Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kỷ thuật nuôi cá tra tham canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.06 KB, 19 trang )

GIỚI THIỆU
Nuôi trồng thủy sản vốn là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Xu hướng nuôi
tôm, cá, đặc biệt là nuôi cá da trơn, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có những
bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định
đời sống nhân dân và mang một số lượng ngoại tệ lớn về cho đất nước. Bên cạnh
vai trò của kỹ thuật nuôi thì công trình quy hoạch hệ thống nuôi cũng không kém
phần quan trọng. Nó luôn song hành cùng với những kỹ thuật nuôi, chăm sóc động
vật thủy sản trong ao nuôi. Việc chọn lựa vị trí để xây dựng công trình hệ thống
nuôi phù hợp là tiền đề cho sự thành công của cả hệ thống nuôi. Các yếu tố thủy lý,
hoá, sinh học thích hợp với đối tượng nuôi là nhiệm vụ của khâu lựa chọn vị trí thổ
nhưỡng trong tiến trình xây dựng hệ thống. Từ việc xác định địa hình, đạ thế thuận
lợi đến việc xây dựng hệ thống ao hợp lý góp phần quyết định năng suất của quá
trình nuôi thủy sản. Lợi dụng địa hình tự nhiên để giảm bớt chi phí xây dựng cũng
là một trong những tiêu chí của công trình xây dựng. Cần phải chủ động chống lũ
lụt, khống chế tình trạng thiếu nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự thất thoát và
cung cấp đủ nguồn giống nuôi. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống gần thị trường
tiêu thụ, gần đường giao thông cũng được đặt ra nhằm phân phối sản phẩm được
dễ dàng và nhanh chóng. Tất cả những thuận lợi của công trình quy hoạch đóng
góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng lợi nhuận
cho các nhà nuôi thủy sản. Từ những yếu tố đầu tiên quan trọng của công trình quy
hoạch hệ thống nuôi thủy sản trên mà chuyên đề “ Xây dựng mô hình sản xuất cá
tra thâm canh” được thực hiện nhằm giới thiệu thiết kế, vận hành mô hình nuôi cá
tra thâm canh.

Trang

1


2.5m


0.7m

III. MÔ HÌNH QUY HOẠCH

100m

2.5m

0.7m

Mặt cắt ngang của ao nuôi

60m
Mặt cắt ngang của ao ương

Ý NGHĨA
Ao cá hương: là ao dùng để nuôi cá bột lên cá hương, do cá bột còn quá
nhỏ, chưa chịu đựng được sóng gió, chưa cần không gian hoạt động rộng và nhất là
cần chế độ chăm sóc quản lí cẩn thận cho nên diện tích ao là 1000m2, sâu 1-1,2m,
đáy cần một ít bùn 10-20 cm, bờ ao quang đảng dể chống địch hại.
Sau mỗi vụ nuôi, ao hương cần được xử lí cẩn thận để phục vụ cho các vụ
nuôi tiếp theo. Nếu có điều kiện nên bố trí hệ thống sục khí vì cá bột cần hàm
lượng oxy cao
Trang

2


Ao cá giống: là ao dùng để nuôi từ cá hương lên cá giống. Cá hương, cá có
chiều dài khoảng 3cm, có thể chịu đựng được sóng gió và cần không gian hoạt

động rộng hơn nên phải san qua ao cá giống. Ao cá giống thường rộng bằng 1,5 – 2
lần ao cá hương ( trong mô hình này ao cá giống có diện tích 1500m 2), nước sâu
1,2 – 1,5m. Bờ ao và đáy ao được gia cố chắc chắn. Ao cá giống được bố trí gần ao
nuôi cá thịt nhằm hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ hao hụt cá giống trong quá trình vận
chuyển sang ao thịt.
Ao cá thịt: là ao để nuôi cá giống trở thành cá thịt bán trên thị trường. Ao
cần có diện tích lớn hơn các ao khác. Trong hệ thống này gồm có hai ao cá thịt,
mỗi ao 3000m2. Ao cá thịt là một trong những ao quan trong nhất trong hệ thống
nuôi thâm canh, cần phải được chuẩn bị cẩn thận về bờ ao, cống thoát nước, đáy
ao...
Ao lắng: là ao được cung cấp trực tiếp từ sộng Hậu vào nên được thiết kế
gần nguồn cấp nước chính. Ao lắng là nơi để lắng lọc bớt phù sa và các vật chất lơ
lửng. Trong ao lắng có bố trí thêm thực vật lớn như lục bình, bèo, rau mác...góp
phần làm sạch nước trước khi cung cấp vào các ao nuôi. Diện tích ao lắng là
4000m2.
Ngoài ra hệ thống còn có ao xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường, hạn chế dịch hại khi cấp nước trở lại hệ thống nuôi. Ao xử lý nước thải
được đặt nối liền với cống thoát nước của các ao nuôi.
Trong hệ thống nuôi còn bố trí nhà kho để dự trữ thức ăn cho cá nhằm bảo
quản thức ăn được lâu và chủ động nguồn thức ăn cho cá. Các ao có đáy đốc về
hướng cống thoát để thu hoạch được triệt để hơn.
IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Đặc điểm sinh học của cá tra:
Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypothalmus, trước đây còn có tên là
Pangasius micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long
(Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam).
Cá có khả năng sống tốt trong ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, Oxy hoà
tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao.
Cá Tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bả hữu cơ, rể cây thuỷ

sinh, rau quả,tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá.
Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức
ăn viên, cám, tấm, rau muống...Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn
nhanh.

Trang

3


Cá Tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 11,2 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến
25 kg ở cá 10 tuổi.
Cá Tra không đẻ trong ao nuôi. Cá Tra cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt
Nam.Cá Tra đẻ ở Campuchia, cá bột theo dòng nước trôi về Việt Nam.
Trong tự nhiên mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng
năm. Người ta thường vớt cá Tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện
nay cá bột cũng có thể mua được ở các trại cá giống.
Kỹ thuật ương cá Tra bột trong ao
1. Chuẩn bị ao ương cá
Ao ương có diện tích lớn nhỏ tùy theo khả năng từng hộ gia đình và cơ sở
sản xuất giống, nhưng ao càng lớn càng tốt và ao có diện tích thích hợp nhất
thường là 500 m2 với độ sâu 1-1,5 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng.
Nguồn nước cấp cho ao phải sạch và chủ động.
Các bước tiến hành:
Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và địch hại (rắn, cua, ếch,...) dùng chất
Rotenon để diệt (có trong dây thuốc cá), lượng dùng dây thuốc cá tươi 1k g cho 100
m3 nước ao.
Sên vét bớt lớp bùn đáy.
Bón vôi: rải đều đáy và máy bờ ao, lượng dùng 7-10 kg /100 m2 .
Phơi đáy ao 1-2 ngày, chú ý những vùng ảnh hưởng phèn thì không nên phơi

đáy ao, vì sẽ làm cho phèn dễ theo mao mạch thoát lên tầng mặt.
Bót lót cho ao bằng bột đậu tương và bột cá với liều lượng mỗi loại 0,5
kg/100m2 đáy ao hoặc bón lót bằng phân chuồng: 10-15 kg phân (Heo, Gà
,Cút...)/100 m2 đáy ao. Nếu dùng phân vô cơ thì sử dụng với liều lượng 0,5 kg
(Lân, Ure đều nhau)/100 m2 đáy ao.
Lọc nước vào ao từ từ qua lưới lọc mắt dày, mực nước sâu 0,3-0,4 m.
Thả giống Trứng nước và Trùng chỉ (0,5-1 kg Trứng nước và 2 kg trùng chỉ
cho 100 m2 đáy ao).
Sau 1 ngày tiếp tục đưa nước vào ao đến 0,7-0,8 m.
Thả cá bột. Tiếp tục đưa nước vào ao từ từ sau 2 ngày đến đủ chiều sâu nước
yêu cầu (1-1,5 m).

Trang

4


2. Mật độ cá thả ương.
Lựa chọn cá bột để thả: Quan sát cá đều cở, không bị xây xát, bơi lội nhanh
nhẹn, màu sắc cá tươi sáng. Cá có thể sắp hết hoặc hết noãn hoàng.
Mật độ ương nuôi: Ương trong ao với mật độ 250-500 con/ m2.
3. Thức ăn:
Cá Tra bột thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như Luân trùng,
Trứng nước và các loại phiêu sinh động vật trong nước. Đến ngày thứ 8, cá ăn
được Lăng quăng, ấu trùng Muỗi đỏ, Trùng chỉ và mùn bả hữu cơ. Cá bắt đầu
xuống đáy tùy thức ăn từ ngày thứ 11.
Kể từ ngày tuổi thứ 25, cá đã chuyển sang ăn tạp và tính ăn của cá giống như
cá trưởng thành.
Khâu chuẩn bị ao đầy đủ là đã gây nuôi được một phần thức ăn tự nhiên cho
cá, khi thả cá xuống ao là đã có sẵn nguồn thức ăn.

Tiếp tục bổ sung các loại thauwsc ăn khác như bột đạu nành, lòng đỏ trứng,
bột cá, sữa bột vừa để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi
tiếp tục các giống loài thức ăn tự nhiên cho cá (như Trứng nước, Trùng chỉ...).
Trong tuần lễ thứ 1 lượng thức cho 10000 cá thả ương gồm:
20 lòng đỏ Trứng vịt
Bột Đậu nành 80 g
Bột Cá lạt 140 g
Hoặc:
20 lòng đỏ Trứng vịt
200 g bột đậu nành
Cách phối chế thức ăn: Bột đậu nành cần được nấu chín trộn đều với bột Cá
lạt và lòng đỏ trứng vịt đã nhuyễn. Khi cho ăn cần rải thức ăn đều khắp mặt ao.
Cho cá ăn vừa đủ, ăn nhiều lần trong ngày (5-6 lần/ngày).
Sau khi cá được 1 tuần tuổi đến ngày thứ 10 cá đã bắt đầu ăn móng. Khi đó
tăng thêm 50% lượng thức ăn trên, bổ sung thêmTrứng nước và Trùng chỉ. Lúc này
cá có thể ăn dặm cá tươi xay nhuyễn. Nhưng sau khi cá được 1 tuần tuổi, ta cũng
có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến dạng ẩm với công thức như sau:

Trang

5


Bảng 2: Công thức thức ăn cho cá Tra bột (tính cho 10 kg thức ăn)
Nguyên liệu

Tuần 2-5

Tuần 6-9


Bột cá

4,5

3

Cám

2,8

4,3

Tấm

0,8

0,8

Bột đậu nành

1,5

1,5

Premix

0,2

0,2


Chất kết dính

0,2

0,2

(đơn vị tính: kg)

Cách chế biến thức ăn: Nấu chín tấm và bột cá, sau đó cho các phần khác
vào trộn đều.
Khi cho cá ăn có thể dùng tay hoặc máy ép thành viên. Cần tập trung cá lại
một chỗ bằng cách tạo tiếng động (gõ vào thành cầu, gõ vào thùng chứa thức ăn,...)
dần dần sẽ tạo thành phản xạ cho cá, chỉ cần tạo tiếng động là cá sẽ tập trung về
nơi cho ăn. Đối với những ao ương có diện tích rộng có thể thiết kế nhiều sàng ăn
dọc theo ao. Sàng ăn có thể giữ nổi trên mặt nhờ các phao. Cho cá ăn 4 lần/ ngày
(khuyến cáo: 8h, 11h, 15h, 17h)
4.

Thu hoạch:

- Khi việc ương cá Tra thành công, ta sẽ thu được cá Tra giống có kích thước
8-10cm chiều dài (khoảng 15g) và tỉ lệ sống từ 50-60% sau 2 tháng.
- Qui cỡ cá hương, giống cá Tra khi thu hoạch như sau:
- Ương thành cá hương: Sau 3 tuần cá đạt cở chiều dài thân 2,7-3cm, cao
thân 0,7cm.
- Ương cá giống: Tiếp tục ương 40-50 ngày, cá đạt cở chiều dài thân 8-10cm,
chiều cao thân 2cm.
- Ương cá giống lớn: Ương thêm 30-40 ngày, cá đạt cỡ chiều dài 16-20cm,
cao thân 3cm.
- Khi thu hoạch, có thể dùng lưới mắt nhỏ thu 1 phần cá giống, phần còn lại

có thể được giữ để nuôi cá Tra thịt.
- Để cá giống ít bị hao hụt, khi thu hoạch nên áp dụng biện pháp luyện cá
giống bằng cách kéo dồn cá vào lưới dể cá quen dần với điều kiện chạt chội, nước
đục. Dùng lưới dệt sợi mềm không gút , mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá
không lọt cũng như không bị mắc vào lưới, hoặc dùng lưới sợi cước mắt nhỏ để
Trang

6


may thành lưới kéo. Sau khi cá đạt cỡ cá hương mỗi tuần nên kéo dồn cá một lần,
chỉ dồn chật cá lại sau đó thả trở lại ao. Cá được luyện sẽ không bị sốc khi kéo thu
hoạch, không bị yếu hoặc chết khi đánh bắt. Khi thu hoạch cá giống phải ngưng
cho cá ăn trước đó ít nhất 6h.
Kỹ thuật nuôi cá Tra trong ao
- Nuôi cá thương phẩm là giai đoạn cuối cùng để cá được sản phẩm và cung
cấp thực phẩm cho con người. Trong xu thế chung hiệ nay, nuôi cá Tra trong ao đãt
phát triển các hình thức nuôi thâm canh, mang tính công nghiệp cho năng suất rất
cao và hiệu quả kinh tế lớn.Sản phẩm cá nuôi ngoài tiêu chuẩn về qui cỡ, cần phải
đạt được tiêu chí sản phẩm sạch, tức là đảm đảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh và
an toàn thực phẩm. Sản phẩm cá sạch phải được nuôi trong môi trường sạch, không
bị ô nhiễm, cá không bị nhiễm hay tồn dư các hoá chất, kim loại nặng hoặc kháng
sinh đã bị cấm hay hạn chế sử dụng. Sản phẩm cá sạh là khi sử dụng làm thực
phẩm không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, khi bán ra thị trường trong
và ngoài nước đều được chấp nhận.
- Cá Tra có đặc tính chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường ao
nuôi, nhưng để đạt được các yêu cầu sản phẩm sạch, người nuôi cần tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật nuôi.
1. Ao nuôi
a. Thiết kế ao nuôi:

- Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ, tuy nhiên tốt nhất là ao có
diện tích dao động 1000-3000m2 . Tùy theo cơ cấu dất của vùng nuôi, độ sâu của
ao có thể thiết kế dao động từ 1,8-2,4m. Ao tốt nhất nên có dạng hình chữ nhật (sẽ
giúp cho việc thu hoạch bằng lưới dễ dàng) với chiều dài gấp 3-4 lần chiều rộng.
- Với những vùng bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn và phải thiết
kế lưới bao quanh ao. Đối với các vùng nuôi khác bờ ao phải chắc chắn và cao hơn
mực nước cao nhất trong năm.
- Xung quanh ao phải thông thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp
ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được
thoáng.
- Cần thiết kế cống cấp và tháo nước với kích cỡ thích hợp để chủ động cấp
thoát nước dễ dàng cho ao. Công cấp nước nên đặt cao hơn đáy ao, công thoát
nước nên đặt ở phia bờ ao thấp nhất để dể tháo cạn nước. Đáy ao bằng phẳng và
hơi nghiêng về phía cống thoát. Hoặc có thể lợi dụng độ nghiêng tự nhiên của địa
hình để chọn vị trí đặt cống cấp và thoát thích hợp.
- Ao phải được đặt gần nguồn cấp nước tốt, tránh xa các nguồn gây ô nhiễm,
khu công nghiệp và nhà máy nhiệt điện. Ao ương, nuôi phải gần nhà để tiện việc
quản lí, chăm sóc.
Trang

7


- Trong ao cá Tra nên thiết kế 1 hay nhiều nơi cho cá ăn. Việc này sẽ giúp
ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn. Sàn ăn có thể làm bằng
Tre,Tràm hoặc các loại gỗ tạp khác.
b. Chuẩn bị ao nuôi:
- Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị ao như sau:
- Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy
và bờ ao.

- Vét hết lớp bùn đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2-0,3m.
- Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao, cống, kiểm tra kỹ bờ
ao.Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao với liều lượng 10-15 kg /100m 2 . Nếu là
ao đã nuôi cá trước vài vụ thì có thể tăng lượng vôi lên 20kg/100m 2 để đảm bảo tẩy
trùng cho ao.
- Nếu có điều kiện phơi ao 3-5 ngày. Đối với những vùng nhiễm phèn thì
không nên phơi đáy ao quá lâu vì phèn sẽ theo mao mạch thát lên tầng mặt.
- Đối với những ao ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh thì bố trí sục khí
đáy ao hoặc quạt nước.
- Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăncas dữ
và địch hại lọt vào ao, với mức nước ban đầu là 1,8-2,4m.
2. Cá giống
a. Mùa vụ:
- Các tỉnh miền Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng,do thời tiết và khí hậu
ấm nóng, nên có thể nuôi quanh năm. Giữa các vụ nuôi nên có thời gian cải tạo ao
kỹ và phơi dáy ao thật khô.
- Nhưng thời vụ thả nuôi thích hợp từ tháng 6 - 7 hàng năm, vì đây là mùa
sinh sản của cá Tra nên chất lượng con giống sẽ tốt hơn so với các thời điểm khác
trong năm.
- Một số vùng bị lũ thì nên chú ý gia cố bờ bao chắc chắn và theo dõi sát
trong thời gian đó.
b.

Kích cỡ và mật độ thả nuôi:

- Cá giống thả nuôi phải đều cỡ, kích cỡ thả nuôi tốt nhất là10-15cm
(khoảng15-17g/con).
- Cá thường được thả nuôi với mật độ 8-10 con/m 2. Trong điều kiện nguồn
nước tốt và thức ăn đầy đủ có thể nuôi với mật độ 20-30 con/m2.


Trang

8


c. Chọn cá giống:
- Cá không dị tật, màu sắc tươi sáng: Lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc,
các sọc dọc thân phải rõ ràng.
- Cá nhanh nhẹn,không bị nhiễm bệnh, đều cỡ, bơi lội khỏe và chạy thành
đàn. Cá không bị xây xát, các vi không bị rách, nhiều nhớt.
d. Vận chuyển và thả giống:
Vận chuyển:
Có thể vận chuyển dễ dàng theo các cách sau:
- Vận chuyển bằng ghe thông nước (ghe đục): Ghe có khoang có 2 cửa trống
2 bên lườn để thông nước với sông và có lưới chắn. Phương pháp này rất thuận tiện
cho việc vận chuyển cá “lứa”. Cũng có thể dùng đụt (rọng) tre cặp 2 bên hông ghe,
xuồng để chở cá.
- Trong lúc vận chuyển, tốc độ đi của ghe, xuồng không nên quá 5 km/giờ.
Sau khi vận chuyển 10-12giờ nên cho cá nghỉ 20-30 phút, nhưng phải đậu ghe nơi
có nước chảy nhẹ, nước thoáng mát trong sạch.
- Phương pháp này thường được áp dụng đối với những nơi thu giống từ tự
nhiên, nên số lượng cá không ổn định vì thế mật độ vận chuyển cũng thay đổi.
Nhưng ta nên vận chuyển cá với số lượng vừa phải để tránh hao hụt.
- Cách vận chuyển cá đựng trong túi nilon có bơm khí oxy. Qui cách đóng
bao cá như bảng 3.
Bảng 3: Mật độ vận chuyển cá trong túi nilon bơm oxy
Chiều dài thân cá (cm)

Mật độ
(con/lit)


3

80

5-7

40

8-10

20

- Cá trong túi nilon bơm oxy được xếp lên các phương tiện vận chuyển như
xe ôtô, máy kéo, ba gác máy,...đưa đến ao thả nuôi. Vận chuyển vào nắng phải che
đậy, không để nắng chiếu trực tiếp vào các túi cá vì sẽ làm tăng nhiệt độ nước
trong túi và dễ làm cá bị chết do nóng. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài trên 8 giờ
thì nên thay nước và bơm lại õy mới
- Cách vận chuyển cá bằng thùng phuy, thùng nhựa...: Dùng các loại
thùngphuy, thùng bằng tole, nhựa, hình trụ hoặc khối vuông với thể tích 200-300
Trang

9


lit, chứa lượng nước 1/2 -2/3 thùng. Cá đưa vào thùng phải đều cỡ, khỏe mạnh,
không bị xây xát. Mật độ thả cá trong thùng như bảng 4.
Bảng 4: Mật độ vận chuyển cá trong thùng
Chiều dài thân cá (Cm)


Mật độ
(con/lit)

3

50

5-7

40

8-10

20

>15

15

- Trong khi vận chuyển nên có sục khí cho thùng cá để cung cấp thêm oxy
cho cá, cứ sau 4-5 giờ thì thay nước mới.
- Nên vận chuyển cá vào lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hay chiều tối
để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ lên cá giống
Thả giống:
- Cần ngâm bao cá xuống nước khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong và ngoài
túi cân bằng, mới tháo đầu túi cho cá bơi từ từ ra ngoài. Nếu vận chuyển bằng ghe
thì để cá nghỉ, thao tác nhẹ nhàng, dụng cụ nhẵn để tránh xây xát cá.
- Nên dùng nước muối 2-3% tắm cho cá 5-6 phút trước khi thả nuôi. Sau khi
thả cá trong vòng 2 ngày không nên khuấy động cá để chúng thích nghi với môi
trường mới.

3. Thức ăn
- Thức ăn cho cá nuôi hiện nay có 2 loại chủ yếu: Thức ăn viên công nghiệp
và thức ăn hỗn hợp tự chế biến. Thức ăn cho cá nuôi thịt có hàm lượng Protein
thích hợp dao động từ 18-28%.
a. Thức ăn tự chế biến:
- Sau đây là một số bảng công thức thức ăn để người nuôi co thể tự phối chế.
Việc chọn cong thức nào để phối chế còn tùy thuộc vào kinh tế hộ nuôi, sản phẩm
sẵn có ở địa phương và vấn đề kỹ thuật nuôi...

Trang 10


Bảng 5: Công thức thức ăn dùng cho 2 tháng đầu (tính cho 10 kg)
Nguyên liệu

Công thức1

Công thức 2

Công thức 3

Cá tạp

3

5

-

Bột cá


-

-

3,8

Bánh dầu

1,5

-

-

Cám

4,7

4,2

5,4

Tấm

0,8

0,8

0,8


(đơn vị tính: kg)

Bảng 6: Một số công thức thức ăn
Công thức 4

Công thức 5

Công thức 6
Tỉ lệ (%) Nguyên liệu

Tỉ
(%)

Nguyên liệu

Tỉ
(%)

lệ Nguyên liệu

Cám gạo

40

Cám gạo

49

Cám gạo


54

Cá vụn,đầu, ruột 59


Bột cá

50

Bột cá

35

Premix khoáng

1

Premix khoáng 1

Khô dầu

10

Vitamin C

10mg/kg Vitamin C
thức ăn

Premix

khoáng

1

10mg/kg
thức ăn

Vitamin C
Hàm
lượng 25-26
protein (%) ước
tính

Hàm
lượng 27-28
protein
(%)
ước tính

lệ

10mg/kg
thức ăn

Hàm lượng 20-22
protein (%)
ước tính

Bảng 7: Công thức thức ăn cho các tháng tiếp theo (tính cho 10kg)
Trang 11



Nguyên liệu (đơn vị: kg)

Công thức 7 Công thức 8

Cá tạp

-

3,8

Bột cá

2,5

-

Cám

6,5

5,4

Tấm

1

0,8


Bảng 8: Một số công thức ăn khác
Công thức 9

Công thức 10

Nguyên liệu

Tỉ
(%)

Cám gạo

60


vụn,
cá,ruộtcá
Rau xanh

đầu 30
10

Hàm lượng Protein 15-16
(%) ước tính

Công thức 11

lệ Nguyên liệu Tỉ
(%)


lệ Nguyên
liệu

Tỉ
(%)

Cám gạo

50

Cám gạo

60

Bột bắp

25

Bột cá

20

Bột cá khô

15

Khô dầu

10


Rau xanh

10

Rau xanh

10

Hàm lượng 15-16
Protein (%)
ước tính

lệ

Hàm lượng 16-18
Protein
(%)
ước
tính

Cách phối chế thức ăn:
- Tấm, cám được nấu chín sau đó trộn đều với các thành phần thức ăn khác
và ép thành viên. Kích thước của viên thức ăn tuỳ thuộc vào cỡ cá.
- Nếu không có điều kiện ép viên thức ăn, có thể trộn và vắt thức ăn thành
từng viên bằng tay để cho cá ăn. Có thể sử dụng bột keo hoặc bột mì làm chất kết
dính để hạn chế sự tan rã của thức ăn trong nước.
b.

Thức ăn viên công nghiệp:


- Thức ăn viên công nghiệp là thức ăn khô ép viên do các nhà may chế biến
theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn viên công nghiệp được tính toán, phối trộn
hợp lý các thành phần dinh dưỡng phù hợp đối tượng nuôi. Có thức ăn dạng chìm
và thức ăn dạng nổi với các cỡ thức ăn khác nhau cho cá ở từng giai đoạn phát
Trang 12


triển, dạng thức ăn viên nổi thì cá dể sử dụng hơn. sử dụng thức ăn công nghiệp
hạn chế sự ô nhiễm môi trường và giúp cs tăng trưởng nhanh. Ngoài ra việc vận
chuyển, bảo quản và cho cá ăn cũng dễ dàng, ít tốn công lao động cho khâu chế
biến thức ăn và cho cá ăn.
- Nếu dùng thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn cung cấp cho cá như sau:
- Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho cá ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm
28-30%. Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm trong thức ăn còn 25-26%.
- Hai tháng cuối sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20-22%.
- Tuy nhiên, thức ăn công nghiệp hiện chưa được người nuôi sử dụng nhiều vì
giá cao.
4. Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá tra
+ Bệnh trắng da
Nguyên nhân và triệu trứng:
- Bệnh này do vi khuẩn Flexibacter sp hoặc Pseudomonas dermoalba . Khi
nhiễm bệnh, có biểu hiện bơi lội lờ đờ và bỏ ăn.Nếu có bệnh trên cơ thể xuất hiện
những vệt trắng và những vết thương, có nấm phát triển.
Phòng và trị bệnh:
- Cần duy trì chất lượng nước tốt và định kỳ bón vôi nông nghiệp cho ao với
liều lượng 2-4 Kg / 100 m3 nước.
- Cần điều trị bệnh kịp thời khi cá mới chớm bệnh. Dùng Formol với liều
lượng 25 ml / m3 nước. Sau 24 giờ thay 50% nước mới vào ao. Trộn thuốc Oxolinic
acid với liều lượng 0.5 Kg /1Kg thức ăn. Trộn đều và cho cá ăn trong 7 ngày.
+ Bệnh đốm đỏ

- Điều kiện xuất hiện bệnh – tác nhân gây bệnh
- Tác nhân gây bệnh: Pseudomonas sp, Aeromonas hydrophyla,…
- Bệnh thưòng xuất hiện ở giai đoạn cá giống và cá thịt. Ở nước ta bệnh
thường xuất hiện lúc giao mùa (tháng 11, 12 dương lịch) hoặc mùa khô (tháng 2,3).
Đặc biệt trong trường hợp cá bị sốc (do môi trương vận chuyển) và trong nước có
hàm lượng hữu cơ cao.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bơi lảo đảo trên mặt nước. Trên thân xuất hiện những điểm xuất huyết
nhỏ li ti. Bệnh nặng các gốc vây ngực xuất huyết. Cá ít ăn hoặc bỏ ăn.
Cách phòng trị:
Trang 13


- Trường hợp ao cá thịt bị nhiễm bệnh này cần tiến hành xử lý như sau: Thay
phân nửa nước ao hai ngày một lần bón vôi với liều lượng 4-6 Kg /100 m3.
- Trộn vào thức ăn (nếu cá vẫn còn sử dụng thức ăn) với liều lượng:
+ Oxtetraxyline: 2 g
+ Vitamin C: 3 g cho 100 Kg thức ăn
+ Enrofloxacine: 2 g / 100 Kg thức ăn
- Cho cá ăn liên tục 5-7 ngày, có trộn chất kết dính. Lượng thức ăn trộn thuốc
nên giảm đi phân nửa so với bình thường.
- Trưòng hợp cá giống bị bệnh xuất huyết, trị bằng kháng sinh chỉ có kết quả
khi cá chớm bệnh. Khi cá đã bị bệnh trầm trọng việc điều trị sẽ khồng mang lại kết
quả. Do đó nguyên tắc theo dõi các hoạt động của cá là rất cần thiết và khi cá
nhiễm bệnh thì cần điều trị chúng ngay.
- Dùng Oxytetracyline ngâm cá với liều lượng 10-20 g thuốc / m 3 bể nứơc.
Trước khi trị bệnh thức ăn dư thừa và cá chết cần được vệ sinh sạch sẽ. Cứ mỗi 24
giờ lượng nước thuốc cũ được thay ra phân nửa và sau đó thay thuốc mới vào. Trị
bệnh liên tục 5-7 ngày, lượng thức ăn giảm đi phân nửa trong vài ngày đầu và sau
đó tăng dần.

- Biện pháp phòng trị bệnh này là tránh gây sốc cho cá, tránh đánh bắt cá làm
xay xát cá. Cá giống mua về cần kiểm tra kỹ để loại bỏ những con cá bị nhiễm
bệnh hoặc xay xát nhiều, tốt nhất nên tắm nước muối 0,5% trong 15 phút trước khi
thả cá nuôi.
+ Bệnh đốm trắng thuỷ mi
Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây gây bệnh:
Bệnh nấm thuỷ mi gây tác hại lớn đối vơi nhiều loài cá nuôi ở cá con, cá thịt
và trứng. bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (1820oC). Đặc biệt khi cá bị xay xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm
nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ hoặc do ký sinh trùng ký sinh). Nguyên nhân gây
bệnh là do 2 giống nấm Saprolegnia và Achlya.
Dấu hiệu bệnh lý
Khi cá bị nấm thuỷ mi ký sinh, trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám tua
tủa những sợi nấm nhỏ, tạo thành những bíu trắng như bông có thể nhìn thấy bằng
mắt thường (để cá bệnh trong nước dể quan sát hơn)

Cách phòng trị
Trang 14


Dùng xanh malachitevới liều lượng 1-2g /m3 cho cá trong thời gian 30 phút
hoặc với liều lượng 0,01-0,2 g /m3 trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 35 ngày.
Hoặc dùng nước muối với liều lượng là 2-3 Kg/m 3 lít nước tắm cho cá trong
24 giờ, tắm cho cá liên tục trong 3-5 ngày.
Để phòng bệnh cho nấm thuỷ mi, ao ương phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ
nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm nước muối trước khi thả nuôi.
+ Bệnh đốm trắng (bệnh trùng quả dưa)
Nguyên nhân và triệu trứng gây bệnh
Ký sinh trùng Ichthyophthyrius sống ký sinh trên da, mang đầu, vây cá. Ta có
thể thấy những điểm trắng đục bằng mắt thường. Khibị nhiễm bệnh cá thường nổi
đầu trên mặt ao, và nếu không kịp thời điều trị cá sẽ chết dần và chìm xuống đáy

ao.
Phòng và trị bệnh
Tách riêng cá khỏi quần đàn cá nuôi.
Nếu cá bị bệnh kéo dài giảm mực nước xuống và dùng Formol với liều lượng
30ml cho 1 m3 nước. Vào ngày thứ 3 và thay thêm 75% nước trong ao và điều trị
bằng Formol 1 lần nữa lặp lại thí nghiệm trên nếu thấy cá còn bệnh.
+Bệnh sán lá đơn chủ.
Tác nhân gây bệnh và dấu hiệu bệnh lý
Chủ yếu do 2 giống: Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18
móc). Chúng ký sinh và gây hại nghiêm trọng đối với cá hươngvà cá giống.
Sán lá đơn ký sinh chủ yếu ở da, mang.
Cá bị sáng lá đơn chủ ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước
chảy. Khi cá bị sáng lá đơn chủ ký sinh nhiều mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia
mang rơi ra, cá không hô hấp được và chết.
Phòng trị
Cá giống trước khi thả nuôi dùng thuốc tím (KMnO 4) 20 g/m3 tắm cho cá
trong thời gian 15- 30 phút hoặc dùng muối 2-3% tắm cho cá trong thời gian 5-10
phút.
Không nên thả cá với mật độ quá dày, thường xuyên theo dỏi chế độ ăn để
điều chỉnh cho thích hợp.
Dùng nước oxy già (H2O2) nồng độ 150-200 ppm / giờ sục khí mạnh.
+ Bệnh sán nội ký sinh
Trang 15


Tác nhân gây bệnh: giun đầu móc (Acanthocephala), sán dây (Bohri
cephalus), giun tròn (Philometra).
Triệu chứng: Giun sán ký sinh nhiều làm cá chậm lớn,gầy yếu, đoạn ruột có
giun sán ký sinh phình to.
Tác hại, phân bố: Bệnh giun sán nội ký sinh thường không gây thành dịch,

bệnh không làm chết cá hàng loạt nhưng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Nếu
giun sán ký sinh nhiều gây hiện tượng tắt ruột, có thể đâm thủng ruột tạo điều kiện
cho các loài vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho cá.
Đối với giun tròn có thể gây tắc ống dẫn ruột hoặc tắc ruột.
Phòng trị: Định kỳ vệ sinh ao, có thể dùng thuốc tẩy giun sán trộn vào thức
ăn cho cá ăn.
+ Bệnh trùng mỏ neo:
Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên là Lernaea, có dạng giống mỏ
neo, cơ thể có chiều dài 8-16 mm, giống như cái que, đầu có mấu cứng cấm sâu
vào trong cơ thể cá.
Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn gầy yếu, ở xung quanh vị trí trùng bám
có hiện tượng viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là vị trí tốt cho vi khuẩn
tấn công và phát triển.
Tác hại và phân bố bệnh:
Bệnh gây hại lớn cho cá giống và cá hương. Đối với cá lớn trùng mỏ neo
làm thành vết thưong, tạo diều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký
sinh trùng, vi khuẩn … xâm nhập. tTrùng thường ký sinh ở da, mang ,vẩy, mắt cá.
Phòng trị bệnh: kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ
neoký sinh dùng thuốc tím 10-25 g/m3 tắm trong 1giờ. Trị bệnh có thể dùng lá
xoan với liều lượng 0,3-0,5 Kg/m3 nước.
Bệnh rận cá
Tác nhân gây bệnh: trùng bánh xe thuộc giống Argulus, màu trắng ngà có hình
dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ ve, nhìn thấy được bằng
mắt thưòng.
Dấu hiệu bệnh: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ
da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công.
Phòng trị bệnh: Áp dụng cách phòng trị bệnh giống như đối với trùng mỏ neo
hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10 g/m3 trong 1 giờ.
+ Bệnh trùng bánh xe:


Trang 16


Điều kiện và tác nhân gây bệnh: thường gây bậnh trên nhiều loài cá nuôi khác
nhau: Trê, tra, basa…gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá hương, cá giống. Bệnh
thường xảy ra ở các bể ương với mật độ dày và môi trường dơ bẩn. Ở ĐBSCL,
trùng bánh xe phát triển hầu như quanh nămằnhng cao điểm vào mùa nóng. Ba loài
trùng bánh xe thường gây bệnh cho cá: Trichodina, Tripartiella, Trichodiella.
Triệu chứng bệnh:
Khi nhiễm trùng mặt trời trên thân cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục, da cá
sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cágiảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước.
Đây là một bệnh ngoại ký sinh, do đó tuỳ thuộc vào điều kiện thục tế có thể
dùng một trong những loại hoá chất sau để xử lý cá bệnh.:
Khi ương cá con dưới ao bị nhiễm trùng tốt nhất nên dùng Sulfat đồng –phèn
xanh phun khắp ao với liều lượng 0,3-0,5 g cho 1m 3 nước ao, 2-3 lần mỗi lần cách
nhau 1ngày.
Để trị cá trùng mặt trời trên bể ximăng nên dùng Xanh Malachite với nồng độ
1-2 gcho 1m3 cho 1 m3 nước bể, tăm cho cá trong 30 phút. Hoặc dung Formol với
liều lượng 25 ml Formol cho 1m 3 nước bể. Trị 3 ngày liên tục (nên trị bệnh cho cá
lúc mát trời) và trong thời gian trị bệnh lượng thúc ăn nên giảm đi một nửa.
Biện pháp phòng trị tốt nhất cho trùng mặt trời là giử gìn bể ương sạch sẽ và
mật độ ương vừa phải, tránh thức ăn dư thừa ở đáy ao. Trước khi ương cá phải tẩy
vôi, diệt mầm bệnh.
+ Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng:
Thức ăn kém chất lượng có thể gây ra bệnh cho cá trong những trường hợp
sau: Cá tạp dùng làm thức ăn dễ dẫn đến giá trị dinh dưỡng kém. Cá bột hay cá khô
dự trữ lâu bị hư hay hôi dầu. Thức ăn viên hay cám gạo dự trữ quá lâu hoặc để nơi
ẩm ướt có thể bị nấm mốc và các vitamin, khoáng bị phân huỷ cá sử dụng những
loại thức ăn này có thể dẩn đến những bệnh sau:
Bệnh vàng da: Bệnh này thường xảy ra ở cá có kích thước lớn. Cá có biểu

hiện giảm ăn hay bỏ ăn, bơi lảo đảo, cá có màu vàng tái nhạt hoặc vàng nghệ và
chết hàng loạt. Khi cá bị bệnh này nên giảm lượng thức ăn và thay loại thức ăn có
chất lượng tốt hơn. Tốt nhất nên bán cá ngay nếu cá đã đật giá trị thương phẩm.
Bệnh do thiếu vitamin C: cá có triệu chứng gây xuất huyết dưới hầu, làm
biến dạng cơ thể. Bệnh này xảy ra ở cá giống và cá thịt. Để chữa bệnh này nên bổ
sung vitamin C vào thức ăn với liều lượng 1g vitamin C cho 1kg thức ăncho ăn liên
tục từ 5-7 ngày.
Bệnh trắng da:
Đây là loại bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, bệnh thường gây
thiệt hại lớn trên cá tra giống và cá tra thịt. Khi cá bị bệnh bên ngoài cơ thể nhợt
Trang 17


nhạt, có nhiều điểm xuất huyết, bên trong nội tạng xuất hiện nhiều điểm trắng bằng
đầu tăm hạt đậu xanh khắp trên gan thận.
Cách phòng trị: Giữ môi trường ao luôn có chất lượng nước tốt, tránh gây
sốc cho cá nuôi, thường xuyên bổ xung vitamin C, các chất khoáng và men tiêu
hóa vào trong khẩu phần ăn.
Cách trị bệnh: Dùng Norfloxacine từ 1-2g/kg thức ăn kết hợp vitamin C từ
2-4 g/kg thức ăn.
5. Thu hoạch
Thu hoạch toàn bộ sau thời gian nuôi từ 6-7 tháng, cá có thể đạt kích cỡ từ 11,5 kg/ con. Người nuôi có thể chủ động căn cứ vào giá cả và nhu cầu thị trường để
thu hoạch vào thời điểm thích hợp nhất. Nên ngưng cho cá ăn 1 ngày trước khi
đánh bắt. Khi thu hoạch cá dùng lưới sợi mền để đánh bắt từ từ, không kéo dồn quá
nhiều làm cá dễ bị xây xát và đễ chết. Nhanh chóng lựa chọn phân loại cỡ cá, rửa
sạch cá trước khi đua vào dụng cạu bảo quản và vận chuyển. Cần chuyển ngay sản
phẩm chế biến đến nơi tiêu thụ. Sau thu hoạch, phải tát cạn ao và làm công tác
chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

Trang 18



V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Bảng 1: Bảng chi phí xây dựng
STT Thành
phần

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền Ghi bác

Chi phí vụ
nuôi 1

1

Tiền ủi 4
ao

4

3.000.00
0

12.000.00
0


Khấu hao
25% cho mỗi
vụ nuôi

3.000.000

2

Tiền ủi ao
lắng và ao
chứa

2

3.500.00
0

7.000.000

Khấu hao
25% cho mỗi
vụ nuôi

1.750.000

3

Cống xi
măng


6

300.000

1.800.000

Khấu hao
50% cho mỗi
vụ nuôi

9.000.000

Tổng

20.800.00
0

5.650.000

Bảng 2: Một số chi phí khác cho vụ nuôi 1
STT

Thành phần

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền


1

Vôi cải tạo

77500 kg

800

62.000.000

2

Thức ăn cho cá
hương + giống

3

Thức ăn cho cá thịt

4

Cá bột

5

Lương công nhân

2 người

400.000


4.800.000

Tổng

Trang 19



×