Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––

TÔ TRÍ TUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––

TÔ TRÍ TUỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG

THÁI NGUYÊN – 2014




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới
tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang" là công trình nghiên cứu khoa học,
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tô Trí Tuệ


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh- Đại học Thái Nguyên, theo chương trình đào tạo Cao học Khoá 9
(2012- 2014), chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp tôi đã xây dựng đề cương
và đi nghiên cứu, thực tập với nội dung: “Một số giải pháp xây dựng nông
thôn mới tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”, nay đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp cho khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
tốt cho chúng tôi suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn các thầy, cô trong khoa Đào tạo Sau Đại học, thầy cô bộ môn
Kinh tế và các bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp
đỡ tạo điều kiện trong công tác, học tập hàng ngày nay đã đạt kết quả.
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Nguyễn
Đình Long đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Uỷ ban nhân dân huyện Hàm
Yên, Ủy ban nhân dân xã Bình xa và các thôn ….đã tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực tập để đạt kết quả tốt tại huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh
vực đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các
học viên trong lớp Cao học K9, Kinh tế Nông nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cố
gắng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Song sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa
học, các đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến chỉ bảo để tôi có thêm cơ hội
tiếp thu nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, tính toán là trung thực và được trích
dẫn rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


3

Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

tnu.edu.vn/


4

Tô Trí Tuệ

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... .
i

LỜI

CẢM

........................................................................................ .ii

ƠN
MỤC

LỤC.............................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................
vii

MỞ

ĐẦU


............................................................................................... . 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài ...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... .
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn .............................
3
5. Bố cục của luận văn ............................................................................ .
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI .............................................................................. . 5
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... .
5
1.1.1. Đặc điểm nông nghiệp, nông thôn hiện nay ....................................
5
1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ............... 9
1.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................ 13
1.1.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ..............................
15
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................. .
26
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu
tnu.edu.vn/


5

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới một số nước,

lãnh
thổ, trong khu vực ................................................................................ . 26
1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................
38
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 51
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ .
51
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................
51

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


4

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................. 51
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................... 52
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin .................................................. 52
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 53
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 53
2.3.1. 03 chỉ tiêu về Quy hoạch .............................................................. 54
2.3.2. 16 chỉ tiêu về Hạ tầng Kinh tế - Xã hội ........................................ 54
2.3.3. 04 chỉ tiêu về Kinh tế và tổ chức sản xuất .................................... 56
2.3.4. 11 chỉ tiêu về Văn hoá - Xã hội - Môi trường ............................... 56
2.3.5. 05 chỉ tiêu về Hệ thống chính trị .................................................. 57
Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN HÀM YÊN ............................................................................ .

59
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hàm Yên ảnh hưởng đến
đầu tư phát triển nông nghiệp ................................................................ 59
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... . 59
3.1.2. Tình hình kinh tế Hàm Yên giai đoạn 2009 -2013 ......................... 62
Hàm Yên
-

............................................... 63

3.2.1. Kết quả phát triển nông thôn của huyện giai đoạn 2011 - 2013 ..... 65
3.2.2. Thực trạng nông thôn huyện Hàm Yên so với bộ tiêu chí Quốc
gia nông thôn mới ................................................................................. . 67
3.2.3. Thực trạng nông thôn ở một số xã tiêu biểu .................................. 82
3.2.4. Một số kết luận về xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện
Hàm Yên............................................................................................... . 99
Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN HÀM YÊN................. 104
4.1. Quan điểm định hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ........ 104
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

5

4.1.1. Quan điểm định hướng ............................................................... 104

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


6

4.1.2. Mục tiêu ................................................................................... . 105
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới cho
huyện Hàm Yên .................................................................................. .
107
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý ..................... 108
4.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn .................... 110
4.2.3. Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch ....... 111
4.2.4. Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội .................................... 112
4.2.5. Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn
mới..... 113
4.3. Kiến nghị ..................................................................................... . 114
4.3.1. Đối với Ban chỉ đạo và các Bộ, Ngành Trung ương .................... 114
4. 3.2. Đối với Tỉnh uỷ, HĐND, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh
Tuyên Quang ...................................................................................... . 116
4.3.3. Đối với huyện Hàm Yên và cộng đồng dân cư ............................ 117
KẾT LUẬN ....................................................................................... . 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 122
PHỤ LỤC .......................................................................................... . 124

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
NTM

: Nông thôn mới

CN

: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hoá

HĐH

: Hiện đại hoá

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

: Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
............................... 62
Bảng 3.2: Kết quả phát triển kinh tế nông thôn của huyện giai đoạn
2011-2013 .................................................................................................65
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp của
huyện.................................66
Bảng 3.4: Tình hình phát triển xã hội nông thôn của
huyện......................................67
Bảng 3.5: Tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch
..............................................69
Bảng 3.6: Thực trạng tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội
...............................................71
Bảng 3.7: Các nhân tố kinh tế và tổ chức sản
xuất.....................................................77

Bảng 3.8: Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội
..................................................................78

-

...............................................81
Bảng 3.10: Diện tích đất đai xã Bình
Xa.....................................................................82
Bảng 3.11: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã Bình Xa so
với bộ tiêu chí..............................................................................................83
Bảng 3.12: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu
chí............................84
Bảng 3.13: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của xã so với bộ tiêu
chí..................86
Bảng 3.14: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường của xã so với bộ tiêu
chí....87
Bảng 3.15: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu
chí.........................90
Bảng 3.16: Diện tích đất đai xã Thành Long
..............................................................91
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

vii
Bảng 3.17: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã so với
bộ tiêu chí........................................................................................ 92
Bảng 3.18: Thực trạng hạ tầng kinh tế xã hội của xã so với bộ tiêu chí
...................93

Bảng 3.19: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất của xã so với bộ tiêu
chí..........94
Bảng 3.20: Thực trạng văn hóa - xã hội - môi trường của xã so với bộ tiêu chí
......97
Bảng 3.21: Thực trạng hệ thống chính trị của xã so với bộ tiêu
chí.........................98
Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả thực hiện theo chỉ tiêu nông thôn mới của huyện
Hàm Yên ...................................................................................................100

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý Nhà nước, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước
ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát
triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một
số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông
thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình
thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được
tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh
thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa
đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng

cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng
được nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ
biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều
mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các
hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

2

mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



3

nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao,
nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo
giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã
hội bức xúc.
Do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,
xã hội, môi trường...nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Hàm Yên là một huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, có
diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, dân số đông nhất trong số các huyện
của tỉnh Tuyên Quang, toàn huyện có 18 xã, thị trấn, có đường quốc lộ số 2 đi
qua. Có Sông Lô chẩy giữa trung tâm huyện, Khu vực nông nghiệp, nông thôn
chiếm tỷ trọng lớn với sản xuất nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. Trong những
năm qua Huyện đã chủ động tích cực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn
mới (NTM). Nhằm góp phần tích cực tìm ra các giải pháp tốt nhất trong điều
kiện thực tế của huyện để phục vụ việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Huyện, việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đưa ra các giải pháp thực hiện và nâng
cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hàm
Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Chương trình xây dựng nông thôn mới;

o Đánh giá tổng quan thực trạng xây dựng NTM huyện Hàm Yên
tnu.edu.vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


4

o Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn
mới của huyện Hàm Yên
o Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn
mới của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
o Đề xuất các giải pháp thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
chương
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hàm Yên đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng xây dựng nông
thôn mới huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; mục tiêu; định hướng và giải
pháp xây dựng nông thôn mới của Huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Hàm
Yên tỉnh Tuyên Quang.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng nông thôn huyện Hàm Yên giai
đoạn 2011 - 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn
- Đánh giá tổng quan hiện trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hàm
Yên.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của các xã trong xây dựng
nông thôn mới.

- Đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện thành công Chương trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
5. Bố cục của luận văn
Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hàm Yên,
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

5

tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


6

Chương 4: Định hướng và một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm nông nghiệp, nông thôn hiện nay
Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn được nói đến như một nền kinh tế
truyền thống, trong đó nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lương
thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Dù trình độ phát triển của khoa học
kỹ thuật đến đâu thì ngày nay, sản phẩm nông nghiệp chưa có một ngành sản
xuất nào thay thế được. Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở quan
trọng tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại
bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông
thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Theo báo cáo của Ngân
hàng thế giới các nước Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị hóa như Việt Nam, thì
nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng
thu nhập cho nông dân. Hay nói cách khác, nông dân muốn thoát nghèo vẫn
phải gắn với nông nghiệp.
Nước ta có khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng
trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Nhờ sự quan tâm của
Nhà nước thể hiện bằng các chủ trương, chính sách đúng đắn, trong những
năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được

nhiều thành tựu. Liên tục trong nhiều năm nông nghiệp đạt mức tăng trưởng
khá cả về giá trị, sản lượng. Vì vậy, từ chỗ là một nước thường xuyên thiếu
lương thực, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


8

đứng thứ 2 trên thế giới, (tính riêng năm 2012 toàn quốc đã xuất khẩu tới 7,7
triệu tấn), đồng thời bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngoài gạo, Việt
Nam còn chiếm vị thế cao trong số các nước xuất khẩu về cà phê, cao su, hạt
điều. Giá trị xuất khẩu những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến
gỗ cũng ngày càng cao và trở thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất
khẩu của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích
cực, gia tăng sản phẩm có giá trị kinh tế, có lợi thế cạnh tranh. Trong nông
nghiệp đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Bên
cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn được tăng cường.
Chẳng hạn, công tác thủy lợi hóa đã được thực hiện hết sức mạnh mẽ, đến nay
94% diện tích lúa, 41% diện tích hoa màu trong cả nước được tưới tiêu. Việc
áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp triển khai khá rộng rãi (70%
diện tích lúa được sử dụng máy móc). Công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ
sinh học được ứng dụng góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp nước ta hiện nay tuy có tỷ trọng giảm đi trong cơ cấu
kinh tế của đất nước, xong giá trị tuyệt đối ngày càng tăng, đóng góp một
phần không nhỏ trong GDP của đất nước.
Như vậy có thể thấy nhờ các chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời gian qua, đã

cởi trói cho lực lượng sản xuất trong lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên để phát triển nông - lâm- ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn thì vấn để
nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay còn đang đặt ra nhiều khó khăn,
có thể kể ra một số thách thức cơ bản sau:
(1) Thách thức lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là khả năng cạnh
tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn thấp.
Sở dĩ như vậy do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ,
manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như phát triển công
tnu.edu.vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


9

nghiệp chế biến nông sản chưa cao như những nước khác trong khu vực và
trên thế giới. Mặc dù thời gian qua nhiều người đã hài lòng và tự hào rằng
chúng ta tuy sản xuất nhỏ lẻ nhưng vẫn đạt được những thành tích lớn trong
việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, lại có nhiều sản phẩm có số lượng
xuất khẩu khá, chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, song thực sự nếu
muốn tiến lên sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì kiểu sản xuất
manh mún này chắc chắn không thể phù hợp. Bởi, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt, yêu cầu của
người tiêu dùng đối với hàng nông sản ngày càng cao (như chất lượng tốt, giá
rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái...).
(2) Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp còn rất
yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích việc liên kết "4 nhà"
trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên tâm sản xuất. Nhưng,

trong thực tế việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như
mong muốn và các "nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân. "Nhà doanh
nghiệp" được người nông dân trông đợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm
chẳng những chưa làm tốt vai trò của mình, mà lại là "nhà” bị coi hưởng lợi
nhiều nhất trong quá trình liên kết, không bảo đảm sự công bằng lợi ích cho
nông dân. Do đó có thực tế trong nông nghiệp Việt Nam là khi được mùa
nông dân không bán được hàng, bị Tiểu thương ép giá, lúc mất mùa, thiên tai,
dịch bệnh thì không được gì. Ở hoàn cảnh nào nông dân cùng là người bị thua
thiệt và vì vậy, luôn có tình trạng nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng,
vật nuôi, không yên tâm tích lũy kinh nghiệm, sản xuất ổn định lâu dài.
(3) Mức độ giảm nghèo chung của Việt Nam tiến bộ liên tục. Tuy
nhiên, xu hướng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, trong nội bộ khu
vực nông thôn, và đặc biệt là giữa nông thôn với thành thị. Nhiều chuyên gia
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


10

đã đưa ra con số về chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn - thành thị lên tới
trên 6,9 lần.
(4) Một vấn đề nữa là người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do
xu thế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát
triển các khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua, 300.000 héc-ta đất nông
nghiệp bị mất đi do quá trình này). Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm
tại nông thôn và xu hướng di dân ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh
khỏi. Song song với đó một sự thiếu hụt nữa ở khu vực nông thôn hiện nay là
tri thức và thông tin khoa học hiện đại không được chuyển giao một cách có

hệ thống. Người nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoa
học công nghệ để họ thực sự làm chủ. Điều này tiếp tục đặt họ và thế bất lợi
hơn nữa.
(5) Không chỉ vấn đề đất đai, áp lực về lao động trong nông nghiệp
cũng ngày càng lớn. Thực tế, ở nhiều địa phương hiện nay tuy có số nông dân
đông, nhưng hầu hết những người có sức khỏe đều rời quê ra các đô thị tìm
việc kiếm sống. Vì thế vào những ngày mùa cần nhiều lao động các vùng thôn
quê rất thiếu nhân lực, phải thuê với giá cao. Do đó vấn đề đặt ra tuy nông thôn
thừa lao động, thiếu việc làm nhưng có khi lao động vẫn là sức ép đối với
nông nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả, năng xuất lao động khu vực
nông thôn còn thiếu hẳn lực lượng lao động có tay nghề, làm nông nghiệp giỏi.
(6) Về vấn đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù
được ngân hàng, hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp,
thời gian hoàn trả ngắn. Một số hộ gia đình khác tuy có thu nhập nhờ xuất
khẩu thủy sản cà phê, cao su... hay được bồi thường đất đai xong lại chưa biết
sử dụng đầu tư sản xuất mà chủ yếu mua sắm tiêu dùng. Trong khi đó, đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


11

của nước ngoài hầu như không đáng kể do những khó khăn về kết cấu hạ
tầng, độ rủi ro cao của lĩnh vực đặc thù này. Còn các chương trình dự án của
Nhà nước tuy khá nhiều, số vốn đầu tư không ít song hiệu quả lại rất thấp.
1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn
mới
1.1.2.1. Khái niệm nông thôn mới

Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó
là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa
nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ
cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006, Tr.6).
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu
chí, phân thành 5 nhóm: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế xã hội; Kinh tế và tổ
chức sản xuất; Văn hoá - Xã hội - Môi trường; Hệ thống chính trị. Từ quyết
định này chúng ta thấy Đảng và Nhà nước cũng đã chỉ rõ nông thôn mới phải
là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc
phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Tại quyết định này, mục tiêu
chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

12

thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ

nghĩa...”.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


×