Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Môn kinh tế phát triển- Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 37 trang )

Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 1


CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài.
Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ
năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã
bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn
sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt
chủng thời cận đại là do con người gây ra .
Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần thể sinh học của chúng kể
cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường
bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học
và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và
khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi
vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu
hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào
điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng.
Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả
cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã
thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các
nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai
thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con
người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế
giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh
và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những
khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động
vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền


giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau. Đó chính là lý do của việc lựa chọn
đề tài thảo luận về môi trường và sự phát triển bền vững
II. Mục tiêu nghiên cứu
việc lựa chọn đề tài thảo luận về sự phát triển bền vững, lí luận và thực tiễn nhằm các
mục đích sau:
 Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế
 Nhận thức rõ các nguy cơ, mặt lợi, mặt hại của sự phát triển kinh tế đến đời
sống xã hội, môi trường, con người hiện tại và tương lai
Từ đó có thể suy nghĩ về những giải pháp hài hòa giữa sự phát triển và bảo vệ môi
trường, nhắm đến một sự phát triển bền vững.
III. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này thông qua việc thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan
đến sự phát triển bền vững, các bài báo, các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa
học trong nước, nước ngoài đã được công bố, các tài liệu, giáo trình môn kinh tế phát
triển, các số liệu thống kê, các quan sát thực tế.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 2
 Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi “Sự phát triển bền vững và môi
trường”


































CHƯƠNG II
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG KHÁI
NIỆM
1.1 Tiền đề lịch sử
Sau thế chiến thế giới II, Chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia Tây

phương, với mục đích khai thác nhanh chóng nguồn tài nguyên không được tái tạo,
nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất; Sự gia tăng dân
số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ 3 đã tiêu thụ một khối lượng lớn nguồn năng
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 3
lượng chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số nhiều sự kiện tạo lên động thái mới trên thế
giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, gia tăng khác biệt xã hội ". Thực tế
này cần thiết một sự điều chỉnh hành vi của con người
Tháng 4 năm 1968: Tổ chức The Club of Rome được sáng lập, đây là một tổ chức
phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "Những vấn đề của thế giới" - một cụm từ
được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công
nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học,
nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới
(bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta
Menchú Tum). Trong nhiều năm, The Club of Rome đã công bố một số lượng lớn các
báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo The Limits to Growth (Giới hạn của sự tăng trưởng) -
được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn
của các nguồn tài nguyên
Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường
được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh dấu
sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Một
trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên
tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi
trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất
yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem

Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development -
WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã
được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng
bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (tựa tiếng Anh: Our
Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là
Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát
triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến
lược phát triển lâu dài. Nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững
là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ". Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế -
xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã được đưa
ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 4
44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp
quốc.
Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về
Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc
(UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và
phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình
Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng
một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về
môi trường và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa

dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc
quản lý, bảo tồn rừng Tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một
thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy
mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội
nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg,
Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về
kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia, Hội nghị này là dịp cho các bên
tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn
Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được
ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh
hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa
gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia
tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi
quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự
án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam"
bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc
thực hiện Vietnam Agenda 21. .
1.2. Nội dung khái niệm
Tác giả David Munro cho rằng: Bền vững không phải là mục tiêu chính xác mà là một
tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động, đó là: “Một quá trình tiếp diễn, có tính lặp
đi, lặp lại, thông qua kinh nghiệm trong việc quản lý các hệ thống phức hợp, được tích
lũy lại, được đánh giá và được vận dụng”.
Stephan Viederman xác định: “Bền vững không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết,
mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung
chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để
hướng dẫn hành động của chúng ta”. Tất yếu, một trong những đặc trưng cơ bản của
phát triển bền vững biểu hiện trên nhiều khía cạnh của tình hình trong toàn hệ thống

không chỉ ở tầm trung hạn, mà còn là tầm dài hạn.
Trên thực tế, hơn 10 năm qua, các nhà khoa học - trên các lĩnh vực và diễn đàn khác
nhau khắp nơi trên hành tinh này, đều đi đến một sự thống nhất có tính tương đối về bản
chất và khía cạnh hiện thực của phát triển bền vững.
Còn Denis Goulet cho rằng: Sự phát triển thực sự bền vững cần bao hàm 3 khía
cạnh: Kinh tế, chính trị và văn hóa.
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 5
Riêng Goulet có ý kiến tách khía cạnh chính trị và văn hóa ra khỏi phạm trù xã hội -
thêm vào đó là “mâu thuẫn về một cuộc sống đầy đủ”. Ông tự đặt ra câu hỏi: “Lịch sử
phát triển đích thực như vậy có tương thích với nền kinh tế được toàn cầu hóa hay lại
làm tăng thêm những khác biệt về kinh tế”. Điều đó, đã đưa ra nhận định: “Phát triển
bền vững là một nhiệm vụ khó khăn vô cùng”. Khó khăn là ở chỗ: đây không chỉ đơn
thuần là xác định chuẩn của sự phát triển, mà là phải bảo đảm tính khái quát và hệ thống
khá đầy đủ các khía cạnh: kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường, sinh thái , đặc biệt, nếu
còn chưa xác định rõ phạm trù văn hóa làm cơ sở lâu bền cho sự phát triển của mỗi dân
tộc thì khó khăn gặp phải sẽ tăng lên bội phần.
Nói thêm khởi nguồn của khái niệm (thuật ngữ) “Tính bền vững” và “Phát triển bền
vững” được Charles V. Kidd (1992) nêu ra. Khái niệm “Phát triển bền vững” được sử
dụng như một công cụ hoạt động trong các cộng đồng bảo tồn và phát triển quốc tế nhờ
việc công bố “Chiến lược bảo tồn thế giới” năm 1980 của IUCN - Liên minh bảo tồn thế
giới.
(1)

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi
mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái
niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ
dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến
lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Theo báo cáo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu

cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai". Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và
tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ
giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Nhưng ở một mức
độ nào đó, nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nghèo và giữa các
thế hệ. Thậm chí, nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên
quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền
vững.
Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được đề cập trong báo cáo Brundtland,
không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung của nó còn bao hàm những khía cạnh chính trị
- xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Mặc dù không loại trừ sự cần thiềt của một số
hình thức tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những nước nghèo nhất, nhưng Brundtland
vẫn nhìn nhận phát triển như một quá trình phức tạp vượt ra ngoài sự tăng trưởng kinh
tế giản đơn. Phát triển bao hàm một sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng, ngay cả
khái niệm hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm đối với bình đẳng
xã hội liên thế hệ, mối quan tâm cần phải được mở rộng một cách hợp lý tới sự bình
đẳng giữa các thế hệ trong quá trình phát triển

2. HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
A. Nguyên tắc cơ bản phát triển bền vững

(1)
Sách: Thế giới bền vững - Chủ biên Thaddcusc Trzyn - Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách
Khoa học & Công nghệ - Hà Nội năm 2001
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 6
Tại hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de
Janero (Braxin), các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà

chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung
của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm phát
triển bền vững gồm 27 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
1. Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con
người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hoà với thiên
nhiên.
2. Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc của Luật pháp
Quốc tế. Các quốc gia có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình theo những
chính sách về môi trường và phát triển của mình, và có trách nhiệm đảm bảo rằng
những hoạt động trong phạm vi quyền hạn và kiểm soát của mình không gây tác hại gì
đến môi trường của các quốc gia khác hoặc những khu vực ngoài phạm vi quyền hạn
quốc gia.
3. Cần phải thực hiện phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng những nhu cầu về
phát triển và môi trường của các thế hệ hiện nay và tương lai.
4. Để thực hiện được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhất thiết phải là
bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó
5. Tất cả các quốc gia và tất cả các dân tộc cần hợp tác trong nhiệm vụ chủ yếu là
xoá bỏ nghèo nàn như một yêu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững để
giảm những chênh lệch về mức sống và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đại đa số nhân
dân trên thế giới.
6. Cần dành sự ưu tiên đặc biệt cho các nhu cầu của các nước đang phát triển, nhất
là các nước kém phát triển nhất và những nước dễ bị tổn hại về môi trường; những hoạt
động quốc tế trong lĩnh vực môi trường và phát triển cũng nên chú ý đến quyền lợi và
yêu cầu của tất cả các nước.
7. Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần "chung lưng đấu cật toàn cầu để gìn
giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của Trái đất Vì sự
đóng góp khác nhau vào việc làm thoái hoá môi trường toàn cầu, các quốc gia có những
trách nhiệm chung nhưng khác biệt nhau. Các nước phát triển công nhận trách nhiệm
của họ trong các nỗ lực quốc tế về phát triển bền vững do những áp lực mà xã hội của
họ gây ra cho môi trường toàn cầu và do những công nghệ và những nguồn tài chính

của họ chi phối, điều khiển.
8. Để đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng cao hơn cho mọi người, các
quốc gia nên giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền
vững và đẩy mạnh những chính sách dân số thích hợp.
9. Các quốc gia nên hợp tác để củng cố, xây dựng năng lực hội sinh cho phát triển
bền vững bằng cách nâng cao sự hiểu biết khoa học thông qua trao đổi kiến thức khoa
học và công nghệ và bằng cách đẩy mạnh sự phát triển và thích nghi, truyền bá và
chuyển giao công nghệ, kể cả những công nghệ mới và cải tiến.
10. Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân chúng
có liên quan và ở cấp độ thích hợp. Ở cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân có quyền được các
nhà chức trách cung cấp các thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, bao gồm
những thông tin về những nguyên liệu và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng và cơ
hội tham gia vào quá trình quyết định. Các quốc gia cần khuyến khích, tuyên truyền và
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 7
tạo đều kiện cho sự tham gia của nhân dân bằng cách phổ biến những thông tin rộng rãi.
Nhân dân cần được tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành
chính kể cả uốn nắn và sửa chữa.
11. Các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, các tiêu chuẩn môi
trường, những mục tiêu quản ý và những ưu tiên phải phản ánh nội dung môi trường và
phát triển mà chúng gắn với. Những tiêu chuẩn mà một vài nước áp dụng có thể không
phù hợp và gây tổn phí về kinh tế - xã hội không biện minh được cho các nước khác,
nhất là các nước đang phát triển.
12. Các nước nên hợp tác để phát huy một hệ thống kinh tế thế giới thoáng và giúp
đỡ nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế và phát triển bền vững ở tất cả các nước, để nhằm
đúng hơn vào những vấn đề thoái hoá môi trường.
13. Những biện pháp chính sách về thương mại với những mục đích môi trường
không nên trở thành một phương tiện phân biệt đối xử độc đoán hay vô lý hoặc một sự
ngăn cản trá hình đối với thương mại quốc tế . Cần tránh những hoạt động đơn phương
để giải quyết những vấn đề thách thức của môi trường ngoài phạm vi quyền hạn của

những nước nhập cảng. Những biện pháp môi trường nhằm giải quyết những vấn đề
môi trường ngoài biên giới hay toàn cầu dựa trên sự nhất trí quốc tế cao nhất có thể đạt
được.
14. Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho
những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác. Các quốc gia cũng cần hợp
tác một cách khẩn trương và kiên quyết hơn để phát triển hơn nữa luật quốc gia về trách
nhiệm pháp lý và bồi thường về những tác hại môi trường do những hoạt động trong
phạm vi quyền hạn hay kiểm soát của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền
hạn của họ.
15. Các quốc gia nên hợp tác một cách có hiệu quả để ngăn cản sự thay thế và
chuyển giao các quốc gia khác bất cứ một hoạt động nào và một chất nào gây nên sự
thoái hoá môi trường nghiêm trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ con người.
16. Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận
ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia. Ở chỗ nào có nguy cơ gây tác hại nghiêm
trọng hay không sửa chữa được thì không thể nêu lý do là thiếu sự chắc chắn khoa học
hoàn toàn để trì hoãn áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự thoái hoá môi
trường.
17. Các nhà chức trách của mỗi quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá
những chi phí môi trường và sử dụng các biện pháp kinh tế căn cứ vào quan điểm cho
rằng về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng
mức tới quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế
18. Đối với những hoạt động có thể gây những tác động xấu tới môi trường cần có
sự đánh giá như một công cụ quốc gia về tác động môi trường và tuân theo quyết định
của một cơ quan quốc gia có thẩm quyền.
19. Các quốc gia cần thông báo ngay cho các quốc gia khác về bất cứ một thiên tai
nào hay tình hình khẩn cấp nào có thể gây những tác hại đột ngột đối với môi trường
của nước đó. Cộng đồng quốc tế phải ra sức giúp các quốc gia bị tai hoạ này.
20. Các quốc gia cần phải thông báo trước, kịp thời và cung cấp thông tin có liên
quan cho các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng về những hoạt động có thể gây ảnh
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững

Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 8
hưởng xấu đáng kể đến môi trường vượt ra ngoài biên giới và cần tham khảo ý kiến của
các quốc gia này sớm và có thiện ý.
21. Phụ nữ có một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường. Do đó,
việc họ tham gia đầy đủ là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững.
22. Cần huy động tinh thần sáng tạo, những lý tưởng và sự can đảm của thanh niên
thế giới nhằm tạo nên một sự chung lưng đấu cật để đạt được sự phát triển bền vững và
đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
23. Nhân dân bản xứ, những cộng đồng của họ và các cộng đồng khác của địa
phương có vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường về sự hiểu biết và
tập tục truyền thống của họ. Các quốc gia nên công nhận và ủng hộ thích đáng bản sắc
văn hoá và những mối quan tâm của họ, khiến họ tham gia có hiệu quả vào việc thực
hiện một sự phát triển bền vững.
24. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc bị áp bức, bị thống trị và bị
chiếm đóng cần phải được bảo vệ.
25. Chiến tranh vốn dĩ là yếu tố phá hoại sự phát triển bền vững. Do đó, các quốc
gia cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường trong thời gian có xung đột
vũ trang và hợp tác để phát triển môi trường hơn nữa.
26. Hoà bình, Phát triển và Bảo vệ môi trường phụ thuộc nhau và không thể chia cắt
được. Các quốc gia cần phải giải quyết mọi bất hoà về môi trường một cách hoà bình và
bằng các biện pháp thích hợp theo Hiến chương Liên hợp quốc.
27. Mọi quốc gia và dân tộc cần hợp tác có thiện ý với tinh thần chung lưng đấu cật
trong việc thực hiện các nguyên tắc được thể hiện trong bản tuyên bố này và trong sự
phát triển hơn nữa luật pháp quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững
B. Tiêu chí để đo lường sự phát triển bền vững
Để đo lường sự phát triển bền vững, phải dựa trên các chỉ tiêu về: Bền vững sinh thái;
bền vững chính trị - xã hội, bền vững về mặt kinh tế bảo đảm duy trì bản sắc văn hóa
mọi dân tộc Đặc biệt, để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, trước hết ta phải xác
định tính bền vững của một đường lối phát triển. Con đường, cách thức, phương pháp
làm việc của mỗi con người, mỗi dân tộc để đưa đất nước phát triển bền vững thì hết

sức đa dạng và phong phú.
Trên thực tế, chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu khoa học “đắc dụng” và hệ
thống tri thức để đáp ứng yêu cầu thực tế của sự phát triển bền vững, nhưng đó phải là
một nền khoa học mới với một nền kinh tế tri thức mới có thể giúp ta định hướng
đúng, kịp thời vào các vấn đề đặt ra. Phải là một hệ thống trí thức khoa học không thoát
ly các giá trị chính trị, kinh tế, xã hội và đạo lý, bảo đảm tính quy luật và khách quan,
không thiên lệch trong cách tiếp cận, có các bước thử nghiệm những giả thiết khoa học
một cách bài bản và chính xác.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển bền vững phải được đặt
trong khuôn mẫu mới, biết chấp nhận sự phát triển mang tính quy luật của xã hội và tự
nhiên, để từ đó mới có thể điều khiển nó thoát ra khỏi những nhu cầu nghiên cứu phiến
diện, nhằm góp phần không chỉ nâng cao giá trị phục vụ lợi ích cho toàn xã hội, mà còn
là việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người, đây chính là mục tiêu trọng
tâm trong thời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa hiện nay.
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 9
Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công
nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –
xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài nguyên thiên
nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Các nước
trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế –xã
hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát
triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi
trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát
triển bền vững.
Tóm lại: Phát triển bền vững liên quan đến 3 giác độ là kinh tế – xã hội – môi trường
được mô phỏng như hình dưới đây:






1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế
Phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ
và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyen sử dụng
ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng
đồng xã hội.
Chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân (GNP),
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GNP (còn được biết đến là GNI – Tổng thu nhập quốc dân) là toàn bộ giá trị sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế của công dân một
nước trong một năm.
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra do kết quả hoạt
động kinh tế trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một năm.
GDP từ chi tiêu:
GDP = C + G + I + NX
Phát triển
kinh tế
Phát triển
xã hội
Bảo vệ môi
trường
Phát Triển bề vững

Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 10
GDP từ thu nhập:
GDP = W + R + In +Pr + Dp + Ti
So sánh hai chỉ tiêu GNP và GDP

GNP = GDP - (Thu nhập của người nước ngoài chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia )
+ (Thu nhập của cư dân trong nước từ nước ngoài chuyển về
 Giá cả sử dụng để tính toán GNP và GDP
- GNP, GDP tính theo giá hiện hành:
(GNP,GDP
hh
) – GNP,GDP danh nghĩa
- GNP, GDP tính theo giá cố định:
(GNP, GDP

) - GNP, GDP thực tế
 Giá cố định: là giá tại năm có nền kinh tế tương đối ổn định.
- GNP, GDP thực tế được tính từ GNP, GDP danh nghĩa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm
phát.
(GNP, GDP

= GNP, GDP
hh
/ Tỷ lệ giảm phát)
 GNP, GDP tính theo sức mua tương đương: (PPP – Purchasing Power Parity).
- GNP, GDP (PPP-US$) được tính theo phương pháp mà Ngân hàng thế giới đề
xuất.







GDP, GNI của một số nước, năm 2000 (Đơn vị: tỷ US$)

Bảng 1















Nguon:World Development Indicators Database, 4/2002
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nước GDP GNI
Thuỵ Sĩ 239,8 273,8
Nhật 4800,0

4500,0

Mỹ 9800,0

9600,0

Đức 1900,0


2100,0

Singapore 92,3 99,4
Canada 687,9 649,8
Hi Lạp 112,6 126,3
Mexico 574,5 497,0
Malayxia 89,7 78,7
Thái Lan 122,2 121,6
LB Nga 251,1 241,0
Trung Quốc

1100,0

1100,0

Việt Nam 31,3 30,4
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 11
- Tốc độ tăng trưởng (g) của nền kinh tế được tính bằng tốc độ tăng trưởng GDP của
nền kinh tế.

GDP
GDPGDP
g
0
01

 x 100 %

Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước, năm 2000

Nước Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Nước Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Thuỵ Sĩ 3,0 Hi Lạp 4,3
Nhật 2,4 Mexico 6,9
Mỹ 4,2 Malayxia 8,3
Đức 3,0 Thái Lan 4,3
Singapore

9,9 LB Nga 8,3
Canada 4,5 Trung Quốc

7,9
Việt Nam 5,5
Nguồn: World Development Indicators Database, 4/2002






 Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người
Khả năng nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân một nước, không chỉ là tăng sản
lượng của nền kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề dân số. Do vậy, chỉ số tổng thu
nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng kinh
tế. GNI bình quân đầu người được tính bằng tổng thu nhập quốc dân chia cho dân số tại
thời điểm giữa năm.
Thu nhập bình quân đầu người:
GDP/ Người


GNI, Dân số và GNI bình quân đầu người của một số nước, năm 2000
Bảng 3
Nước GNI
(tỷ USD)

Dân số
(triệu người)

GNI/người
(USD/người)

OECD 24100,0 851,1 28.310,0
Thuỵ Sĩ 273,8 7,2 38140,0
Nhật 4500,0 126,9 35620,0
Mỹ 9600,0 281,6 31100,0
Đức 2100,0 82,2 25120,0
Singapore 99,4 4,0 24740,0
Canada 649,8 30,8 21130,0
Malayxia 78,7 23,3 3380,0
Thái Lan 121,6 60,7 2000,0
LB Nga 241,0 145,6 1660,0
Mơn kinh tế phát triển - Đề tài: Mơi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 12
Trung Quốc

1100,0 1300,0 840,0
Việt Nam 30,4 78,5 390,0
LDCs 183,2 660,0 280,0
Nguồn: World Development Indicators Database, 4/2002

 Cùng với GNI bình qn đầu người, GDP bình qn đầu người cũng là một chỉ
tiêu quan trọng đo lường thu nhập bình qn của dân cư của một quốc gia.
2. Nhóm chỉ tiêu xã hội
 Các chỉ tiêu chăm sóc y tế
- Số người dân/bác sỹ
- Tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được sự giúp đỡ của y tế
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
- Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh
- Tuổi thọ kỳ vọng (Life expectancy at birth): Được tính bằng thời gian kỳ
vọng sống từ khi được sinh ra bình qn của cư dân

 Một số chỉ tiêu phát triển xã hội
- Ve con người: để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hố,
khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ mơi
trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ
về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chun gia, các nhà khoa
học trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đảm bảo các tiêu chí :
- Tỷ số người dân/1 bác sĩ
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm
- Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, năm
- Các chỉ tiêu về dân số và việc làm
- Tốc độ tăng dân số: Thường được so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế để xem xét
khả năng đảm bảo việc làm
- Cơ cấu dân số, lao động theo ngành, theo giới, theo độ tuổi và theo vùng
Bảng 4 Một số chỉ tiêu về dân số của Việt Nam
Cơ cấu theo giới
(%)
Cơ cấu theo vùng (%) Năm

Dân số

(nghìn
người)
Tốc
độ
tăng
(%)
Nam Nữ Thành thị

Nơng thơn

1990

66.016,7 1,92 48,78 51,22 19,51 80,49
1995

71.995,5 1,65 48,94 51,06 20,75 79,25
2000

77.635,4 1,36 49,17 50,84 24,22 75,78
2001

78.685,8 1,35 47,16 50,84 24,76 75,24
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2002

- Tỷ lệ thất nghiệp
ĐỘNG

LAO

NGUỒN

NGHIỆP
THẤT NGƯỜI SỐ
TLTN(%) 
x 100
- Một số chỉ tiêu về dân số và cơ cấu lao động
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 13
Tốc độ tăng dân số năm 2000 của một số nước: Đức: 0,1%, Nhật: 0,2%, Trung
quốc: 0,9%, Thái Lan: 0,8%, các nước chậm phát triển nhất: 2,3% (Nguồn: World
Development Indicators Database, 4/2002). Cơ cấu lao động của lực lượng lao động
chia theo nhóm ngành của Việt Nam tại thời điểm 1/7/2000:
- Nông nghiệp: 22.650.814 người, chiếm 62,56%
- Công nghiệp và XD: 4.761.436 người, chiếm 13,15%
- Dịch vụ: 8.794.785 người, chiếm 24,29%
- Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và nghèo đói
Bất bình đẳng giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa nam và nữ, giữa các thế hệ:



Bảng Phân phối thu nhập theo quy mô một quốc gia đang phát triển
Bảng 5
Các nhóm dân số Phần trăm thu
nhập
(%)
20% dân số có thu nhập thấp nhất 5
20% dân số có thu nhập thấp 9
20% dân số có thu nhập trung bình 13
20% dân số có thu nhập cao 22
20% dân số có thu nhập cao nhất 51
100% dân số 100% thu nhập

- Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz là đường thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân số và phần
trăm thu nhập tương ứng của họ trong tổng thu nhập quốc dân. Đường cong Lorenz
được xây đựng trên phương thức phân phối thu nhập theo quy mô.
Từ các số liệu ví dụ ở Bảng 5 chúng ta có được những thông tin sau
Dân số cộng dồn – Xi(%) Thu nhập cộng dồn - Yi(%)
20 5
40 14
60 27
80 49
100 100


Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 14

Đường cong Lorenz


- Hệ số Gini
Tỷ lệ đỉnh/đáy: Tỷ lệ thu nhập của 20% dân số giầu nhất với thu nhập của 20% dân
số nghèo nhất
Tỷ lệ nghèo đói


Mô tả cách tính hệ số Gini

B)ADieäntích(
A)
Dieäntích(

G


20
30
40
50
20 40 60 80
100
% dân số


% Thu nhập
100
10

O
O’
(A)
(B)
20
30
40
50
20 40 60 80
100 % dân
s


Đường bình

đẳng
Đường cong
Lorenz
% Thu nhập
100
10

O
O’
E
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 15
Thể hiện bằng công thức đại số, ta có công thức tính hệ số Gini như sau
Công thức 1

10000

1
1






YXY
X
III
I
G


Công thức 2





10000/111
X
X
Y
Y
IIII
G 


Trong đó:
Xi : Tỷ lệ cộng dồn các nhóm dân cư đến nhóm thứ i
Yi : Tỷ lệ cồng don ve thu nhập của các nhóm dân cư
Hệ số Gini phản ánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, G càng lớn bất
bình đẳng càng cao, G = 0 bình đẳng tuyệt đối, G = 1 bất bình đẳng tuyệt đối, các giá trị
này không có trong thực tế.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới khoảng phân bổ của Hệ số Gini như sau:
- Những nước có thu nhập thấp: 0,3 < G < 0,5
- Những nước có thu nhập trung bình: 0,4 < G < 0,6
- Những nước có thu nhập cao: 0,2 < G < 0,4
Từ thực tế trên Ngân hàng Thế giới đưa ra kết luận là quốc gia nào có Hệ số Gini ở mức
xung quanh 0.3 thì được đánh giá là tốt.
Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam, năm 2001 là 32%, Trung Quốc: 6% (World
Development Indicators Database, 4/2002).

- Chỉ số Phát triển con người (HDI)
Chỉ số HDI một chỉ tiêu tổng hợp, thường được dùng để xếp loại mức độ phát triển
con người của một đất nước.
Chỉ số HDI được tính tổng hợp từ các chỉ tiêu cơ bản:
+ Tuổi thọ kỳ vọng
+ GDP bình quân đầu người
+ Trình độ học vấn:
+ Tỷ lệ biết chữ của cư dân
+ Tỷ lệ trẻ em nhập học

3
HDI
I
I
I
INEA



Trong đó: I
A

: Chỉ số đo tuổi thọ
I
E
: Chỉ số tri thức, giáo dục
I
IN
: Chỉ số mức sống






Bảng 6 Chỉ số phát triển con người của Việt Nam
Năm 1996

1997

1998 1999 2000 2001 2002

2003

2004
HDI 0.540

0.557

0.560

0.682

0.688

0.688

0.691

0.704


0.709

Thứ tự HDI

120 121 122 101 109 109 112 108 109
Việt Nam thuộc nhóm 78 nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình (0.5-
0.8).
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 16
Phạm vi phân bổ của chỉ số HDI của một quốc gia theo lý thuyết có khoảng phân bổ là
0 : HDI : 1. Chỉ số HDI của một quốc gia càng lớn thì mýc độ phát triển của quốc gia
càng được đánh giá cao.
3. Nhóm chỉ tiêu môi trường
Ve môi trường: phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng,
nguon nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để
nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng
nhanh. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp
đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông
nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực
- Tỷ lệ che phủ rừng: tính theo phần trăm (%)
- Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên, tính theo phần trăm
(%)
- Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm, tính theo phần trăm (%)
- Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải
- Tỷ lệ các khu công nghiệp có hoặc sử dụng chung hệ thống xử lý rác thải rắn
- Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001
- Phát thải các khí nhà kính, tính theo tấn/năm
- Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ diệt chủng, tính bằng số lượng
- Tổn thất về kinh tế do thiên tai hàng năm, phải được qui đổi ra tiền

 Chỉ tiêu tổng hợp đo lường phát triển bền vững
- Giá Trị Của 1m
2
Diện Tích Đất Rừng
- Điều hòa ổn định khí hậu, hấp thụ CO2
- Quá quan trọng trong việc lưu trữ nước và làm chậm tốc độ dòng chảy sau mưa
- Vô giá đối với bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, các nguồn gien quý hiếm.
- Vô giá trong việc cung cấp các thảo dược quý.
- Vô giá đối với sức khỏe con người
- Con ngứời đã sống vượt quá khả năng chịu tải của Trái đất (ha/người)
- Theo cách sống hiện tại, loài người đến 2050 sẽ cần 02 hành tinh như Trái đất.
-
-

Đã hơn 20 năm qua chúng ta đã sống vượt quá khả năng chịu tải của Trái đất.
Đó là lối sống, tiêu dùng không bền vững.


Báo cáo của LHQ năm 2005 đã cảnh báo: Mặc dù 1/5 dân số Châu Á còn sống duới
01 USD/ngày nhưng vùng này đã bị khai thác quá khả năng chịu tải về môi trường của
nó.
20% người giầu nhất thế giới hưởng thụ và sở hữu 80% tổng số của cải vật chất 80%
người nghèo nhất sở hữu 20% của cải còn lại.
Ve Công nghệ: phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng các
nguon tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công
nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp can đạt mục tiêu ít chất thải hoặc
chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công
nghiệp làm suy giảm tang ozon bảo vệ trái đất. Phát triển bền vững và các mục tiêu phát
triển kinh tế –xã hội –văn hoá –môi trường.Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của
nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự

phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 17






















CHƯƠNG III
THỰC TIỄN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm về nước đang phát triển
- Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công
nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các

nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp.
"Nước đang phát triển" gần nghĩa với Thế giới thứ ba thường dùng trong Chiến
tranh Lạnh.
2. Những Đặc điểm chung của các nước đang phát triển
- Thu nhập thấp
- GDP thấp, GNI/ người thấp
- GNI bình quân đầu người ở mức 2000 USD được coi là điểm mốc để giải quyết các
vấn đề cơ bản của con người (lương thực, y tế, giáo dục Tuy nhiên, hiện nay có trên
100 nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn mức 2000
USD, trong số đó gần một nửa có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 600
USD, Khả năng tích luỹ thấp. Tỷ lệ tích luỹ của các nước đang phát triển hiện nay
trên dưới 10% GDP. Phải chịu một áp lực lớn về dân số và việc làm - Dân số đông,
tốc độ tăng dân số cao
- Sản xuất kém phát triển triển, do tỷ lệ tích luỹ thấp, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao
- Công nghệ sản xuất lạc hậu
- Hoạt động của nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao trong GDP, kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất thấp.
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 18
- Trình độ công nghệ của các nước đang phát triển chậm hơn từ 3 đến 6 thập kỷ so với
trình độ công nghệ của các nước phát triển.
- Những đặc điểm cơ bản này tạo ra “vòng luẩn quẩn” cho các nước đang phát triển:















Vòng luẩn quẩn của các nước ĐPT

- Vấn đề đặt ra là các nước đang phát triển phải tìm ra con đường phát triển của
mình để phá vỡ vòng luẩn quẩn trên vươn lên thành các nước phát triển. Mô hình
phát triển kinh tế nào là phù hợp để đẩy nhanh quá trình phát triển của các nước
đang phát triển
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
(MDGMillennium Development Goals) bao gồm từ mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo
cùng cực tới chặn đứng sự lây lan của HIV/AIDS và đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tất
cả đều phải hoàn thành vào năm 2015.
Các MDG đã được tất cả các nước cũng như tất cả các cơ quan/tổ chức phát triển
hàng đầu trên thế giới nhất trí. Các mục tiêu này đã thúc đẩy những nỗ lực to lớn chưa
từng có nhằm đáp ứng nhu cầu của những người nghèo nhất trên thế giới.Các MDG là
nhằm phục vụ con người và đảm bảo rằng:
Năng suất thấp
Tích lu

th

p


Công ngh


l

c
hậu

Thu nh

p th

p

Dân số đông
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 19
Mọi người đều có đủ lương thực Tất cả trẻ em học hết tiểu học Phụ nữ có các cơ hội
và được tôn trọng như nam giới
Có thêm nhiều trẻ em dưới 5 tuổi lớn lên khoẻ mạnh Ngày càng có ít bà mẹ bị tử
vong khi sinh con Số người bị mắc các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS và sốt rét liên
tục giảm
Chúng ta để lại cho các thế hệ con cháu mai sau một môi trường trong lành và đẩy
lùi tình trạng gây hại đối với môi trường
Cộng đồng toàn cầu liên hiệp và phối hợp với nhau để xây dựng một thế giới bình
đẳng và công bằng hơn. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc
năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam
kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận
chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn
cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này.
Tuyên bố Thiên niên kỷ vào các MDG là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó
không còn nghèo đói, tất cả trẻ em đều được học hành, sức khoẻ của người dân được
nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được tự do, công bằng và

bình đẳng.
3. Thực trạngcủa các nước đang phát triển
Hình ảnh một thế giới phát triển “không bền vững”, hoàn toàn đi ngược với tinh
thần của Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992. Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc
gia càng lớn dần so với các nước Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Đối với các quốc gia
đang phát triển, giai cấp giàu chiếm thiểu số, giai cấp nghèo chiếm tuyệt đại đa số và
giai cấp trung lưu chiếm tỷ lệ rất khiêm nhường. Trên thế giới vẫn còn có hàng tỷ
người không có điều kiện tiếp cận và xử dụng nguồn nước sạch, hệ thống vệ sinh
thường thức hàng ngày, có mức dinh dưởng tối thiểu, có nơi cư trú an toàn, và được
chăm sóc sức khỏe. Tệ hại nhất, môi sinh tòan cầu đang phải gánh chịu hậu quả do sự
phát triển “không bền vững” gây ra.
Trước hết, về khía cạnh tăng trưởng, (theo lý thuyết, để nhân đôi GDP trong 10 năm,
một quốc gia cần đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm).Bảng 7 dưới đây viện dẫn
so sánh của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
Bảng 7
Quốc gia 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Châu Á 4,0 6,1 6,8 5,7 6,5 6,3
Ấn Độ 5,8 6,7 5,4 4,2 4,9 5,1
Trung Quốc 7,8 7,1 8,0 7,3 8,0 7,5
Thái Lan -10,5 4,4 4,6 1,9 5,2 4,2
Việt Nam 5,8 5,2 6,8 6,9 7,0 7,2

Tuy nhiên, gia tăng bất bình đẳng thu nhập lại là một thách thức lớn. Theo các
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…, không chỉ có sự chênh lệch ngày càng
tăng về thu nhập giữa các nhóm dân cư mà hiện tượng này còn xảy ra giữa thành thị với
nông thôn, giữa các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Báo cáo thường niên
năm 2003 của GSO chỉ rõ, trung bình nhóm 20% số người thuộc nhóm thu nhập cao
Mơn kinh tế phát triển - Đề tài: Mơi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 20

nhất hằng năm kiếm thêm được số tiền nhiều gấp 8,1 lần so với nhóm 20% số người thu
nhập thấp nhất.
Mặc dù có trên 170 ngun thủ quốc gia đã từng ngồi lại trong kỳ Thượng đỉnh
1992, nhưng việc thực hiện và tn thủ các kết ước cho đến nay hầu như chỉ có trên
giấy trắng mà thơi. Còn trên thực tế, do điều kiện và quyền lợi của từng quốc gia, việc
thực thi các kết ước khó có thể xảy ra hay xảy ra đúng hạn kỳ. Một thí dụ căn bản là tất
cả các quốc gia giàu đều đồng thuận trên quan điểm “xóa đói, xóa nợ” cho các nước
nghèo. Nhưng trên thực tế, sự trợ giúp vẫn còn nhỏ giọt chưa đủ để giải quyết vấn đề
cho từng quốc gia, đừng nói đến việc tiếp cận các vùng đất rộng lớn cần phải được
chăm sóc. Sau đây là số liệu về sự phát triển kinh tế một số nước trên thế giới.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của một số nước và vùng lãnh thổ
Bảng 8 Triệu USD
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nam Phi 132877,6 118479,0 110874,3 166653,6 216443,2 242058,9 255155,5
Ni-giê-ri-a 42078,1 47999,8 46710,8 58294,4 72053,4 98564,8 115337,8
Ca-na-đa 713795,7 705149,1 734662,0 866039,6 992150,7 1131725,6 1271592,6
Mỹ 9764800,0 10075900,0 10417600,5 10907999,5 11657300,4 12397900,2 13163870,3
Trung Hoa 1080741,4 1324807,0 1453831,4 1640961,7 1931640,3 2243852,5 2644681,2
Nhật Bản 4746067,8 4162360,4 3918335,0 4229096,8 4605937,7 4549107,0 4368435,0
Cam-pu-chia 3593,9 3786,9 4277,6 4651,4 5310,4 6271,1 7258,0
In-đơ-nê-xi-a 165020,5 164145,5 195660,4 234773,4 256835,4 286961,6 364790.0
Lào 1722,1 1761,7 1829,8 2138,1 2508,0 2886,9 3437,1
Việt Nam 31172,5 32487,0 35081,3 39797,8 45358,7 53114,6 60827,0
GDP THEO GIÁ THỰC TẾ
0,00
2.000.000,00
4.000.000,00
6.000.000,00
8.000.000,00

10.000.000,00
12.000.000,00
14.000.000,00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
NĂM
Triệu USD
Nam Phi
Nigienia
Canada
Mỹ
Trung Hoa
Nhật Bản
Cam Pu Chia
In đô nê xia
Lào
Việt Nam
Mơn kinh tế phát triển - Đề tài: Mơi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 21
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của một số nước và vùng lãnh thổ (%)
Bảng 9
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nam Phi
4,15 2,74 3,67 3,12 4,84 5,10 4,99
Ni-giê-ri-a
4,20 3,10 1,55 10,69 6,00 7,20 5,20
Ca-na-đa
5,29 1,78 2,94 1,82 3,30 2,94 2,80
Mỹ
3.69 0.76 1.61 2.52 3.92 3.23 2.90
Trung Hoa

8.00 8.30 9.10 10.00 10.10 10.40 10.70
Nhật Bản
2.84 0.20 0.26 1.41 2.74 1.91 2.2
Cam-pu-chia
6.99 5.49 6.54 8.51 10.02 13.46 10.83
In-đơ-nê-xi-a
4.92 3.83 4.50 4.78 5.03 5.68 5.48
Lào
5.78 5.79 5.91 6.11 6.37 7.13 7.51
Việt Nam
6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23
0
2
4
6
8
10
12
14
PHẦN TRĂM
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
NĂM
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP
Nam Phi
Ni-giê-ri-a
Ca-na-đa
Mỹ
Trung Hoa
Nhật Bản
Cam-pu-chia

In-đô-nê-xi-a
Lào
Việt Nam
Mơn kinh tế phát triển - Đề tài: Mơi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 22
Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người theo giá thực tế của một số nước
và vùng lãnh thổ
Bảng 10 USD
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nam Phi
3019.9 2643.9 2450.5 3628.6 4670.0 5162.0 5384.0
Ni-giê-ri-a
331.6 398.8 355.7 432.9 522.1 697.3 797.0
Ca-na-đa
23198.0 22686.8 23425.2 27380.3 31015.4 35024.9 38947.4
Mỹ
34599.5 35314.6 36156.4 37510.8 39699.6 41813.2 43968.8
Trung Hoa
855.9 1041.6 1135.5 1273.6 1490.3 1720.1 2016.1
Nhật Bản
37408.9 32738,4 30745,3 33112,8 36051,2 35603.0 34193.6
Cam-pu-chia
283,1 291,1 322,6 344,8 387,1 449,4 511,3
In-đơ-nê-xi-a
800.0 785.3 923.7 1093.6 1180.4 1301.1 1635.5
Lào
326.2 326.0 338.7 389.7 450.0 509.7 569.8
Việt Nam
402.0 412.9 439.9 491.9 552.9 639.1 723.0


0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
USD
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
NĂM
GDP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI
Nam Phi
Ni-giê-ri-a
Ca-na-đa
Mỹ
Trung Hoa
Nhật Bản
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Lào
Việt Nam












Mơn kinh tế phát triển - Đề tài: Mơi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 23
Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người tính theo sức mua tương đương của
một số nước và vùng lãnh thổ
Bảng 11 USD
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nam Phi
8908 9401 11290 10070 10346 11192

11110

Ni-giê-ri-a 853 896 850 860 1050 1154 1128
Ca-na-đa 26251 27840 27130 29480 30677 31263

33375

Mỹ 31872 34142 34320 35750 37562 39676

41890

Trung Hoa 3617 3976 4020 4580 5003 5896 6757
Nhật Bản 24898 26755 25130 26940 27967 29251

31267


Cam-pu-chia 1361 1446 1860 2060 2078 2423 2727
In-đơ-nê-xi-a 2857 3043 2940 3230 3361 3609 3843
Lào 1471 1575 1620 1720 1759 1954 2039
Việt Nam 1860 1996 2070 2300 2490 3745 3071


0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
USD
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
NĂM
GDP ĐẦU NGƯỜI THEO SỨC MUA TƯƠNG ĐƯƠNG
Nam Phi
Ni-giê-ri-a
Ca-na-đa
Mỹ
Trung Hoa
Nhật Bản
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Lào
Việt Nam



Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 24
Qua các bảng số liệu và biểu đồ trên ( từ bảng 2 – bảng 5)cho thấy sự tăng trưởng kinh
tế của các nước có sự phân biệt giàu nghèo rất rõ ràng.
Các nước phát triển có thu nhập GDP cao, GDP bình qn đầu người cao, nhưng sự
tăng trưởng hàng năm thấp. Còn các nước đang phát triển có thể do mục tiêu tăng
trưởng kinh tế hàng năm là vơ cùng quan trọng, nó được đặt lên hàng đầu trong sách
lược kinh tế. Nhung GDP và Thu nhập bình qn lại q thấp so với các nước phát
triển. Chính vì thế nó có ảnh hưởng rất sấu đến tiêu chí cho phát triển bền vững. Đặc
biệt là Trung Quốc.

































CHƯƠNG IV
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ MƠI TRƯỜNG
I. Nhịch lý của sự phát triển
1. Bầu khơng khí ơ nhiễm
Môn kinh tế phát triển - Đề tài: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nhóm 1 – lớp cao học QTKD – Đại học Hồng Bàng Trang 25
Tăng trưởng nhanh cũng kèm theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng các khu vực cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nơng nghiệp trong
GDP, nảy sinh nạn thất nghiệp, ơ nhiễm mơi trường…. Như phần mở đầu đã nói, sự ơ
nhiễm mơi trường loại bỏ rất nhiều lồi ra khỏi quần xã sinh học của chúng kể cả ở
những nơi mà cấu trúc quần xã khơng bị ảnh hưởng lớn. Sự ơ nhiễm mơi trường bao
gồm: sử dụng q mức thuốc trừ sâu, các chất thải cơng nghiệp, phân bón hóa học và ơ
nhiễm khơng khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng q mức, các khí quang hóa và khí
ơzơn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì
lượng khí cacbonnic thải vào khí qun q lớn do q trình đốt cháy các nhiên liệu hóa
thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều lồi khơng thê nào điều
chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng.
Một thí dụ về việc ứng dụng các quy trình sản xuất sạch để bảo vệ mơi trường. Việc

này đã được các quốc gia hậu kỹ nghệ nghiên cứu kỹ lưỡng, tuy nhiên hầu như họ chỉ
nhắm vào mục đích là làm tăng lợi nhuận trong sản xuất qua sự giảm thiểu ngun liệu,
hóa chất và chất phế thải. Qua chương trình Hóa học Xanh cho Dược phẩm (Green
Chemistry for Pharma) với mục đích khuyến khích nghiên cứu các quy trình sạch trên,
cơng ty dược phẩm Pfizer đã thành cơng trong việc cải thiện quy trình sản xuất của một
loại thuốc an thần nổi tiếng Sertraline, có tên thương mãi là Zoloft. Quy trình mới là
giảm thiểu các cơng đoạn hòa tan và kết tinh, cộng thêm sự oxit hóa do đó làm giảm
lượng dung mơi xử dụng cho một tấn thuốc sản xuất là 55.000 gallons. Mức sản xuất
hàng năm ngồi dung mơi ra ước tính giảm thiểu được 440 tấn titanium dioxide, 150 tấn
acid clorhydric 35%, và 100 tấn sút 50%, và quan trọng nhất là hạn chế một số lượng
phế thải lớn trong sản xuất. Tuy việc làm trên đã tiết giảm một chi phí lớn lao nhưng giá
bán ra thị trường của Zeloft càng tăng thêm: US$ 65.00 trong năm 2002 cho một hộp
30 viên 50mg so với $50.00 cách đó hai năm khi chưa áp dụng quy trình sạch! Vơ
hình chung những việc tương tự chỉ làm tăng khoảng cách giàu nghèo ngay cả chính
trong các nước phát triển và hồn tồn đi ngược lại với ngun tắc của “phát triển bền
vững”
Từ những nhận định trên, dù có suy nghĩ tích cực đến đâu đi nữa, chúng ta khó nhìn
thấy được những đóng góp hữu hiệu cho việc phát triển bền vững để bảo vệ mơi trường
tồn cầu trong tương lai, vì:
Các nhà sản xuất ở từng quốc gia sẽ cũng chỉ chạy theo lợi nhuận và giảm thiểu mức
chi thấp nhất trong phát triển;
Tinh thần quốc gia cực đoan, và sự e dè trong việc can thiệp vào nội bộ các quốc gia
khác
Hệ thống tham nhũng từ cao xuống thấp ở những quốc gia đang phát triển hầu như vơ
phương cứu chữa. Dù luật lệ mơi trường có khắc khe đến đâu, thì việc xử lý phế thải
độc hại trong đất, khơng khí và nguồn nước do sản xuất và phát triển cũng sẽ bị ém
nhẹm hay lãng qn
Các chính phủ của những quốc gia đang phát triển vì nhu cầu cấp bách của cán cân
mậu dịch mà phải tăng gia phát triển kinh tế và lãng qn yếu tố bảo vệ mơi trường, dù
họ biết rất rõ hệ luỵ nầy sẽ đưa đến những xáo trộn trong việc phát triển xã hội sau đó

Tệ hại hơn cả là các cường quốc và nhiều quốc gia vẫn còn giữ quan niệm về chủ
nghĩa “nước lớn”, khơng cần tn thủ các luật lệ quốc tế về tồn cầu hóa mà Trung quốc

×