Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ QUANG THUẬN,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÂT ĐAI
MÃ SỐ: 403
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích
Sinh viên thực hiện: Bàn Ngọc Tuyết
Mã sinh viên:1354031547
Lớp: 58G – QLĐĐ
Khóa học: 2013 - 2017

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Thực tập và hoàn thiện tốt nghiệp là giai đoạn nhằm đánh giá kết quả học
tập và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế, vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm
Nghiệp, viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn, bộ môn quản lý đất đai và
thầy cô hướng dẫn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn”.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, ngoài sự cố


gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy cô giáo nhà trường, cán bộ, nhân dân địa phương. Qua đây, tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Viện Quản lý đất đai và phát triển
nông thôn, khoa Lâm học và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Bích đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Về phía địa phương tôi xin chân thành cảm ơn UBND và nhân dân xã
Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cùng toàn thể gia đình, bạn bè,
người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt
nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực của bản thân và thời gian
có hạn, nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu xót và tồn tại. Vì vậy,
rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để khoá
luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Bàn Ngọc Tuyết
2


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG


Chi phí trung gian

GTGT

Gía trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

LE

Đánh giá đất

LHCT

Loại hình canh tác

LUE

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

LUT

Loại hình sử dụng đất

NLKH

Nông lâm kết hợp


NLN

Nông lâm nghiệp

Triệu đ

Triệu đồng

UBND

Uỷ ban nhân dân

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC CÁC HÌNH

5


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu
cho sự sống còn và thịnh vượng của nhân loại. Đất đai tham gia vào tất cả các

hoạt động của đời sống, đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người nói chung và của từng quốc gia nói riêng.
Dân số thế giới tiếp tục gia tăng, ngày nay khoảng 7 tỷ người dự kiến đến
năm 2050 dân số thế giới tăng lên 9 tỷ người [29] dẫn tới diện tích trồng trọt của
thế giới đã tăng 12% trong 50 năm qua, như vậy trong thời gian tới áp lực lên an
ninh lương thực toàn cầu sẽ gia tăng, tác động rất lớn đến tài nguyên đất đai.
Bên cạnh đó vấn đề bùng nổ dân số, xu hướng đô thị hoá và công tác quản lý sử
dụng đất còn nhiều bất cập, yếu kém đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối
với tài nguyên đất: Đất bị hoang mạc hoá, sa mạc hoá, thoái hoá đất làm mất khả
năng canh tác, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người và mất cân
bằng sinh thái.
Việt Nam là một đất nước thuần nông, với khoảng 70% dân số sinh sống ở
nông thôn và 48% trực tiếp sống bằng nghề nông. Đất đai đã và đang là công cụ
sản xuất quan trọng [2]. Đặc biệt, người dân nghèo hiện hàng ngày phải lệ thuộc
vào các hoạt động canh tác trên đất. Đất không chỉ đơn thuần là phương tiện sản
xuất, mà còn là tài sản quý giá của nhiều gia đình. Hơn nữa, nông nghiệp là
nguồn thu nhập quan trọng cho gần một nửa dân số của Việt Nam, thị phần nông
nghiệp đóng góp cho GDP 47% năm 2012 [15]. Từ đó, ta thấy được thách thức
lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp cũng như khu vực nông thôn là làm thế nào
với diện tích ngày càng bị thu hẹp như vậy nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương
thực, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu nông sản của xã hội. Vậy, ta
có thể thấy được tầm quan trọng của giá trị sử dụng đất, cần phải có những
hướng khắc phục, giải quyết để khai thác, sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu
quả nhất [4].
Chính vì lí do đó, việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất có vai trò rất lớn
để đánh giá, đưa ra quyết định với những loại hình sử dụng dất phù hợp nhất, tận
dụng hiệu quả và đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có này.
6



Xã Quang Thuận là một xã miền núi phía Bắc, hoạt động kinh doanh chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp. Địa phương đã và đang phát triển nhiều hệ thống,
mô hình canh tác khác nhau nhưng nhìn chung việc sử dụng đất đai trong địa
bàn xã chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của đất. Do vậy, cần phải có những
định hướng khai thác hiệu quả, hợp lý, tác động tích cực đến kinh tế, xã hội,
môi trường. Xác định được LUT đảm bảo tính bền vững lâu dài và nâng cao đời
sống người dân xã Quang Thuận,huyện Bạch Thông là vô cùng cần thiết. Từ
những yêu cầu thiết thực, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp từ đó đề xuất các định
hướng sử dụng đất hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện của địa
phương.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp đồng thời lựa
chọn được LUTphương thức sản xuất có hiệu quả cao với điều kiện cụ thể của
địa phương.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại xã
Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

7


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP


2.1.1. Khái niệm về đất đai, đất nông, lâm nghiệp
Theo [26] trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, “ đất đai” được nhìn
nhận là một nhân tố sinh thái tức là đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và
hiện trạng sử dụng đất.
Một khái niệm khác của học giả người Nga [13] cho rằng: “Đất là vật thể tự
nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu
tố hình thành đất, đó là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian”. Tuy
nhiên, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác còn tồn
tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung
các yếu tố khác như: Nước của đất, nước ngầm, nước mặt, đặc biệt là yếu tố vai
trò của của con người để hoàn chỉnh khái niệm trên.
Tuy nhiên, hiện nay khái niệm đầy đủ nhất về đất đai có thể được hiểu như
sau: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm:
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất theo chiều nằm ngang – trên bề mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần khác) giữ
vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và
cuộc sống của xã hội loài người.
2.1.1.1. Đất nông nghiệp
Về đất nông nghiệp theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước và
thế giới cho rằng: Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp [32]. Đất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, vườn
cây ăn trái (thông dụng ở châu Âu), đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ tự nhiên
cho chăn thả gia súc [26].
Tại Việt Nam, định nghĩa về đất nông nghiệp được quy định theo Luật đất
đai năm 2003 đất nông nghiệp được hiểu là loại đất có các đặc tính sử dung
8



giống nhau phục vụ cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp ví dụ như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng….phân loại đất nông nghiệp còn
được thể hiện chi tiết hơn tại điều 10, Luật đất đai năm 2013.
2.1.1.2. Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là một loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Đất được xác
định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, bao gồm: Đất có
rừng tự nhiên, rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi
dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng đất sử dụng vào mục đích
sản xuất lâm nghiệp.
2.1.2. Khái niệm về kiểu sử dụng đất, loại hình sử dụng đất
2.1.2.1 Khái niệm về kiểu sử dụng đất
− Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
− Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng).
− Sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/ gián tiếp (chăn nuôi).
− Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài sinh
vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
− Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp, an
dưỡng,…
Như vậy, ta có thể hiểu sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều
hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu
cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương
hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý là tài nguyên đất đai, phát huy tối
đa những chức năng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao
nhất [16].
2.1.2.2. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT)
Theo Tác giả Đào Châu Thu, loại hình sử dụng đất là loại hình đặc biệt của
sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định, các thuộc tính đó bao
gồm: Quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm
đất, đầu tư vật tư kỹ thụât… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng

9


thị trường, vốn thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Không phải tất cả
các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhau trong các dự án LE mà việc
lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử
dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu của mỗi
dự án LE khác nhau [16].
Một khái niệm khác cho rằng LUT là một bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất
trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và kỹ thuật xác định [28].
Như vậy, với nhiều cách hiểu khác nhau. LUT được xem như một trong
những nội dung quan trọng với vai trò quyết định để làm cơ sở khoa học thực
hiện tốt công tác đánh giá đất đai.
2.1.3. Vai trò của đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với các ngành sản xuất, bất
kể là loại hay hình thức nào, là nhân tố đặc biệt của sản xuất. Như vậy, đất là
khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các
ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.
Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước,
muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển cho cây trồng. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất trong nông nghiệp chỉ
có đất mới có chức năng này. Chính vì vậy, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt trong nông nghiệp.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG, LÂM NGHIỆP
2.2.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
2.2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức
sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục

các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể
còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân,
cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.

10


Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị
đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với
chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất. Đó là phản ảnh kết quả quá
trình đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình
sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với
hiệu quả cao [14]. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông ngiệp là trên một đơn vị
nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi
phí bỏ ra là ít nhất, mức độ ảnh hưởng đến môi trường là ít nhất [17].
2.2.1.2. Sự cần thiết của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha cho đất sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Trong đó, nhân loại
đã làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay mỗi năm có khoảng 6 – 7 triệu
ha đất nông nghiệp bị bỏ do xói mòn và thoái hoá [22].
Để ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của
con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng và quản lý đất đai, sao cho
nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì được sức sản
xuất của nó trong tương lai, cần thiết phải nghiên cứu thật đầy đủ về tính hiệu
quả trong sử dụng đất, đó là sự kết hợp hài hoà của cả ba lĩnh vực: Hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trên quan điểm quản lý sử dụng
đất bền vững.
2.2.1.3. Hiệu quả kinh tế
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Mục tiêu các nhà quản lý đặt ra là với

một khối luợng dự tữ tài nguyên nhất định tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn
nhất. Hiệu quả kinh tế sẽ cho thấy quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và
đầu ra là sự biểu hiện kết quả của mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản
xuất.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục
vụ cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày
càng tăng, vì vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của một nền
sản xuất xã hội.
11


2.2.1.4. Hiệu quả xã hôi
Hiệu quả xã hội có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế thể hiện ở mức
độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm với mức thu nhập mà người lao
động chấp nhận, bền vững trong địa bàn và các vùng lân cận.Trình độ dân trí của
người dân được thể hiện ở nhận thức và mức độ tiếp thu khoa học kỹ thuật mới
trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và
đáp ứng nhu cầu của người dân. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
truyền thống. Đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị và an ninh lương
thực.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất được xác định bằng khả năng tạo việc
làm trên một diện tích đất nông nghiệp [18].
2.2.1.5. Hiệu quả môi trường
Để đánh giá một phương thức sản xuất nào đó là tiến bộ, đi đôi với việc
xem xét hiệu quả kinh tế còn phải đánh giá chung về hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: LUT phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ
che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học

biểu hiện qua thành phần loài [1].
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu
quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi
trường [5].
2.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các
mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây
trồng, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông
sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững [17].
Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá
trên ba khía cạnh: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường về sử dụng đất [11],
nghiên cứu này sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên ba khía cạnh trên.
12


a.

Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất nông nghiệp
-

Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

-

Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên
bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử

dụng trong quá trình sản xuất.

-

Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là
giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX – CPTG (2.1)

-

Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

-

Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ,
GTGT/LĐ tức là đánh giá kết quả đầu tư lao động cho từng kiểu sử dụng đất và
từng cây trồng để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.
b. Hiệu quả xã hội

-

Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;

-

Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;

-


Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;

-

Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;

-

Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu [7].
c. Hiệu quả môi trường

Theo [5], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất
bền vững ở vùng nông nghiệp nước tưới là:
-

Quản lý đối với đất rừng đầu nguồn;

-

Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
13


-

Đánh giá quản lý đất đai;

-


Đánh giá hệ thống cây trồng;

-

Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo
vệ cây trồng;

-

Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

-

Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

2.2.3. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai
Để duy trì và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, có rất nhiều quan điểm
sử dụng đất bền vững, sự bền vững gắn với điều kiện sinh thái, môi trường.
Ở nước ta, một LUT được xem là bền vững dựa trên những nguyên tắc và
được thể hiện trong 3 yêu cầu sau [18]:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiêụ quả kinh tế cao, được thị trường chấp
nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển
xã hội.
- Bền vững về môi trường: LUT phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn
thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm
thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
2.3.1 Trên thế giới

Đất đai là đầu vào chính cho mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong
khi đó 33% diện tích đất của thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 1/3 diện
tích đất này được dùng cho trồng trọt, sử dụng đất hiệu quả là ưu tiên hàng đầu
và quan tâm của các nhà sản xuất nông nghiệp, là một biện pháp quan trọng của
sự phát triển bền vững [25].
Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là khoảng 510 triệu km2 trong đó
đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại 149 km2 (29%) là diện tích lục
địa. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp trên Thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22%
14


tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên Thế giới được phân bố
không đồng đều (Hình 2.1).

Hình 2.1. Cơ cấu phân bố diện tích đất nông nghiệp trên Thế giới
(Nguồn: Ma Thị Yến, 2016)

Hình 2.2. Hiệu quả sử dụng đất trên thế giới từ năm 2015 đến năm 2030
(Nguồn: FAO, 2015)

Nhiều tác giả trên thế giới đã trình bày các cách tiếp cận khác nhau về đánh
giá hiệu quả sử dụng đất như:
Theo [32], cho rằng nâng cao hiệu quả sử dụng đất (LUE) của hệ thống
canh tác có thể đáp ứng nhu cầu lương thực, thức ăn chăn nuôi, sinh khối và nhu
cầu năng lượng toàn cầu một cách bền vững.
Trong bối cảnh Biến đổi khí hậu hiện nay, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
dựa vào việc giảm phát thải khí nhà kính, sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nước
và đa dạng sinh học cho các dịch vụ hệ sinh thái trong vùng đất nông nghiệp
15



thâm canh của Australia để đáp ứng thị trường các-bon trong tương lai từ năm
2013 đến năm 2050 [28].
Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Vì vậy,
việc nghiên cứu các hệ thống cây trồng đã được nhiều tác giả tiến hành theo
nhiều hướng khác nhau nằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa ra nhiều giống
cây trồng mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu được
sâu bệnh, chịu được khí hậu khắc nghiệt và đưa ra các công thức luân canh mới
giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng đạt hiệu
quả cao hơn.
Ở Philippin, nghiên cứu hệ thống cây trồng Iflugao ở dải núi Clofsam
(1984) mô tả hệ thống canh tác của người dân tộc Ifugao, họ biết canh tác lúa
nước ở ruộng có hệ thống nước tưới kết hợp trồng cây lấy gỗ, lấy củi, cây ăn quả
và cây thuốc. Hệ thống canh tác hỗn hợp giữ được nước chống xói mòn và trượt
đất [15].
Ở Myanma, hệ thống canh tác Taungya được bắt đầu vào năm 1856, nhà
nước đã cho trồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trong hai năm đầu
khi rừng bị tàn phá, sản xuất lương thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình
chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang canh tác nông lâm kết hợp. [6].
Ở Thái Lan, Hoey.M (1990) đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhẫn mạnh
việc canh tác trên đường đồng mức, trồng cỏ thành bang, hạn chế làm đất đến
mức tối thiểu góp phần phát triển nông lâm nghiệp ổn định trên đất dốc. Những
kết quả nghiên cứu ở Kanđihut Bắc Thái Lan trồng cây ăn quả, cây cà phên theo
băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế ca và có tác dụng cải tạo
nâng cao độ phì của đất [10].
2.3.2. Tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2013, tổng diện tích đất nông nghiệp là 262.805 km2
(chiếm tới 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm
nghiệp là 153.731 km2, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km 2. Theo Bùi Minh và

cộng sự, 2012 [8] cho rằng diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam chiếm 29% tổng diện tích đất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân
đầu người trên thế giới là 0,52 ha, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người chỉ còn 0,11 ha. Hơn nữa, diện tích này lại được phân phối
16


không đều giữa các vùng, vùng Đồng Bằng sông Hồng (ĐBSH) diện tích đất
nông nghiệp chiếm 37,7%, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quỹ đất dành
cho sản xuất nông nghiệp lớn gần gấp đôi so với ĐBSH (63,0%). Qua đó, chúng
ta thấy, việc sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao.
Trong thời kỳ Pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch
sử dụng đất được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu và phát triển với quy mô
rộng.
Từ những năm 1955 – 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng
hợp một cách có hệ thống trên phạm vi toàn miền Bắc. Nhưng đến sau năm
1975 các tài liệu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu
những đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất. Những thành tựu nghiên cứu đất
đai trong những giai đoạn trên là cơ sở quan trọng góp phần vào bảo vệ, cải tạo,
quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả trong cả nước.
Về luân canh, tăng vụ, trồng xen canh, trồng gối, để sử dụng hợp lý đất đai
đã được nhiều tác giả đề cập đến như: Bùi Huy Đáp (1997), Vũ Tuyên Hoàng
(1987), Nguyễn Ngọc Bình (1987).
Từ những năm 1980 đến nay có nhiều kết quả nghiên cứu tổng kết và xây
dựng mô hình nông, lâm kết hợp như đề tài của Bùi Minh Vũ (1987) Nghiên cứu
tại huyện Đoan Hùng – Phú Thọ. Đề tài này nghiên cứu phù hợp với điều kiện
địa phhương.
Đặc biệt từ những năm 1991 trở về đây trong chương trình Việt Nam –
Thuỵ Điển đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sử dụng đất và phát triển hệ thống

canh tác ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Theo [12] đã đề cập các biện
pháp cải tạo đất và phát triển các phương thức canh tác hợp lý.
Nhóm tác giả [23] khảo sát tại một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng trên hệ thống canh tác rộng chờ mưa phổ biến ( gồm ruộng bậc thang canh
tác canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn, đất thung lũng và đất phiến bãi) các
hạn chế khi canh tác trên hệ thống canh tác này tỷ lệ là hệ số quay vòng sử dụng
đất và tỷ trọng, các tác giả cũng đưa ra một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng.

17


Sử dụng đất theo phương thức nông lâm kết hợp đã hình thành từ lâu đời
với những hình thức khác nhau. Tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa
phương mà mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp.

18


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu của đề tài được chọn là xã Quang Thuận, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
− Thời gian thực hiện đề tài: 20/01/2017 – 10/05/2017
− Phạm vi và thời gian thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Báo cáo, số liệu thống kê kiểm kê, bản đồ của UBND xã Quang

Thuận cung cấp từ năm 2010 đến nay; các tài liệu tham khảo: Giáo trình, mạng
internet, báo,…

+ Số liệu sơ cấp: Được tiến hành điều tra khảo sát, phỏng vấn từ tháng 03/ 2017

trên địa bàn xã Quang Thuận
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các LUT sản xuất nông, lâm nghiệp trên
địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn.
− Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về các mặt: kinh tế, xã hội, môi
trường.
− Xác định được một số LUTchính và lựa chọn LUTcó hiệu quả cao.
− Đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
− Nguồn số liệu thứ cấp
− Nguồn số liệu sơ cấp

19


Điều tra trực tiếp thông qua các hệ thống số liệu, hồ sơ, tài liệu đã được
công bố
Thu thập về dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội
từ các tài liệu, báo cáo thuyết minh,…Tài liệu, báo cáo, bản đồ, thổ nhưỡng,
hiện trạng sử dụng đất, chính sách đất đai.
Các số liệu định tính được phân tích và tổng hợp thành các bảng biểu. Số
liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm Excel.
3.5.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Phương pháp này sử dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ, phỏng vấn bán

cấu trúc với bộ câu hỏi mở. Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình
hình cơ bản của hộ nông dân, qui mô, cơ cấu đất đai, thu nhập kinh tế, hoạt động
sản xuất nông, lâm nghiệp.
Các thông tin thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ trả lời, phù hợp với
trình độ chung của nông dân.Sử dụng phương pháp PRA điều tra phỏng vấn có
sự tham gia của người dân, nguồn dữ liệu qua điều tra thực địa từ các hộ nông
dân, cá nhân có kinh nghiệm sản xuất, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
3.5.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Quang Thuận có 12 thôn với 502 hộ dân . Vì vậy, trong quá trình thực
hiện đề tài tại khu vực nghiên cứu, để đảm bảo dung mẫu điều tra cần thiết nên
chúng tôi đã lựa chọn hai điểm nghiên cứu (hai thôn trên tổng số 12 thôn) với
các đặc trưng:
- Thôn Nà Thoi (điểm nghiên cứu 1): Mang tính chất đại diện có năng suất cao
nhất cho cây trồng phổ biến của xã;
- Thôn Phiêng An II (điểm nghiên cứu 2): Điểm nghiên cứu có cây trồng đa dạng
nhất trên địa bàn xã.
Sau khi chọn được các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích kinh
tế hộ gia đình vì đây cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ phát
triển sản xuất NLN, cũng như khả năng đầu tư cho các LUT.

20


3.5.4. Phương pháp chuyên gia
Điều tra qua đánh giá của các chuyên gia có chuyên môn để nhận định, và
tìm ra các giải pháp tối ưu về đối tượng nghiên cứu, có thể trực tiếp phỏng vấn
hoặc điều tra thông qua bảng hỏi.

21



PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quang Thuận là một xã vùng cao nằm ở phía Tây Nam của huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn. Có giơí hạn toạ độ địa lý như sau:
+ Kinh độ phía Tây: 105o43’58”
+ Kinh độ phía Đông: 105o48’16”
+ Vĩ độ phía Nam: 22o5’44”
+ Vĩ độ phía Bắc: 22o9’14”
Toạ độ trung tâm vùng hành chính:
+ Kinh độ: 105o46’06”
+ Vĩ độ : 22o07’28”
Về ranh giới, xã Quang Thuận tiếp giáp các xã sau:
+ Phía Bắc giáp xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông.
+ Phía Tây giáp xã Dương Phong, huyện Bạch Thông.
+ Phía Đông giáp T.P Bắc Kạn.
+ Phía Nam giáp huyện Chợ Mới [19].
4.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Quang Thuận là vùng đồi núi cao với độ dốc lớn, đường xá đi lại rất
phức tạp. Độ cao trung bình từ 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Có
đường tỉnh lộ 257 chạy dọc theo hướng Đông Tây, kết hợp với các đường trong
xã tạo thành một hệ thống giao thông khá thuận tiện nhưng đường vào các thôn
hết sức khó khăn [19].
4.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Xã Quang Thuận là một xã miền núi, khí hậu mang tính chất đặc thù của
vùng nhiệt đời gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt:
22



Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết lạnh, có gió mùa
Đông Bắc, mưa ít dẫn đến thiếu nước cho cây trồng vụ Đông.
Mùa hè: Nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn
thường xuyên gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân. Vào
mùa này, thường có gió Đông Nam thịnh hành, nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 280C, tổng tích ôn là 7000 – 80000C [22].
4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1.4.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai của xã Quang Thuận khá đa dạng về loại đất, đất tương
đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất Feralits màu nâu đỏ, vàng xám phát triển trên đá mẹ phiến thạch, sa
thạch, có tầng đất dày trên 30cm.
Loại đất dốc tự phân bố rải rác ở các chân núi chiếm diện tích nhỏ, tầng đất
dày trên 50cm.
Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ld) phân bố ở những vùng trũng trong xã. Đây
là loại đất được hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao
đưa xuống, do đó đất có độ phì tương đối khá, thích hợp cho việc trồng lúa và
cây ngắn ngày.
Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình (Fsy): Đất có thành phần cơ giới từ
trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục. Đây là loại đất rất thích hợp với phát
triển cây màu (ngô, khoai, sắn,…) cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây
trồng rừng.
Đất đỏ nâu trên đá vôi tầng trung bình (Fvy): Loại đất này thích hợp cho
phát triển cây lâm nghiệp.
4.1.4.2. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2016 của UBND xã Quang Thuận, diện tích
rừng trên địa bàn bao gồm:

23



Hình 4.1. Biểu đồ diện tích đất lâm nghiệp xã Quang Thuận năm 2016
(Nguồn: UBND xã Quang Thuận, 2016)

Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo
vệ môi trường và điều hoà không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn nước. Vì
vậy, cần có kế hoạch khai thác và sử dụng cho hợp lý đảm bảo lâu dài và bền
vững.
4.1.4.3. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Có dòng sông Cầu và hệ thống sông suối đa dạng có
nước quanh năm, rất thuận lợi cho việc đắp đập ngăn nước để phục vụ sản xuất,
nuôi trồng thuỷ sản [19].
4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Quang Thuận, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn.
4.1.5.1. Thuận lợi
Xã Quang Thuận có tiềm năng về đất đai, tài nguyên phù hợp với cây trồng
nông lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, kết hợp với kinh nghiệm chăm sóc các cây
trồng có múi : cam, quýt, đã có thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp
đặc trưng của xã: Quýt Quang Thuận. Từ đó, đời sống của người dân đã được
cải thiện, kinh tế ổn định hơn.
Quang Thuận có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao
đổi hàng hoá, củng cố phát triển về thương mại và dịch vụ.Tiếp tục thực hiện
24


chương trình Nông thôn mới, đưa một xã từ nên kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang
một nền kinh tế sản xuất hàng hoá đa dạng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng, mạng lưới giao thông được nâng cấp,

hệ thống thuỷ lợi được tu bổ góp phần thúc đẩy sản xuất, các công trình văn
hoá, thể dục thể thao được đầu tư xây dựng.
4.1.5.2. Khó khăn
Xã Quang Thuận là một xã miền núi có nền kinh tế chưa vững chắc,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá
trong phát triển công nghiệp và dịch vụ, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của xã.
Tình hình sâu bệnh ở cây trồng, dịch bệnh ở vật nuôi, hạn hán các tháng
đầu năm, lũ lụt… làm ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi.
Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với mặt
bằng chung, điểm xuất phát thấp, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi nhiều đồi núi, khe
suối, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc giao lưu, buôn bán hàng
hoá.
Đòi hỏi phải có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội một cách hợp lý nhất,
khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng xã Quang
Thuận thành một xã giàu đẹp của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
4.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.2.1. Dân số, lao động, việc làm
Xã Quang Thuận là một xã vùng cao của huyện Bạch Thông do đó dân cư
sống không tập chung và sống rải rác không đều, nguồn sống chủ yếu là nông
nghiệp, lâm nghiệp, trồng cây lâu năm và nguồn thu từ chăn nuôi. Trình độ dân
trí còn hạn chế, phong tục tập quán còn nhiều thủ tục lạc hậu, đặc biệt là tệ nạn
rượu chè, ma chay, cưới xin còn nhiều tốn kém và nặng nề.
Theo thống kê xã Quang Thuận năm 2016 thì tổng số hộ trong xã là 502
hộ, số nhân khẩu là 2050, bình quân là 4 người/ hộ.
Trên địa bàn xã, có 5 dân tộc anh em cùng chung sống đan xen lẫn nhau
trong 12 thôn, bản trong đó:
25



×