãy
kể tên 3 nghề)
Đáp án: Phụ bếp, quyết tuyết, rửa
ảnh, bán báo, làm bánh….
Câu 5: Sau khi rời Liên Xô về
Trung quốc, Nguyễn Ái Quốc đã
thành lập tổ chức gì? Thành phần
chủ yếu của tổ chức này?
Đáp án: - Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên
- Thành phần: Thanh niên Việt
Nam yêu nước ở Trung Quốc
Câu 6: Công lao to lớn đầu tiên và
quan trọng nhất mà Nguyễn Ái
Quốc đã đóng góp cho dân tộc là
gì?
Đáp án: Tìm thấy con đường cứu
nước vô sản cho dân tộc (1920)
Câu 7: Câu nói nổi tiếng của chủ
tịch Hồ Chí Minh năm 1966?
Đáp án: “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”
Câu 8: Hãy điền từ còn thiếu trong
đoạn thư của Bác Hồ gửi thanh
niên, nhi đồng toàn quốc là: “Một
năm khởi đầu vào…., một đời
khởi đầu vào…., …..là mùa xuân
*Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
* Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
* Các đội lần lượt trả
lời câu hỏi
*Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
* Các đội lần lượt trả
* Ban giám khảo lời câu hỏi
chấm điểm từng
đội
* Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
* Ban giám khảo * Các đội lần lượt trả
chấm điểm từng lời câu hỏi
đội
15
của xã hội”.
Đáp án: Mùa xuân, tuổi trẻ,
Tuổi trẻ
Câu 9: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân”. Đoạn văn trên được
trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí
Minh?
Đáp án: Đạo đức cách mạng
Câu 10: Câu “Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu” được trích từ bài
viết nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án: Chống nạn thất học
Câu 11: Hãy điền từ còn thiếu trong
đoạn thư của Bác Hồ gửi thanh
niên, nhi đồng toàn quốc là: “Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ
thành những người thừa kế xây
đựng chủ nghĩa xã hội vừa
…..vừa ……".
Đáp án: Hồng, Chuyên
Câu 12: Câu nói nổi tiếng: “Con
đường của thanh niên chỉ có thể là
con đường cách mạng và không
thể là con đường nào khác!” là
của ai?
Đáp án: Lý Tự Trọng
Câu 13: Bác Hồ khuyên thanh
niên không chùn bước trước
những khó khăn trước mắt bang
câu nói nổi tiếng nào?
Đáp án: “Không có việc gì khó; chỉ
sợ lòng không bền; đào núi và lắp
biển; quyết chí ắt làm nên”.
Câu 14: Bác Hồ khuyên thanh
niên phải luôn luôn rèn luyện đạo
đức cách mạng. Vậy Đạo đức cách
mạng thanh niên có những phẩm
chất nào?
* Ban giám khảo
Đáp án: Trung thành, dũng cảm.
chấm điểm từng đội
Khiêm tốn
* Người dẫn
Câu 15: Hãy điền từ còn thiếu
chương trình nói
trong đoạn thư của Bác Hồ gửi
thêm những hiểu
thanh niên, nhi đồng toàn quốc: Hồ
biết về Hồ Chí
Chí Minh đã từng nhắc nhở:
Minh lien quan
"Thanh niên phải
chuyên
đến nội dung câu
tâm………và….., nhưng cũng cần
hỏi.
có ……Vui chơi lành mạnh là một
bộ phận trong sự sinh hoạt của
thanh niên."Trong vui chơi cũng
có giáo dục. Cần có những thú vui
chơi văn hoá, thể dục có tính chất
tập thể và quần chúng".
Đáp án: - Học hành và công tác
- Vui chơi.
Hoạt động 4:
Vòng hai: Nhận diện lịch sử (Thời gian: 20 phút)
Hoạt động của Hoạt động của Nội dung cần đạt
GV
HS
* GV thông qua * 3 đội nắm vững Nội dung giới thiệu phải giới thiệu
thể lệ của vòng được thể lệ vòng được một cách mạch lạc, rõ ràng
thi thứ 2 : Có 4 thi thứ hai.
1. Bác Hồ cùng các thanh, thiếu
hình ảnh về chủ
niên làng Sen, xã Kim Liên, Nam
tịch Hồ Chí Minh. * Đội trưởng các Đàn, Nghệ An đi thăm quê nhà
Học sinh quan sát đội lên bắt thăm
tranh ảnh để nhận thứ tự thi.
diện nội dung
hình ảnh và giới * Các đội có 1
thiệu thêm về nội phút để xem các
dung hình ảnh đó. hình ảnh và trả
- Điểm tối đa cho lời.
mỗi câu trả lời
đúng là 10 điểm. * Các đội chơi 2. Bác Hồ với thiếu nhi thủ đô nhân
* GV lần lượt mời thảo luận, chuẩn dịp tết nguyên đán năm 1955
đội trưởng các đội bị nhanh nội dung
lên bốc thăm theo hùng biện trong
thứ tự.
thời gian 5 phút.
* GV lần lượt
mời các đội chơi
lên thực hiện nội
dung của mình.
16
* Lần lượt đại 3. Bác Hồ với Đoàn viên thanh niên
diện các đội lên ngày12.8.1947
* Ban giám khảo trình bày nội dung
theo dõi phần trả của mình.
lời của các đội,
GV thông báo kết
quả phần 2 do ban
giám khảo chuyển * Học sinh ghi
về.
nhận thêm thông 4. Bác Hồ gặp các cán bộ Đại đoàn
tin kiến thức 308 tại Đền Giếng (Đền Hùng - Phú
thông qua phần Thọ)
thuyết trình của
các đội chơi.
* HS ghi nhận
điểm số đã đạt
được.
Hoạt động 5:
Vòng3: Đi tìm mật mã (Thời gian: 25 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung cần đạt
* GV thông qua thể * 3 đội nắm Câu 1: Ông là ai?
lệ của vòng thứ 3:
vững được thể lệ - Sinh năm 1890, mất năm 1969.
Phần thi gồm có 9 vòng thi thứ ba. - Là người con của Nam Đàn –
câu hỏi gợi ý và 1
Nghệ An
câu hỏi chủ đề. Các * Các đội chơi Đáp án: Bác Hồ
đội được quyền lựa nghe kỹ câu hỏi, Câu 2: Nội dung gì?
chọn câu hỏi. Mỗi thảo luận và viết Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm
đội có 3 lượt lựa câu hỏi vào thấy con đường
chọn và chỉ duy nhất bảng, sau đó giơ Cho dân tộc, gọi là con đường cách
một lần được quyền cao đáp án.
mạng gì?
trả lời câu hỏi chủ đề * Nếu đội nào Đáp án: Vô sản
trước khi kết thúc cả quyết định giành Câu 3: Nội dung gì?
9 câu hỏi. Cả 3 đội quyền trả lời câu Trong chỉ thị 05 đã nêu ra căn bệnh
đều được giơ đáp án chủ đề, ra tín nguy hiểm mà Hồ Chí Minh đã chỉ
trả lời. Thời gian hiệu (giơ tay) và ra về suy thoái tư tưởng đạo đức là
chuẩn bị sau khi MC thông báo trả lời gì?
đọc xong câu hỏi là câu chủ đề.
Đáp án: Tự chuyển hóa
1 phút.
* HS ghi nhận Câu 4: Nội dung gì?
- Khi mỗi câu hỏi trả thêm kiến thức Một trong hai căn bệnh được chỉ thị
lời đúng, đội chơi sẽ thông qua nhận 05 nêu ra mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra
được 10 điểm và 1 từ xét của Ban về suy thoái tư tưởng đạo đức là gì?
chủ đề trong câu chủ giám khảo và Đáp án: Tự diễn biến
đề hoặc hình ảnh ghi nhận điểm Câu 5: Di tích này có tên gọi là gì?
17
liên quan đến chủ đề
sẽ được mở.
- Nếu đội chơi trả lời
sai,
người
dẫn
chương trình vẫn đọc
đáp án nhưng từ
hoặc hình ảnh gợi ý
sẽ không được lật
mở. Đội chơi không
được điểm không
được điểm cho câu
hỏi đó.
- Nếu đội chơi nào
chọn câu hỏi chủ đề
khi 3 vòng trả lời câu
hỏi gợi ý chưa kết
thúc, đội đó ra tín
hiệu bằng hình thức
giơ tay. Nếu trả lời
đúng, đội chơi đó
được 50 điểm, nếu
trả lời sai, đội chơi
đó mất quyền tham
gia tiếp phần thi.
Các đội khác tiếp tục
chơi cho đến hết
phần thi.
số đã đạt được.
* Các đội trả lời
câu hỏi và ghi
điểm.
* Các đội trả lời
câu hỏi và ghi
điểm.
* Các đội trả lời
câu hỏi và ghi
điểm.
* Các đội trả lời
câu hỏi và ghi
điểm.
* Các đội trả lời
câu hỏi và ghi
điểm.
* Các đội trả lời
* Ban giám khảo câu hỏi và ghi
theo dõi phần trả lời điểm.
của các đội
Là nơi Bác Hồ đã nói với đại đoàn
308:“ Các vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng
nhau giữ lấy nước”
Đáp án: Đền Hùng
Câu 6: Nội dung gì?
Theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ
Chí Minh, cái gốc của thanh niên
là……
Đáp án: Đạo đức cách mạng
Câu 7: Nội dung gì?
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải giáo
dục Đoàn viên thanh niên trở thành
“người xây dựng xã hội chủ
nghĩa……”
Đáp án: Vừa hồng vừa chuyên
Câu 8: Nội dung gì?
Nhà tư tưởng lớn châu Âu Bi –
phon – te đã nói phong cách Hồ Chí
Minh là phong cách gì?
Đáp án: Con người
Câu 9: Thành phần là ai?
Thành phần chủ yếu của Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925
là ai?
Đáp án: Thanh niên
Câu chủ đề:
Chủ đề lớn của hoạt động ngoài giờ
lên lớp trong tháng sinh nhật chủ
tịch Hồ Chí Minh là gì?
Đáp án: Bác Hồ với thanh niên
Hoạt động 6:Tổng kết (Thời gian: 10 phút)
1. Giáo viên đánh giá qua bảng điểm tổng hợp của các đội thi.
2. Đánh giá bài kiểm tra sau hoạt động ngoại khoá.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Thông qua việc áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho Đoàn viên
thanh niên qua việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh ở trường THPT, cá nhân tôi nhận thấy sự thay đổi lớn về hiệu quả của
công tác rèn luyện giáo dục Đoàn viên thanh niên. Việc lồng ghép giáo dục tư
tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tiết dạy ở các môn học, trong
hoạt động Đoàn thể, hoạt động ngoại khóa làm cho giờ dạy sinh động, Đoàn
viên thanh niên thêm hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian
khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục các em kính yêu Bác và ra
sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, làm theo lời Bác dạy.
Qua việc chấm bài bài thu hoạch học và làm theo tấm giương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, qua quá trình theo dõi hoạt động của Đoàn viên thanh
niên toàn trường trong năm học 2016 - 2017, so sánh kết quả của năm học trước,
tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt theo chiều hướng tích cực đi lên.
Để kiểm nghiệm hiệu quả các biện pháp, cá nhân đã kiểm nghiệm Đoàn viên
thanh niên ở trường THPT lam Kinh qua hai năm học 2015 - 2016 và 20162017. Qua đó rút ra tính khả thi của nó trong thực tiễn giáo dục.
- Phương pháp tiến hành:
+ Năm thực nghiệm (2016 - 2017): Áp dụng các các biện pháp giáo dục đạo
đức cho Đoàn viên thanh niên qua việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh ở trường THPT.
+ Năm đối chứng (2015-2016): Không áp dụng các biện pháp giáo dục đạo
đức cho Đoàn viên thanh niên qua việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết quả thực nghiệm: có sự chênh lệch giữa năm thực nghiệm và năm đối
chứng về tỉ lệ Đoàn viên thanh niên xếp loại đạo đức. Cụ thể là:
+ Năm đối chứng (2015-2016): Kết quả xếp loại đạo đức với tỉ lệ khá, giỏi thấp
hơn:
Tốt
Khá
Trung bình Yếu, kém
Tổng số
Năm học
Số
Số
Số
Số
học sinh
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
35,
37,
19,
2015-2016
1047
372
394
202
79
7,6
5
6
3
+ Năm thực nghiệm (2016-2017): Kết quả xếp loại đạo đức với tỉ lệ khá, giỏi
nâng cao hơn:
Tốt
Khá
Trung bình Yếu, kém
Tổng số
Năm học
Số
Số
Số
Số
học sinh
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
52,
39,
2016-2017
1060
560
420
55
5,2
25
2,3
9
6
Hiệu quả qua kiểm nghiệm cho thấy đạo đức của Đoàn viên thanh niên thực
sự được nâng cao. Từ đó giáo dục các em kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn
19
luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm này qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng công
tác giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua việc học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường THPT là công việc có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Nhất là trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh
trường THPT có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho
học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ
bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình giáo dục giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua
việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường
THPT, chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một biện pháp
pháp giáo dục tiên tiến nào, mà nên “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Để đạt được
mục đích giáo dục, cần phải biết chọn biện pháp thích hợp với đặc điểm riêng
của từng trường, từng địa phương và từng đối tượng học sinh. Qua đó kết hợp
đồng thời “Đa dạng hóa” các biện pháp để công tác giáo dục đạo đức cho Đoàn
viên thanh niên qua việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh của giáo viên đạt kết quả cao hơn.
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục hướng nghiêp, cần có sự phối hợp chặt
chẽ hoạt động giáo dục với các phong trào và những hoạt động khác, đặc biệt
cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, Nhà trường với Chi Hội cha mẹ học sinh,
các đoàn thể trong trường… để tạo sức mạnh toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ
trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng. Đúng với lời dạy của chủ tịch Hồ
Chí Minh với thanh niên: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi rằng
ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, nhằm xứng đáng hơn nữa với tinh thần
thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
3.2. Kiến nghị.
Từ việc phân tích thực trạng và đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả
đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua việc học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh ở trường THPT, cá nhân xin mạnh dạn đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục như sau:
Một là: Nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, hiệu quả và phù
hợp cho học sinh - Đoàn viên thanh niên thực hiện chỉ thị 05 về học tập và làm
theo tấm gương tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là: Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT cần có chủ trương tập huấn công tác Đoàn cho
giáo viên ở trường THPT. Đồng thời tăng thời lượng tiết công tác cho giáo viên
phụ trách công tác Đoàn để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho Đoàn
viên thanh niên.
Ba là: Nhà trường cần đa dạng hóa và đi vào chiều sâu hơn nữa các hoạt động
giáo dục, giáo dục đạo đức cho Đoàn viên thanh niên qua việc học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
20
Trên đây là một vài suy nghĩ góp nhặt, trăn trở, xin được chia sẻ với đồng
nghiệp, rất mong sự đóng góp thêm cho sáng kiến này được hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 10/6/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Lê Thị Hoa
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :
2. Luật giáo dục- 2005 - Bộ GD & ĐT.
3. Bài giảng của GS.TS Hoàng Chí Bảo - Những vấn đề cơ bản cốt lõi về tư
tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, tại HN trực tuyến báo cáo viên toàn quốc ngày 12-10-2016
4. Bộ chính trị Trung ương Đảng, chỉ thị 05/CT-TW ngày 15 – 5 – 2016.
5. Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu giáo dục và Trung
tâm kiểm định chất lượng giáo dục. Kỷ yếu hội thảo: Hiệu quả của hoạt động
ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường
phổ thông. Tháng 10 – 2007.
22