Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.43 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN DU NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Giảng viên hướng dẫn : Trần Nho Thìn
Học viên thực hiện : Khổng Thị Huyền
Lớp : Cao học Văn K51

Hà Nội -2008

Nhân vật văn học là con người. Để hiểu nhân vật văn học không thể
không tìm hiểu quan niệm về con người của tác giả cũng như quan niệm
của cả thời đại và sự chi phối của quan niệm ấy đến việc khắc họa tính
cách nhân vật.
Hình ảnh người phụ nữ tài hoa mệnh bạc là chủ đề trở đi trở lại
nhiều lần. Ta đã nhận ra điều đó trong Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí,
Bài ca người gảy đàn ở Long Thành. Nhìn từ góc độ văn hóa chúng ta sẽ
đánh giá vấn đề người phụ nữ tài sắc trên cả hai phương diện là thân và
tâm.
Có nhiều biểu hiện của một quan niệm khá mới mẻ về thân xác của
con người trong Truyện Kiều. Nhìn chung quan niệm này khác với quan
niệm coi thường thân của truyền thống văn hóa và văn học. Nguyễn Du
có khuynh hướng đề cao thân xác, coi thân xác là một phạm trù giá trị.
Ông luôn trân trọng thân xác của họ, trong sáng tác của mình ông chú
trọng đến bản thân nỗi đau đớn, nhục nhã của việc thân xác con người bị
giày xéo, chà đạp. Đã là người ai cũng có thân, Nguyễn Du cảnh tỉnh sự
bàng quan, vô cảm đáng sợ của toàn xã hội trước chuyện đánh đạp, giày
xéo thân xác. Tôn trọng con người trước hết phải tôn trọng thân xác của


họ. Không thể nhân danh đạo đức, luật pháp để chà đạp lăng nhục con
người. Cuộc đời Kiều là chuỗi ngày đày đọa tấm thân. Ý thức về thân
mình chính là ý thức về cái phần riêng tư nhất, thực tại nhất của con
người Truyện Kiều là một truyện thương thân, xót thân thấm thía nhất.
“Rằng tôi bèo bọt chút thân”
Thân lươn bao quản tấm đầu”.
Trong sáng tác của mình Nguyễn Du chịu ảnh hưởng tư tưởng đề
cao vẻ đẹp thân xác con người, trước hết là của người phụ nữ đã được nêu
từ Kim Vân Kiều truyện và trong các tiểu thuyết tài tử giai nhân.
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cực tả vẻ đẹp ngoại hình, nói đúng
hơn là tả khuôn mặt của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Và “Làn thu thủy nét xuân sơn.
Hoa den thua thắm liều hờn kém xanh”.
Cái đẹp trang nghiêm phúc hậu hồn nhiên của Thúy Vân báo hiệu
cho ta biết một cuộc đời bình thản của người vợ hiền. Cái đẹp sắc sảo mặn
mà mà tài hoa của Kiều báo hiệu một cuộc đời ê chề sau này của một
thiếu nữ đa tình đa cảm.
Nguyễn Du không chỉ tả vẻ đẹp khuôn mặt, ông còn tả vẻ đẹp của
thân thể Kiều nữa, tả Kiều tắm như một cái cớ để bộc lộ thân thể đẹp đẽ
mê hồn của nàng. Thủ pháp này rất quen thuộc trong văn học cưa nay,
chuyện Kiều tắm không phải là ngoại lệ. Nguyễn Du tả:
Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Nhà thơ Xuân Diệu đã tinh tế phát hiện sự phối hợp màu sắc do

không gian ấy đem lại như sau “Giữa cái chế độ phong kiến Á Đông đè
xuống tinh thần, thể xác con người, lại giả dối che đậy lên hàng tạ quần
áo, Nguyễn Du giải y, giải thoát cho mọi người được chiêm ngưỡng thán
phục cái tòa thiên nhiên thuyệt mĩ của tạo vật, là thân thể lành đẹp của
con người. Không một chút dâm; không có một nửa sáng, nửa tối nào có
thể khêu gợi chuyện sáng, mà một ánh sáng rõ ràng, mà ngọc ngọc mà
ngà, mà trong mà trắng, lại rủ một bức trướng hồng trang trọng
Thân xác của nhân vật còn được tác giả đề cập đến trên phương diện
quyền được sống, quyền được thực hiện như tự nhiên cấp cho nó. Mức độ
và quyền sống của thân xác ở nhân vật Truyện Kiều có thể quan sát qua
ứng xử.
3
Thân xác của Kiều cũng như các nhân vật khác trong tương quan
với Kiều. Ứng xử thân xác của Thúy Kiều được phân loại theo ba nhóm:
ứng xử thân xác trong quan hệ đạo đức (sự kiện bán mình), ứng xử trong
tình yêu nam nữ, vấn đề sống chết.
Trong sự kiện Kiều bán mình, ta đề cập đến vấn đề sống chết của
nàng. Một số nhà nho đã kết tội Kiều “tà dâm”, trách nàng không chọn cái
chết để bảo toàn danh tiết. Các ông cho rằng, sự việc bán mình chuộc cha
(tức Kiều trao thân cho kẻ khác không giữ được đạo lý “tùng nhất chi
chung” với Kim Trọng nữa) có thể thông cảm được. Nhưng sau đó Kiều
đã sống suốt mười lăm năm ô nhục ở chốn thanh lâu mà không tự tử Đứng
trên quan điểm Nho gia về tình tiết của người phụ nữ, chuyện Kiều sống
như vậy là điều không thể chấp nhận được nhưng đây lại là cái mối của
Nguyễn Du.
Như vậy có thể nói: Với Truyện Kiều, lần đầu tiên trong văn học
trung đại, các nhân vật chính diện được cực tả trong những chân dung có
màu sắc thân xác với cảm hứng khẳng định rõ nét. Thân xác không phải là
nguồn gốc khổ đau, cũng không phải là dấu hiệu của sự thấp hèn. Thân
xác là một phần quan trọng của nhân cách.

Tầm quan trọng của thân trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua
sự cảm thụ thế giới bằng giác quan. Thế giới âm thanh trong Truyện Kiều
rất phong phú nhưng ta nhấn mạnh hơn đến khía cạnh âm nhạc mà cụ thể
hơn là tiếng đàn khi nói tới tài năng của người phụ nữ. Tiếng đàn của
người phụ nữ thiên về giải trí chứ không mang chức năng giáo hóa và
được tả qua những hình tượng âm thanh riêng biệt (vật chất hóa tiếng
nhạc và sự tiếp nhận âm nhạc qua tai thẩm ẩm) chứ không chỉ được nhắc
đến chung chung như các từ đàn, nhạc. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du tả
tiếng đàn của người ca nữ gảy đàn ở đất Long Thành, cái tiếng đàn ấy đã
tạo một hiệu ứng tâm lý rất mạnh ở các tướng lĩnh Tây Sơn.
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như sở phong độ tùng lâm.
4
Thanh như song hạc minh tại âm
Liệt như tiến phúc bi đầu toái tích lịch
Ai như trang tịch bệnh trung vi Việt âm
… Tây Sơn chủ thần mãn tọa tận khuynh đảo,
Triêt hạ truy hoan bất tri bão.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,
Nê thổ kim tiền thư thảo thảo
(Năm cung réo rắt theo ngón tay đàn mà đổi điệu.
Tiếng khoan như gió thoảng rừng thông
Tiếng trong như đôi chim hạc kêu lúc đêm khuya.
Tiếng mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc.
Tiếng buồn như trang Tích ngâm tiếng Việt lúc ốm đau.
… Các quan Tây Sơn trong tiệc thảy đều nghiêng ngả.
Suốt đêm vui chơi không biết chán.
Phía tả phía hữu đua nhau ném thưởng
Tiền bạc coi rẻ như đất bùn).
Hình ảnh người ca kĩ lộng lẫy tuổi xuân và tiếng đàn điệu nghệ cũng

gần giống với hình ảnh nàng Kiều. Tiếng đàn ấy là một thứ “tâm đàn” chứ
đâu phải được gẩy lên bằng tiểu xảo. Tính độc nhất vô nhị này được
khẳng định: so với tài đàn ấy, hài hoa, phú quý của các bậc công hầu chỉ
còn là rơm rác, bởi ở đó, cái đẹp của nhan sắc, của tài hoa là không gì
sánh nổi.
Tiếng đàn của Kiều cũng được Nguyễn Du miêu tả theo nguyên tắc
vật chất hóa như thế
So lần dầy vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới ra nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
5

×