Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và nguồn mẫu lên sự phát sinh mô sẹo của mẫu cây bá bệnh (eurycoma longifolia jack)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 90 trang )

Đồ án tốt
nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ....................................................................... vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................5
1.1.

Giới thiệu cây Bá bệnh .............................................................................5

1.1.1.

Phân loại học......................................................................................5

1.1.2.

Nguồn gốc và phân bố .......................................................................6

1.1.3.

Đặc tính sinh học ...............................................................................6

1.1.3.1. Đặc điểm phân loại của cây Bá bệnh..........................................6
1.1.3.2. Đặc điểm hình thái của cây Bá bệnh ..........................................6
1.1.4.

Thành phần hóa học ...........................................................................7


1.1.5.

Ứng dụng ...........................................................................................9

1.1.6.

Các nghiên cứu về cây Bá bệnh .......................................................10

1.1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................10
1.1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................12
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh mô sẹo .....................................12

1.2.1.

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ...........................................12

1.2.2.

Vai trò của cơ quan, tuổi cơ quan và ánh sáng đến sự hình thành mô

sẹo

..........................................................................................................15

1.3.

Phương pháp lớp mỏng tế bào (Thin cell layers) ...................................18


1.3.1.

Khái niệm.........................................................................................18

1.3.2.

Những tính chất đặc trưng của hệ thống TCL .................................19

1.3.3.

Ưu điểm ...........................................................................................19

1.4.

Mô sẹo ....................................................................................................21

1.4.1.

Khái niệm.........................................................................................21

1.4.2.

Mục đích của nuôi cấy mô sẹo ........................................................21
i


Đồ án tốt
nghiệp

1.4.3.


Quá trình tạo mô sẹo ........................................................................21

1.4.4.

Những nghiên cứu về mô sẹo cây dược liệu....................................22

1.4.4.1. Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis).....................................22
1.4.4.2. Cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) ....................23
1.4.4.3. Cây Thông đỏ Hymalaya (Taxus wallichiana Zucc.) ...............24
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................25
2.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................25

2.2.

Vật liệu ...................................................................................................25

2.2.1.

Đối tượng thí nghiệm .......................................................................25

2.2.2.

Điều kiện nuôi cấy ...........................................................................25

2.2.3.

Trang thiết bị và dụng cụ .................................................................25


2.2.4.

Hóa chất và môi trường thí nghiệm .................................................26

2.2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................27

2.3.

Nội dung nghiên cứu ..............................................................................27

2.3.1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy tử diệp ......................................27
2.3.2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy lá non........................................28
2.3.3.

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy cuống lá non
.............................29
2.3.4.


Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy tử diệp ......................................30
2.3.5.

Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy lá non........................................31
2.3.6.

Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết

hợp lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy cuống lá non
.............................32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................34

ii


Đồ án tốt
nghiệp
3.1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp

lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy tử diệp ..................................................34

ii



Đồ án tốt
nghiệp

3.2.

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp

lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy lá non ...................................................40
3.3.

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp

lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy cuống lá non ........................................46
3.4.

Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp

lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy tử diệp ..................................................51
3.5.

Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp

lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy lá non ...................................................55
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................62
4.1. Kết luận .......................................................................................................62
4.2. Đề nghị ........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC
............................................................................................................1


3


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2,4-D

: 2,4-dichlorophenoxyacetic acid

BA

: 6 – benzyladenine

BAP

: N – benzyllaminopurine

CĐHSTTV

: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

DKW

: Drive- Kuniyuki Wainut

IAA


: Axit α- indol axetic

Ltcl

: Long thin cell layer

MS

: Murashige and Koog (1962)

NAA

: α – napthalene acetic acid

SPSS

: Statistical Product and Services Solutions

TCL

: Thin cell layer

TDZ

: N-phenyl-N′-1, 2, 3-thiadiazol-5-ylurea

tTCL

: transverse thin cell layer


6

4


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy tử diệp cây Bá bệnh ........................................28
Bảng 2.2. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy lá non cây Bá bệnh ..........................................29
Bảng 2.3. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy cuống lá non cây Bá bệnh ...............................30
Bảng 2.4. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy tử diệp cây Bá bệnh ........................................31
Bảng 2.5. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy lá non cây Bá bệnh ..........................................32
Bảng 2.6. Các nghiệm thức thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và TDZ
riêng lẻ hay kết hợp lên mẫu cấy cuống lá non cây Bá bệnh ...............................33
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy tử diệp sau 45 ngày nuôi cấy............................................35
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy lá non sau 45 ngày nuôi cấy .............................................41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy cuống lá non sau 45 ngày nuôi cấy ..................................47
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy tử diệp sau 45 ngày nuôi cấy............................................52
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh

hình thái của mẫu cấy lá non sau 45 ngày nuôi cấy .............................................55
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp lên sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy cuống lá non sau 45 ngày nuôi cấy ..................................58

5


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ NAA riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng tử diệp (bảng 3.1) ...
36
Biểu đồ 3.2. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ NAA riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng lá non (bảng 3.2) .. 433
Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ NAA riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng lá non (số liệu bảng
3.3)...................................................................................................................... 499
Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ TDZ riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng tử diệp (số liệu bảng
3.4)........................................................................................................................ 53
Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ TDZ riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng lá non (số liệu bảng
3.5)........................................................................................................................ 56
Biểu đồ 3.6. So sánh tỷ lệ mô sẹo hình thành và khối lượng tươi trung bình của
mô sẹo theo nồng độ TDZ riêng lẻ lên mẫu cấy lớp mỏng cuống lá non (số liệu
bảng 3.6) ............................................................................................................... 59

6



Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Hình cây Bá bệnh .................................................................................. 5
Hình 1.2. Các dược phẩm chiết xuất từ Bá bệnh................................................. 10
Hình 3.1.a Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA lên mẫu tử diệp với nồng
độ lần lượt là 0 – 4 mg/l ....................................................................................... 37
Hình 3.1.b Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA lên mẫu tử diệp với nồng
độ lần lượt là 0 – 4 mg/l ....................................................................................... 38
Hình 3.2. Ảnh hưởng của NAA kết hợp với BA lên mẫu cấy lá với các
nồng độ từ 0,5 – 4,0 mg/l ..................................................................................... 44
Hình 3.3. Ảnh hưởng của NAA két hợp với BA lên mẫu cấy cuống lá với
các nồng độ từ 0,0 – 4,0 mg/l ............................................................................... 50
Hình 3.4. Ảnh hưởng của TDZ kết hợp với BA lên mẫu tử diệp với nồng độ
lần lượt là 0,2 – 1,0 mg/l ..................................................................................... .54
Hình 3.5. Ảnh hưởng của TDZ kết hợp với BA lên mẫu lá non với nồng độ
lần lượt là 0,2 – 1,0 mg/l. ..................................................................................... 57
Hình 3.6. Ảnh hưởng của TDZ kết hợp với BA lên mẫu cuống lá non với
nồng độ lần lượt là 0,2 – 1,0 mg/l. ....................................................................... 61
Hình 3.7. Hình thái giải phẫu các nguồn mẫu khác nhau. a, b) Mẫu lá; c, d)
Mẫu tử diệp. ......................................................................................................... 61

vii


Đồ án tốt

nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặt vấn đề
Từ xa xưa cây cỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con
người. Nó không chỉ là nơi trú ẩn, là nguồn thực phẩm phong phú, là nguyên liệu
sản xuất những vật dụng cần thiết cho cuộc sống mà còn là nguồn dược liệu quý
giá. Con người đã khám phá tìm ra khả năng trị bệnh của cây cỏ và ghi chép
những hiểu biết của mình vào sách vở thành những bộ y điển danh tiếng từ rất
lâu đời. Ngày nay, khoảng 25% các loại dược phẩm có nguồn gốc từ thực vật và
con số này có thể tăng trong tương lai khi ngày càng nhiều hợp chất có hoạt tính
sinh học được khám phá từ cây cỏ và con người cũng đang dần có xu hướng
quay trở lại với dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Tuy nhiên, việc sử dụng các dược liệu này vẫn rất hạn chế do chỉ có thể
chiết xuất trực tiếp một lượng rất ít từ thực vật và việc tổng hợp nhân tạo vẫn còn
gặp nhiều khó khăn do con đường tổng hợp nhân tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn
và chưa được làm sáng tỏ. Thu nhận hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ
thực vật bằng phương pháp nuôi cấy tế bào đơn được xem là giải pháp hữu hiệu
nhất hiện nay để sản xuất, làm giàu hàm lượng và ổn định nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật.
Tầm quan trọng
Với xu hướng dùng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh, cây Bá bệnh đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á,
đặc biệt nó còn được xem như nhân sâm ở Malaysia, vì nó có nhiều tiềm năng về
nguồn dược liệu chữa các bệnh sốt, đau bụng, chống sốt rét và tăng cường sức
khỏe sinh lý nam giới, …
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm được chiết xuất
từ rễ và vỏ của cây Bá bệnh ứng dụng làm dược liệu ngày càng tăng, điều này tạo

nên áp lực cho việc duy trì quần thể cây này. Mặt khác, việc thu nhận hợp chất
1


Đồ án tốt
nghiệp

thứ cấp trong nuôi cấy đã được nghiên cứu và cho kết quả tốt như Ginsenoside từ
cây nhân sâm (P. ginseng) (Choi và cộng sự, 1994; Franklin và Dixon, 1994);
Rosmarinic acid từ cây tía tô (Coleus bluemei) (Ulbrich và cộng sự, 1985);
Berberin từ cây liễu sam (C. japonica) (Matsubara và cộng sự, 1989)… Chính vì
thế, việc nuôi cấy tế bào thực vật được xem như là một phương pháp ưu thế để
cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cây
ngoài tự nhiên [18], [31], [45].
Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
điều hòa sinh trưởng thực vật và nguồn mẫu lên sự phát sinh mô sẹo của mẫu cấy
cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack)” được tiến hành.
Ý nghĩa của đề tài
Thí nghiệm đề ra nhằm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
hình thành mô sẹo, với mục đích tăng nhanh số lượng mô sẹo để làm nguồn vật
liệu cho các thí nghiệm thu nhận sinh khối có hợp chất thứ cấp nhằm ứng dụng
rộng rãi trong y học.
2. Tình hình nghiên cứu
Năm 2005, Hussein và cộng sự nghiên cứu nhân nhanh chồi qua nuôi cấy
đỉnh sinh trưởng cây Bá bệnh [24].
Năm 2006, Hussein và cộng sự thành công trong việc tạo chồi bất định từ
nuôi cấy rễ và thân cây Bá bệnh [23].
Năm 2010, Mahmood và cộng sự nghiên cứu cảm ứng mô sẹo từ các cơ
quan của cây Bá bệnh [30].
Năm 2010, Miyake và cộng sự nghiên cứu hoạt tính gây độc đối với tế bào

ung thư của quassinoids [31].
Năm 2014, Trần Trọng Tuấn và cộng sự đã nghiên cứu quá trình phát sinh
mô sẹo từ mẫu lá cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack) [12].

2


Đồ án tốt
nghiệp

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật (chất
ĐHSTTV) đến sự phát sinh mô sẹo khi nuôi cấy mẫu tử diệp, lá non và cuống lá
non của cây Bá bệnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của BA và NAA riêng lẻ hay kết hợp bổ
sung vào môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) [32] đến sự phát sinh mô
sẹo từ nuôi cấy mẫu tử diệp của cây Bá bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của NAA và BA riêng lẻ hay kết hợp bổ
sung vào môi trường MS đến sự phát sinh mô sẹo từ nuôi cấy mẫu lá non của cây
Bá bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của NAA và BA riêng lẻ hay kết hợp bổ
sung vào môi trường MS đến sự phát sinh mô sẹo từ nuôi cấy cuống lá non của
cây Bá bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp bổ sung
vào môi trường MS đến sự phát sinh mô sẹo từ nuôi cấy tử diệp của cây Bá bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp bổ sung
vào môi trường MS đến sự phát sinh mô sẹo từ nuôi cấy mẫu lá non của cây Bá
bệnh.
Khảo sát ảnh hưởng nồng độ của BA và TDZ riêng lẻ hay kết hợp bổ sung

vào môi trường MS đến sự phát sinh mô sẹo từ nuôi cấy cuống lá của cây Bá
bệnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lớp mỏng tế bào.
Phương pháp thống kê: sử dụng phần mềm SPSS.
6. Kết quả đạt được của đề tài
Xác định được các yếu tố ngoại sinh kích thích sự phát sinh hình thái cây
Bá bệnh nhằm tăng nhanh số lượng lớn mô sẹo.

3


Đồ án tốt
nghiệp

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Tổng quan tài liệu.
Chương 2: Vật liệu và phương pháp.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương 4: Kết luận và đề nghị.

4


Đồ án tốt
nghiệp

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Giới thiệu cây Bá bệnh
1.1.1. Phân loại học

Giới

: Plantae

Ngành

: Magnoliophyta, Angiospermae

Lớp

: Magnoliophyta, Dicotyledones

Bộ

: Sapindales

Họ

: Simaroubeceae DC

Chi

: Eurycoma

Loài

: Eurycoma longifolia Jack


Hình 1.1. Hình Cây Bá bệnh
Cây Bá bệnh là một loài thuộc giới thực vật, tên khoa học của cây bá bệnh
là Eurycoma longifolia, cây có họ Simaroubeacea và chi Eurycoma.
Simaroubacea là một họ lớn bao gồm 30 chi và 200 loài, trong đó có 8 chi và 10
loài được tìm thấy ở Malaysia (Hooi và cộng sự, 2002) [21].
Cây có các tên gọi khác như: Bách bệnh, Mật nhân, Lồng bẹt, Nho nan
(Tày), Tongkat Ali ở Malaysia, Pasakbumi hoặc Bidara Pahit ở Indonesia, Landon ở Thái Lan và tiếng Anh là Longjack.

5


Đồ án tốt
nghiệp

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Cây Bá bệnh được tìm thấy ở khu rừng tự nhiên các nước trong khu vực
Đông Nam Á và phân bố rộng rãi ở rừng nguyên sinh, rừng thứ cấp ở Malaysia
đến các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippin.
Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở khắp nước, rải rác ở những cánh rừng
thưa, vùng núi thấp, trung du, vườn quốc gia Bái Tử Long, một số rừng ở Tây
Nguyên và miền Trung nhiều hơn là ở các tỉnh phía Bắc. Cây chịu được bóng
nên thường gặp dưới tán rừng.
1.1.3. Đặc tính sinh học
1.1.3.1.

Đặc điểm phân loại của cây Bá bệnh

Cây thuộc họ Thanh Thất là cây gỗ hay cây bụi, vỏ đắng, nhánh phủ lông,
lá lớn, mọc so le, kép lông chim sẻ, có nhiều đôi lá chét mọc đối. Cụm hoa mọc

thành từng chùy rộng, thường mọc ở gần ngọn, hoa thường đơn tính, có một số
lưỡng tính. Lá đài rời hoặc dính ở gốc, thường phủ lông tơ, cánh hoa dài hơn lá
đài. Nhị xem kẽ với cánh hoa, chỉ nhị rời và ở mỗi gốc của nhị thường có phần
phụ dạng vảy. Bao phấn ngắn, có khi ngã xuống, lắc lư, mở ngang hoặc hướng
trong. Bộ nhụy bao gồm 4 – 5 lá noãn rời, xếp chồng trên cánh hoa, ở hoa đực
không có các noãn hoặc chỉ có rất thô sơ, vòi nhụy dính thành cột, đầu nhụy rời.
Quả hạch, 3 – 5 quả nang. Hạt không có phôi nhũ, có hạt lởm chởm lông ngắn.
1.1.3.2.

Đặc điểm hình thái của cây Bá bệnh

Thân: Bá bệnh là loại cây cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 15m, thường mọc
dưới tán lá của những cây lớn, có lông ở nhiều bộ phận. Cây không phân cành
hoặc ít phân cành, cuống lá có màu nâu đỏ.
Lá: dạng kép lông chim sẻ gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt
trên lá màu xanh, mặt dưới có màu trắng xám. Cuống lá có mầu nâu đỏ, lá có
hình dạng mũi mác hoặc bầu dục, với góc lá thuôn, đầu nhọn.
Hoa: cây bá bệnh là loài đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực
hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3 – 4. Mỗi hoa có
5 – 6 cánh rất nhỏ, hoa và bao hoa phủ đầy lông có màu đỏ nâu. Hoa mọc thành

6


Đồ án tốt
nghiệp

chùy ở kẽ lá và tập trung ở ngọn.Đài hoa được chia thành năm thùy hình tam
giác, tràng hoa có năm cánh hình thoi, nhị có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5
noãn, đầu nhụy rời.

Quả: cây kết quả vào tháng 3 – 11. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang
màu đỏ sẫm. Quả hình trứng dày, nhẵn, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, có rãnh ở
giữa dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1,0 cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông
ngắn.Cây thường bắt đầu ra quả sau 2 – 3 năm trồng và cây hoàn toàn trưởng
thành sau 25 năm.
1.1.4. Thành phần hóa học
Cây Bá bệnh đang được các nhà khoa học chú ý với các đặc tính dược lý và
các chất mang hoạt tính của cây. Trên các bộ phận của cây, các nhà khoa học đã
tìm và chứng minh có các hợp chất sau đây:
Các hợp chất quassinoid: 14,15-β-dyhdroxykalaineanon, eurycomalacton,
longylacton,

6α-hydroxyeurymalcton,

5,

6

dehydroeurycomalacton,

11-

dehydroklaineanon.
Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol
A, bourjotinolon A, espisapelin A, melianon, hyspirdon.
Các alkaloid loại canthin-6-on: 9,10- dimethoxycanthin-6-on, 10-hydroxy9methoxy-canthin-6-on, 9-methoxy-3methyl-canthin-5, 6dion, alkaloid carbolin,
5,9-dimethoxycanthin-6-on và 9-methoxy-3-methyl-canthin-5, 6-dion (Hooi và
cộng sự, 2002) [21].
Năm 1963, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương, trường đại học khoa học
Sài Gòn cô lập thành công hợp chất β-sitosterol, campesterol, 2, 6dimetoxybenzoquinon, eurycomalaton. Ngoài ra, còn cô lập được hợp chất

dihydroeurycomalacton [43].
Năm 1970, Thoi va Suong đã cô lập được 2 hợp chất quasinoid tên là
eurycomanon và eurycomanol [42].
Năm 1982, Suong và cộng sự đã cô lập được hai hợp chất là laurylacton A
và laurylacton B [40].

7


Đồ án tốt
nghiệp

Năm 1992, Chan và cộng sự tìm thấy hợp chất mới 3,4dihyroeurycomalacton,

5,6-dehyroeurycomalacton,

6-hydroxy-5,6-

dehydroeurycomalacton, 10-hydroxycantin-6-on, scopoletin [15].
Năm 1995, Chan và cộng sự đã ly trích cao n-butanol từ rễ và cây cô lập
được một quassinoid glycoside có tên là eurycomanol-2-O-β-D-glucopyranosid
[16].
Năm 1990, Tada và cộng sự đã phân lập được hợp chất paskbumin A
(eurycomanon) và pasakbumin B, pasakbumin C từ cao metanol [15]. Đến năm
1993, các tác giả đã cô lập thêm hợp chất 1, 2-seo-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrasan2, 5-olide [41].
Năm 1991, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược, Tokyo, Nhật
trong quá trình nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây Bá bệnh đã phân lập được
hai hợp chất mới với khung squallan. Đây đồng thời là hai đồng phân lập thể của
nhau, một là eurylen, đồng phân kia là teurylen.
Năm


1992,

tại

trường

đại

học

Tokyo,

Nhật

hợp

chất

6α-

hydroxyeurymalacton và 11-dehydroklaineanon cũng được phân lập từ cây.
Itokawa và cộng sự còn phát hiện thêm một số hợp chất thuộc nhóm triterpen với
khung tirucallan, niloticin, hydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, 3episapelin A,melianon, hispidon, các hợp chất này được công bố có độc tính đối
với một số loại tế bào ung thư [28].
Đến năm 1992, các tác giả còn cô lập được bốn hợp chất mới thuộc nhóm
chất biphenylneolignan. Trong đó có hai đồng phân của nhau: 2,2’-dimetoxy-4(3-hyroxy-1-propenyl)-4’-(1,2,3-trihydroxypropyl)diphenyleter [28].
Năm 1993, ngoài eurylacton (1,2-seco-1-nor-6-(5-10)-abeo-picrosan-2,5olide), nhóm nghiên cứu tại trường đại học Y dược Tokyo, Nhật còn cô lập thêm
một hợp chất mới là 14-deactyl eurylen [28].
Choo và Chan (2002) đã sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) để

chứng minh trong cây Bá bệnh có nhiều hợp chất quý là các alkaloid như 9methoxycanthin-6-one,

3-methylcanthin-5,6-dione,

8

canthione;



nhóm


Đồ án tốt
nghiệp

quassinoid như là eurycomalactone, longilactone, eurycolactone, laurycolactone,
eurycomanone [17].
Năm 2010, Miyake và cộng sự đã công bố hoạt tính gây độc đối với tế bào
ung thư của các hợp chất quassinoids từ cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack).
Có 24 quassinoids cô lập từ cây Bá bệnh được khảo sát là có khả năng gây độc
với các tế bào ung thư khác nhau [31].
1.1.5. Ứng dụng
Sử dụng lá Bá bệnh để nấu làm nước tắm nhằm trị tình trạng ghẻ trên da.
Tùy theo cơ địa và khả năng hấp thu ở mỗi người mà cây có tác dụng bệnh lý
cũng không giống nhau.
Hoa và trái của cây Bá bệnh được sử dụng như một loại thuốc để điều trị
bệnh lỵ.
Một số người dân địa phương còn dùng rễ cây này để làm thuốc hạ sốt, làm
nhanh lên da non ở những chỗ nhiễm trùng, vết thương, vết loét, giangmai, chảy

máu răng.
Vỏ của cây được sử dụng để chữa bệnh sốt, loét miệng, và giun trong ruột.
Trong vỏ, rễ cây Bá bệnh có thành phần chính là các quasinoide, triterpenoid,
alkaloide giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Tăng cường sinh lý,
tăng cường sức khỏe tình dục, điều hòa và làm ổn định huyết áp, chữa ngộ độc,
đau mỏi lưng do thấp khớp, giải say rượu, ăn uống không tiêu, nôn mửa.Cây Bá
Bệnh được người dân các nước vùng Đông Nam Á sử dụng từ lâu và được chứng
minh qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới trong có tác dụng tăng cường chức
năng sinh lý và sức khoẻ tình dục. Đặc biệt năm 2006, các nhà khoa học Trường
Đại học Hà Nội đã tìm thấy và nghiên cứu cho thấy cây Bá bệnh tại Việt Nam
cũng có tác dụng không thua kém các nước trong khu vực (Đỗ Huy Bích và cộng
sự, 2006) [2].
Việt Nam đã cho ra các dòng sản phẩm từ cây Bá bệnh như: khang dược Bá
bệnh, linh dược Bá bệnh, cà gai leo, Alipas.

9


Đồ án tốt
nghiệp

a

b

c
Hình 1.2. Các dược phẩm chiết xuất từ Bá bệnh
a. Khang dược Bá bệnh
b. Sâm Alipas
c. Giải độc gan Tuệ Linh

1.1.6. Các nghiên cứu về cây Bá bệnh
1.1.6.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 2005, Hussein và cộng sự nghiên cứu hình thành một lượng lớn chồi
trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cây Bá bệnh. Kết quả tỷ lệ chồi của mẫu cấy cao
nhất là 90% trên môi trường MS có bổ sung 5,0 mg/l kinetin.Rễ được cảm ứng
hình thành sau 14 ngày nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung 5,0 mg/l IBA
[24].

10


Đồ án tốt
nghiệp

Năm 2006, Hussein và cộng sự đã nghiên cứu thành công việc tạo chồi bất
định từ nuôi cấy rễ và thân của cây Bá bệnh. Môi trường tốt nhất được xác định
là môi trường Juglan medium (DKW) có bổ sung 0,1 mg/l kinetin kết hợp với 0,1
mg/l zeatin. Với số lá 25,1 ± 1,5; chiều dài thân 3,1 ± 0,5 cm, tỷ lệ 90% tạo chồi,
hình thành chồi sớm nhất trong vòng 15 ngày nuôi cấy. Môi trường tốt nhất để
nuôi cấy thân là DKW được bổ sung 2,0mg/l BAP và 2,0 mg/l zeatin. Với số lá
38,9 ± 1,5; chiều dài thân 4,3 ± 0,5 cm, tỷ lệ tạo chồi cao nhất 70% trong thời
gian sớm nhất là 16 ngày nuôi cấy. Mẫu thân và rễ sử dụng để nuôi cấy được lấy
ở vị trí cách xa gốc 2,0 cm, đó được xác định là vị trí phù hợp nhất để đạt tỷ lệ tối
đa hình thành chồi bất định. Rễ con được cảm ứng từ chồi bất định cũng được
hình thành sớm nhất và nhiều nhất trên môi trường MS cơ bản có bổ sung 0,5
mg/l IBA. Chồi bất định hình thành từ mẫu rễ, tỷ lệ phần trăm cao nhất của rễ
con là 70% và thời gian hình thành rễ con là 19 ngày. Chồi bất định hình thành từ

mẫu thân, tỷ lệ phần trăm cao nhất của rễ con là 60%, thời gian hình thành rễ con
sau 18 ngày. Sau 2 tháng cây con in vitro được chuyển ra đất với điều kiện không
có sự khác biệt về hình thái so với cây mẹ [23].
Năm 2010, Mahmood và cộng sự đã nghiên cứu về việc cảm ứng mô sẹo
từ các cơ quan của cây Bá bệnh. Sử dụng lá, cuống lá, cuống, thân, rễ chính, rễ
xơ, lá mầm được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng
khác nhau như 2,4-D, IAA, NAA, picloram, dicamba. Tỷ lệ 81,76% mẫu cấy lá
hình thành sẹo tốt nhất ở môi trường 2,4-D với nồng độ 0,1 mg/l. Tỷ lệ 78,33%
mẫu cuống lá hình thành mô sẹo trong môi trường có hai loại auxin là 2,4-D và
picloram, cùng nồng độ 0,4 mg/l. Mẫu thân kết quả tốt nhất là 88,33% ở 0,2 mg/l
2,4-D. Lá mầm thì kết quả là 85% ở 0,4 mg/l 2,4-D. Mẫu rễ không tạo mô sẹo
với IAA và NAA [30].
Năm 2010, Miyake và cộng sự nghiên cứu hoạt tính gây độc đối với tế bào
ung thư của quassinoids. Có 24 quassinoids cô lập từ cây Bá bệnh được khảo sát
là có khả năng gây độc với các tế bào ung thư khác nhau [31].

11


Đồ án tốt
nghiệp

Năm 2012, Hussein và cộng sự công bố ảnh hưởng của auxin, nồng độ
đường và nguồn carbohydrate lên khả năng hình thành rễ bất định từ nuôi cấy
mẫu lá của cây Bá bệnh. Kết quả cho thấy nồng độ auxin tốt nhất để nuôi cấy rễ
bất định là 3,0 mg/l NAA với tỷ lệ 28,9% hình thành rễ, thời gian hình thành rễ là
20 ngày sau nuôi cấy. Nồng độ đường 50 g/l có hiệu quả kích thích rễ bất định
cao hơn so với nồng độ đường 30 g/l [25].
1.1.6.2.


Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 2006, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội đã có
những công bố về thành phần hợp chất trong cây có tác dụng dược lý.
Năm 2012, Trần Trọng Tuấn và cộng sự đã nghiên cứu thành công đề tài
sử dụng phương pháp nuôi cấy lớp mỏng tế bào trong cảm ứng tạo rễ bất định in
vitro từ mẫu cấy lá cây Bá bệnh. Trong nghiên cứ này, với mẫu cấy là lá trong
môi trường MS có bổ sung 2,5 mg/l 2,4-D tỷ lệ tạo rễ của mẫu đạt 23,80%. Đối
với môi trường B5 có bổ sung 2,5 mg/l 2,4-D thì tỷ lệ tạo rễ của mẫu cấy đạt
55,00% và trong môi trường WPM có bổ sung 2,5 mg/l NAAtỷ lệ tạo rễ của mẫu
cấy cao nhất là 82,40% [12].
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh mô sẹo
1.2.1. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Auxin là một nhóm chất ĐHSTTV được sử dụng rất thường xuyên trong

nuôi cấy mô – tế bào thực vật. Auxin kết hợp chặt chẽ với các thành phần dinh
dưỡng trong nuôi cấy mô để kích thích sự tăng trưởng của mô sẹo và điều hòa sự
phát sinh hình thái, đặc biệt là khi nó được sử dụng phối hợp với các cytokinin.
Sự áp dụng loại và nồng độ auxin trong môi trường nuôi cấy phụ thuộc vào: kiểu
tăng trưởng hoặc sự phát sinh hình thái cần nghiên cứu. Hàm lượng auxin nội
sinh trong mẫu cấy phụ thuộc vào trạng thái của cây mẹ: tuổi của cây mẹ, vị trí
thu mẫu cấy, thời gian thu mẫu trong năm. Khả năng tổng hợp auxin tự nhiên của
mẫu cấy. Sự tác động qua lại giữa auxin nội sinh và auxin ngoại sinh (Nguyễn
Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4].

12



Đồ án tốt
nghiệp

Auxin thường là nguyên nhân: của sự kích thích sự tăng trưởng, kéo dài tế
bào và sự trương của mô; có khả năng khởi đầu sự phân chia tế bào (cảm ứng
khởi tạo mô sẹo) và cảm ứng tạo rễ bất định; ức chế sự hình thành của chồi bất
định và chồi nách; thường phát sinh phôi trong nuôi cấy huyền phù. Với nồng độ
thấp auxin sẽ kích thình hình thành mô sẹo và không có khả năng cảm ứng tạo rễ
bất định (Pierik, 1998) [36].
Ảnh hưởng của auxin trong nuôi cấy tế bào thực vật
Vai trò của auxin lên sự cảm ứng sự tăng trưởng của mô sẹo: auxin thường
được bổ sung vào môi trường nuôi cấy để cảm ứng tạo mô sẹo từ mẫu cấy. Loại
auxin thường được sử dụng cho mục đích này là 2,4-D, nhưng nếu tiếp tục duy
trì mô sẹo trong môi trường có 2,4-D này thì tế bào dễ bị đột biến. Vì vậy, người
ta có thể cảm ứng sự tạo mô sẹo bằng NAA hay IAA hoặc sau khi cảm ứng mô
sẹo bằng 2,4-D thì mẫu cấy sẽ chuyển sang môi trường có NAA hoặc IAA. Để
cảm ứng mô sẹo từ mẫu cấy của cây lá rộng, người ta thường dùng 2,4-D với
nồng độ từ 1,0 – 3,0 mg/l. Cần chú ý là để cảm ứng mô sẹo từ cây hai lá mầm,
thường kết hợp auxin với cytokinin, nhưng cytokinin thì lại không cần thiết trong
sự tạo mô sẹo từ cây một lá mầm và auxin phải được sử dụng với một nồng độ
cao như 2,0 – 10,0 mg/l (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4].
Ngoài ra auxin còn có ảnh hưởng khác như ảnh hưởng lên sự phát sinh
hình thái (sự tạo chồi hay rễ), ảnh hưởng lên phát sinh phôi soma. Nồng độ của
auxin trong môi trường cao sẽ ngăn cản sự phát sinh hình thái nhưng lại cảm ứng
sự phát sinh phôi soma từ các tế bào có khả năng sinh phôi (Nguyễn Đức Lượng
và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4].
Auxin được phân loại thành 2 nhóm là auxin tự nhiên và auxin nhân
tạo. Auxin tự nhiên như 3-indol-acetic acid (IAA) đây là auxin được biết đến
chủ yếu, có tác động sinh lý nổi bật nhất trong các loại auxin tự nhiên. Ngoài
ra còn có các loại khác như: 4-cloroindol-3-axetic acid (A4-Cl-IA) và indol-3butyric acid (AIB). Auxin nhân tạo đây là loại auxin được sử dụng nhiều nhất

trong nuôi cấy mô tế bào thực vật như indol-3-butyric acid (IBA), naphthalene

13


Đồ án tốt
nghiệp

acetic acid (NAA) và 2,4-dichlorophenoxyacetix acid (2,4-D). Ngoài ra còn có
một số auxin khác ít được sử dụng hơn như: (2,4,5-trichlorophenoxy) acetic acid
(2,4,5-T); 4-chlorophenoxyacetic acid (4-CPA); 2-methyl-4-chlorophenoxyacetic
acid (MPCA); 2-naphthyloxyacetic acid (NOA); 3,6-dichloro-2-methoxybenzoic
acid (dicamba); 4-amino-3,5,6-trichloropicolinic acid (picloram).
Tính ổn định trong môi trường nuôi cấy: IAA và IBA nhạy cảm với nhiệt
độ và bị phân hủy trong quá trình hấp tiệt trùng và IAA không ổn định trong môi
trường nuôi cấy cho dù nó được lọc qua màng lọc vô trùng. Nồng độ của IAA có
thể giảm đi 10 lần trong 4 tuần nuôi cấy ở trong tối nếu không được bổ sung
thêm. Tốc độ phân hủy của auxin ở ngoài sáng nhanh hơn đặc biệt trong môi
trường MS. Trong môi trường MS lỏng ở nhiệt độ 25C, thời gian chiếu sáng 16
giờ/ngày, IAA nồng độ 10M (1,75 mg/l) sẽ giảm ít hơn giới hạn được nhận biết
là 0,05 mg/l trong 14 ngày. IBA ổn định trong môi trường hơn là IAA, nồng độ
IBA giảm đi 25% sau 30 ngày trong tối, 60% sau 30 ngày ngoài sáng. Các loại
auxin khác như NAA và 2,4-D không bị biến tính trong môi trường nuôi cấy
nhưng một khi đã được mô tế bào thực vật hấp thu vào thì tốc độ phân tách xảy
ra nhanh không chỉ do tác nhân vật lý mà còn do tác động của các enzyme
(Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4].
Các loại auxin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật
Trong thực vật IAA được tổng hợp từ tryptophan và được sản xuất tại mô
phân sinh chồi ngọn nhưng thường lại góp phần vào sự hình thành và phát triển
của rễ (Sathyanarayana và Varghese, 2007). IAA được sử dụng trong nuôi cấy

mô nhưng nó lại dễ bị biến tính trong môi trường nuôi cấy và nhanh chóng thoái
biến trong mô. Tuy nhiên, những đặc tính này có thể trở nên hữu dụng bởi vì
trong cây IAA (cùng với cytokinin) sau khi cảm ứng sự hình thành mô sẹo sẽ
kích thích sự tạo chồi hoặc phôi khi hàm lượng của auxin trong mô giảm. IAA
thường được sử dụng phối hợp với các chất ĐHSTTV khác để kích thích sự phát
sinh hình thái trực tiếp năng sinh phôi. Nồng độ auxin tăng cao kích thích sự tạo

14


Đồ án tốt
nghiệp

mô sẹo dạng bở nhưng khi giảm nồng độ auxin thì mô sẹo có dạng nốt và chắc
(Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4].
1.2.2. Vai trò của cơ quan, tuổi cơ quan và ánh sáng đến sự hình thành
mô sẹo
Đa số các mô và cơ quan của thực vật đều có khả năng tạo mô sẹo dưới
tác động thích hợp nào đó và chỉ có rất ít cơ quan thực vật không thể hiện
được khả năng này. Khả năng tạo mô sẹo của mô và cơ quan phụ thuộc rất
nhiều vào tình trạng sinh lý, sinh hóa và kiểu gen. Sự tăng sinh của mô sẹo là
kết quả của sự cân bằng giữa trạng thái sinh lý của mẫu cấy và tác động của
các chất ĐHSTTV ngoại sinh bổ sung vào môi trường nuôi cấy.
Vai trò của loại cơ quan thực vật thường sử dụng để tạo mô sẹo: người ta
có thể tạo được mô sẹo từ nhiều loại cơ quan khác nhau của một cơ thể và trong
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và chồi (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên,
2006) [4]. Trong nuôi cấy mô thì IAA thường được bổ sung vào trong môi
trường ở nồng độ từ 0,01 – 10,00 mg/l (Pierik, 1998) [36]. Nhưng IAA không
được sử dụng nhiều trong nuôi cấy mô tế bào thực vật do dễ bị phân hủy trong
quá trình nuôi mẫu.

2,4-D thường sử dụng phối hợp với cytokinin để cảm ứng sự tạo mô sẹo,
huyền phù tế bào và nó sẽ được thay thế bởi IBA hay NAA để kích thích sự phát
sinh hình thái (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006) [4]. IBA và
NAA là loài auxin được sử dụng phổ biến cho sự hình thành rễ và khi kết hợp
thêm với một số cytokinin thì thích hợp cho việc phát sinh chồi trong nuôi cấy,
còn 2,4-D và 2,4,5-T thì rất có hiệu quả cho việc cảm ứng tạo mô sẹo
(Sathyanarayana và Varghese, 2007). Tương tự như IAA thì các auxin tổng hợp
(IBA, NAA, 2,4-D) cũng được bổ sung vào trong môi trường nuôi cấy ở nồng độ
từ 0,01 – 10,00 mg/l (Pierik, 1998) [36].
Cytokinin là một nhóm các phenyl urea dẫn xuất của adenine, các
cytokinin được xác định đầu tiên vào năm 1913. Cytokinin chủ yếu liên quan tới
phân chia tế bào, cảm ứng hình thành chồi (Sathyanarayana và Varghese, 2007).

15


Đồ án tốt
nghiệp

Chúng thường được hòa tan trong dung dịch HCl hoặc NaOH đã được pha loãng.
Tỷ lệ auxin và cytokinin là quan trọng đối với phát sinh hình thái trong hệ thống
nuôi cấy mô. Đối với cảm ứng tạo phôi, cảm ứng mô sẹo và cảm ứng rễ thì đòi
hỏi tỷ lệ của auxin cao hơn cytokinin trong khi ngược lại sẽ phát sinh chồi
(Sathyanarayana và Varghese, 2007).
Năm 1998, Pierik [36] cho rằng các loại cytokinin thường được sử dụng
phổ biến để kích thích tế bào tăng trưởng và phát triển. Chúng thúc đẩy sự phân
chia tế bào, đặc biệt nếu thêm vào cùng với một auxin. Trong môi trường nuôi
cấy cytokininở nồng độ cao (1,0 – 10,0 mg/l) có thể cảm ứng sự hình thành chồi,
nhưng lại ức chế việc hình thành rễ. Các cytokinin thúc đẩy hình thành chồi nách
bằng cách giảm ưu thế chồi ngọn và chúng làm chậm quá trình lão hóa.

Cytokinin được phân thành 2 loại là cytokinin tự nhiên và cytokinin
tổng hợp. Các cytokinin tự nhiên được biết đến trong nuôi cấy mô như: 4hydroxy-3-methyl—trans-2-butenylaminopurine

hoặc

6-(4-hydroxy-3-

methylbut-2-enyl)-aminopurine hoặc 2-methyl-4-(1H-purine-6-ylamino)-2buten-1-ol (zeatin),N6-(2-isopentyl)adenine hoặc N6-(2-isopentenyl)adenosine
hoặc
6-(3-methyl-2-butenylamino)purine
hoặc
6-(,dimethylallylamino)purine
(2iP
hay
IPA),
6-(4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butenyl)aminopurine
(dihydrozeatin). Tuy nhiên chúng ít được sử dụng trong nuôi cấy mô vì giá thành
cao.Các cytokinin tổng hợp: 6-furfurylaminopurine hoặc N-(2-furanylmethyl)1H-purin(e)-6-amine (kinetin), 6-benzylaminopurine hoặc benzyladenine hoặc
N-(phenylmethyl)-1H-purin(e)-6-amine (BAP

hay

BA),

1-phenyl-3-(1,2,3

thiadiazol-5-yl) (TDZ).
Ngày nay, người ta cho rằng kinetin không phải là chất tự nhiên mà nó
được tạo thành do sự tái sắp xếp lại cấu trúc của một hợp chất khác, có ít nhất hai
loại cytokinin tự nhiên có cấu trúc tương tự như cấu trúc của kinetin đã được xác

định, đó là những hợp chất tự do hay những hợp chất có gắn với nhóm glucoside
hoặc riboside.

16


Đồ án tốt
nghiệp
Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong hình thành mô
sẹo:
Trong môi trường nuôi cấy, auxin thường tạo bướu ở các mô cơ quan,
kích thích sự phân chia tế bào (tạo mô sẹo), sự tạo rễ bất định và sự phát sinh
phôi từ tế bào soma từ các huyền phù tế bào (Pierik, 1998) [36].
Auxin được sử dụng để tạo mô sẹo với loại và nồng độ thay đổi khác nhau
tùy thuộc vào vật liệu được dùng trong nuôi cấy. Đa số mẫu cấy thực vật thuộc
nhóm song tử diệp không có khả năng tạo mô sẹo trong môi trường chỉ có auxin
mà cần phải có sự phối hợp giữa cytokinin và auxin.
Trong tăng trưởng mô sẹo và phát sinh hình thái từ mô sẹo phụ thuộc rất
nhiều vào loại và nồng độ của chất ĐHSTTV hiện diện trong môi tường nuôi
cấy. Qua thí nghiệm cho thấy nếu môi trường có auxin cao thì mô sẹo tăng
nhanh, nếu chuyển sang môi trường không có auxin mà có đầy đủ chất dinh
dưỡng thì mô sẹo tăng sinh rất chậm. Còn nếu giữ nguyên loại và nồng độ của
auxin nhưng thay đổi cytokinin trong môi trường nuôi cấy thì việc phát sinh hình
thái cũng có sự thay đổi. Trong đa số các trường hợp, sự hiện diện của BAP trong
môi trường nuôi cấy kích thích sự tạo mô sẹo dạng nốt, chắc, màu nâu và có khả
năng sinh phôi; mô sẹo trên môi trường có sự hiện diện của kinetin có dạng bở và
thường không có khả thực vật. Tuy nhiên, với mỗi loại mô hay cơ quan, thường
phải sử dụng các chất ĐHSTTV với loại và nồng độ khác nhau tùy theo mức độ
nhạy cảm của các tế bào trong mô hay cơ quan thực vật đó. Các mô và các cơ
quan khác nhau của một thực vật có thể được sử dụng làm vật liệu tạo mô sẹo

như rễ, thân, lá, củ, chồi hoa, túi phấn, phôi hợp tử chưa trưởng thành, phôi hợp
tử trưởng thành, tượng tầng libe-mộc…
Vai trò của tuổi cơ quan thực vật trong sự tạo mô sẹo: tuổi của những
mảnh mô hay cơ quan có ảnh hưởng rất lớn trong khả năng tạo mô sẹo. Những
mảnh cơ quan đã trưởng thành thường không có khả năng tạo mới cơ quan, cũng
không có khả năng tạo mô sẹo. Ngược lại, cây non (còn nguyên vẹn hay cắt

17


×