Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 18 trang )

MÔN: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

CÂU HỎI:
Câu 1: Thực chất của vấn đề dân tộc và thuộc địa là gì? Ý nghĩa của vấn đề này
với vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Câu 2: Cơ sở nào Hồ Chí Minh khẳng định Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn
của đất nước. Hiện nay, Chủ nghĩa dân tộc có còn là động lực của đất nước nữa
không, vì sao?
Câu 3: Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ về vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp. Việc xác định đúng mối quan hệ này có ý nghĩa như thế nào đối
với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Câu 4: Trên cơ sở nào Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng dân tộc muốn thắng
lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Phân tích sự kiện có tác động mạnh
nhất đến việc hình thành tư tưởng này.
Câu 5: Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc phải do
Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam hãy chứng minh
tính đúng đắn của luận điểm trên.
Câu 6: Dựa trên cơ sở nào Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa phải tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc? Ý nghĩa của luận điểm trên.
Câu 7: Dựa trên cơ sở nào Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân
tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Đi theo con đường
cách mạng vô sản nghĩa là như thế nào? Con đường đó ngày nay có còn phù hợp
không? Vì sao? Giải thích.

Bài làm:


Câu 1:
1. Thực chất đó là việc giải phóng các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây, giành lại cho các dân tộc thuộc địa


quyền độc lập, tự do, quyền dân tộc tự quyết và các quyền thiêng liêng khác, đưa
nhân dân các dân tộc thuộc địa tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển cho dân tộc, kết hợp
cả nội dung dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa; xét về thực chất chính là con
đường độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Ý nghĩa:
Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt
Nam (1945 – 1975) đã chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ, tính khoa học, tính
cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc
ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên cùng nhân loại, biến thế kỷ
XX thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của
chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc; nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp
công nhân; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Câu 2:
1. Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc viết: ở các nước thuộc địa, "chủ nghĩa dân tộc là
một động lực lớn của đất nước". Khái niệm chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Aí Quốc
dùng ở đây, như Mác nói "không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu". Chủ
nghĩa dân tộc bản xứ mà Nguyến Ái Quốc nói ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn
năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm , bảo vệ độc lập dân tộc; nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc


Sovanh, vị kỷ của giai cấp tư sản đã bị lịch sử lên án. Theo phân tích của Nguyễn

Ái Quốc, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông
Dương chưa triệt để, cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở
phương Tây.
Trong báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí
Quốc đã nói:
“Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây” bởi vì xã hội
Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, “xét về mặt cấu trúc kinh tế, không giống
như các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai
cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…”. “Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ
và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh
những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ…”.
“…Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì
lớn…, nếu thợ thuyền không biết mình bị bốc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề
biết công cụ bóc lột là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có
tơrớt… Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối
cãi được”. Trái lại, giữa họ vẫn có một sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông
dân, họ đều là người nô lệ mất nước. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy chống thuế
năm 1908, có phong trào Đong Du và có việc Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm
1917,vv…
Từ sự phân tích đó, Nguyễn Aí Quốc khẳng định: đối với các dân tộc thuộc địa ở
phương Đông, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Theo Người,
trong cách mạng giải phóng dân tộc, “người ta sẽ không làm gì được cho người An
Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của
họ”.
Qua đó có thể thấy: xuất phát từ vị trí của người dân thuộc địa mất nước, từ truyền
thống dân tộc VN, Nguyễn Aí Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân
tộc với nghĩa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một
động lực lớn mà những người cộng sản cần phải nắm lấy và phát huy, không để
ngọn cờ dân tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết vấn đề
dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ

nghĩa quốc tế.


2. Hiện nay, chủ nghĩa dân vẫn còn một động lực của đất nước.

Câu 3:
1. a) Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau:
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, những Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết
vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ
Chí Minh thể hiện : khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình Cách mạng Việt Nam ; chủ
trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân
và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng ; sử dụng bạo lực cách mạng của
quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù ; thiết lập chính quyền
nhà nước của dân, do dân, vì dân ; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội.
b) Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết ; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội:
Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến (cuối thế kỷ XIX) hoặc chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XX), con đường
cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa
dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960, Người nói :"Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ".
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng

khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột ; thiết lập một
nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động có


quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội,
giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Hồ Chí Minh nói
"Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì"2. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.
Người khẳng định : "Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã
hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm,
Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm"
c) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp:
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời
đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp
phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
Tháng 5-1941. Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định : "Trong lúc này
quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia,
của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc
gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến
vạn năm cũng không đòi lại được".
d) Giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc
khác:
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập
của dân tộc Việt Nam, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp
bức.
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết,

nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu:
"giúp bạn là tự giúp mình" và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi
nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu
sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đúng như Ph.Ăngghen từng nói :
Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cùng là
những tư tưởng quốc tế chân chính.

Câu 4:
1.a) Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:
Để giải phóng dân dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử
dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng
những vũ khí tư tưởng khác nhau nhưng đều bị thất bại, đất nước ta lâm vào tình
trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Do đó yêu cầu bức thiết là phải tìm một
con đường cứu nước mới.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa,
nhân dân phải chịu cảnh lầm than, được chứng kiến phong trào cứu nước của ông
cha. Người nhận thấy các con đường ấy đều mang nặng cốt cách phong kiến nên
không tán thành con đường của họ và quyết tâm ra đi tìm một con đường mới.
Đoạn tuyệt với sự phát triển theo con đường của chủ nghĩa phong kiến, Hồ Chí
Minh đến nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới.
b) Cách mạng tư sản là không triệt để:
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng
TS Mỹ, đọc tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu

cách mạng TS Pháp. Người nhận thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,
nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân
chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Bởi lẽ
đó, Người không đi theo con đường cách mạng TS.
c) Con đường giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng tháng 10 Nga không chỉ là một cuộc cách
mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địavà


“Mở ra trước mặt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc”.
Người hoàn toàn tin theo Leenin và Quốc tế III vì đã bênh vực cho các dân tộc bị
áp bức. Người thấy trong lí luận của Lênin một phương hướng mới để giải phóng
dân tộc: Con đường cách mạng vô sản.
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu và của các cách mạng có xu
hướng TS đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của cghur
nghĩa Mác-Leenin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con
đường Cách mạng vô sản”, chỉ có Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ.
2. Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường Cách mạng vô sản. Vì:
Người rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó. Khi còn ở
trong nước, Hồ C hí Minh đã tìm hiểu các con đường cứu nước theo hệ tư tưởng
phong kiến và tưởng tư sản. Người khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền
bối nhưng không tán thành các con đường cứu nước của họ. Khi ra nước ngoài tìm
đường cứu nước, Người đã để tâm nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng lớn như cách
mạng Pháp, cách mạng Mĩ. Người đánh giá cao tinh thần cách mạng của nhân dân
Pháp, nhân dân Mĩ nhưng cũng sớm thấy rõ các cuộc cách mạng này là những cuộc

cách mạng không đến nơi.
Hồ Chí Minh thấy được, Cách mạng tháng 10 Nga không chỉ là một cuộc cách
mạng vô sản mà còn là một cuộc giải phóng dân tộc. Người thấy trong lí luận của
Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: Con đường cách mạng vô
sản. Thực chất đây là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải
phóng dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường
này đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của lịch sử dân tộc là phải giải quyết triệt để
mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp để đưa dân tộc thoát ra khỏi xiềng xích
nô lệ và đưa người lao động thoát khỏi mọi ách áp bức.


Câu 5:
1.a) Cách mạng trước hết phải có Đảng:
Nguyễn Aí Quốc đã khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, Đảng giữ vai trò lãnh đạo
cách mạng.
Đảng là tổ chức có vai trò đề ra chủ trương đường lối, dẫn dắt cách mạng cũng như
kim chỉ nam của la bàn, người cầm lái con thuyền. Nếu không có người lãnh đạo
thì cách mạng không thể đi đến thắng lợi.
Người nói: “Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng cách
mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy.”. Khẳng định tầm quan trọng của Đảng đối với cách mạng.
Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên đưa ra quan điểm cách mạng cần phải
có Đảng lãnh đạo, ví dụ như:
- Phan Chu Trinh : Đoàn thể
- Phan Bội Châu: Duy tân hội, VN Quang phục hội
- Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long: Đảng Lập hiến
Nhưng tất cả các Đảng trên đều không khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình,
không dẫn dắt được cách mạng đi đến thắng lợi, cách mạng thất bại. Vì những
nguyên nhân sau:

+ Thiếu đường lối, lí luận đúng đắn
+ Thiếu tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh
+ Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
b) Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất cách mạng VN:
Tháng 2/1930, Hồ Chí Minh sang lập ra Đảng Cộng sản VN, một chính đảng của
giai cấp công nhân và dân tộc VN, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin “ làm cốt”, có tổ chức
chặt chẽ kỉ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng. Ngay từ mới ra
đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của
toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc VN. Đó là một Đảng và đông thời là một


ưu điểm của Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo
duy nhất đối với cách mạng VN và trở thành nhân tố hang đầu bảo đảm mọi thắng
lợi của cách mạng.
2.a) Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945:
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Để thực
hiện các nguyện vọng cơ bản là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, nhân dân ta
đã bao phen vùng dậy đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, song rốt cuộc đều bị
thất bại. Kể từ ngày có sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh vì các mục tiêu đó
của nhân dân ta mới từng bước giành được thắng lợi, trước hết là thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, đưa lại độc lập tự do cho đất nước, lập nên Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động một phong trào cách mạng rộng lớn mà đỉnh
cao là Xôviết Nghệ Tĩnh. Phong này đã khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo
cách mạng của Đảng và sức mạnh của khối liên minh công nông. Quốc tế Cộng
sản đánh giá cao đóng góp của phong trào cách mạng Việt Nam đối với phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, công nhận Đảng ta là một phân bộ trực thuộc Quốc
tế Cộng sản.
Sau cuộc đấu tranh đầy gian khổ và tổn thất để bảo vệ Đảng, duy trì tổ chức quần
chúng cách mạng, đến năm 1936, khi tình hình trong nước và thế giới có sự biến

chuyển mới, Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày
có ruộng, chuyển hướng đấu tranh sang đòi dân sinh dân chủ, với các hình thức
đấu tranh và tổ chức thích hợp, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giành chính
quyền. Phong trào đấu tranh những năm 1936-1939 đã làm cho ảnh hưởng của
Đảng ăn sâu, lan rộng trong quảng đại quần chúng. Đảng đã biết kết hợp các hình
thức đấu tranh công khai hợp pháp với các hình thức bán hợp pháp, bí mật trong
cuộc đấu tranh ở một nước thuộc địa. Qua phong trào, sự giác ngộ chính trị của
quần chúng được nâng cao.
Từ năm 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta đã có những nhận
định sáng suốt về tình hình thế giới và xu hướng phát triển của cách mạng Đông
Dương, xác định giải phóng dân tộc, đánh đuổi phátxít Pháp, Nhật, giành độc lập,
tự do là yêu cầu sống còn của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Đảng chủ trương chuẩn bị
các điều kiện để tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân


dân. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trong cuộc vận động giải phóng dân tộc những
năm 1939-1945 và nắm bắt thời cơ lịch sử một cách chuẩn xác và kịp thời khi Nhật
đã đầu hàng quân Đồng minh, Đảng đã phát động, tổ chức thắng lợi cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ
đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với thắng lợi
này, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và
hàng trăm năm chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đưa lại độc lập, thống nhất cho đất
nước ta; đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ thành người làm chủ xã hội; lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam
Á; đưa Đảng ta từ hoạt động bất hợp pháp thành đảng cầm quyền trong toàn quốc;
khẳng định trong thực tiễn tư tưởng cách mạng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc, khởi
nghĩa toàn dân của Hồ Chí Minh và đường lối cứu nước giải phóng dân tộc của
Đảng vạch ra là đúng đắn; nâng cao niềm tự hào dân tộc và để lại nhiều kinh
nghiệm quý báu cho Đảng và nhân dân ta; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân

tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đặt trong bối cảnh thế giới năm 1945, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ
vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; tăng cường lực lượng, mở rộng địa
bàn cho cách mạng thế giới; chứng minh học thuyết Mác- Lênin có thể áp dụng
thành công vào cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nếu biết vận dụng một
cách đúng đắn, sáng tạo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng
dân tộc, Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành được thắng lợi và nắm chính quyền trong cả nước.
b) Thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ
1945-1975:
Vừa giành được chính quyền về tay nhân dân chưa đầy một tháng, dân tộc Việt
Nam đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mới chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
và các thế lực thù địch trong hơn 30 năm để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm 1945-1954, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, với ý
chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ", Đảng đã phát động, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh
nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính,


vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đi tới thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có ý nghĩa lịch sử
to lớn đối với nước ta và với thế giới. Đối với nước ta, thắng lợi này đã làm sụp đổ
hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam; bảo vệ được độc
lập, chủ quyền dân tộc, giữ vững được chính quyền dân chủ nhân dân; giải phóng
được một nửa đất nước là miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa
xã hội, trở thành căn cứ địa, hậu phương của cả nước để giải phóng miền Nam
trong giai đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt
Nam; nâng cao uy tín cho dân tộc và cho Đảng trên trường quốc tế; để lại nhiều
kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau đó... Đối với quốc tế,

thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình
ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam,
Lào và Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành người đi tiên phong trong việc
làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân các
dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc; miền Bắc được
hoàn toàn giải phóng đã góp phần tăng cường lực lượng và địa bàn cho chủ nghĩa
xã hội.
Trong những năm 1954-1975, khi đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đưa cố
vấn quân sự rồi quân viễn chinh xâm lược miền Nam, đánh phá miền Bắc, Đảng đã
phát động, lãnh đạo nhân dân hai miền Bắc, Nam tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải
phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Với tinh thần "Không có gì quý
hơn độc lập, tự do”, nhân dân cả nước ta đã vừa xây dựng, bảo vệ hậu phương
miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ra sức chi viện tiền tuyến, vừa đẩy mạnh cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh
của Mỹ và tay sai đi tới đại thắng mùa Xuân 1975.
Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại to lớn. Đối với dân
tộc ta, thắng lợi này kết thúc hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ, 30 năm chiến tranh
cách mạng, hơn một thế kỷ chống xâm lược nước ngoài, đưa lại độc lập, thống
nhất trọn vẹn cho đất nước ta; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ
quốc; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, đưa cả nước quá


độ lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh to lớn về vật chất, tinh thần cho cách
mạng Việt Nam; nâng cao vị thế quốc tế cho Đảng và dân tộc trên trường quốc tế;
để lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;...
Đối với thế giới, thắng lợi này đã góp phần quan trọng làm đảo lộn chiến lược toàn
cầu của đế quốc Mỹ, tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ; cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc dân chủ của nhân dân thế giới; mở rộng địa bàn và tăng thêm lực

lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới.
Thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược đã khẳng định một chân lý lịch sử là một dân tộc đất không
rộng, người không đông nếu có Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo biết đề ra đường lối đúng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, có phương thức
tiến hành chiến tranh sáng tạo, được sự ủng hộ của nhân dân thế giới hoàn toàn có
thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
c) Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới:
Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi to lớn, song cũng gặp nhiều
khó khăn nghiêm trọng.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế
chậm phát triển, cơ sở vật chất- kỹ thuật nhỏ bé, manh mún, hậu quả chiến tranh
nặng nề, lại bị Mỹ phong tỏa cấm vận, tình hình quốc tế có những diễn biến bất lợi,
phải đương đầu với cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía nam, phía bắc, đòi
hỏi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải qua nhiều bước đi cụ
thể thích hợp. Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng được tôi luyện
qua thử thách đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Đảng đã kiên trì tìm
tòi đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội,
giành được những thành tựu to lớn, toàn diện.
Thắng lợi bước đầu của hai mươi năm đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Báo
cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đánh giá khái quát 20 năm đổi mới đã ghi
nhận: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử. Mặc dù còn không ít khó khăn, hạn chế, đất nước ta đã có sự thay


đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá
nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta
trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia
đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển
vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng
đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về
xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình
thành trên những nét cơ bản.

Câu 6:
1. - Hồ Chí Minh vận dụng những nguyên lí mà C.Mác đưa ra: “Sự giải phóng của
giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được bởi giai cấp công nhân” để đưa đến
khẳng định: “Công cuộc giải phóng an hem chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản than anh em’. Vì thế nên công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa
phải do chính các dân tộc đó thực hiện.
- Hồ Chí Minh nhận thấy sự tồn tại và phát triển của Chủ nghĩa tư bản là dựa trên
sự bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa vì vậy
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa thì mới tiêu diệt được hoàn toàn Chủ nghĩa tư bản.
Hơn nữa, theo đánh giá của Hồ Chí Minh trong giai đoạn ĐQCN sự tồn tại, phát
triển của CNTB chủ yếu dựa vào việc bóc lột nhân dân các nước thuộc địa vì vậy
cuộc CMVS ở chính quốc chẳng khác nào đánh rắn đằng đuôi.
- Theo Hồ Chí Minh chính cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có sức bật
thuộn lợi hơn vì:


+ Chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo của CNĐQ là mâu thuẫn giữa
nhân dân thuộc địa với CNĐQ ngày càng gay gắt. Vì vậy mà tiềm năng cách mạng
của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn.

+ Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính của các dân tộc thuộc địa là
một sức mạnh tiềm ẩn của cách mạng giải phóng dân tộc. Sức mạnh đó nếu được
chủ nghĩa Mac-Lenin giác ngộ và soi đường thì cách mạng giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa sẽ có một sức bật rất lớn và có khả năng chủ động cao so với
CMVS ở chính quốc.
+ Thuộc địa là khâu yếu của CNTB nên CMGPDT ở thuộc địa dễ dàng giành chính
quyền hơn.
2. Ý nghĩa:
- Đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp CMGPDT ở VN không thụ
động, ỷ lại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường nhờ đó mà Cách mạng VN giành thắng lợi vĩ đại.
- Góp phần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế
giới trong thời kì dó.

Câu 7:
1. Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường cách mạng vô sản.
- Người rút ra được bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:
Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha ta, mặc dù diễn ra với tinh thần vô
cùng anh dung, nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Đó là
tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta những năm đầu thế kỉ
XX. Mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh
không tán thành với các đường lối của họ, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường
mới.
- Cách mạng TS là không triệt để: Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước,
Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới như cách mạng TS Anh,


Pháp, Mĩ… và nhận thấy rằng: Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là
cách mệnh tư bản, cách mệnh chưa đến nơi. Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực

trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Do đó Người không
đi theo con đường cách mạng TS.
- Con đường giải phóng dân tộc:
+ Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được
dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản
và cách mạng thế giới”
+ Vượi qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng TS đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mac-Lenin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
2. Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội hoặc/và chính trị mà theo đó
giai cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản. Cách mạng vô sản thường được những
người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ủng hộ. Chủ nghĩa Marx cho
rằng là bước đầu tiên tiến đến loại bỏ ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Lenin cho rằng để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân
tộc giành lại được độc lập, thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp
vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông khẳng định
rằng, không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai
cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và
các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản
được. Ở Việt Nam,Nguyễn Ái Quốc cho rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, mặc dù hai thứ có
vẻ không liên quan gì với nhau.
3. Con đường cách mạng vô sản cho đến ngày hôm nay vẫn còn phù hợp. Vì:
Thực tiễn vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam sau năm 1930 cho thấy:
sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng Cách mạng tháng Mười
Nga, gắn liền độc lập dân tộc với CNXH là sự lựa chọn sáng suốt, duy nhất đúng



đắn, gắn liền với vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tìm đường, mở
đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là
đường lối chiến lược nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định rõ
ràng trong Cương lĩnh đầu tiên (năm 1930) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011). Đây vừa là bài học lớn,
xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong 85 năm qua, vừa là cội
nguồn dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH, đổi mới đất nước.
Qua các chặng đường cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH đã lãnh đạo toàn dân vượt qua những thử thách cam go
của lịch sử, chiến thắng đế quốc, thực dân. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước là thắng lợi của việc tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai
chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền
Nam; thắng lợi của trí tuệ và bản lĩnh của nhân dân Việt Nam, của khát vọng và ý
chí độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. “Có thể khẳng định rằng, các năm 1930,
1945, 1954, 1975, 1986 đã trở thành những cột mốc lịch sử quan trọng cho sự lựa
chọn con đường xã hội chủ nghĩa, tạo thành những sợi dây logic - lịch sử của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục con đường cách mạng đã lựa
chọn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát
triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI hoạch định, được bổ sung, phát
triển qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X và XI là sự nhận thức đúng đắn, khoa học
về các quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Qua mỗi bước ngoặt lịch sử, Đảng ta luôn khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết
tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” được thể hiện trong Cương lĩnh
đầu tiên. Đồng thời, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, xác

định rõ hơn những luận điểm trước đây đúng, bây giờ vẫn đúng và lâu dài về sau
vẫn đúng; những luận điểm trước đây đúng nhưng bây giờ không còn phù hợp do


thực tiễn đã thay đổi; những luận điểm vốn đúng nhưng bị nhận thức sai, làm sai;
những luận điểm cần được bổ sung vào lý luận qua tổng kết thực tiễn đổi mới.
Đảng ta ngày càng làm rõ, sáng tỏ hơn về mục tiêu, mô hình xây dựng và phương
thức thực hiện mục tiêu CNXH, xác định điều kiện và nội dung bỏ qua chế độ
TBCN, tiến lên CNXH. Sự nghiệp đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu, càng
đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững và quán triệt mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH; giải đáp những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra, tiếp tục làm sáng tỏ hơn con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát
triển bền vững.
Trong quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới
của đất nước, Đảng kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện cơ hội, xét lại
chủ nghĩa, xa rời trên những vấn đề có tính nguyên tắc; kiên quyết và triệt để đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Nhân dân ta quyết không chấp
nhận con đường nào khác ngoài con đường đi lên CNXH. Thực tiễn vận động và
phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay với những thắng lợi trong
kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng CNXH, đổi mới đất nước đã
chứng minh tính đúng đắn, cách mạng, khoa học và sáng tạo của sự lựa chọn con
đường cách mạng Việt Nam.

*Tài liệu tham khảo:
/> />%C3%B3i-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-l
%C3%A0-%C4%91%E1%BB%99ng-l%E1%BB%B1c
/>

/>%91n-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-ph%E1%BA%A3i

/> />%A3i-ph%C3%B3ng-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c-c%E1%BA%A7n%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh
/> />%AFng-l%E1%BB%A3i-ph%E1%BA%A3i-%C4%91i-theo-con%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-cmvs
/>%E1%BA%A3n
/>


×