Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.96 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG
(Phần II - Bài 19 - Sinh học 12 và bài 27 – Công Nghệ 10 – 2 tiết)
I. LÍ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
TRONG CÔNG TÁC GIỐNG”
Trong chuyên đề: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống liên
quan đến 02 bài học:
Phần II - Bài 19 – Sinh học 12: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
và công nghệ tế bào. Đây là bài học trọng tâm của chuyên đề với nội dung quan
trọng, thông qua bài học này học sinh có được những hiểu biết cơ bản cần thiết
về tế bào và công nghệ tế bào. Không những vậy, những kiến thức trong bài này
có tính ứng dụng cao trong thực tiễn ứng dụng sản xuất liên quan chặt chẽ với
kiến thức của chủ đề. Tuy nhiên theo phân phối chương trình bài này chỉ thực
hiện trong một tiết nên học sinh ít có điều kiện tự học, đào sâu và vận dụng kiến
thức. Giáo viên khó có thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực như
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học nhóm, kĩ
thuật “ mảnh ghép”, kĩ thuật “ khăn phủ bàn”.
Bài 27 – Công nghệ 10: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác
giống. Đây là bài học mang tính ứng dụng lớn nhất của chuyên đề, mang nội
dung lí thuyết của chuyên đề tiếp cận với thực tế cuộc sống.
Từ những phân tích ở trên chuyên đề: Ứng dụng công nghệ tế bào trong
công tác giống được xây dựng nhằm kết nối các phần kiến thức trên. Bài 19 và
27 cho logic nhằm giúp học sinh có cơ hội hoạt động nhiều hơn nắm bắt kiến
thức nhanh hơn đồng thời dễ dàng vận dụng vào đời sống thực tế; giáo viên có
quỹ thời gian nhiều hơn đề vận dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích
cực vào quá trình dạy học nhằm thu được hiệu quả giáo dục cao nhất.
II. Nội dung chuyên đề.
Căn cứ vào nội dung chương trình SGK Sinh học 12 và Công nghệ 10 chuyên
đề này được cấu trúc lại với 2 nội dung chính.
1) Công nghệ tế bào.
2) Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống.


III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của
học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
1. Mục tiêu.
 Kiến thức:
- Biết được cơ sở khoa học của công nghệ tế bào.
- Biết được các quy trình nuôi cấy mô, tế bào thực vật và động vật.
- Biết được các thao tác trong quá trình cấy truyền phôi ở bò.
* Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức đã học về công nghệ tế bào, từ đó phân tích và so sánh
với thực tiễn sản xuất tại địa phương và đánh giá nội dung theo hướng khoa
học và hiệu quả.
1


* Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu các phương pháp nuôi cấy mô, tế bào và vận dụng khoa
học vào thực tiễn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao
- Ứng dụng trong quá trình phát triển kinh tế tại địa phương và gia đình
* Năng lực cần hướng tới
Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm.
2. Chuẩn bị của GV và HS
2.1 Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế theo chuyên đề và các phiếu học tập
- Tranh hoặc video minh họa quy trình chế biến
2.2 Chuẩn bị của HS
- Tài liệu học tập
IV. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng
cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
chuyên đề.

4.1 Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra
đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề
a. Xác định mục đích biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
*Căn cứ xác định mục đích biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
- Chương trình THPT.
- Tài liệu hướng dẫn.
- Sách giáo khoa Sinh học 12.
- Sách giáo khoa CN 10.
*Mục đích kiểm tra: Kiểm tra nhận thức của học sinh, mức độ cần đạt được,
mục tiêu sau khi học xong chuyên đề “Ứng dụng công nghệ tế bào trong công
tác giống”.
b. Hình thức biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá
Chủ yếu câu hỏi lí thuyết và hình thức là trắc nghiệm khách quan kết hợp
với tự luận.
4.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
Kiến thức
- Biết phương pháp thực hiện các thao tác trong nuôi cấy mô, tế bào.
- Biết phương pháp cấy truyền phôi bò.
- Biết được 1 số sản phẩm của công nghệ tế bào.
Kĩ năng
- Chế biến thành công một số sản phẩm dựa trên công nghệ tế bào.
Thái độ
- Có ý thức bảo tồn các giống động thực vật.

2


Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ
đề
Loại

Vận
dụng Vận dụng
Nội
câu
Nhận biết
Thông hiểu
thấp
cao
dung
hỏi/bài
tập
1. Công
- Hiện nay,
- Khi cấy
nghệ tế
các sản phẩm
truyền
bào
- Nêu cơ sở
nước
sâm
phôi bò,
2. Ứng
khoa học của
được sản xuất

con
dụng
nuôi cấy mô,
và bán rộng

sinh
ra
công
tế bào. Câu - So sánh các rãi trên thị
mang đặc
nghệ tế
1.1
phương pháp trường trong
điểm kiểu
bào
- Trình bày nuôi cấy mô, khi trồng sâm
hình giống
trong
quy
trình tế bào hiện lấy củ phải
bò mang
công
nuôi cấy mô, nay. Câu 2.1 mất 7 năm nới
thai
hộ
tác
tế bào ở thực - Những yếu cho thu hoạch
hay

giống
vật và động tố nào quyết và diện tích
cho trứng?
vật. Hãy kể định đến sự sâm
người
Tại sao?

những
thành công dân
trồng
Câu 4.1
Câu hỏi hoocmon
của quá trình không
đủ
Nếu
cần để nuôi nuôi cấy mô cung cấp cho
không
cấy mô, tế - tế bào, vì nền
công
tiêm
bào thực vật, sao? Câu 2.2 nghiệp thực
hoocmon
động
vật. - Giải thích phẩm. Tại sao
cho

Câu 1.2
vai trò của có hiện tượng
cho phôi
- Trình bày hoocmon
trên? Câu 3.1.


các
bước trong nuôi Làm thế nào
nhận phôi
trong

quy cấy mô, tế để đất nước ta
thì có thể
trình
cấy bào. Câu 2.3 có thể duy trì
cấy truyền
truyền phôi
xuất
khẩu
phôi
bò. Câu 1.3
nhiều
tấn
không?
thuốc
Câu 4.2
berberin/năm
?Câu 3.2
- Giải thích
Bài tập
cơ sở khoa
thực
học của việc
hành,
nuôi cấy mô,
thí
tế bào. Câu
nghiệm
2.4

3



V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả
dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh
*/ Mức 1. Nhận biết:
Câu 1.1. Nêu cơ sở khoa học của nuôi cấy mô, tế bào.
Câu 1.2. Trình bày quy trình nuôi cấy mô, tế bào ở thực vật và động vật. Hãy kể
những hoocmon cần để nuôi cấy mô, tế bào thực vật, động vật.
Câu 1.3. Trình bày các bước trong quy trình cấy truyền phôi bò.
*/ Mức 2.Thông hiểu
Câu 2.1. So sánh các phương pháp nuôi cấy mô, tế bào hiện nay.
Câu 2.2. Những yếu tố nào quyết định đến sự thành công của quá trình nuôi cấy
mô - tế bào, vì sao?
Câu 2.3. Giải thích vai trò của hoocmon trong nuôi cấy mô, tế bào.
Câu 2.4. Giải thích cơ sở khoa học của việc nuôi cấy mô, tế bào.
*/ Mức 3. Vận dụng thấp
Câu 3.1. Hiện nay, các sản phẩm nước sâm được sản xuất và bán rộng rãi trên
thị trường trong khi trồng sâm lấy củ phải mất 7 năm nới cho thu hoạch và diện
tích sâm người dân trồng không đủ cung cấp cho nền công nghiệp thực phẩm.
Tại sao có hiện tượng trên?
ĐA:
Có hiện tượng trên vì:
- Khi nuôi cấy mô, tế bào thực vật trong phòng thí nghiệm sẽ rút ngắn thời gian
hình thành các hoạt chất mà thực vật trong tự nhiên hình thành.
- Trong tự nhiên, trồng sâm lấy củ phải mất 7 năm mới cho hoạt chất để sử dụng
được củ sâm nhưng trong phòng thí nghiệm, người ta nuôi cấy mô sâm chỉ mất 2
tháng là đã hình thành hoạt chất của củ sâm 7 năm. Vậy nên các hoạt chất sâm
đưa vào nền công nghiệp hầu hết được chế tạo từ nuôi cấy mô sâm trong phòng
thí nghiệm.
Câu 3.2. Làm thế nào để đất nước ta có thể duy trì xuất khẩu nhiều tấn thuốc

berberin/năm?
ĐA:
- Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để nuôi cấy mô cây hoàng đàn.
*/ Mức 4: Vận dụng cao.
Câu 4.1. Khi cấy truyền phôi bò, bò con sinh ra mang đặc điểm kiểu hình giống
bò mang thai hộ hay bò cho trứng? Tại sao?
ĐA:
- Bò con sinh ra mang đặc điểm kiểu hình của bò cho trứng vì bò cho trứng mới
là bò cho bộ gen.
Câu 4.2. Nếu không tiêm hoocmon cho bò cho phôi và bò nhận phôi thì có thể
cấy truyền phôi không?
ĐA:
Không vì không tạo ra sự đồng pha.
VI.Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Hs hát tập thể hoặc chơi một số trò chơi liên quan tới nội dung chuyên đề
4


- Tổ chức hoạt động trả nghiệm để học sinh tìm hiểu và thể hiện kiến thức liên
quan tới nội dung bài học trước khi học bài mới
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nêu vấn đề để hs suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình

PHIẾU HỌC TẬP
1. Theo em khi muốn nhân nhanh 1 giống vật nuôi, cây trồng có
những khó khăn gì?
2. Giải pháp để giải quyết những khó khăn đó hiện nay hay sử
dụng là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV tổ chức chia Hs thành nhiều nhóm (4-6 nhóm). HS tìm hiểu tài liệu và kết
hợp hiểu biết của mình để trả lời trong nhóm
- Sử dụng kĩ thuật “tia chớp’’ hay “khăn trải bàn” để Hs phát hiện và giải quyết
vấn đề chính xác đúng mục tiêu bài học.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến chung của nhóm
- Hs lớp thảo luận
- GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt sang hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Công nghệ tế bào thực vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho hs nghiên cứu nội dung phần II.1 bài 19 (Trang 80)
- GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và nội dung hiểu biết của
mình thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Em hãy điền các nội dung tương ứng vào bảng dưới đây:

5


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lớp chia thành 3 nhóm cùng nghiên cứu nội dung của câu hỏi, sau đó
chia sẻ ý kiến và thảo luận trong nhóm.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến chung của nhóm.
- Hs lớp thảo luận.
- GV nhận xét ngắn gọn và kết luận nội dung.
* Nuôi cấy mô, tế bào thực vật invitro để nhân nhanh các cây quý hiếm hoặc
nhân nhanh kiểu gen tốt

* Lai tế bào xoma:
+ loại bỏ thành tế bào
+ cho tế bào trần của hai loài vào môi trường đặc biệt để chúng dung hợp
với nhau
+ đưa tế bào lai vào nuôi cấy invitro tạo cây lai khác loài và nuôi cấy nhân
nhanh cây này, tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài
* nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh tạo cây đơn bội hoặc dùng conxisin
tạo tế bào lưỡng bội rồi cho phát triển thành cây con đồng hợp tử về tất cả các
cặp gen
Nội dung 2: Công nghệ tế bào động vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho hs nghiên cứu nội dung phần II.2 bài 19 (Trang 80-81)
- GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và nội dung hiểu biết của
mình trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nếu bạn có 1 con chó mang kiểu gen quý hiếm, làm thế nào để bạn
có thể tạo ra nhiều con chó có kiểu gen quý hiếm giống của bạn?
2. Quy trình tạo ra con cừu Đôly của các nhà khoa học ?
3. Có phương pháp nào tương tự phương pháp tạo cừu Đôly không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lớp chia thành 3 nhóm cùng nghiên cứu nội dung của 3 câu hỏi, sau đó
chia sẻ ý kiến và thảo luận trong nhóm
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Các nhóm thực hiện cách “trạm xe bus”
Lần 1: Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của mình lên vị trí bảng dành cho
nhóm,
Lần 2: Lần lượt các nhóm di chuyển một trạm và bổ sung kiến thức cho nhóm
khác
Lần 3: tiếp tục các nhóm di chuyển một trạm nữa và bổ sung kiến thức còn thiếu
cho nhóm kia
GV nhận xét kết quả thảo luận của 3 nhóm và kết luận cuối cùng.

Kết luận nội dung
a. Nhân bản vô tính động vật
6


- Tách nhân TB của cơ thể cần nhân bản và chuyển vào Trứng đã hủy nhân 
TB chứa nhân 2n của động vật cần nhân bản  Nuôi TB chuyển nhân trong ống
nghiệm cho phát triển thành phôi  Cấy phôi vào tử cung cái giống cho mang
thai, sinh sản bình thường.
- Tạo được nhiều vật nuôi cùng mang các gen quý.
b. Cấy truyền phôi
- Phôi được tách thành nhiều phôi  tử cung các vật cái giống  mỗi phôi sẽ
phát triển thành một cơ thể mới.
Nội dung 3: Tìm hiểu khái niệm, cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền
phôi
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát video.
- Vận dụng hiểu biết từ nội dung đã xem và trong thực tiễn đời sống, em hãy suy nghĩ
để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu khái niệm cấy truyền phôi?
2. Cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động nhóm cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập 3
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm khác cho nhận xét, góp ý, bổ sung
- GV nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận nội dung
Kết luận nội dung:

* Khái niệm công nghệ cấy truyền phôi
Là quá trình cấy chuyển phôi từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác, phôi
vẫn sống, phát triển tốt, tạo thành cơ thể mới và được sinh ra bình thường
* Cơ sở khoa học
- Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của sự phát triển (từ hợp tử đến phôi
8 tế bào). Nếu được tách và cấy sang một cơ thể khác có cùng trạng thái sinh lý
sinh dục, phôi vẫn phát triển bình thường
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi do Hoocmon sinh dục điều tiết (tuyến Yên tiết
ra). Thông qua chế phẩm sinh học (hoocmon sinh dục nhân tạo) con người có
thể điều khiển hoạt động sinh sản của vật nuôi theo ý muốn
Nội dung 4: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu đoạn phim quy trình công nghệ cấy truyền phôi; Yêu cầu HS theo
dõi đoạn phim và kết hợp với sơ đồ quy trình công nghệ cấy truyền phôi.
- Sau khi học sinh quan sát, yêu cầu hoàn thành phiếu học tập:

BƯỚC
Chọn bò cho phôi
Chọn bò nhận phôi
Gây động dục đồng loạt

NỘI DUNG – YÊU CẦU

7


Gây rụng trứng nhiều ở bò
cho phôi
Phối giống bò cho phôi với
bò đực giống tốt

Thu hoạch phôi
Cấy phôi cho bò nhận phôi
Bò nhận phôi có chửa và
sinh con
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Chia HS trong lớp thành 4 nhóm, HS thảo luận nhóm nội dung câu hỏi đã
nêu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận
GV tổng kết:
III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
BƯỚC
NỘI DUNG – YÊU CẦU
Chọn bò cho Chọn bò có phẩm chất tốt, khỏe mạnh không bị bệnh
phôi
Chọn bò nhận Chọn bò khỏe mạnh, nuôi con khéo, không bị bệnh
phôi
Gây động dục Sử dụng hoocmon sinh dục gây động dục đồng thời ở
đồng loạt
bò cho phôi và nhận phôi tạo ra sự đồng pha về trạng
thái sinh lý sinh dục
Gây
rụng Sử dụng hoocmon nhân tạo gây rụng nhiều trứng trong
trứng nhiều ở một chu kỳ sinh sản
bò cho phôi
Phối giống bò Bò đực giống phải có phẩm chất tốt, không bị bệnh
cho phôi với
bò đực giống
tốt
Thu

hoạch Đảm bảo chất lượng phôi
phôi
Cấy phôi cho Cấy phôi vào cơ thể bò mẹ có trạng thái sinh lý sinh
bò nhận phôi
dục phù hợp với tuổi phôi
Bò nhận phôi Sau khi cấy phôi cho bò nhận phôi, bò nhận phôi sẽ có
có chửa và chửa. Phải có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp
sinh con
đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bò mẹ và
bào thai
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích:
8


Giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết câu hỏi liên quan
đến tình huống thực tiễn.
2. Nội dung:
*/ Mức 1. Nhận biết:
Câu 1.1. Nêu cơ sở khoa học của nuôi cấy mô, tế bào.
Câu 1.2. Trình bày quy trình nuôi cấy mô, tế bào ở thực vật và động vật. Hãy kể
những hoocmon cần để nuôi cấy mô, tế bào thực vật, động vật.
Câu 1.3. Trình bày các bước trong quy trình cấy truyền phôi bò.
*/ Mức 2.Thông hiểu
Câu 2.1. So sánh các phương pháp nuôi cấy mô, tế bào hiện nay.
Câu 2.2. Những yếu tố nào quyết định đến sự thành công của quá trình nuôi cấy
mô - tế bào, vì sao?
Câu 2.3. Giải thích vai trò của hoocmon trong nuôi cấy mô, tế bào.
Câu 2.4. Giải thích cơ sở khoa học của việc nuôi cấy mô, tế bào.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:

Học sinh có thể đưa ra cau trả lời nhưng chưa chính xác, GV hướng dẫn
và giúp học sinh hoàn thiện.
4. Kĩ thuật tổ chức:
- GV đưa câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân, GV gọi 1 HS trả lời.
- GV phân tích câu trả lời và bổ sung ý kiến.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục đích:
Giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết câu hỏi liên quan
đến tình huống thực tiễn. Từ đó, HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên
vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Nội dung:
*/ Mức 3. Vận dụng thấp
Câu 3.1. Hiện nay, các sản phẩm nước sâm được sản xuất và bán rộng rãi trên
thị trường trong khi trồng sâm lấy củ phải mất 7 năm nới cho thu hoạch và diện
tích sâm người dân trồng không đủ cung cấp cho nền công nghiệp thực phẩm.
Tại sao có hiện tượng trên?
Câu 3.2. Làm thế nào để đất nước ta có thể duy trì xuất khẩu nhiều tấn thuốc
berberin/năm?
*/ Mức 4: Vận dụng cao.
Câu 4.1. Khi cấy truyền phôi bò, bò con sinh ra mang đặc điểm kiểu hình giống
bò mang thai hộ hay bò cho trứng? Tại sao?
Câu 4.2. Nếu không tiêm hoocmon cho bò cho phôi và bò nhận phôi thì có thể
cấy truyền phôi không?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Học sinh có thể đưa ra cau trả lời nhưng chưa chính xác, GV hướng dẫn
và giúp học sinh hoàn thiện dựa trên nội dung sau:
*/ Mức 3. Vận dụng thấp
9



Câu 3.1. Hiện nay, các sản phẩm nước sâm được sản xuất và bán rộng rãi trên
thị trường trong khi trồng sâm lấy củ phải mất 7 năm nới cho thu hoạch và diện
tích sâm người dân trồng không đủ cung cấp cho nền công nghiệp thực phẩm.
Tại sao có hiện tượng trên?
ĐA:
Có hiện tượng trên vì:
- Khi nuôi cấy mô, tế bào thực vật trong phòng thí nghiệm sẽ rút ngắn thời gian
hình thành các hoạt chất mà thực vật trong tự nhiên hình thành.
- Trong tự nhiên, trồng sâm lấy củ phải mất 7 năm mới cho hoạt chất để sử dụng
được củ sâm nhưng trong phòng thí nghiệm, người ta nuôi cấy mô sâm chỉ mất 2
tháng là đã hình thành hoạt chất của củ sâm 7 năm. Vậy nên các hoạt chất sâm
đưa vào nền công nghiệp hầu hết được chế tạo từ nuôi cấy mô sâm trong phòng
thí nghiệm.
Câu 3.2. Làm thế nào để đất nước ta có thể duy trì xuất khẩu nhiều tấn thuốc
berberin/năm?
ĐA:
- Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để nuôi cấy mô cây hoàng đàn.
*/ Mức 4: Vận dụng cao.
Câu 4.1. Khi cấy truyền phôi bò, bò con sinh ra mang đặc điểm kiểu hình giống
bò mang thai hộ hay bò cho trứng? Tại sao?
ĐA:
- Bò con sinh ra mang đặc điểm kiểu hình của bò cho trứng vì bò cho trứng mới
là bò cho bộ gen.
Câu 4.2. Nếu không tiêm hoocmon cho bò cho phôi và bò nhận phôi thì có thể
cấy truyền phôi không?
ĐA:
Không vì không tạo ra sự đồng pha.
4. Kĩ thuật tổ chức:
- GV đưa câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân, GV gọi 1 HS trả lời.
- GV phân tích câu trả lời và bổ sung ý kiến.
- HS trình bày lại cẩn thận vào vở bài tập khi về nhà, GV kiểm tra lại vào hôm
sau.

10



×