Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Con người lưu đày trong sáng tác của franz kafka nhìn từ tâm thức hiện sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM HỒNG DƢƠNG

CON NGƢỜI LƢU ĐÀY
TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

CẢM HỨNG SỬ THI
TRONG THƠ HỮU THỈNH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Đăng Dung

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy tôi, PGS.TS Trương Đăng
Dung
- người đã trực tiếp dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo ở Trường ĐHSP
Hà Nội 2, Viện Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Và xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với những người thương yêu
đã luôn bên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Hồng Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Đăng Dung.
Trong khi nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà
khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
của luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Hồng Dương



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề. ........................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 14
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 14
7. Cấu trúc luận văn. ................................................................................... 15
NỘI DUNG ..................................................................................................... 16
Chương 1. CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC
HIỆN SINH ..................................................................................................... 16
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh trong triết học. ......................................................... 16
1.1.1. Con người tự do. ............................................................................. 18
1.1.2. Con người lo âu, cô đơn. ................................................................ 18
1.1.3. Con người tự quyết, dấn thân. ........................................................ 19
1.1.4. Con người lưu đày. ......................................................................... 20
1.2. Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học. ...................................................... 21
1.2.1. Vài nét về văn học hiện sinh phương Tây ....................................... 21
1.2.2. Vài nét về văn học hiện sinh Việt Nam . ......................................... 23
1.2.3. Franz kafka - Người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong
văn học ...................................................................................................... 26
Chương 2. CON NGƯỜI LƯU ĐÀY TRONG THẾ GIỚI PHI LÍ................ 30
2.1. Con người lưu đày trong sự cô đơn ...................................................... 32
2.1.1 Con người cô đơn trong không gian................................................ 32
2.1.2. Con người cô đơn trong thời gian .................................................. 39
2.1.3. Con người cô đơn giữa đồng loại ................................................... 44



2.2. Con người lưu đày trong sự bất lực ...................................................... 54
2.2.1. Con người bất lực trước thế giới hữu hình..................................... 55
2.2.2. Con người bất lực trước thế giới vô hình ....................................... 65
2.2.3 Sự thích ứng, một hình thức của sự tha hóa. ................................... 69
Chương 3.KHÔNG GIAN, THỜI GIAN THỂ HIỆN CON NGƯỜI LƯU
ĐÀY TRONG THẾ GIỚI PHI LÍ. .................................................................. 78
3.1. Không gian huyền thoại ........................................................................ 78
3.1.1. Không gian đóng kín. ...................................................................... 78
3.1.2. Không gian phi lí. ........................................................................... 80
3.2. Thời gian huyền thoại ........................................................................... 82
3.2.1. Thời gian phi tuyến tính. ................................................................. 82
3.2.2. Thời gian bất thường. ..................................................................... 84
3.3. Cái vắng mặt. ........................................................................................ 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 97


1

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1.Triết học hiện sinh đã ghi dấu đậm nét trong đời sống triết học của
thế kỉ XX. Triết hiện sinh là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh,triết học về
con người. Emmanuel Mounier đã khẳng định: “Bất cứ khuynh hướng nào
trong triết hiện sinh đều là triết học về con người,trước khi là triết học về vũ
trụ”[29, tr. 234]. Nếu triết học về thiên nhiên tuyệt đối hóa vũ trụ,mải miết
với lẽ huyền vi mà bỏ quên mất con người thì triết hiện sinh đánh thức con
người trong giấc mơ phóng thể. Nhà hiện sinh biết mình đang ở tình trạng
phóng thể nên đã bỏ công việc tìm hiểu vũ trụ cho các nhà khoa học,chỉ tập

trung suy nghĩ về sự sống chết của con người. Cho nên người ta nói rằng triết
hiện sinh đã cảnh tỉnh con người. Quan niệm về con người trong triết học hiện
sinh được đề cập đến trên các khía cạnh: Con người cô đơn, con người phản
kháng, con người dấn thân, con người lưu đày,…Tinh thần ấy của triết học
hiện sinh không phải ngẫu nhiên được văn học thể hiện rất thành công ở
phương Tây. Đây là thứ triết học rất gần văn học, nó cũng tập trung phản ánh
con người với tư cách là chủ thể tri nhận thế giới. Chủ nghĩa hiện sinh xuất
hiện trong sáng tác của nhiều tác giả như: Albert Camus(Pháp, Noben 1957),
Jorge Luis Borges(Achentina), Alain Robbe Grillet, William Seward
Burroughs(Mĩ),KoboAbe(Nhật), Gabriel Garcia Marquez(Colombia),…Trong
đó Kafka là người mở đường, đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện đại trong văn
học với sự thể hiện sâu sắc tinh thần của triết học hiện sinh. Với những đóng
góp của mình,văn học hiện sinh đã tạo sự cách tân mới mẻ cho văn học hiện
đại,vượt lên những thành lũy cũ kĩ tưởng như rất kiên cố của văn học truyền
thống,đặc biệt là trong cái nhìn về con người
1.2.Franz Kafka sinh năm 1883 tại Praha trong một gia đình Do Thái
trung lưu nói tiếng Đức. Ông sáng tác bằng tiếng Đức,được giới phê bình xem


như là một trong những tác giả lớn có sức ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. F.Kafka
được so sánh với đại văn hào F.M.Dostoyevsky và được xếp ngang hàng với
James Joyce và Marcel Proust như những bậc thầy cách tân,mở đường cho
nền văn xuôi hiện đại.
Đời tư của Kafka khá phức tạp. Ông trải qua nhiều mối tình nhưng đã
hai lần từ hôn để cống hiến mình cho sự nghiệp viết văn. Trước khi mất vì lao
phổi (năm 1924),ông đã đốt hầu hết tác phẩm của mình,đồng thời để lại di
chúc yêu cầu người bạn thân Max Brod thiêu hủy mọi giấy tờ còn lại. Nhưng
Max Brod vô cùng ngưỡng mộ Kafka,đã làm trái ý nguyện này. Nhờ đó mà
người đọc còn được biết đến thiên tài văn chương Franz Kafka - “Thần tượng
của những thần tượng”

1.3.Những sáng tác của Kafka,nhà văn được mệnh danh là phức tạp
nhất thế giới - đã tập trung cái nhìn sâu sắc vào con người, mà chủ yếu là
những dằn vặt, đau khổ, đọa đày của con người do bị chi phối bởi những ham
muốn vật chất,quyền lực,những dục vọng tầm thường mà khiến con người
phải đau khổ để đạt được chúng,khiến cho cuộc sống của con người chẳng
khác nào kiếp lưu đày dằng dặc. Tiếp nhận tác phẩm của Kafka là tiếp nhận
một bầu không khí ác mộng đầy những hiểm họa thâm nhập khắp nơi: Những
thế lực siêu hình,cảm giác về sự đánh mất hình dạng,gợi nhớ về tội lỗi và nỗi
lo sợ cùng cảm giác về cái xấu đã ngấm vào logic vẹo vọ và “phi lí” của
những quyền năng thống trị. Tất cả thế giới ấy được Kafka nhìn bằng ành mắt
mỉa mai,hoài nghi và bi thảm.
Sáng tác của Kafka thể hiện cái nhìn sâu sắc vào bản thể người,đặc biệt
là vào những dằn vặt,đau khổ,đọa đày của con người trong một thế giới phi lí.
Nổi lên trong tác phẩm của Kafka là cảm thức về con người trốn chạy,con
người cô đơn,con người tha hóa, biến dạng, con người phải tự lựa chọn cho
mình những cách thế sống trong xã hội bão táp. Trong đó phải nói đến cảm


thức về con người lưu đày được tô đậm qua từng trang viết. Bản chất của con
người lưu đày trong sáng tác của Kafka thể hiện sự bất lực của con người
trước đời sống, không thể làm chủ đời sống, ngược lại bị cuộc sống chi phối
đến từng ý nghĩ. Nhân vật của Kafka luôn thường trực nỗi lo âu,cảm giác bất
an,chống chếnh trước thực tại và không chấp nhận thực tại. Dù vậy,thực tại
vẫn không thay đổi buộc họ phải tưởng tượng ra một thế giới khác để tìm sự
bình yên cho mình. Cứ thế,con người bị lưu đày trong sự phi lí triền miên,đối
diện với hư vô,trống rỗng.
Vấn đề thân phận con người mà Kafka đặt ra qua hình ảnh con người
lưu đày trong sáng tác của ông vừa mang tính thời sự ở thời đại ông,vừa mang
tính nhân loại ở mọi thời đại. Cảm giác bất an,trống rỗng,cô đơn vẫn đang là
những cảm giác của con người ngày nay khi mà chiến tranh vẫn liên tiếp xảy

ra,khi mà làn sóng khủng bố có nguy cơ nhấn chìm cả thế giới,khi mà con
người vẫn đang ngày ngày sống trong hoài nghi trước những biến thiên kinh
hoàng của đời sống xã hội,nhân sinh…Nhà văn đã dùng cái hài và giọng hài
để biểu đạt cái nhìn của mình. Tất nhiên,nó không phải cái hài trong văn học
truyền thống thời Phục hưng mà là cái hài buồn thảm về nhân sinh, về kiếp
người có tác dụng thức tỉnh lương tri. Từ đó giúp ta hình thành những đức tin
mới,phù hợp với yêu cầu mới của tồn tại.
1.4.Kafka là nhà văn luôn mới dù cho vận động nhân sinh có đi theo
hướng nào. Điều đó là lực hấp dẫn bất tận trong những trang viết của ông.
Tìm hiểu những sáng tác của Kafka là một cách để chúng ta hiểu hơn con
người,hiểu hơn thế giới.Từ đó, bằng cái nhìn đối sánh, ta sẽ có nhân thức sâu
sắc hơn về cảm hứng hiện sinh trong sáng tác của những nhà văn Việt nam.
Đề tài:“Con người lưu đày trong sáng tác của Franz Kafka nhìn từ tâm
thức hiện sinh” được hình thành trên cơ sở của những nhận thức trên.


2. Lịch sử vấn đề
Con người và tác phẩm Kafka trở thành đối tượng nghiên cứu,cảm
hứng sáng tạo cho bao nhà khoa học, nhà nghệ sĩ. Điều đó cho đến nay vẫn
chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nói như Giáo sư Lê Huy Bắc:“Càng ngày,có lẽ
nhân loại càng thoát khỏi bóng đen của những thế lực xấu xa kìm hãm sự tự
do,dân chủ,áp đặt, sự bất bình đẳng,… nhưng ắt hẳn con người khó thoát
khỏi sự tha hóa (hiểu theo nghĩa sự vận động để tiến lên) và sự phi lí… thì
Kafka vẫn luôn đồng hành…”(10,tr. 158]. Ở đây,chúng tôi xin điểm qua một
số công trình nghiên cứu về gia tài nghệ thuật của F.Kafka.
2.1 Tình hình nghiên cứu về Franz Kafka trên thế giới
Trên thế giới Kafka được mệnh danh là “Người viết Kinh Thánh hiện
đại”. Bằng tác phẩm của mình,Kafka đã nâng đỡ tâm hồn con người,tâm hồn
thời đại trong một xã hội đầy rẫy sự phi lí,khi con người cứ bơ vơ,lạc
lõng,không phương hướng và tiềm tàng nguy cơ tha hóa,tha nhân. Ta biết

rằng thời đại Kafka sống là thời đại “mất chúa”. Đế chế Áo - Hung tan
rã,hiểm họa phát xít đang rình rập,nền kĩ trị tha hóa nhân phẩm,mờ hóa lương
tri. Con người của thời đại ấy chìm trong tâm trạng hoang mang của kẻ đánh
mất chìa khóa mở cánh cửa cuộc đời. Họ lạc lõng,bơ vơ,hoang hoải trong
những âu lo,phiền muộn. Con người sống không phải là “được sống” mà là
“phải sống”,không phải “được sinh ra” mà là “bị sinh ra”. Hành trình sống ấy
thực ra là một cuộc lưu đày của thân phận con người trong thế giới đầy rẫy sự
phi lí,vô nhân.
Sau khi các tác phẩm của Kafka xuất hiện, việc tiếp nhận chúng có sự
khác nhau, nhưng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Những tác phẩm quan
trọng của ông chỉ được in ra sau khi ông đã qua đời: Vụ án (1925), Lâu đài
(1927), Nước Mỹ (1927)… Tác phẩm của Kafka được giới thiệu ở nước ngoài
và dịch thuật rộng rãi nhất từ sau năm 1933. Còn từ 1939, ông có ảnh hưởng


đặc biệt ở phương Tây, bởi vì theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, từ những
năm ấy “thế giới bắt đầu giống như thế giới của Kafka”.
Năm 1939 là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Franz Kafka ở
phương Tây. Michel Remon đã viết: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka
và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng
ngày”[94, tr.645]. Phương thức nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh của
Franz Kafka lúc này thực sự đã rời bỏ biên giới của nó để tạo nên tính phổ
biến kỳ diệu. Viết về nghệ thuậtcủa Becton Brecht là công trình khoa học
chuyên biệt về nghệ thuật và văn học, đã có nhiều nhận định thỏa đáng về
Franz Kafka. Trong khi nghiên cứu ông đã đưa ra những nhận xét về thế giới
nghệ thuật của Franz Kafka và cho rằng chỉ có tầm tư duy nhất định mới thẩm
thấu được ẩn ý cũng như khả năng tiên tri của Franz Kafka: “Người ta tìm
thấy ở ông ta,đằng sau những hóa trang rất kì cục,những linh cảm về nhiều
điều mà vào thời kì những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài
người nhận thấy được mà thôi.”.Theo chúng tôi hiểu, “nhận thấy” ở đây

không đơn giản là nhận thấy sự hiện diện của chúng trên kệ sách mà là nhận
ra giá trị của những sáng tác ấy.
Lấy hình thức huyền thoại để đả phá thế giới hiện thực là cách làm
mang lại nhiều hiệu quả thẩm mỹ mới mẻ và sâu sắc. Vấn đề huyền thoại
trong sáng tác của Kafka được E. M. Meletinsky bàn riêng trong chuyên khảo
Thi pháp của huyền thoại. Ông chỉ ra tính chất huyền thoại của Kafka là
“một huyền thoại lộn ngược, một thứ phản huyền thoại”.Nhà nghiên cứu phân
tích, so sánh và cho thấy Kafka đã xây dựng huyền thoại “về tha hóa xã hội”.
Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka “không chỉ là hình tượng thể hiện sự
cô đơn của cá nhân theo chủ nghĩa hiện sinh mà còn là đặc tính của các quan
hệ tha hóa giữa nó với gia đình, giữa nó với xã hội”[95, tr.134]
Tại Tiệp Khắc trước đây, đã từng diễn ra hội nghị Quốc tế về Franz
Kafka, Ở đây, R. Garaudy đã kiên quyết bảo vệ ý kiến cho rằng Franz Kafka


chính là đại diện tiêu biểu của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa.
Trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Garaudy khẳng
định Franz Kafka đã xây dựng được một thế giới riêng, mà những vật liệucủa
thế giới đó dược tổ chức theo một quy luật khác. Bởi vậy Garaudy ca ngợi
Kafka trong việc sáng tạo ra một hiện thực mới, “hiện thực có tầm
Prometheus”, đem đến cho người đọc một tầm nhìn nhận mới về hiện thực và
ý nghĩa tác phẩm. Ngoài ra Garaudy còn phát hiện hình thức sáng tạo huyền
ảo và chức năng dự báo ở những sáng tác ở Franz Kafka: “tác phẩm của ông
thể hiện thái độ của ông đối với thế giới. Nó không phải là một bản sao chép
của thế giới, cũng không phải là cái gì đó không tưởng. Nó không có ý định
giải thích hoặc biến đổi thế giới. Nó gợi ra sự chưa toàn vẹn của thế giới và
kêu gọi sự vượt qua”[32,tr.175]
Tới năm 1981, đã có hơn 5000 công trình nghiên cứu về nhà văn Kafka
đó chính là thống kê chỉ dựa trên các nhan đề nghiên cứu Yvegili. Người ta
cho rằng, sở dĩ Kafka luôn luôn đặt ra những vấn đề mới, có khi được đánh

giá trái ngược nhau, là do lối viết độc đáo của ông khiến người đọc có thể
nhìn thấy những tầng ý nghĩa khác nhau. Tác phẩm của Kafka được coi là
“tác phẩm mở” theo nhận xét của nhà ký hiệu học Umbecto Eca. Đáng chú ý
là, tính chất phức tạp đa nghĩa ấy lại được gợi lên từ những tác phẩm được
xây dựng một cách đơn giản đến mức thoạt nhìn có vẻ nhàm chán và ngày
nay, một số bản dịch văn Kafka vẫn cứ phải làm lại vì chưa tin tưởng rằng nó
đã tương xứng với nguyên bản của Kafka.
Vào tháng 1 năm 2004, nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản tập
tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bộicủa Milan
Kundera. Trong tập tiểu luận này, Milan Kundera đã trình bày những nhận
định mới mẻ về các đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Kafka:“Họ đã chống
lại nghĩa vụ phải gây cho người đọc ảo ảnh về cái có thật; cái nghĩa vụ đã


toàn quyền thống trị suốt hiệp hai của tiểu thuyết”[56, tr.59]. Cũng ở đây,
Milan Kundera còn đưa ra một vài luận kiến và luận chứng để so sánh giữa
những sáng tác của Balzac, của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XX với
Kafka. Qua đó để nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của Kafka. Ngoài ra,
nhà lý luận phê bình tiểu thuyết nổi tiếng còn chỉ ra trong tác phẩm của Franz
Kafka, con người bị thống trị gần như tuyệt đối bởi hoàn cảnh bên ngoài: “đặt
một câu hỏi khác về căn bản: đâu là những khả năng còn lại của con người
trong một thế giới và những quyết định từ bên ngoài trở thành nặng trĩu đến
nỗi những động cơ bên trong chẳng còn chút trọng lượng nào”[56,tr. 49}.
Cũng trong hai công trình này, Kundera đã dành riêng một phần phân tích và
chỉ ra những đặc điểm của “tính chất Kafka” trong sáng tác của nhà văn này.
Ông chỉ ra những ẩn dụ và “tính thơ hài hước mênh mông” trong các nhân vật
của Kafka. Ông viết: “Hai người giúp việc ở tòa lâu đài quả là sự khám phá
mang tính thơ lớn nhất của Kafka, kỳ công của sự tưởng tượng của ông;
không chỉ vì sự tồn tại vô cùng đáng kinh ngạc của nó mà hơn nữa dầy đặc ý
nghĩa: đấy là những tên đe dọa phát giác khốn khổ, những kẻ quấy rầy;

nhưng chúng cũng đại diện cho toàn bộ cái hiện đại tính đáng sợ của lâu đài;
chúng là bọn cớm, phóng viên, phó nháy, viên chức của cuộc hủy hoại hết
sạch đời sống riêng tư, chúng tá những kẻ nhìn trộm tà dâm mà sự thể hiện
phả vào toàn bộ cuốn tiểu thuyết cái hơi hướng tính dục của một sự lăng loàn
chung chạ dơ bẩn và hài hước kiểu Kafka”[56, tr.123].
Còn E. Fischer trong công trình nghiên cứu mang tên Kafka đặc biệt
chú ý đến khả năng bóc trần bản chất xã hội của nhà văn thông qua thủ pháp
châm biếm trong việc xây dựng các hình tượng nhân vật: “Kafka bằng những
công cụ châm biếm kỳ quái, như là bức biếm họa gây hoảng sợ, đã dựng lên
cái bộ mặt quyền lực bẩn thỉu, thối nát, méo; cái bộ máy truy trách nhiệm cho
Jozef K và cái tòa án đồi bại, khuất tất mà dám đại diện cho trật tự của thế


giới đạo đức. Nhưng cái thế giới bên ngoài khốn khổ và tan rã này chỉ là sự
phản chiếu của phẩm chất cá nhân sa đọa của Jozef K. và Jozef K chỉ là sản
phẩm của thế giới bên ngoài này”[ 31, tr.99]. Đồng thời ông cũng khẳng định
rằng: “cho dù người ta thừa nhận Kafka là nhà văn hiện thực hay người ta
hiểu sai ông, cho ông là thần bí thì Kafka vẫn là một nhà văn lớn và quan
trọng của thế kỷ XX”, “một nhà văn đã mô tả sự tha hóa, đồ vật hóa và phi
nhân hóa của thế giới tư bản một cách cặn kẽ hơn và mang tính cảnh báo hơn
người khác”[31, tr.134]. Khi phân tích các nhân vật của Kafka, nhà nghiên
cứu đã chỉ ra bi kịch của con người trong xã hội tư bản bành trướng quyền
lực: “nhân vật của Kafka là người luôn luôn là nó, giống như các nhân vật
của Byron và Stendhal, nhưng không phải là nhân vật lãng mạng mà là người
tiểu tư sản tuyệt vọng của thế giới tư bản muộn. Anh ta muốn hòa đồng với xã
hội, muốn chấp nhận ngày thường của thế giới, gia đình và hôn nhân, sự
nghiệp, nhưng không được”[31, tr.168].
Franz Kafka đã qua đời gần một thế kỷ, vậy nhưng tác phẩm của ông
vẫn như một chùm ánh sáng kì diệu không ngừng tán sắc qua thời gian và
không gian, mỗi ngày nó lại phát lộ những hướng tìm tòi mới, mở ra những

dòng suy nghĩ bất tận trong tâm trí người đọc. Leni trong bài viết “Kafka và
Do thái giáo”đã nhận định về tầm vóc vĩ đại của Kafka do những tác phẩm
nghệ thuật của ông tạo nên: “ngày nay, khi thế giới hiện đại trở nên dễ chấp
nhận người Do Thái hơn thì dường như đạo Do Thái lại có cơ hội được Kafka
phản ánh trong các tác phẩm của ông nhiều hơn bao giờ hết, sự không kiên
định, xa lạ và cảm giác bị gạt ra ngoài thế giới con người. Việc phản ánh
những cảm nhận đó của Kafka đã khiến ông không chỉ là nhà văn Do Thái, sự
thật là như vậy, mà ông còn là nhà văn của toàn nhân loại, người có thể biến
hóa mọi cảm nhận con người vào trong một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng
sinh động”[89, tr.34]. Cho đến nay, người ta có thể tập hợp được hàng chục


ngàn quyển sách nghiên cứu về Kafka trên toàn thế giới trong một thư viện
khổng lồ. Chúng ta chỉ cần gõ từ khóa “Franz Kafka” vào một dịch vụ tìm
kiếm nào đó trên internet, sẽ thấy hiện ra ít nhất 130.000 loại tư liệu về ông
chỉ tính riêng bằng tiếng Anh - thứ ngôn ngữ mà Kafka không bao giờ sử
dụng. Cũng trong hội nghị quốc tế về Kafka tổ chức tại Lipbice (Tiệp),hai nhà
lí luận Mác xít là E.Fischer và R.Garaudy coi sáng tác của Kafka là những
trường hợp tiêu biểu cho phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa,không
phải theo nghĩa hiện thực truyền thống mà là một “chủ nghĩa hiện thực không
bờ bến.”,một quan niệm hiện thực luôn dang dở,luôn vận động vẫy gọi sự
khám phá của các cây bút hứng thú. Sự đa nghĩa,đa chiều trong sáng tác của
Kafka đã khiến cho nhiều trường phái khác nhau xem ông là tiền bối,đặc biệt
là các nhà triết học hiện sinh.
2.2. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam
Kafka vào Việt Nam qua hoạt động dịch thuật và nghiên cứu từ những
năm 60 của thế kỉ XX. Ban đầu,người giới thiệu Kafka đứng trên lập trường
phê phán với tư tưởng “biết để tránh”. Đầu tiên phải kể đến hai công trình
nghiên cứu về phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu và Hoàng Trinh năm 1970.
Trong công trình Tiếng vọng từ phương tây, tác giả Đỗ Đức Hiểu đã nhận

định: “Nhân vật trong những sáng tác của Kafka là những người cô đơn trừu
tượng, không tên tuổi, một bóng ma chập chờn giữa một thế giới vô danh đầy
lo âu, không có gì đảm bảo”[40, 234]. Từ đó, GS. Đỗ Đức Hiểu cho rằng:
“Giới thiệu văn học hiện sinh chủ nghĩa, phê phán nó để khước từ nó là điều
cần thiết”[40, 246]. Còn trong Phương tây - văn học và con người, GS.
Hoàng Trinh đã chọn Franz Kafka là đối tượng quan trọng cho công trình
nghiên cứu của mình. Ông đã tìm hiểu về con người tha hóa cũng như thế giới
huyền thoại trong sáng tác của Kafka, bằng cách phân tích một cách khái lược
các tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài, Hóa thân, GS. Hoàng Trinh đã khẳng định


thế giới hiện thực của Kafka chính là: “thế giới huyền thoại”, “thế giới ảo
ảnh”, một “thiên nhiên thứ hai”, “đối lập với hiện thực và cuộc sống”, thế giới
ấy “đã biến dạng thành một thế giới mờ ảo, quái dị, bay lơ lửng ở trên những
cơ sở thực tế của nó”[78, 345]. Đồng thời, tác giả Hoàng Trinh còn chỉ ra
những điều mà ông cho là nhược điểm của Kafka khi Kafka đã làm cho “Thế
giới được xây dựng theo những quy luật kiểu khác”.
Dẫu vậy,trong số ba gương mặt được coi là khai sinh ra văn chương
hiện đại thế giới là James Joyce (1882 - 1991,nhà văn Anh ),William Faulkner
(1897 - 1962,nhà văn Mĩ đạt giải Nobel 1949) và Franz Kafka thì Kafka lại là
người có tác phẩm dịch ra tiếng Việt gần như là đầy đủ nhất,trong khi sáng
tác của Kafka thuộc loại khó đọc nhất và ngôn ngữ (tiếng Đức) xa lạ hơn
ngôn ngữ mà hai bậc thầy kia sử dụng (tiếng Anh). Điều này phần nào cho
thấy sự yêu mến, ngưỡng mộ lớn lao mà giới trí thức Việt Nam dành cho nhà
văn Séc gốc Do Thái này.
Từ 1986 đến nay,sự đổi mới tư duy đã mang lại cho độc giả Việt những
tâm cảm mới, tầm đón đợi mới. Một loạt bài nghiên cứu của các học giả uy
tín: Đặng Anh Đào,Trương Đăng Dung,Đỗ Ngoạn,Nguyễn Văn Dân,Lê Huy
Bắc đã được công bố như một quá trình “nhận thức lại” những giá trị nghệ
thuật chân chính bị khuất lấp. Tác giả Đặng Anh Đào viết: “Cách thể hiện

của Kafka là hoàn toàn không đơn giản và cùng một lúc,một chi tiết nghệ
thuật có thể phát ra những thông điệp khác nhau,tùy theo kinh nghiệm, sự lịch
lãm của người đọc”[53].
Nguyễn Văn Dân trong công trình nghiên cứu Kafka với cuộc chiến
chống phi lý in trên tạp chí văn học nước ngoài, số 4, năm 1996, đã nhận
định, thật ra, cái phi lí đã xuất hiện phần nào trong văn học thế giới, từ
F.Rabelais đến các nhà văn lãng mạng như E. Th. Hoffmann, J. Swift, E. Poe,
L. Carroll và một số nhà văn hiện đại khác, như là một thủ pháp sáng tác văn


học, có thể gọi là thủ pháp huyễn tưởng phi lý. Nhưng đến Kafka thì sự việc
hoàn toàn khác hẳn, phi lý không phải dơn thuần chỉ là một hiện tượng xã hội,
mà nó có liên quan và thậm chí chi phối vận mệnh của con người, mà muốn
tồn tại, con người phải luôn luôn đấu tranh loại trừ nó. Trong mọi trường hợp,
cái phi lý của Kafka là những bi kịch của con người hiện tồn trong thế giới
đương thời, nó được ông chắt lọc đến mức tinh chất, từ đó thấy được cái cốt
logic của nó. Đó là lúc nhà văn muốn tấn công trực diện nó không chút quanh
co, câu nệ, hoặc điềm nhiên chấp nhận liện thực phi lý, phi nhân bản ấy thì
con người của Kafka lại cố đi tìm hiểu, cắt nghĩa nó. Vì khả năng tồn tại tích
cực này nên nhân vật của Kafka là kiểu con người hành động. Chỉ có điều dẫu
cho họ cố hành động đến mức nào đi nữa thì đa phần, cái chết cũng sẵn sàng
đợi họ. Trong công trình nghiên cứu này Lê Huy Bắc còn khai thác thế giới
nghệ thuật mà Kafka sử dụng trong nững sáng tác của mình. Đó là yếu tố
huyền thoại mà tác giả sử dụng bằng việc xây dựng thời gian huyền thoại thay
vì đua tín hiệu thời gia phiếm chỉ cho thấy “Thế giờ của Kafka là thế giới pha
trộn đến quái đản giữa thực và mơ. Nhiều lúc ta không thể nào phân biệt
được câu truyện ông kể được thực hiện vào lúc ông tỉnh hay ông mơ. Rã ràng
thế giới của ông là thực, thực hơn mọi sự thực khác nhưng bảo cõi ấy là mơ
cũng chẳng hề sai tý nào” [10, tr.56].
Một trong những người trực tiếp giới thiệu tác phẩm của F.Kafka vào

Việt Nam,bên cạnh việc chuyển dịch tác phẩm tiêu biểu nhất là tiểu thuyết
“Lâu đài”,tác giả Trương Đăng Dung đã viết một bài có tính chất tổng quan
về “Thế giới nghệ thuật của F.Kafka”. Đứng trên quan điểm mới của lí luận
văn học,bài viết khẳng định F.Kafka là nhà văn “Cảm nhận sâu sắc về trạng
thái tồn tại của con người hiện đại,đã thể hiện bản chất của thời đại mình một
cách độc đáo,mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại. Các tác
phẩm của F.Kafka là sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí,về


sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô
hình”[95].
Ngoài ra, có thể kể tên rất nhiều công trình nghiên cứu khác về sáng tác
của Franz Kafka như: Nguyễn Thị Giáng Chi trong công trình nghiên cứu
Thân phận con người trong truyện ngắn “Hóa thân” của Franz Kafka
(2008) cho rằng “Truyện ngắn Hóa thân đã xây dựng được một hình tượng
đầy ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài, sống kiếp lưu đày trong
ngôi nhà thân yêu của mình… Cảm giác xa lạ của con người về thế giới còn
được đẩy lên một mức cao hơn - sự xa lạ với chính mình. Hình tượng đầy ám
dụ G.Samsa bị biến thành bọ chính là biểu tượng bi đát về sự tha hóa của con
người”[13]. Hoặc trong công trình nghiên cứu của Lê Văn Mẫu “Không gian
nghệ thuật trong sáng táccủa Franz Kafka“(2011), nhận định rằng “F.
Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận được là hình ảnh
của những cơn ác mộng với những lo âu trần thế”. Trong công trình nghiên
cứu này, tác giả còn nói đến nghệ thuật biểu hiện cái phi lý, Franz Kafka đã
tạo nên những kiểu không gian mới mẻ, độc đáo, kỳ lạ, hiếm thấy trong lịch
sử văn chương trước đó như: không gian mê cung, không gian ngột ngạt tù
túng, không gian giấc mơ... Có thể nói cùng với các nhà triết học hiện sinh,
Franz Kafka đã biểu hiện một cách chân thực hình ảnh con người phản tỉnh
trong các trang viết của mình, cùng họ đi vào cuộc chiến chống phi lý.Sự
bùng nổ thực sự của Kafka ở Việt Nam chỉ diễn ra khi những nhà giáo dục

đưa Kafka vào giảng dạy trong các trường đại học từ những năm 90 của thế kỉ
XX, đánh dấu một thời đại mới trong tiếp nhận Kafka ở Việt Nam. Năm
2003,trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây đã tổng kết công trình nghiên
cứu và dịch thuật Kafka bằng cách cho ra đời “Franz Kafka,tuyển tập tác
phẩm “. Tập sách quy tụ tất cả bài viết và những tác phẩm đã được dịch ra
tiếng Việt tính đến thời điểm đó.


2.3.Từ việc tìm hiểu các ý kiến xung quanh sáng tác của Kafka ta thấy:
Sớm hay muộn,trước hay sau thì người đọc luôn tìm thấy chân dung thời đại
trong tác phẩm của ông. Vừa là thời đại ông sống,vừa là thời đại chúng ta
đang sống đã được ông dự cảm từ trước với linh cảm không thể nhạy bén hơn.
Tất cả đều thừa nhận Kafka là người khai mở cho văn học hiện đại với
tư tưởng mang đậm chất hiện sinh. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất vấn đề
cơ bản trong sáng tác Kafka là vấn đề con người,sự tồn tại của con người,thân
phận con người đáng thương,tội nghiệp trong xã hội đầy rẫy phi lí vẫn đang
tồn tại như một lẽ hiển nhiên. Tuy nhiên,những kiểu con người trong sáng tác
của Kafka (Con người cô đơn,con người phản kháng,con người tha hóa,con
người lưu đày,…) mới chỉ được tìm hiểu trong những công trình chung,tổng
quát mà chưa được tiếp cận một cách rốt ráo như một trong những phương
diện cơ bản biểu đạt cho tư tưởng của Kafka. Đương nhiên vấn đề con người
lưu đày cũng chưa từng được tìm hiểu với tư cách một chuyên luận có tính
khoa học chuyên sâu. Ở đề tài này,chúng tôi tập trung tìm hiểu con người lưu
đày nhìn từ tâm thức hiện sinh như một phương diện nổi bật giúp biểu đạt
thành công tư tưởng của Kafka trong hành trình nghệ thuật khám phá con
người và thế giới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để có được cái nhìn đúng đắn, khoa học nhất về những đóng góp của
Kafka trong việc thể hiện thân phận con người qua cảm thức về con người lưu
đày, luận văn sẽ tìm hiểu đối tượng nghiên cứu từ nền tảng của triết học, mĩ

học hiện sinh.
Đi sâu vào những sáng tác của Kafka, khảo sát, phân tích, khái quát,
tổng hợp để thấy được bản chất của sự lưu đày xuất phát từ hiện thực cuộc đời
đầy rẫy phi lí và ý thức của con người về sự tồn tại trong thế giới phi lí.
Thấy được vai trò tiên phong, mở đường của Kafka đối với sự ra đời của chủ
nghĩa hiện đại trong văn học nhân loại.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu.
Tập trung làm rõ những đặc sắc nổi bật của Kafka qua việc thể hiện
thân phận con người lưa đày trong một thế giới phi lí nhìn từ tâm thức hiện
sinh. Từ đó thấy được, trong thế giới phi lí ấy, con người hoàn toàn bị động
trước thực tại khách quan, con người “bị sinh ra”, bị ném vào đời một cách
ngẫu nhiên giữa những phồn tạp không thể cưỡng lại, bị lưu đày.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi khảo sát các tác phẩm trong “Fraz
Kafka - tuyển tập tác phẩm”,nxb Hội nhà văn 2003 bao gồm:
- “Hóa thân” (Đức Tài dịch)
- “Vụ án” (Phùng Văn Tửu dịch)
- “Lâu đài” (Trương Đăng Dung dịch)
- các truyện ngắn, nhật kí, thư từ (nhiều người dịch)
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp loại hình,phương pháp hệ thống,phương pháp phân tích và nhất là
phương pháp so sánh với ưu thế trong việc nhận diện đặc trưng của đối tượng
để đi đến những kết luận có tính khoa học.
6. Đóng góp của luận văn
Các sáng tác của Kafka đã mở ra một thời kì mới cho tư duy tiểu thuyết
nói riêng và văn học hiện đại nói chung. Luận văn khám phá “con người lưu

đáy trong sáng tác của Franz Kafka nhìn từ tâm thức hiện sinh” cho thấy cách
nhìn mới của Kafka về thế giới thông qua thân phận co người trong một thế
giới phi lí, nơi con người bị lưu đày trên con đường mưu cầu hạnh phúc. Qua
đó nói lên những điểm độc đáo của phản ánh nghệ thuaatjtrong thế giới nghệ.


7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận,nội dung luận văn bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG
TRIẾT HỌC VÀ TRONG VĂN HỌC
1.Chủ nghĩa hiện sinh trong triết học
2. Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học
3. Fraz Kafka,người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI LƯU ĐÀY TRONG THẾ GIỚI PHI LÍ
1. Cong người lưu đày trong sự cô đơn
2. Con người lưu đày trong sự bất lực
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CON NGƯỜI LƯU ĐÀY
TRONG SÁNG TÁC CỦA F. KAFKA
1. Nghệ thuật miêu ta cái vắng mặt
2. Nghệ thuật miêu tả thời gian, không gian..


NỘI DUNG
Chương 1
CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH
VÀVĂN HỌC HIỆN SINH
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh trong triết học.
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau Thế chiến I tại Đức. Cho đến sau Thế
chiến II thì trung tâm của triết thuyết này chuyển sang Pháp, sau đó, được
truyền bá và lan rộng cả châu Âu, châu Á, châu Phi và đến Mỹ vào thập niên

60 của thế kỷ XX. Chủ nghĩa hiện sinh là sản phẩm từ cuộc khủng hoảng xã
hội và khủng hoảng khoa học kỹ thuật của nhân loại trong thế kỷ XX. Mặt trái
của sự phát triển khoa học kĩ thuật cũng như dư chấn từ hai cuộc Đại chiến
thế giới đã tạo điều kiện cho thuyết hiện sinh phát triển và ảnh huởng đến
nhiều khuynh hướng của triết học, văn học nghẹ thuật ở các nước phương tây.
Giai đoạn thịnh vượng của chủ nghĩa hiên sinh là những năm 50, 60 của thế
kỷ XX. Nếu như triết học cổ điển trình bày nội dung triết học của mình thành
hệ thống lý thuyết thì các nhà triết học hiện sinh lại dùng cách gián tiếp để
trình bày những luận đIểm tư tuởng của mình. Đó là thông qua những truyện
hư cấu mang hình thức tiểu thuyết, sân khấu. Đa số các triết gia của chủ nghĩa
hiên sinh đều là nhà văn nhà viết kịch, nhà chính luận, giỏi vận dụng hình
thức văn học nghẹ thuật với lối diễn tả dễ hiểu để truyền bá quan điểm của
mình. Chính vì vậy triết học của họ được lưu truyền rộng rãi không chỉ trong
giới tư tưởng gia mà còn trong tầng lớp tri thức. Nếu các nhà duy lý coi giới
tự nhiên là đối tượng, mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của mình mà không chú ý
nhiều đến sự tồn tại đặc thù của con người như một nhân cách tự do thì nhà
hiện sinh chủ nghĩa lấy con người làm đối tuợng, mục tiêu nghiên cứu chủ
yếu của mình. Con người trong chủ nghĩa hiện sinh là con người hiện


sinh,con người cá nhân, một cá nhân tự khẳng định trên mặt đất này với tất cả
những đặc tinh chủ quan, từ chối mọi cố gắng hiểu về con người theo tinh
thần duy lý hoá.
Emmanuel Mounier cho rằng: “Bất cứ khuynh hướng nào trong
triết học hiện sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ
trụ”[29, tr.23]. Và tác giả Trần Thái Đỉnh thì cho rằng: “Dầu ít nhiều chịu
tiếng xấu phần nào do cách sống quá tự do của “phong trào hiện sinh”
của một số người, triết hiện sinh vẫn giữ được những giá trị đích thực của nó
với những đề tài đặc trưng như: Tự do, tự quyết, quyết chọn, vươn lên, độc
đáo, thân phận con người, dấn thân….Cho dù là triết học Sartre, triết học

Heideggers vẫn là triết học về con người, về những gì làm nên bản thể con
người”[29,tr.8].
Triết học hiện sinh chú trọng đến thân phận con người, tìm hiểu ý nghĩa
của cuộc sống và cái chết. Các nhà hiện sinh đã đưa ra những vấn đề cơ bản
của con người, tôn vinh giá trị con người, tự do cá nhân, thức tỉnh con người
trước những điều phi lý của cuộc sống. Do đó, tiếng nói của hiện sinh đã được
các giới đón chào một cách nồng nhiệt, nhất là lớp thanh niên - những người
luôn nhạy cảm với cái mới, cái Tôi - làm dậy nên phong trào triết học sâu
rộng và mãnh liệt ở Âu Mỹ trong thế kỷ XX.
Đối tượng của triết học hiện sinh là con người thực tồn, con người với
tư cách một bản chính duy nhất không có bản sao, con người như một hữu thể
đứng trên vũ trụ chứ không phải như một sự vật thuộc về vũ trụ. Nói đến con
người trong triết hiện sinh là nói đến con người đã tỉnh ngộ, con người dám
nhìn thẳng vào sự thực, không sống theo những quan niệm trừu tượng, con
người luôn khao khát tìm tới ý nghĩa thực sự của mỗi người và mỗi vật trong
hành trình tri nhận thế giới. Có thể thấy một số kiểu con người được đề cập
đến trong triết học hiện sinh như: Con người tự do, con người lo âu, con
người dấn thân, con người bất lực, con người cô đơn, con người lưu đày,…


1.1.1. Con người tự do
Cần thấy rằng con người tự do của triết hiện sinh phải bắt nguồn từ sự
tự do bên trong - tự do hiện sinh. Tức là con người dám chịu trách nhiệm về
hành động của mình, làm vì mình thấy điều đó là cần là nên, là đúng, là làm
cho bản thân, cho cuộc đời thêm ý nghĩa. (Chứ không phải tôi làm vì thấy
người ta làm như thế, không phải tôi làm vì người ta nghĩ tôi phải làm như
thế, không phải tôi làm vì sợ điều này hay sợ điều kia, và sau hết không phải
tôi làm vì thói quen). Triết học hiện sinh thường gọi con người là “sinh hoạt
của một tự do tính”. Con người hiện sinh không để cho bất cứ yếu tố ngoại
cảnh nào xâm thực vào suy nghĩ và hành động của mình. Jaspers cho rằng:

“Hiện sinh là chủ thể tự nhận mình độc đáo. Thay vì nhìn vũ trụ, chủ thể tự
xét mình để tìm ra ở trong mình cái nguồn khả năng hầu như vô tận: Hiện
sinh của tôi là chính hữu thể mà tôi phải dùng một chuỗi những quyết tuyển
để tác thành và hoàn thành. Như vậy tôi phải luôn luôn vươn lên khỏi cái
thường nhật để đạt tới chỗ trung thực của con người tôi” [29, tr.32]
1.1.2. Con người lo âu, cô đơn.
Trong tác phẩm triết học Tồn tại và Hư vô, Sartre đưa ra mệnh đề nổi
tiếng: “Tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không hiện hữu nữa”[29]. Theo Sartre, con
người luôn phải đối diện với cái chết, cũng như con người từ hư vô trở về hư
vô nên cuộc đời con người như một đường hầm không lối thoát. Vì ý thức
được điều đó cũng như nhận ra con người là hữu thể cô đơn nên “Lo âu là sự
nắm bắt phản tính tự do bởi chính nó”[29].Con người lo âu vì phải mang
trách nhiệm với bản thân. Cuộc tồn sinh là quá trình làm nên mình nên lo âu
là bạn đồng hành của con người. Và, khi lo âu kéo dài không có đường giải
thoát thì con người rơi vào cô đơn tuyệt vọng vì con đường trước mắt là hư
vô. Tuy nhiên tuyệt vọng không phải là buông xuôi, khuất phục mà con người
bắt buộc phải nhập cuộc. Hành trình làm người là một quá trình mâu thuẫn,
đau khổ vì không có một thước đo, chuẩn mực để hướng tới. Chính vì con


người bị (được) sinh ra để đi đến cõi chết và trong cuộc hành trình về với hư
vô lại quá trĩu nặng trách nhiệm cũng như sợ hãi nên cuộc sống càng trở nên
cô đơn bội phần, phi lí bội phần. Song, trong cái vòng bắt buộc của phận
người ta có quyền lựa chọn để làm nên ta. Vậy, cuộc đời không đơn thuần là
phận số mà là những lựa chọn của mỗi cá thể trong hành trình tự xác lập nhân
vị, những lựa chọn giúp ta trở thành con người theo kiểu của ta mà không lệ
thuộc hoàn cảnh, ham muốn của bất cứ ai khác. Chỉ khi hiện sinh, đối mặt với
mọi tình huống ta mới biết bản chất của mình. Cũng khi đó, ta nhận ra trạng
thái cô đơn trong tận cùng ý nghĩ.
Đi tìm hiểu bản chất của lo âu ta sẽ thấy nó bắt nguồn từ thức tỉnh và

suy nghĩ. Lo âu là bắt đầu vươn lên. Con người lo âu là con người đã tỉnh
ngộ, khác với con người phóng thể không lo âu vì họ cứ sống thừa ra, sống
như mọi người, lẫn vào mọi người trong một không gian nhòe mờ, vô nghĩa
lí. Như vậy, lo âu là vẻ đặc sắc của cuộc hiện sinh đã tự ý thức, muốn dứt
mình ra khỏi cuộc sống thừa, sống an nhàn của sự vật và của những con người
phóng thể. Cũng chính mối âu lo triền miên dẫn con người vào sự cô đơn tột
độ khi không tìm được mối giao cảm, sự sẻ chia.
Cho nên, vẻ ngoài của con người lo âu, con người cô đơn có thể làm
người ta lầm tưởng là yên tĩnh, kì thực bên trong nó đang vần vũ chuyển động,
là những cái cựa mình để vươn lên. Có thể coi yếu tính của lo âu là xao xuyến
không cùng, trở trăn không tận, là cựa mình để vươn lên và không bao giờ cam
chịu nằm lỳ ở trạng thái an cư của một sự vật. Tương tự, yếu tính của cô đơn
là khát khao được thấu hiểu, thấu cảm đến tận cùng. Nhưng càng khao khát
càng cô đơn. Đó là bi kịch.
1.1.3. Con người tự quyết, dấn thân
Tự quyết của hiện sinh nằm ngay ở nhân vị con người, không nhằm sự
vật. Vì thế ý niệm tự quyết thường đi liền với ý niệm dấn thân. Tự quyết là tự
chọn cho mình cách ứng xử, ứng phó trước đời sống: mỗi quyết định của tôi


×