Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THUYẾT TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài chính sách y tế dành cho người nghèo (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.14 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC _______


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DỊCH VỤ Y TẾ
CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA
Môn: Kinh tế phát triển
Giáo viên hướng dẫn: _________
Nhóm thực hiện: ____

Tp. Hồ Chí Minh, ngày _ tháng __ năm ____

0


DANH SÁCH NHÓM:
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11

1


MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................5
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................6
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................6
5. Bố cục trình bày tiểu luận.................................................................6
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY.............................................................................................8
1.1 Khái niệm.....................................................................................8
1.1.1 Người nghèo và người cận nghèo..........................................8
1.1.2 Dịch vụ y tế.............................................................................9
1.1.3 chính sách y tế........................................................................9
1.2 Những nghiên cứu đi trước.......................................................10
1.2.1 Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắng “Thực trạng và
yếu tố ảnh hưởng tới sự khác biệt trong sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh ở một số tỉnh thuộc các vùng kinh tế xã hội Việt Nam
năm 2015”.....................................................................................10
1.2.2 Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà,
Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn Thục “ tổng
quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”........................11
1.2.3 Bài viết về “ Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình
thời kỳ 2011-2020".......................................................................11

1.2.4 Dịch vụ y tế tại Thái Lan.......................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Y TẾ CHO
NGƯỜI NGHÈO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY................................13
2.1 Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo nước ta hiện nay. 13
2


2.1.1 Chính sách bảo hiểm y tế, “Chiếc phao” cứu sinh cho người
nghèo............................................................................................13
2.1.2 Chính sách hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo
.......................................................................................................14
2.1.3 Chính sách bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ
và trẻ em.......................................................................................16
2.1.4 Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình....................17
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Y TẾ CHO
NGƯỜI NGHÈO CỦA NƯƠC TA HIỆN NAY................................18
3.1 Thành tựu..................................................................................18
 Chính sách BHYTcủa nước ta được quốc tê đánh giá cao:. . .18
 Công tác khám chữa bệnh được mở rộng về tuyến cơ sở, số
trạm y tế xã, phường ngày càng tăng.........................................19
 Chính sách hỗ trợ chi phí chữa bệnh cho người nghèo được
chú trọng....................................................................................20
 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ nhỏ được chú trọng chăm
sóc20
3.2 hạn chế.......................................................................................20
 Chính sách Bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập........................20
 Đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hỗ trợ kinh phí.......20
 Chưa có chính sách nâng cao tay nghề của cán bộ y tế xã,
phường.......................................................................................21
 Cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh cho người

nghèo chưa được đầu tư đạt chuẩn..........................................21
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH NÂNG CAO DỊCH VỤ Y TẾ
NƯỚC TA..................................................................................21
4.1 Giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện BHYT cho người nghèo trong
thời gian tới......................................................................................21
3


 Giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện các chính sách bảo
hiểm y tế.....................................................................................22
 Nâng cao năng lực hoạt động của các tuyến y tế xã, phường
22
 Cần thông tin đến người dân một cách thiết thực hơn........22
 Đơn giản hóa các thủ tục rườm rà........................................23
 Nâng cao nguồn quỹ hỗ trợ cho người nghèo về y tế..........23
 Chủ động hơn trong việc chăm lo sức khỏe người nghèo....24
 Nâng cao cơ sở vật chất đạt chuẩn tại các địa phương........24

4


BẢNG BIỂU VIẾT TẮT

KTNN

Kiểm toán nhà nước

NSNH

Ngân sách nhà nước


KCB

Khám chữa bệnh

BHYT

Bảo hiểm y tế

PHDD

Phục hồi dinh dưỡng

CSSKSS/KHHGĐ

Chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế
hoạch hóa gia đình

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trợ giúp xã hội là một trong những trụ cột quan trọng của hệ
thống an sinh xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người nghèo đạt được một số
kết quả quan trọng, khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của
Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao đời sống cho người dân có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn (đối tượng thuộc diện nghèo). Trong bối cảnh
đất nước còn nhiều khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội được Đảng xác

định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên,
cho đến nay, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời
sống vật chất, nhưng kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội
còn hạn chế và chưa vững chắc, đời sống của một bộ phận nhân dân
nhìn chung còn khó khăn, một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn
sống dưới nhu cầu tối thiểu, bởi vậy, việc thực hiện chính sách trợ
giúp xã hội cho người nghèo có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo
ra tiền đề cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần củng cố
những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị, đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân dân, tạo lòng tin của
nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, tạo sự cân đối giữa tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Đến nay, người ta đã ý thức được rằng, sự phát triển của xã
hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội
thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế giới trong
những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm phân phối công bằng
hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu
quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về hệ thống
giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường…Trong đó,
chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những định hướng
ưu tiên của Đảng, Nhà nước và là chủ trương nhất quán của ngành.
Nhiều năm qua, Chính phủ dành sự quan tâm cho việc chăm sóc sức
khỏe người nghèo và người dân tộc thiểu số. Điều này được cụ thể
6


hóa thông qua việc Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm tăng
cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho người nghèo như
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ khám chữa
bệnh cho người nghèo và gần đây là Luật bảo hiểm y tế được Quốc

hội thông qua năm 2008. Các chính sách này đã giúp người nghèo có
khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế. Tuy nhiên cho đến nay, một số
người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi từ chính sách do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Ở Việt Nam, khi tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm một một
phần đáng kể trong xã hội thì chính sách giúp người nghèo tiếp cận
các dịch vụ y tế lại càng trở nên quan trọng hơn. Chúng em chọn đề
tài “ Chính sách thúc đẩy dịch vụ y tế cho người nghèo ở nước ta” ,
nghiên cứu thực trạng các chính sách và dịch vụ y tế cho người nghèo
nhằm rút ra những kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về tình
hình tiếp cận các dịch vụ y tế đến với người nghèo, từ đó rút ra các
chính sách tham khảo để đưa dịch vụ tốt hơn đến cho người nghèo.
2. Mục tiêu của đề tài.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các chính sách
và dích vụ y tế của nước ta và đưa ra đề xuất một số giải pháp cho
việc xây dựng các chính sách phù hợp và khả thi nhằm phát huy các
yếu tố tích cực, hài hòa và hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực trong quá
trình tiếp cận các dịch vụ y tế đến với người nghèo ở nước ta, cụ thể:
− Phân tích thực trạng các chính sách và dịch vụ y tế dành
cho người nghèo của nước ta.
− Đánh giá các chính sách và dịch vụ vụ y tế cho người
nghèo của nước ta hiện nay.
− Đề xuất các chính sách nhằm nâng cao dịch vụ y tế đến
với người nghèo
3. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp về chính sách y tế, dịch
vụ y tế cho người nghèo từ internet, các bài báo y tế xã hội, báo cáo
của bộ y tế…
7



Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh qua nguồn thu thập
trên để phân tích thực trạng chính sách về dịch vụ y tế dành cho người
nghèo.
Phương pháp suy luận, quy nạp để đề xuất những giải pháp.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các chính sách về dịch vụ y tế dành
cho người nghèo của nước ta.
Phạm vi nghiên cứu: lãnh thổ Việt Nam
5. Bố cục trình bày tiểu luận
Ngoài phần mở đầu giới thiệu đề tài và phần kết luận ra, tiểu
luận được thực hiện gồm chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 2: Thực trạng các chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo của nước ta hiện nay
Chương 3: Đánh giá các chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo của nươc ta hiện nay
Chương 4: Đề xuất chính sách nâng cao dịch vụ y tế nước ta

8


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
1.1 Khái niệm
1.1.1. Người nghèo và người cận nghèo
Người nghèo và cận nghèo là những người cần được Nhà
nước quan tâm đặc biệt, Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ để
đảm bảo đời sống cũng như tạo điều kiện để người nghèo có thể phát
triển vươn lên thoát nghèo.Vậy, như thế nào gọi là nghèo? Căn cứ vào
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành

chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ta có
thể thấy để xét một người hay hộ gia đình thuộc diện nghèo hay cận
nghèo cần dựa vào các tiêu chí đo lường như sau:
 Các tiêu chí về thu nhập
− Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông
thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
− Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực
nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành
thị.
 Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
− Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở;
nước sạch và vệ sinh; thông tin;
− Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình
độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn
nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ
viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

9


Từ các tiêu chí đo lường đó, sẽ hình thành nên các chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo như sau:
 Hộ nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
− Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000
đồng trở xuống;
− Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng
đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường

mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở
lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
− Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000
đồng trở xuống;
− Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng
đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở
lên.
 Hộ cận nghèo
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới
03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới
03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản.
1.1.2. Dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù,
các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ
thể, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao
10


gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ
khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn
có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch
vụ y tế công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng
hóa công nhiều hơn)…do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

Đặc biệt khi nói đến dịch vụ y tế cho người nghèo ta nghĩ
ngay đến dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế.
1.1.3. Chính sách y tế
Chính sách y tế là các định hướng chiến lược chăm sóc sức
khỏe từ trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của các tầng lớp nhân dân một cách công bằng, hiệu quả nhất và đảm
bảo cho sự phát triển. Chính sách y tế không chỉ là của riêng ngành y
tế mà của toàn xã hội, trong đó các cơ sở y tế đóng vai trò chủ đạo và
thực hiện cung cấp các dịch vụ y tế.

1.2 Những nghiên cứu đi trước
1.2.1. Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắng “Thực trạng
và yếu tố ảnh hưởng tới sự khác biệt trong sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh ở một số tỉnh thuộc các vùng kinh tế xã hội Việt Nam
năm 2015”
Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là mục tiêu hướng tới
của hệ thống y tế Việt Nam nhằm đảm bảo mọi người dân đều được
tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng khi có nhu cầu mà không gặp phải
các rủi ro về mặt tài chính.
Từ kết quả nghiên cứu của luận, tác giả đã rút ra một số kết
luận:
− Tỷ lệ ốm, bệnh trong vòng 4 tuần ở 6 tỉnh nghiên cứu là
tương đối cao - 24,4%. Khu vực nông thôn có tỷ lệ ốm
(26%) và mức độ ốm nặng (24,9%) cao hơn so với khu
vực thành thị (21,8% và 20,7%). Đắk Lắk và Bình Định là
11


2 tỉnh có tỷ lệ ốm cao hơn so với 4 tỉnh còn lại (35% và
33,8%).

− Khi thực sự có nhu cầu phải sử dụng dịch vụ y tế (bị
ốm/bệnh trong vòng 4 tuần),người bệnh không chỉ đi KCB
ngoại trú (45,7%)/nội trú (5,2%) mà còn tự điều trị với tỷ
lệ khá cao (41,1%). Qua phân tích thấy rõ sự khác biệt về
tỷ lệ sử dụng dịch vụ giữa các tỉnh; tỷ lệ lựa chọn cơ sở y
tế giữa thành thị/nông thôn và giữa các tỉnh nghiên cứu.
− Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong sử dụng
dịch vụ KCB của người dân ở các tỉnh: mức sống, trình độ
học vấn, yếu tố vùng miền…
Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị:
Cần thiết có các giải pháp chính sách như tăng mức hỗ trợ
mệnh giá BHYT, tăng tỷ lệ giảm mức phí cho thành viên thứ hai trở đi
khi tham gia mua BHYT theo hộ gia đình,… nhằm tăng tỷ lệ bao phủ
BHYT.
Cần có giải pháp tuyên truyền tới người dân đi khám bác sĩ
khi có vấn đề về sức khỏe nhằm xác định đúng bệnh, được tư vấn và
sử dụng thuốc an toàn hợp lý, góp phần làm giảm kháng thuốc trong
cộng đồng đặc biệt là kháng kháng sinh. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện nghiêm các qui định của
Luật KCB về qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các hiệu thuốc
tư góp phần giảm tỷ lệ tự điều trị của người bệnh.
Cần phát huy vai trò của y tế tư nhân trong việc cung cấp dịch
vụ y tế có chất lượng cho người bệnh, giảm tải mạng lưới y tế công.
Để làm được điều này cần thiết mở rộng KCB BHYT tại các CSYT tư
nhân kết hợp thắt chặt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo người
bệnh nhận được các dịch vụ KCB có chất lượng.
1.2.2. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà,
Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn Thục “
tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”
12



Cùng với giảm nghèo, giáo dục và y tế là những lĩnh vực xã
hội khác đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng trong thời gian qua. Năm
2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học quốc gia.
Không chỉ phổ cập tiểu học, Việt Nam còn đạt được những tiến bộ
tích cực về độ tuổi đi học tiểu học. Đến năm 2009, tỷ lệ đi học đúng
tuổi ở bậc tiểu học là 97 %. Theo thống kê, trong giai đoạn 20062009, đã có khoảng 8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn học phí, số
lượt học sinh nghèo được hỗ trợ sách giáo khoa khoảng 2,8 triệu.
Chính sách hỗ trợ y tế, đặc biệt là thẻ BHYT cho người nghèo
tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực và trở thành một trong những
điểm nhấn trong các hỗ trợ đối với người nghèo, không chỉ ở khía
cạnh chăm sóc sức khỏe mà còn ở khía cạnh trợ giúp người nghèo
vượt qua khó khăn, giảm thiểu nguy cơ nghèo kinh niên khi bị ốm
đau. Theo Bộ Y tế, năm 2011, tỷ lệ người nghèo và đồng bào DTTS
có thẻ BHYT là 98,2 %7. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và
trẻ em dưới 5 tuổi đều đã giảm đáng kể, cùng với đó tỷ lệ trẻ được
tiêm chủng, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng được cải thiện nhiều.
Vấn đề giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ chính trị, trở thành
một trong những lĩnh vực xã hội được ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam.
Một trong những thước đo về sự phát triển xã hội của Việt Nam. Cũng
vì thế, giảm nghèo cũng là một trong vấn đề xã hội được nghiên cứu
nhiều hơn cả.
1.2.3. Bài viết về “ Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình
thời kỳ 2011-2020"
Với mục tiêu Xây dựng hệ thống y tế của tỉnh từng bước hiện
đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, phường, thị
trấn theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đủ khả năng đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi

thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phát triển, mở rông các mạng lưới khám chữa bệnh cho người
nghèo.
13


Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển các cơ sở y tế
cả công lập và ngoài công lập.
Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ; chế độ nghĩa vụ phục
vụ công tác y tế ở miền núi, vùng sâu... đối với cán bộ mới tốt nghiệp.
Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, xây dựng các dự án
kêu gọi đầu tư để tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế. Đẩy
mạnh việc liên kết với các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo ngoài
tỉnh có chuyên môn kỹ thuật cao trong việc đầu tư, trao đổi chuyên
môn nghiệp vụ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật.
1.2.4. Dịch vụ y tế tại Thái Lan
Tại Việt Nam trong những năm qua, Chính phủ đã đặc biệt
quan tâm tới việc hỗ trợ người nghèo và các nhóm dân cư khó khăn
trong khám chữa bệnh. QĐ 139/2002/QĐ-TTg được ban hành năm
2002 về khám, chữa bệnh cho người nghèo đã tạo tiền đề cho việc
toàn bộ người nghèo và người dân tộc thiểu số vùng khó khăn được
có thẻ BHYT và hưởng mức đồng chi trả thấp khi khám chữa bệnh.
Năm 2012, QĐ 14/2012/QĐ-TTg lại cho phép các địa phương sử
dụng nguồn NSNN để hỗ trợ người nghèo chi phí đi lại và ăn khi nội
trú tại bệnh viện.
- Tại Thái Lan, Chính phủ cũng đã chú trọng tới vấn đề chăm
sóc y tế cho những nhóm dân cư thuộc nhóm lao động phi chính quy,
trong đó có người nghèo. Trước năm 2003, một số cơ chế chăm sóc y
tế đã được thực thi, thí dụ: Dự án Phúc lợi y tế cho nhân dântập trung
vào cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo, người cao tuổi và trẻ em.

Theo Doane và CS (2006), mặt tích cực của UHS là mang lại
sự hài lòng vì không phải chi trả cho dịch vụ y tế cho nhiều người dân
có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khi mắc bệnh nặng chi phí cao nhưng
lại không phải trả tiền túi. Tuy nhiên cơ chế này cũng còn một hạn chế
quan trọng, đó là việc sử dụng dịch vụ còn ít. Nguyên nhân của tình
trạng này được cho là do những rào cản: phân biệt trong cung cấp
dich vụ, chi phí đi lại, bao cấp của bệnh viện, thiếu tin tưởng vào dịch
vụ y tế công, thiếu thông tin chính xác, bất cập về mặt thời gian,
14


...Trong những bất cập nêu trên, có những vấn đề có thể giải quyết
được mà không đòi hỏi nỗ lực quá lớn nhưng rất tiếc đã chưa được
thực hiện, thí dụ như vấn đề thông tin, hỗ trợ hoàn thành thủ tục.
Trong suốt quá trình phát triển, dịch vụ y tế công của Thái Lan
đã không ngừng đổi mới và ngày càng tiến bộ, song việc hưởng lợi từ
những thành tựu đó của những người nghèo nhất vẫn luôn cần được
quan tâm. Mặc dù về một vài khía cạnh, chính sách hỗ trợ người
nghèo của nước ta đã có những điểm tiến xa hơn của Thái Lan, nhưng
nhiều bất cập trong thực hiện chính sách cũng có thể đã và đang tồn
tại ở nước ta như đã xảy ra tại Thái Lan.
Vì vậy Việt Nam rất nên tìm hiểu sâu hơn về thực tiễn thực
hiện UHS tại Thái lan để rút ra những bài học, đồng thời cần có
những nghiên cứu sâu để tìm hiểu những rào cản trong tiếp cận dịch
vụ y tế của người nghèo nói riêng và người có thẻ BHYT nói chung,
đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang tập trung cao độ vào mở rộng
phạm vi bao phủ của BHYT để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Y
TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo nước ta hiện

nay
Người nghèo được thụ hưởng 4 chính sách hỗ trợ y tế
2.1.1. Chính sách bảo hiểm y tế, “Chiếc phao” cứu sinh cho người
nghèo.
Hiệu quả của chính sách này đã được minh chứng qua kết quả
kiểm toán của KTNN tại 42 tỉnh, thành phố và 4 Bộ, ngành liên quan.
Theo đánh giá của KTNN, một trong những điểm ưu việt nhất của
chính sách BHYT cho người nghèo là việc quy định mức hỗ trợ từ
NSNN để mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội,
hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đặc
biệt khó khăn; cấp miễn phí thẻ BHYT cho người nghèo góp phần
đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc
15


người nghèo được cấp BHYT như là “chiếc phao” cứu sinh giúp họ
giảm gánh nặng về tài chính trong việc KCB.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong giai đoạn
2010-2012, cơ quan này đã cấp phát cho người nghèo trên toàn quốc
42.669.163 thẻ BHYT với tổng số tiền đã đóng góp, hỗ trợ là trên
18,6 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, việc tiếp cận dịch vụ y tế của những đối
tượng này đã được cải thiện rõ rệt, quyền lợi trong KCB từng bước
được mở rộng.
Kết quả kiểm toán, đánh giá tổng quát công tác tham gia
BHYT, công tác KCB BHYT và kiểm toán tổng hợp chi phí KCB cho
người nghèo giai đoạn 2010-2012 cho thấy, số người nghèo và cận
nghèo, dân tộc thiểu số tham gia BHYT tăng dần qua các năm. Nếu
năm 2010 có xấp xỉ 14,3 triệu người tham gia (chiếm 27,16% số
người tham gia BHYT) thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên hơn
15,8 triệu người. Kèm theo đó, tổng số thu về Quỹ BHYT của đối

tượng hộ nghèo, dân tộc thiểu số trên cả nước cũng tăng từ 5 nghìn tỷ
đồng năm 2010 lên hơn 7 nghìn tỷ năm 2012; tổng số chi KCB cho
người nghèo, dân tộc thiểu số từ Quỹ BHYT của cả nước trong 3 năm
là trên 12 nghìn tỷ đồng, với gần 64 triệu lượt người nghèo, dân tộc
thiểu số của cả nước đi KCB (bình quân một người tham gia BHYT đi
KCB khoảng trên 4 lần/năm). Số tiền bình quân cho một lần KCB của
cả giai đoạn là 191,5 nghìn đồng.
Theo nhận định của KTNN, chính sách BHYT cho người
nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó
khăn về cơ bản đã được triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt được
một số mục tiêu; tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân
tộc thiểu số được KCB, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ổn định cuộc sống
hơn, góp phần vào thành công của chương trình giảm nghèo chung tại
nhiều địa phương. Hàng năm, các cơ sở y tế trên địa bàn các tỉnh đã
tiếp nhận hàng trăm nghìn lượt người nghèo đến khám và điều trị.
2.1.2. Chính sách hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người
nghèo
16


Những đối tượng nào được hưởng chế độ hỗ trợ?
Theo dự thảo những đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ
gồm: Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020.
Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường,
thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số
1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn; Quyết định số
539/QĐ-TTg ngày 1/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
giai đoạn 2013-2015.
Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo
quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở
bảo trợ xã hội của Nhà nước.

Người thuộc hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình khi điều
trị các bệnh: ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc điều trị các
bệnh không lây nhiễm khác gặp khó khăn do chi phí điều trị cao và
không đủ khả năng tự chi trả chi phí điều trị.
Quy định về các chế độ hỗ trợ:
17


Cũng theo dự thảo này, các tỉnh, thành phố phải thành lập Quỹ
khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh. Quỹ được mở tài khoản
tại hệ thống kho bạc Nhà nước.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh
cho người nghèo của tỉnh, trong đó quy định cụ thể nội dung, mức hỗ
trợ cho một số đối tượng theo quy định sau:
Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng Người thuộc hộ nghèo và
Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn
thuộc vùng khó khăn khi điều trị nội trú tại các bệnh viện, trung tâm y
tế từ tuyến huyện trở lên; các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các bệnh viện tư
nhân đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mức hỗ
trợ tối thiểu bằng 3% mức lương cơ sở chung/người bệnh/ngày điều
trị.
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến cơ sở điều trị, từ cơ sở điều trị về

nhà và chuyển tuyến cho các đối tượng này khi điều trị nội trú tại các
cơ sở điều trị trên và các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá
nặng và người nhà có nguyện vọng đưa người bệnh về nhà nhưng
không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho
cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo
khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi
phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một
người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức
thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh ở
khoảng cách xa nhất.
Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở
y tế Nhà nước và tư nhân: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều
đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi
tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng.
Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển
18


cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho
người nghèo của tỉnh có bệnh nhân đó.
Trường hợp các đối tượng Người thuộc hộ nghèo và Đồng bào
dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng
khó khăn; Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các
cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước có chi phí khám bệnh, chữa bệnh
không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế từ 100.000
đồng trở lên cho 1 đợt điều trị thì người bệnh chỉ phải thanh toán tối
đa là 100.000 đồng, phần còn lại được Quỹ hỗ trợ để người bệnh

thanh toán cho cơ sở khám, chữa bệnh
Mức hỗ trợ dành cho người cận nghèo, thu nhập thấp khi điều
trị ung thư, chạy thận nhân tạo…
Đối với người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ có thu
nhập trung bình khi điều trị các bệnh: ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ
tim hoặc điều trị các bệnh không lây nhiễm khác gặp khó khăn do chi
phí điều trị cao và không đủ khả năng chi trả chi phí điều trị được hỗ
trợ theo quy định sau:
Đối với người bệnh đã tham gia thẻ bảo hiểm y tế, trường hợp
chi phí khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiểm y tế và phần phải đồng chi trả theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế lớn hơn mức lương cơ sở cho mỗi đợt điều trị thì
người bệnh phải thanh toán tối đa số tiền bằng mức lương cơ sở, phần
còn lại được Quỹ hỗ trợ để thanh toán cho cơ sở khám, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế, được Quỹ hỗ
trợ 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 6 lần
mức lương cơ sở cho 1 đợt điều trị. Trường hợp phải điều trị nhiều
đợt trong năm thì tổng số tiền hỗ trợ từ Quỹ tối đa không quá 12 lần
mức lương cơ sở/1 năm.
Dự thảo nêu rõ, Quỹ không hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa
bệnh đối với các trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo
yêu cầu. Riêng đối với việc hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh
19


tim bẩm sinh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 55a/2013/QĐTTgngày 4/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
2.1.3. Chính sách bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ
và trẻ em

Chú trọng tổ chức hoạt động truyền thông kết hợp với thực
hành dinh dưỡng, bổ sung viên vi đa chất cho phụ nữ có thai và phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở những vùng khó khăn, duy trì mô hình
quản lý và điều trị trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính ở một số cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh.
Chỉ số phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất ba lần tăng dần qua
các năm từ năm 2010 (49,5%), đến năm 2011 (65,8%) và 2012
(68,3%). Việc hỗ trợ hoạt động khám thai giúp trạm y tế xã quản lý tốt
hơn các trường hợp thai nghén, tư vấn tốt hơn cho người phụ nữ mang
thai về chế độ ăn, nghỉ ngơi, làm việc và lựa chọn nơi sinh hợp lý, vận
động phụ nữ đến cơ sở y tế để đẻ. Ðồng thời giúp quản lý được đối
tượng và cung cấp viên đa vi chất cho phụ nữ có thai. Ðáng chú ý, số
phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đẻ đạt tỷ lệ rất cao. Ðây là một trong
những thành công lớn của dự án do hoạt động này rất khó can thiệp,
nhất là ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nơi có phong tục tập quán riêng; địa hình hiểm trở, giao thông đi lại
không thuận lợi, nhất là mùa mưa, gây khó khăn không nhỏ để phụ nữ
có thai đến các cơ sở y tế đẻ. Chỉ số này tăng qua các năm ở cả năm
tỉnh và tăng cao ở ba tỉnh Ðiện Biên, Sơn La và Kon Tum. Bác sĩ
Nguyễn Ðức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y
tế) cho rằng: Dự án xây dựng gói can thiệp theo đúng ưu tiên của lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (chăm sóc trước, trong và sau
sinh). Các tiếp cận giải quyết ba chậm trong làm mẹ an toàn (chậm trễ
trong việc phát hiện nguy cơ và tai biến là do chậm trong việc quyết
định sử dụng dịch vụ chăm sóc và chậm đến cơ sở y tế) của Tổ chức
Y tế thế giới là rất phù hợp.
Hoạt động hỗ trợ phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em
cũng rất được quan tâm qua các hoạt động hỗ trợ và can thiệp. Nhiều
20



hoạt động được triển khai như lập danh sách, cân và theo dõi cân nặng
cho trẻ dưới hai tuổi; xác nhận và theo dõi các trẻ dưới năm tuổi suy
dinh dưỡng; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới năm tuổi suy dinh
dưỡng nặng... Nhờ đó, tỷ lệ trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng giảm
dần qua các năm: 2008 (30,8%); 2009 (26,2%); 2010 (25,7%); 2011
(24,6%) và chín tháng 2012 (23,5%). Tổng số trẻ dưới năm tuổi được
phát hiện suy dinh dưỡng nặng là 88.632 trẻ và số trẻ được cấp sản
phẩm phục hồi dinh dưỡng (PHDD) là 40.714 trẻ. Những trẻ được
nhận và sử dụng sản phẩm PHDD đã được cải thiện nhiều về tình
trạng suy dinh dưỡng, tăng cân nặng. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ
quay trở về tình trạng suy dinh dưỡng nặng sau khi hết đợt cung cấp
sản phẩm PHDD. Từ thực tế cho thấy việc cải thiện tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ là một vấn đề khó khăn, nếu chỉ giao riêng ngành y tế thì
rất khó cải thiện được. Ngành y tế làm tốt công tác tư vấn, truyền
thông cho người dân, nhưng nếu người dân nghèo, không có tiền để
mua đầy đủ các thực phẩm nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho
con họ thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ khó có thể cải thiện.
2.1.4. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Cấp phát đầy đủ phương tiện tránh thai miễn phí cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng, đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản – kế hoạch hóa gia đình đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số…
Năm 2017, kinh phí hỗ trợ cũng tập trung thực hiện cấy que
tránh thai cho người dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Cán bộ dân số
sẽ rà soát, lập danh sách những đối tượng nghèo, cận nghèo, đông
con, đủ hai con nhưng chưa thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại để
vận động tham gia đầy đủ. Ðối tượng hộ nghèo được hỗ trợ hoàn
toàn, cận nghèo phải trả 400 nghìn đồng/người để người dân làm quen
với việc tự chi trả khi có nhu cầu tránh thai.

Thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh các giải pháp tuyên
truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp chăm
sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình . Nhiều phụ nữ được tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc, nâng cao kiến thức cho bản thân,tư vấn sức
21


khỏe và hỗ trợ cung cấp các dịch vụ khám, cấp thuốc một số bệnh
thông thường của phụ nữ; cung cấp các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ
như siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú,
dịch vụ KHHGĐ tại các xã theo nội dung, yêu cầu chiến dịch. Qua
đây nhiều phụ nữ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng
dẫn điều trị do mắc một số bệnh thường gặp.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Y TẾ
CHO NGƯỜI NGHÈO CỦA NƯƠC TA HIỆN NAY
3.1 Thành tựu
 Chính sách BHYTcủa nước ta được quốc tê đánh giá cao:
Xét trên phương diện điều tiết vĩ mô thì BHYT là công cụ thứ
hai trong quá trình phân phối lại tài chính góp phần đảm bảo sự bình
đẳng và công bằng xã hội. Việc thực hiện chế độ BHYT cho người
nghèo là thể hiện, giữ gìn, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc
ta qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước. Trong những năm gần đây,
vấn đề BHYT cho người nghèo đã thu được nhiều kết quả đáng khích
lệ, như:
Đảng, Nhà nước ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách
thiết thực chăm lo đến sức khỏe của người nghèo. Ngày 15 tháng 10
năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 139/2002/ QĐTTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. Ngày 01 tháng 03
năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 14/2012/QĐTTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 139 về việc mở rộng đối tượng
hưởng chế độ khám, chữa bệnh; nguồn quỹ tài chính khám, chữa bệnh
cho người nghèo. Ngày 26 tháng 06 năm 2012, Thủ tưởng Chính phủ

ký Quyết định số 797/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT
cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 50% lên 70%. Đồng thời,
Nhà nước hỗ trợ 100% phí mua thẻ BHYT đối với các hộ cận nghèo
thuộc các đối tượng sau: hộ cận nghèo mới thoát nghèo; hộ cận nghèo
sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc Quyết định
30A của Thủ tướng Chính phủ. Việc ban hành các văn bản pháp luật
22


liên quan đến việc thực hiện BHYT cho người nghèo đã thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nhóm đối tượng yếu thế
trong xã hội, tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y
tế, chăm sóc sức khỏe. Đây chính là nền tảng để phát triển nguồn
nhân lực, là điểm then chốt để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục cấp thẻ BHYT cho
người nghèo; số người nghèo tham gia BHYT; số thẻ BHYT cấp cho
người nghèo ngày càng tăng. Số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục
cấp thẻ BHYT cho người nghèo của năm 2000 tăng 129,4% so với
năm 1999. Đến năm 2001 thì số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục
cấp thẻ BHYT cho người nghèo tăng 109,1% so với năm 2000. Hiện
nay, số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục cấp thẻ BHYT cho người
nghèo tiếp tục tăng nhanh, có mật độ bao phủ hầu hết các tỉnh, thành
phố trong cả nước. Do số tỉnh, thành phố hoàn thành thủ tục cấp thẻ
BHYT cho người nghèo tăng nên số người nghèo tham gia BHYT
tăng nhanh qua các năm.
 Công tác khám chữa bệnh được mở rộng về tuyến cơ sở,
số trạm y tế xã, phường ngày càng tăng.
Theo thống kê, 100% số huyện trong cả nước đã thành lập
phòng y tế; 100% số huyện có trung tâm y tế, trong đó có 233 trung

tâm (chiếm 33,62%) thực hiện hai chức năng y tế dự phòng và khám,
chữa bệnh (không thành lập bệnh viện đa khoa huyện riêng); 460 số
huyện còn lại (66,38%) thực hiện một chức năng y tế dự phòng (có
thành lập bệnh viện đa khoa huyện riêng); có 55 tỉnh, thành phố
(chiếm 87,30%) giao trung tâm y tế huyện quản lý trạm y tế xã. Trong
tổng số 693 đơn vị cấp huyện có 453 huyện (65,37%) có bệnh viện đa
khoa huyện riêng; 62 tỉnh, thành phố (chiếm 98,41%) thành lập Trung
tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở cấp huyện; có ba tỉnh đã thành
lập Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp huyện, trong đó có
hai địa phương thành lập ở tất cả cấp huyện và một địa phương thành
lập thí điểm. Việc phát triển mạng lưới y tế xã, phường đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu, về chăm sóc sức khỏe của người dân ở các
23


vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là người nghèo do điều
kiện kinh tế khó khăn ít có cơ hội khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến
trên; đồng thời đã khắc phục được tình trạng quá tải của các bệnh viện
tuyến trung ương; thực hiện phân bổ lại nguồn quỹ BHYT giữa các
vùng thành thị và nông thôn.
 Chính sách hỗ trợ chi phí chữa bệnh cho người nghèo
được chú trọng
Chính sách hỗ trợ chi phí chữa bệnh đã góp phần bỗ sung
thêm cho chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo khi một số người
nghèo và cận nghèo, các đồng bảo dân tộc thiểu số, đồng bào vùng xa
chưa thể thực hiện chính sách bảo hiểm ý tế vẫn được hỗ trợ về chi
phí khi đi khám chữa bệnh, giúp cho người nghèo có phần đỡ vất vả
hơn trong đi lại, chưa bệnh, ăn uống khi chữa bệnh và chi phí ở lại
khám chữa bệnh tại các bệnh viện của nhà nước.
 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ nhỏ được chú trọng chăm

sóc
Về chính sách hỗ trợ sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ
em cũng với chính sách hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình: chính sách đã
góp phần hỗ trợ nhiều vào việc giữ gìn sức khỏe cho bà mẹ mang thai,
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và giúp cho các hộ gia đình nghèo có cơ hội
chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn.
3.2. Hạn chế
 Chính sách Bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập
Việc kiểm tra, rà soát lập danh sách hộ nghèo ở nhiều địa
phương còn mang tính chủ quan, chiếu lệ, chưa đi sâu, đi sát vào điều
kiện, hoàn cảnh thực tế của người dân. Việc cấp, phát thẻ BHYT cho
người nghèo nảy sinh nhiều tiêu cực; cấp phát không đúng người,
đúng đối tượng. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là tình
trạng cấp trùng thẻ BHYT diễn ra trên diện rộng, gây thất thoát tài sản
của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

24


×