Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BTHK lý luận: Phán quyết bosman

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.5 KB, 9 trang )

Bài tập học kỳ

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
I.

MỞ ĐẦU............................................................................................................2

II.

NỘI DUNG........................................................................................................2

Câu 1: Tóm tắt nội dung bài viết............................................................................2
Câu 2. So sánh..........................................................................................................5
Câu 3. Quan điểm cá nhân về án lệ ở Việt Nam....................................................6
III.

KẾT LUẬN........................................................................................................8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................9

1


Bài tập học kỳ

I. MỞ ĐẦU
Trong vài năm trở lại đây, tiền lệ pháp (án lệ) đã được công nhận và áp
dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án khi Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập sâu rộng hơn với bạn bè Quốc tế.1 Sau vài năm đi vào cuộc sống, án lệ đã


khẳng định được những ưu điểm vượt trội và tác động tích cực đến nền tư pháp
nước ta. Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo, bên cạnh những mặt tích cực cũng
là một số hạn chế khó tránh khỏi. Vậy nên nhiều quan điểm khác nhau đã được
hình thành về việc nên hay không nên áp dụng án lệ cho một quốc gia dân luật
như Việt Nam. Việc giữ lại hay bãi bỏ việc sử dụng án lệ không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của một cá nhân hay tổ chức mà ở những tác động của nó đến với
đời sống xã hội. “Đạo luôn chống lại bất cứ điều gì đặt vào khuôn phép. Đạo
luôn ủng hộ bất cứ điều gì có tính tự phát”2.

II.NỘI DUNG
Câu 1: Tóm tắt nội dung bài viết
1. Phán quyết Bosman
Phán quyết Bosman là một phán quyết được đưa ra bởi Tòa án
công lý châu Âu (ECJ) liên quan đến vụ kiện nổi tiếng giữa cầu thủ
Jean-Marc Bosman với Liên đoàn bóng đá Bỉ, câu lạc bộ (CLB) R.F.C
de Liège (Liege) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Phán quyết
được công bố ngày 15/12/1995 và sau hơn 20 năm nó vẫn phát huy
được những giá trị vô cùng to lớn.

1.1. Nội dung vụ kiện và nội dung phán quyết
Jean-Marc Bosman là một cầu thủ bóng đá người Bỉ thi đấu cho
CLB Liege. Anh không thể ký kết hợp đồng với CLB khác sau khi
hợp đồng giữa Bosman và Liege hết hạn do những yêu sách của Liege
và bị đẩy đến việc phải ký một hợp đồng mới với CLB này. Ngày
6/10/1993, Bosman kiện cả Lieage, Liên đoàn bóng đá Bỉ lẫn UEFA ra
ECJ.
Ngày 15/12/1995, Bosman được xử thắng kiện khi ECJ cho rằng
Liege vi phạm đến quyền tự do di chuyển của người lao động. Phán

1 Xem Điểm c Điều 22 Luật tổ chức Tòa án Nhân dân (2014)

2 Phạm Ngọc Thạch (Dịch), Đạo – Con đường không lối, Nxb. Văn hóa văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 2016,
tr.93.

2


Bài tập học kỳ

quyết này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong toàn bộ hệ thống
chuyển nhượng cầu thủ ở châu Âu.
Điều này được thể hiện rõ trong nội dung phán quyết gồm 3 điểm
với nội dung:
- Các CLB có thể ký kết hợp đồng với một cầu thủ đã đáo hạn
với CLB khác mà không phải chịu khoản phí chuyển nhượng,
đào tạo và phát triển cầu thủ.
- Không giới hạn số cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp mang quốc
tịch quốc gia thành viên khác.
- Điều 48 Hiệp ước EEC không có hiệu lực hồi tố đối với những
khoản phí phát sinh trừ trường hợp đã tiến hành thủ tục tố tụng
tại tòa hoặc yêu cầu tương đương trước ngày ra phán quyết.

1.2. Những yếu tố làm nên thành công của phán quyết Bosman
Thứ nhất, phán quyết Bosman có phạm vi áp dụng rất rộng.
Vấn đề pháp lý trong vụ việc Bosman có tính điển hình rất cao. Ở
mọi nơi đối với rất nhiều môn thể thao từ những năm 1990 đến nay,
việc quyền lợi của các vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp bị xâm
hại là một vấn đề rất phổ biến. Cộng với việc đối tượng tác động
của phán quyết rất rộng cho nhiều đối tượng đã khiến một phán
quyết mang tính cá biệt trở thành quy phạm ngay từ thời điểm được
tuyên. Dưới một cơ chế phức tạp, hiệu lực của điểm 2 trong phán

quyết được mở rộng sang cả các môn thể thao khác và các quốc gia
ngoài EU.
Thứ hai, phán quyết Bosman vừa mang tính giải thích vừa tạo ra
quy phạm.
Trong phán quyết Bosman, các thẩm phán đã rất khéo léo trong
việc giải thích các quy định của Hiệp ước Cộng đồng châu Âu và áp
dụng chúng vào lĩnh vực thể thao. Song, sự giải thích này lại được
đưa thẳng vào phần phán quyết, biến nó trở thành một sự giải thích
mang tính quy phạm, tạo ra một quy phạm ngầm định được hiểu là:
“Các liên đoàn thể thao không được đặt ra các luật lệ hạn chế quyền
tự do lao động và di chuyển của các VĐV mà trái với các quy tắc
chung của Hiệp ước Cộng đồng Châu Âu”. Chính điều này làm cho
phán quyết Bosman có sức nặng và tính thuyết phục cao khi được
sử dụng làm căn cứ giải quyết các vụ việc về sau.
3


Bài tập học kỳ

Thứ ba, án lệ Bosman được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn tiền
tố tụng.
Với tính chất bắt buộc và mức độ nổi tiếng như trên, phán quyết
Bosman được các CLB và các cầu thủ biết đến và tuân thủ. Vậy
nên, các bên tham gia quan hệ lao động tự xác định được quyền và
nghĩa vụ với nhau một cách nhanh chóng và đơn giản, khiến vấn đề
được giải quyết mà không cần đến sự can thiệp mang tính tài phán.

2.

Một số gợi mở về việc nhận thức và sử dụng án lệ ở Việt

Nam.

2.1. Nên xem xét khả năng thừa nhận những án lệ tạo ra quy phạm
Theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, Việt Nam không thừa nhận
những án lệ mà nội dung của nó tạo ra quy phạm mới mặc dù nó đã
hình thành nên một mô hình xử sự hợp lý có tính chuẩn mực được
số đông chấp nhận. Vậy nên để có thể tận dụng tối đa chức năng
của án lệ cần nghĩ tới việc thừa nhận sự tồn tại của án lệ tạo ra quy
phạm ở Việt Nam.
2.2. Cần nhìn lại một số ưu, nhược điểm của án lệ
Một án lệ ít chịu phụ thuộc vào yếu tố thời gian, hiệu lực của nó
có thể mở rộng về phạm vi không gian cũng như đối tượng áp dụng
khi được tiếp tục phát triển bởi các án lệ khác.
Mặt khác, khi án lệ được phép áp dụng rộng rãi (đặc biệt là án lệ
tạo ra quy phạm mới) có thể dẫn tới sự tùy tiện của tòa án và nguy
cơ tòa án lấn quyền Nghị viện.
2.3. Cần xác định rõ đâu là nội dung án lệ và trình bày nội dung đó
một các trung thực nhất.
Ở Việt Nam cho đến nay, chưa có những án lệ có nội dung rõ
ràng, cụ thể, lập luận trong một vụ án cụ thể thì luôn mang tính cá
biệt và khó khái quát thành các quy tắc chung. Theo tác giả, cấu
trúc một bản án lệ ở Việt Nam tồn tại hai bộ phận tuy độc đáo
nhưng lại làm mất đi một số tính chất vốn có của án lệ:
Thứ nhất, nội dung vụ án được trình bày trong án lệ Việt Nam là
sự cắt gọt lại tình tiết chính của tranh chấp, được biên tập lại theo
lời văn của cơ quan tuyển chọn bà thông qua. Vì vậy thẩm phán sẽ
không thể tìm thấy các lập luận phụ để phục vụ cho lập luận chính
khi giải quyết các vụ việc tương tự.
Thứ hai, sự biên tập lại “nội dung án lệ” khiến thẩm phán của vụ
sau khó có thể vận dụng được những lập luận hợp lý của thẩm phán

4


Bài tập học kỳ

vụ trước để phát triển lập luận của mình khi Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao chỉ “khái quát nội dung án lệ”, đưa nội
dung này vào một quy tắc chung.
Thứ ba, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa là chủ
thể ban hành, vừa là cơ quan tuyển chọn và thông qua án lệ. Nó vô
hình trung trở thành “tự mình diễn đạt lại ý của mình”. Vậy nên
theo tác giả, chúng ta có thể sử dụng cách thức “đăng tải toàn văn
phán quyết” và bổ sung thêm từ khóa để việc sử dụng án lệ trong
xét xử được tối ưu.
2.4. Cần tận dụng sức mạnh của truyền thông trong việc hỗ trợ quá
trình đưa án lệ vào đời sống
Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phổ biến các
án lệ do số lượng ít và tần suất không nhiều. Như vậy, thông qua
các kênh báo đài, diễn đàn khoa học có thể đưa án lệ đến với người
dân, đào sâu ý nghĩa từng án lệ, biến các phương tiện thông tin đại
chúng trở thành công cụ hữu hiệu cho nền tư pháp nước nhà.

Câu 2. So sánh
 Giống:
- Án lệ là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi
giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng
khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.
- Án lệ vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Sử dụng làm cơ
sở xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Tồn tại hai loại án lệ khác nhau: cho phép tạo ra quy phạm và

không cho phép tạo ra quy phạm.
- Ưu điểm là linh hoạt, tiết kiệm thời gian, phù hợp với thực tiễn
cuộc sống, dễ dàng được xã hội chấp nhận.
- Nhược điểm là dễ dẫn đến tùy tiện của Tòa án trong xét xử.
- Có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý.
 Khác:
Tác giả Phạm Vĩnh Hà
- Cơ quan thông qua án lệ không
đồng nhất với chủ thể tạo ra án lệ và
cũng không phải là chủ thể trực tiếp sử
dụng án lệ.

Bộ môn LLC NN&PL
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án
Nhân dân tối cao vừa tạo ra vừa thông
qua án lệ.

5


Bài tập học kỳ

- Hiệu lực có thể được mở rộng về
phạm vi không gian và đối tượng tác
động.
- Được phép áp dụng rộng rãi,
hình thành nên mô hình xử sự có tính
chuẩn mực.

-


Bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ.

- Sử dụng làm cơ sở để phát triển
và giải quyết các vụ việc mới.

Câu 3. Quan điểm cá nhân về án lệ ở Việt Nam.
Sau 3 năm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, án lệ đã dần hình thành
chỗ đứng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập Quốc tế
và xây dựng nhà nước pháp quyền, án lệ giữ vai trò rất quan trọng bởi những lợi
ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, cần có những sự bổ sung, sửa đổi đối với Nghị
quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
và đẩy mạnh truyền thông để án lệ thực sự phát huy được hết khả năng của nó.
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật
Đất nước Việt Nam có một lịch sử văn hóa lâu đời, giá trị của việc sử
dụng văn bản đã được định hình thành rất sớm từ những nhà nước phong kiến.
Bởi vậy dân ta mới có những câu tục ngữ như: “bút sa gà chết” hay “giấy trắng
mực đen”. Nó đã ăn sâu vào suy nghĩ, tư tưởng, tiềm thức của người dân đất
Việt, cũng như án lệ là một công cụ quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp
cũng phải trải qua hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển trong đời sống xã
hội của người dân Anh.
Theo Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao thì án lệ cần chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy
phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể, phần nào đã cho thấy sự
“ưu ái” dành cho pháp luật thành văn. Tuy nhiên, đôi khi các văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) không rõ ràng và không thể dự đoán hết tình huống có thể
xảy ra trong tương lai. Một khi phát sinh xảy ra, rất khó để có thể dựa vào để
giải quyết. Với tính linh hoạt vốn có, án lệ hoàn toàn có thể được các Thẩm phán
áp dụng để khỏa lấp vào lỗ hổng này một cách kịp thời. Sau khi xem xét về mức
độ hợp Hiến có thể được ghi nhận thành một quy phạm pháp luật trong tương

lai.
Thứ hai, phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao thẩm quyền xét xử của
Tòa án
6


Bài tập học kỳ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015 và Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp 2013 thì chỉ UBTV Quốc hội có
quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Điều này có thể coi là một cản trở
lớn để Tòa án thực hiện hiệm vụ của mình. Bởi lẽ, cuộc sống xã hội muôn hình
vạn trạng, Tòa án là cơ quan liên tục tiếp xúc với đời sống, các phát sinh trong
xã để có thể hiểu và áp dụng pháp luật một cách chặt chẽ và đúng đắn nhất.
Thiết nghĩ nên nghĩ đến việc ghi nhận quyền giải thích pháp luật cho Tòa án.
“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.”3 Có thể thấy,
với định nghĩa này án lệ chưa được định nghĩa đủ, rõ về mặt nội dung, có thể
dẫn tới những nhận thức sai lệch về án lệ. Bởi lẽ trong một bản án có thể có
nhiều lập luận của Luật sư từ tính khách quan, hợp pháp, sự liên hệ giữa các
chứng cứ đến cách áp dụng quy định pháp luật để cung cấp cái nhìn chân thực
nhất về vấn đề đặt trong một hoàn cảnh cụ thể. Việc Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn những lập luận, phán quyết trong bản án mà không
đăng tải toàn văn phán quyết rất dễ dẫn đến tình trạng “thầy bói xem voi” trong
hoạt động xét xử. V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần cái
nhìn bao quát về nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả những mối liên hệ và “quan
hệ giao tiếp” của sự vật đó”4.Vậy nên vấn đề cần thiết phải đặt ra là thay đổi
nhận thức về án lệ và nâng cao thẩm quyền của cơ quan tư pháp để án lệ được

áp dụng một cách triệt để nhất.
Thứ ba, đưa án lệ vào đời sống thông qua truyền thông
Có thể nhận định rằng, đại đa số người dân Việt Nam chưa có tinh thần
tự giác cao trong việc tìm hiểu và cập nhật pháp luật. Họ ngại tiếp xúc với
những vấn đề chính trị nhưng có thể tiếp cận và phản ứng rất nhanh và dữ dội
đối với những vấn đề xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bởi lẽ, cái tôi không cho phép họ lạc hậu, không được biết những vấn đề mà xã
hội đang bàn tán. Việc liên tục cập nhật thông tin sẽ khiến họ không xa rời thực
tiễn hàng ngày: “Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của
mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra
3 Xem Nghị quyết sô 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
4 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, tr.364.

7


Bài tập học kỳ

được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống”5. Việc các trang mạng liên tục đăng tin
về một vấn đề cụ thể đã tạo ra một hiệu ứng đám đông vô hình trung kéo theo sự
quan tâm của nhân dân một cách bị động, từ đó không cần đến những bài thuyết
trình, giáo dục nhàm chán mà họ vẫn có thể có những tri thức về pháp luật một
cách hiệu quả, dễ nhớ dễ sử dụng. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất”6. Họ sẽ tự xác định được quyền và nghĩa vụ
với nhau, từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình để tránh phải dính vào một vụ
kiện mà bản thân mình là bên chịu bất lợi. Trong khi chúng ta có một thời gian
tương đối dài để hoàn thiện các bản án lệ để đưa vào sử dụng, thiết nghĩ cũng
nên kéo theo sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông trong việc truyền bá
pháp luật đến người dân Việt Nam.


III. KẾT LUẬN
Qua bài viết “Nhận thức và áp dụng án lệ - Nhìn từ phán quyết Bosman
và gợi mở cho Việt Nam” cùng những kiến thức về án lệ qua bộ Lý luận chung
nhà nước và pháp luật, có thể thấy những mặt tích cực và thuận tiện mà nó án lệ
đem lại đối với nhiệm vụ “bảo vệ công lý” của toàn hệ thống Tư pháp. Bên cạnh
việc phát huy những mặt tích cực thì Nhà nước ta cũng nên sớm khắc phục
những hạn chế để án lệ thực sự phát huy được những ưu thế vượt trội của nó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015).
Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (2015).
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp
dụng án lệ.

5 Tường Nhi, “Cái Tôi trong mỗi người”, Tạp chí văn hóa phật giáo, số 23 (tháng 12/2012).
6 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.179.

8


Bài tập học kỳ

5. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

(1994).
6. Phạm Vĩnh Hà, “Nhận thức và áp dụng án lệ - Nhìn từ phán quyết
Bosman và gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
5/2017.
7. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
8. Tường Nhi, “Cái Tôi trong mỗi người”, Tạp chí văn hóa phật giáo, số 23
(tháng 12/2012).
9. Phạm Ngọc Thạch (Dịch), Đạo – Con đường không lối, Nxb. Văn hóa
văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 2016.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

9



×