Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Slide báo cáo nghiên cứu chuẩn mực kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.12 KB, 18 trang )

CHUẨN MỰC 300
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Qui định các nguyên tắc,
thủ tục cơ bản
Muc đích

áp dụng cho
kiểm toán báo
cáo tài chính

Hướng dẫn thể thức áp dụng
cho việc lập kế hoạch
Các thuật ngữ:
kiểm toán .
- Kế hoạch chiến lược (KHCL): là những định hướng cơ bản, nội
dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán, KHCL
được cấp chỉ đạo vạch ra.
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể (KHKTTT): là việc cụ thể hoá
KHCL và trình bày phương pháp tiếp cận chi tiết, lịch trình và phạm vi phù
hợp và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán (CTKT): là những chỉ dẫn giúp KTV và
trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán, là phương tiện ghi chép,
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kểm toán.


NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC
Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán.
Mục đích:
+Đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán .
+Phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tìm ẩn .


+Đảm bảo cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn


KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Kế hoạch chiến lược phải lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô,
có tính chất phức tạp,địa bàn rộng lớn hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm.
+ Cuộc kiểm toán lớn về qui mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp
của Tổng công ty.
+Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu
hiệu tanh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà KTV và CT yKT
chưa có nhiều kinh nghiệm.
+ Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có
nhiều đơn vị cấp dưới trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh
ở nước ngoài.


KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Mô tả phạm vi dự kiếnvà cách thức tiến hành công việc kiểm toán
Những vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên cần phải xem xét và trình bày
trong KTTT
- Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán
- Hiểu biết về hệ thống kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu
- Nội dung lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra
- Các vấn đề khác


CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần

thiết để thực hiện KHKTTT.
- Khi xây dựng CTKT, KTV phải xem xét các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm
soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ
bản, cần chú ý các vấn đề sau:
- Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
-Sự phối hợp từ phía khách hàng, trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham
gia của KTV khác hoặc các chuyên gia khác.


Những thay đổi trong KHKTTT và CTKT:

+ KHKTTT và CTKT sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình
kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả
ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

+ Nội dung và nguyên nhân thay đổi KHKTTT và CTKT phải
được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.


CHUẨN MỰC 310
HIỂU BIẾT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH

Mục đích

quy định các
nguyên tắc, thủ tục
cơ bản
hướng dẫn thể thức
áp dụng các nguyên
tắc, thủ tục cơ bản để

tìm hiểu tình hình
kinh doanh

để tìm hiểu tình hình
kinh doanh và việc
sử dụng những hiểu
biết đó trong quá
trình kiểm toán báo
cáo tài chính


CÁC QUI ĐỊNH
KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh
doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và
thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán
viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc
kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán.
KTV nên có những hiểu biết tổng quan.
Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và
cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các
dịch vụ có liên quan của công ty kiểm toán.


NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Thu thập thông tin
- Trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, cần thu thập thông tin sơ bộ:
+ Lĩnh vực hoạt động.

+Hình thức sở hữu.


+Loại hình doanh nghiệp.

+Công nghệ sản xuất.

+Thực tiễn hoạt động của đơn vị.

+Tổ chức ban quan lý.

- Sau khi chấp nhận HĐ kiểm toán , KTV phải thu thập thông tin chi
tiết cần thiết
- Trong quá trình kiểm toán

Đánh giá, cập nhật và bổ sung thêm
các thông tin mới


Nguồn thu thập thông tin:
- Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của
đơn vị được kiểm toán trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc,
báo chí;
- Hồ sơ kiểm toán năm trước;
- Trao đổi với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên
của đơn vị được kiểm toán;
- Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán
nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
- Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung
cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng
lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán;
- Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về đơn
vị được kiểm toán



- Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được
kiểm toán
- Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm
toán;
- Khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán;
- Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp
Sử dụng hiểu biết
Mức độ hiểu biết tình hình kinh doanh và việc sử dụng các hiểu biết này
một cách hợp lý sẽ trợ giúp KTV trong các công việc:
- Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý;
- Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả;
- Đánh giá bằng chứng kiểm toán;
- Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán.


Hiểu biết về tình hình kinh doanh giúp kiểm toán viên xét đoán trên các
khía cạnh cụ thể sau:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;
- Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của Giám
đốc (hoặc người đứng đầu);
- Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán;
- Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ
trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán;
- Đánh giá về sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm
toán;
- Đánh giá các ước tính kế toán và giải trình của Giám đốc;
- Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các
kỹ năng kiểm toán cần thiết;



-Xác định các bên liên quan và nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên
quan
-Xác định các thông tin có mâu thuẫn
-Xác định các tình huống bất thường
-Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời

- Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên báo
cáo tài chính.


CHUẨN MỰC 320
TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN.
Quy định các nguyên
tắc, thủ tục cơ bản
Mục đích
hướng dẫn thể thức áp dụng
các nguyên tắc, thủ tục cơ
bản liên quan đến trách
nhiệm của kiểm toán viên
và công ty kiểm toán

xác định tính trọng yếu
trong kiểm toán báo cáo
tài chính và mối quan hệ
giữa tính trọng yếu với rủi
ro kiểm toán.



KTV phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan
hệ của nó với rủi ro kiểm toán.

Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán BCTC và kiểm toán thông
tin tài chính khác của cty kiểm toán
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một
thông tin (một số liệu kế toán ) trong báo cáo tài chính..
Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải
là nội dung thông tin cần phải có. Khi xem xét tính trọng yếu của thông tin
cần phải xem xét trên cả phương diện định tính và định lượng


NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC
Xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát
hiện những sai sót trọng yếu về mặt định lượng, khi lập kế hoạch kiểm
toán. Mặt khác, sai sót được coi là trọng yếu phải được xét cả hai mặt định
lượng và định tính của sai sót.
Chú ý tới khả năng nhiều sai sót tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh
hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính
Kiểm toán viên phải xác định tính trọng yếu khi :
+ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
+ Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót.


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
Kiểm toán viên phải xem xét các nhân tố có thể làm phát sinh những sai
sót trọng yếu trong báo cáo tài chính
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau
Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở thời điểm lập kế
hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời điểm

khác nhau trong quá trình kiểm toán.
Khi đánh giá về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, kiểm toán
viên phải đánh giá xem liệu tổng các sai sót phát hiện trong quá trình
kiểm toán nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành sai sót trọng yếu hay
không.


Tổng hợp các sai sót chưa được sủa chữa bao gồm:

a. Sai sót do KTV phát hiện trong năm nay + các sai sót đã dược phát
hiện trong những năm trước chưa được sửa chữa trong năm kiểm toán

b. Ước tính của KTV về những sai sót khác không thể xác định được một
cách cụ thể của báo cáo tài chính trong năm kiểm toán.



×