Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC Môn: Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

Môn: Sinh học
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề gồm 3 bài: bài 8, bài 9, bài 10 thuộc chương II. Cấu trúc tế bào, Phần 2.
Sinh học Tế bào – Sinh học 10 cơ bản.
2. Mạch kiến thức của chủ đề
2.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
2.2. Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực.
2.2.1. Nhân tế bào.
2.2.2. Ti thể.
2.2.3. Lục lạp.
2.2.4. Lưới nội chất.
2.2.5. Ribôxôm.
2.2.6. Bộ máy Gôngi.
2.2.7. Không bào, lizôxôm.
2.2.8. Màng sinh chất.
2.2.9. Thành tế bào và chất nền ngoại bào.
3. Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 2 tiết
4. Nội dung
* Tế bào nhân thực: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có nhiều bào
quan với cấu trúc và chức năng khác nhau.
1. Nhân, ty thể, lục lạp.
Bào quan
NHÂN

Cấu trúc
- Được bao bọc bởi 2 lớp màng.


Chức năng
Mang thông tin di truyền và là


- bên trong là dịch nhân chứa chất
trung tâm điều khiển mọi hoạt
nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với
động sống của tế bào.
prôtêin) và nhân con.

TY THỂ

- Cấu trúc màng kép, màng ngoài
trơn, màng trong gấp nếp thành các
mào trên đó chứa nhiều enzim hô Là nơi diễn ra quá trình hô hấp
tế bào, cung cấp năng lượng
hấp.
cho mọi hoạt động sống.
- Bên trong ti thể có chất nền chứa
ADN và ribôxôm.
- Là bào quan có cấu trúc màng kép
- Bên trong:

LỤC LẠP

+ Chất nền: chứa ADN dạng vòng, Lục lạp là nơi diễn ra quá trình
ribôxôm.
quang hợp
+ Grana: gồm nhiều tilacoit xếp
chồng lên nhau, trên màng tilacoit

chứa diệp lục và enzym quang hợp.

2. Lưới nội chất, bộ máy gôngi, không bào, lizôxôm, ribôxôm.
Bào quan

Cấu tạo

Chức năng

Lưới nội chất

- Là bào quan có màng đơn,
*Lưới nội chất hạt: trên màng
gồm hệ thống ống và xoang
có nhiều hạt ribôxôm, tham
dẹp thông với nhau chia tế
gia quá trình tổng hợp prôtêin.
bào chất ra thành nhiều xoang
*Lưới nội chất trơn: trên
chức năng.
màng không có đính các hạt
- Lưới nội chất có hai loại:
ribôxôm., có vai trò tổng hợp
lưới nội chất hạt và lưới nội
lipit, chuyển hoá đường...
chất trơn.

Bộ máy Gôngi

là bào quan có màng đơn,

Thu gom, đóng gói, biến đổi
gồm hệ thống các túi màng
và phân phối sản phẩm từ nơi
dẹp xếp chồng lên nhau,
sản xuất đến nơi sử dụng.
nhưng tách biệt nhau.

Không bào

Là bào quan được bao bọc Chức năng của bào quan khác
bởi màng đơn, bên trong là nhau tùy theo từng loài sinh
dịch chứa các chất hữu cơ vật và từng loại tế bào. Ví dụ:
(sắc tố, este hương thơm....)và tạo áp suất thẩm thấu giúp tế


bào lông hút hút nước, giúp
các ion khoáng, các chất phế
hoa có nhiều màu sắc và mùi
thải độc hại...
hương khác nhau...
Lizôxôm

Phân hủy các tế bào già, các
Là bào quan có một lớp màng
bào quan già, tế bào bị tổn
bao bọc, chứa nhiều loại
thương, các đại phân tử
enzym thủy phân
(protein, cacbohidrat, lipit...)


Ribôxôm

Là bào quan nhỏ, không có
màng bao bọc, được cấu tạo Là nơi tổng hợp prôtêin.
từ các phân tử rARN và
prôtêin.

3. Màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào.
Thành phần cấu
trúc

Cấu tạo
- Lớp kép photpholipit

Màng sinh chất

- Trao đổi chất với môi trường
có chọn lọc

- Protein: xuyên màng, bám - Thu nhận thông tin cho tế bào
màng.
nhờ các protein thụ thể
- Colesterol

Thành tế bào

Chức năng

- Tạo tính đặc trưng cho tế bào
nhờ các dấu chuẩn glicoprotein


- Tế bào thực vật: xenlulôzơ - Quy định hình dạng tế bào
- Bảo vệ tế bào.
- Tế bào nấm: kitin

- Giúp các tế bào liên kết với
Chủ yếu là các sợi nhau tạo thành các mô nhất
Chất nền ngoại bào glicôprôtêin kết hợp với chất định.
vô cơ, hữu cơ…
- Giúp tế bào thu nhận thông
tin.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của tế bào nhân thực.


- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và tế
bào thực vật (Thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân tế bào, lưới nội chất,
ribôxôm, bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm, chất nền ngoại bào).
- Phân biệt được các bào quan về cấu tạo và chức năng.
- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mỗi loại bào quan.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và hoàn
thiện, phân phối prôtêin của tế bào.
- So sánh được cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật.
- So sánh được cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
1.2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, quan sát, phân tích, tổng
hợp, phát hiện vấn đề.
- Quan sát hình vẽ, chú thích được hình đã quan sát.

1.3. Thái độ: Nghiên cứu sự sống gắn liền với nghiên cứu tế bào → có niềm tin và
say mê khoa học, yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học.
1.4. Định hướng phát triển năng lực trong chủ đề
STT Tên năng lực Các kỹ năng thành phần
1

Các kỹ năng sinh học cơ bản: Quan sát các tế bào: tế bào động vật,
Năng lực phát
tế bào thực vật; Mô tả chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử
hiện và giải
dụng bảng các thuật ngữ sinh học được đánh dấu bằng các mã số;
quyết vấn đề
Xử lý tình huống.

2

Năng lực thu
Các kỹ năng sinh học cơ bản: Đọc hiểu tranh vẽ; Thu nhận và xử lý
nhận và xử lý
thông tin.
thông tin

3

Năng
nghiên
khoa học

4


Năng
duy

5

Năng lực ngôn Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh
ngữ
luận, thảo luận về tế bào.

lực

lực Các kỹ năng khoa học: Quan sát các đối tượng sinh học; Tìm kiếm
cứu mối quan hệ giữa các bào quan; Đưa ra các tiên đoán; Hình thành
nên các giả thuyết khoa học.


Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các loại
tế bào: tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực; so
sánh các bào quan trong tế bào.

2. Phương pháp.
- Phương pháp dạy học chủ yếu là nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.


3. Chuẩn bị bài học
* Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Hình ảnh 8.1, 8.2, 9.1, 9.2, 10.2 SGK.
- PHT về cấu trúc và chức năng các loại bào quan trong cấu trúc tế bào nhân thực;
* Chuẩn bị của HS: Bảng phụ, bút dạ.

4. Tiến trình dạy học chủ đề
- Hoạt động 1: Khởi động.
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
+ Nội dung 1: Nhân, ti thể, lục lạp.
+ Nội dung 2: Lưới nội chất, bộ máy gôngi, không bào, lizôxôm, ribôxôm.
+ Nội dung 3: Màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào.
- Hoạt động 3: Luyện tập.
- Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng.
- Hoạt động 5: Kiểm tra, đánh giá.
5. Tổ chức các hoạt động dạy học
Trong bài GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học thông qua: làm việc
nhóm, làm việc cá nhân; với các phương pháp cụ thể: trò chơi, thảo luận nhóm,
tranh luận, nêu vấn đề...
TIẾT 1
1.Hoạt động khởi động
- Mục đích:
+ HS ôn lại kiến thức cũ và phát hiện nội dung kiến thức mới qua trò chơi.
+ Tạo sự hứng thú, thoải mái cho học sinh
+ Làm bộc lộ những vấn đề cần tìm hiểu
+ Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Phương thức tổ chức:
+ Hoạt động khởi động được tổ chức thông qua trò chơi “ô chữ bí mật”, là chặng 1
- “khởi động” trong cuộc đua kiến thức giữa 2 đội, tạo không khí vui vẻ, sôi nổi,
kích thích tính tích cực cho HS.
+ Để tiện cho HS hoạt động trong giờ học, GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2
nhóm (đội xanh: nhóm 1 và nhóm 2, đội đỏ: nhóm 3 và nhóm 4) biên chế của 4
nhóm không thay đổi trong suốt giờ học.


+ GV vẽ 2 ô vuông dùng ghi điểm cho 2 đội vào 1 góc bảng. 2 đội sẽ thi đua bằng

cách tích điểm, cuối giờ đội nào cao điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc. (Ngoài điểm từ
hoạt động nhóm, HS có thể ghi điểm cho nhóm mình bằng cách giơ tay trả lời các
câu hỏi phát vấn của GV)
Các bước
Chuyển giao
nhiệm vụ

Thực hiện
nhiệm vụ

Phát hiện vấn
đề

Hoạt động của GV
GV phổ biến luật chơi “ô chữ bí mật”
– chặng 1 “khởi động”.
Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ
hàng dọc. Mỗi nhóm lần lượt cử 1 bạn
đai diện chọn 1 ô chữ hàng ngang. GV
cho câu hỏi gợi ý. HS suy nghĩ trong
10 giây để đưa ra đáp án. Chỉ người
đại diện được chốt đáp án, có thể nhận
gợi ý từ các thành viên khác trong
nhóm. Mỗi câu trả lời đúng được tính
1 điểm cho nhóm.
GV giám sát các đội chơi, đưa lời dẫn
gợi ý cho các ô chữ, công bố đáp án
nếu các đội trả lời đúng, với mỗi câu
trả lời đúng ở ô hàng ngang, mỗi đội
sẽ nhận được 1 điểm. Đội nào phát

hiện và trả lời đúng ô chữ hàng dọc sẽ
nhận được 2 điểm.
Sau khi trò chơi kết thúc, GV tổng kết
ghi điểm cho các nhóm.
GV dẫn dắt tới vấn đề cần giải quyết
trong bài mới.

Hoạt động của HS
HS nghe phổ biến luật
chơi, sẵn sàng nhận
nhiệm vụ.

Lần lượt HS của 2 đội
chọn ô chữ và giải mã,
HS khác trong nhóm cổ
vũ và có thể gợi ý. HS
đại diện là người chốt
đáp án.
HS giải đáp được ô chữ
bí mật hàng dọc, cũng
chính là chủ đề của bài
học.


Dự kiến sản
phẩm

+ Khơi dậy tính tích cực,
niềm đam mê khám phá
kiến thức; phát huy tinh

thần đoàn kết, tinh thần
trách nhiệm của mỗi HS.
+ Phát triển năng lực thu
nhận và xử lý thông tin,
tư duy logic, phát hiện
và giải quyết vấn đề.
Làm nảy sinh những thắc
mắc trong HS, khiến HS
muốn tìm hiểu kiến thức
mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục đích:
+ HS hiểu được cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực,
phân tích được cấu tạo của mỗi bào quan phù hợp với chức năng của nó.
+ HS hiểu được mối quan hệ trong hoạt động của các bào quan.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
- Phương thức tổ chức:
Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác nhau trong từng nội dung cụ thể.
2.1. Nội dung 1: Nhân tế bào, ti thể, lục lạp.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao GV giao bài tập cho 4 nhóm. Nhận bài tập và hoạt động
nhiệm vụ
Nhiệm vụ của HS là thảo luận nhóm.
nhóm để hoàn thành bài tập trong 3
phút.
- Bài tập 1: Một nhà khoa học đã

tiến hành phá hủy nhân của tế bào
trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy
nhân của tế bào sinh dưỡng của
loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí
nghiệm ông đã nhận được các con
ếch từ các tế bào đã được chuyển
nhân. Các con ếch này có đặc điểm
của loài nào? Thí nghiệm này
chứng minh điều gì? Cho biết cấu


trúc và chức năng
bào?

của nhân tế

- Bài tập 2: Sau tiết học về cấu trúc
tế bào, 4 bạn Minh, Hoa, Linh, Hà
vẫn còn tranh luận với nhau về tế
bào nào trong cơ thể người có chứa
nhiều ti thể nhất, mỗi bạn chọn 1
đáp án.
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào cơ tim.
D. Tế bào xương
Em hãy cho biết cấu trúc, chức
năng của ti thể và giải thích cho
các bạn.
- Bài tập 3: Khi chuẩn bị cho tiết

học về cấu trúc tế bào, bạn Minh
sưu tầm được hình vẽ sau nhưng
chưa hiểu rõ về nó:

Em hãy cho biết đây là bào quan
nào? Có ở đối tượng nào? Chú
thích các số thứ tự 1 – 5. Chức
năng của bào quan này là gì?
- Bài tập 4: Tại sao lá cây có màu
xanh? Màu xanh của lá cây có liên
quan tới chức năng quang hợp hay
không? Tại sao?
Thực hiện
nhiệm vụ

- GV quan sát hoạt động của các - HS thảo luận nhóm, hoàn
nhóm, tính tích cực của mỗi HS thành bài tập cử 1 bạn làm
trong từng nhóm
thư kí ghi chép.


Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ

Dự kiến sản
phẩm

- Theo dõi kết quả làm việc của - Mỗi nhóm cử 1 HS đại
từng nhóm, gọi HS các nhóm khác diện lên thuyết trình sản

có ý kiến bổ sung.
phẩm của nhóm trong 1
phút.
- GV nhận xét kết quả làm việc của - HS theo dõi kết quả báo
các nhóm, chấm điểm các nhóm
cáo các nhóm.
- GV phân tích và nhấn mạnh các - Có ý kiến đóng góp, bổ
nội dung trọng tâm.
sung cho bài làm các nhóm.
- Nghe và ghi chép khi GV
kết luận.
- GV quan sát được thái độ học tập
của HS
- Đánh giá được phần nào khả
năng thu thập và xử lý thông tin, tư
duy logic của HS.

- HS hiểu được cấu trúc và
chức năng của các bào quan:
nhân, ty thể, lục lạp; và so
sánh được 3 bào quan này.

2.2. Nội dung 2: Lưới nội chất, bộ máy Gôngi, không bào, lizôxôm, ribôxôm.
HS làm việc cá nhân tự nghiên cứu SGK; thảo luận, thi đấu chặng 2 - “tăng tốc”
giữa 2 đội (xanh và đỏ).
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao - GV chiếu hình ảnh cấu trúc tế bào - Quan sát hình ảnh, nảy
nhiệm vụ

thực vật và động vật, dẫn dắt HS sinh vấn đề cần giải quyết
vào vấn đề cần tìm hiểu.
- GV tổ chức chặng đua 2 “tăng
tốc” – ghép ô cho phù hợp.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi HS tự nghiên cứu mục II, III,
IV, VII trang 37, 38, 42 SGK trong
7 phút.
+ Mỗi đội cử 3 thành viên lên ghép
các ô cấu trúc, chức năng vào vị trí
các bào quan cho phù hợp. Mỗi ô
ghép đúng được 1 điểm.


Bảng 1. Các
bào quan
1. Lưới nội
chất
2. Bộ máy
Golgi
3. Không bào
4. Lizôxôm
5. Ribôxôm

Bảng 2. Cấu trúc
Là một chồng túi màng dẹp xếp
cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt
với cái kia.
Là hệ thống màng bên trong tế
bào tạo nên hệ thống các ống và

xoang dẹp thông với nhau.
Là bào quan được bao bọc bởi
màng đơn, bên trong là dịch chứa
các chất hữu cơ (sắc tố, este
hương thơm....) và các ion
khoáng, các chất phế thải độc
hại...
Là bào quan có một lớp màng
bao bọc, chứa nhiều loại enzym
thủy phân
Là bào quan nhỏ, không có màng
bao bọc, cấu tạo từ rARN và


protein
Là bào quan có 2 lớp màng bao
bọc. Bên trong là chất nền cùng
hệ thống các túi dẹt tilacoit.
Là bào quan có 2 lớp màng bao
bọc; màng ngoài trơn; màng
trong gấp khúc thành các mào,
trên đó có nhiều loại enzym hô
hấp
Bảng 3. Chức năng
Là bào quan chuyên tổng hợp
protein của tế bào
Tổng hợp protein hoặc tổng hợp
lipit, chuyển hóa đường, phân
hủy các chất độc hại
Chức năng của bào quan khác

nhau tùy theo từng loài sinh vật
và từng loại tế bào. Ví dụ: tạo áp
suất thẩm thấu giúp tế bào lông
hút hút nước, giúp hoa có nhiều
màu sắc và mùi hương khác
nhau...
Nơi diễn ra quá trình quang hợp
Nơi diễn ra quá trình hô hấp tế
bào, cung cấp năng lượng cho các
hoạt động sống.


Lắp ráp, đóng gói và phân phối
các sản phẩm của tế bào
Phân hủy các tế bào già, các bào
quan già, tế bào bị tổn thương,
các đại phân tử (protein,
cacbohidrat, lipit...)
Thực hiện
nhiệm vụ

Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ

Dự kiến sản
phẩm

- GV quan sát hoạt động của HS.
- Làm việc cá nhân, nghiên

- Theo dõi các đội thực hiện nhiệm cứu sách giáo khoa.
vụ.
- Mỗi nhóm cử 3 thành viên
trực tiếp tham gia cuộc đua
ghép ô trong 2 phút.
- Sau khi các đội hoàn thành, GV - HS lắng nghe, đặt câu hỏi
gọi HS đội khác nhận xét chéo.
nếu chưa rõ
- Chốt vấn đề sau khi HS hoàn - Ghi chép nội dung trọng
thành, tranh luận.
tâm vào vở.
- Ghi điểm cho các đội dựa trên kết
quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát được thái độ học tập
của HS
- Đánh giá được phần nào khả năng
thu thập và xử lý thông tin của HS.

- HS sắp xếp đúng các dữ
liệu đã cho vào các ô cấu
trúc, chức năng tương ứng
của các bào quan.
- Rèn khả năng thu nhận và
xử lý thông tin nhanh nhạy.

3. Hoạt động luyện tập
- Mục đích:
+ Giúp HS củng cố kiến thức mới.
+ GV kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.

+ Rèn luyện khả năng ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
+ Tạo hứng thú cho HS trong các tiết học tiếp theo.
- Phương thức tổ chức:
Hoạt động được tổ chức theo hình thức là chặng 3 của cuộc đua – “về đích”


Các bước
Chuyển giao
nhiệm vụ

Hoạt động của giáo viên
GV phổ biến luật chơi:
+ GV đưa ra các câu hỏi trắc
nghiệm.
+ Nhóm nào nhanh hơn sẽ giành
được quyền trả lời, mỗi câu trả lời
đúng được 1 điểm, trả lời sai bị trừ
1 điểm.
Câu 1. Bào quan giữ vai trò quan
trọng nhất trong quá trình hô hấp
của tế bào là
A. lạp thể.
B. ti thể.
C. bộ máy gôngi.
D. ribôxôm.
Câu 2. Không bào trong đó chứa
nhiều sắc tố thuộc tế bào
A. lông hút của rễ cây.
B. cánh hoa.
C. đỉnh sinh trưởng.

D. lá cây của một số loài cây mà
động vật không dám ăn.
Câu 3. Loại bào quan chỉ có ở tế
bào thực vật không có ở tế bào
động vật là
A. ti thể.
B. trung thể.
C. lục lạp.

Hoạt động của học sinh
HS nghe phổ biến luật chơi,
sẵn sàng nhận nhiệm vụ.


D. lưới nội chất hạt.
Câu 4. Trước khi chuyển thành ếch
con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi
của nó. Bào quan đã giúp nó thực
hiện việc này là
A. lưới nội chất.
B. lizôxôm.
C. ribôxôm.
D. ty thể.
Câu 5. Trong cơ thể người, tế bào
có lưới nội chất hạt phát triển
mạnh nhất là tế bào
A. hồng cầu.
B. bạch cầu.
C. biểu bì.
Thực hiện

nhiệm vụ
Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ
Dự kiến sản
phẩm

D. cơ.
GV quan sát hoạt động của HS

HS trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm.

- GV nhận xét kết quả làm việc của
các đội, chấm điểm, công bố đội
giành chiến thắng trong cuộc đua.
- GV quan sát được thái độ học tập HS được củng cố kiến thức,
của HS
Rèn luyện khả năng ghi nhớ,
- Đánh giá được mức độ lĩnh hội vận dụng, tư duy logic...
kiến thức của HS.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để lí giải thích các hiện tượng
trong thực tế cuộc sống.
- Phương thức tổ chức:
- GV giao câu hỏi cho các nhóm thảo luận, về nhà hoàn thiện, báo cáo vào tiết học
sau:
+ Nhóm 1: Lá một số loài cây có màu đỏ, màu tím...(lá tía tô, lá rau rền đỏ...) thì có
quang hợp hay không? Tại sao lá cây có những màu sắc như vậy?



+ Nhóm 2: Tại sao khi còn trong bào thai, con người có đuôi và các ngón tay có
màng dính, khi sinh ra không còn hiện tượng này.
+ Nhóm 3: Bằng cách nào thạch sùng tự đứt đuôi khi bị tấn công? Việc này có ý
nghĩa gì?
+ Nhóm 4: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ
thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó.
- Dự kiến sản phẩm: HS hiểu và giải thích được các hiện tượng.
TIẾT 2
1.Hoạt động khởi động
- Mục đích:
+ HS ôn lại kiến thức cũ..
+ Tạo sự hứng thú, thoải mái cho học sinh
+ Làm bộc lộ những vấn đề cần tìm hiểu
+ Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Phương thức tổ chức:
Các bước
Chuyển giao
nhiệm vụ
Thực hiện
nhiệm vụ

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giúp HS ôn lại kiến thức cũ - HS
bằng các câu hỏi trắc nghiệm
- GV đưa câu hỏi và chấm điểm.
- HS giơ tay nhanh nhất trả
lời.


Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ
Dự kiến sản
phẩm

.- GV củng cố cho HS kiến thức cũ

- HS nhớ lại các kiến thức đã
được học

- GV kiểm tra được mức độ lĩnh - Trên cơ sở các kiến thức đã
hội kiến thức của HS, ý thức học biết, HS hứng thú tìm hiểu
bài cũ của HS.
kiến thức mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục đích:
+ HS hiểu được cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc: màng sinh chất,
thành tế bào, chất nền ngoại bào; phân tích được cấu tạo của mỗi bào quan phù hợp
với chức năng.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống.
- Phương thức tổ chức:


Phần hình thành kiến thức mới, GV kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
khác nhau trong từng nội dung cụ thể.
Nội dung 3: Màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào.
HS tự nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình.

Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao GV yêu cầu HS nghiên cứu mục - HS nhận nhiệm vụ của
nhiệm vụ
IX, X trang 44, 45, 46 SGk, hoàn nhóm mình, nhận phiếu học
tập, giấy và bút dạ.
thành phiếu học tập trong 5 phút
Thành
phần cấuCấu tạo Chức năng
trúc
Màng
sinh chất
Thành tế
bào
Chất nền
ngoại bào
Thực hiện
nhiệm vụ
Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ

Dự kiến sản
phẩm

- GV quan sát HS thảo luận, hướng - HS nghiên cứu SGK
dẫn và giải đáp khi cần.
- Trao đổi thống nhất đáp án,
cử 1 HS ghi đáp án vào PHT.

- GV lắng nghe phần thuyết trình, ý - Nhóm hoàn thành phiếu
kiến HS các nhóm nhận xét, phản nhanh nhất sẽ cử 1 đại diện
biện.
thuyết trình sản phẩm của
- GV công bố đáp án phiếu học tập, nhóm mình.
nhận xét chấm điểm cho các nhóm. - HS các nhóm có thể nhận
xét bổ sung, chỉnh sửa cho
nhau.
- HS đặt câu hỏi nếu chưa rõ.
- GV quan sát được thái độ học tập - HS hoàn thiện phiếu học
của HS
tập, hiểu được cấu tạo và
- Đánh giá được phần nào khả năng chức năng của các bào quan.
thu thập và xử lý thông tin của HS. - HS rèn luyện kỹ năng quan
sát, thu thập thông tin, tổng
hợp, thảo luận, thuyết trình.

3. Hoạt động luyện tập


- Mục đích:
+ Giúp HS củng cố kiến thức.
+ GV kiểm tra được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh.
+ Rèn luyện khả năng ghi nhớ, vận dụng, tư duy logic...
+ Tạo hứng thú cho HS trong các tiết học tiếp theo.
- Phương thức tổ chức:
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao GV giao cho cá nhân mỗi HS tự HS nhận bài tập.

nhiệm vụ
hoàn thiện bài tập: hoàn thành
bảng so sánh cấu trúc tế bào nhân
sơ và tế bào nhân thực trong 5
phút.
Đặc điểm

Tế
bàoTế
bào
nhân sơ
nhân thực

Kích
thước
ADN
Nhân
Thành tế
bào
Bào quan
Đại diện
Thực hiện
nhiệm vụ
Kết quả thực
hiện nhiệm
vụ

GV quan sát hoạt động của HS

HS làm bài tập.


- GV đánh giá kết quả làm việc của - HS HS hoàn thành nhanh
nhất trình bày kết quả, các
HS, chấm điểm.
- GV công bố đáp án, củng cố kiến HS khác nhận xét, bổ sung.
thức.
Đặc Tế bào nhânTế
bào
điểm sơ
nhân thực
Kích Kích
thước nhỏ
ADN ADN

thướcKích thước
lớn hơn
dạngADN

dạng


vòng

thẳng

Không


màng
màng

nhân,
nhân, ADN
Nhân ADN tự do
nằm trong
trong tế bào
nhân
chất
Tế bào động
vật không
có thành, tế
Thành tế bào
bào thực vật
Thành được cấu tạo

thành
tế bào từ
xenlulôzơ,
peptiđôglican
tế bào nấm

thành
kitin

nhiều
Không có bào
Bào
bào quan có
quan có màng
quan
màng bao

bao bọc,
bọc
Ví dụ: tế
bào
gan
Ví dụ: Vi
Ví dụ
người, nấm
khuẩn E.coli
men, trùng
giầy
Dự kiến sản
phẩm

- GV quan sát được thái độ học tập HS được củng cố kiến thức,
của HS
Rèn luyện khả năng ghi nhớ,
- Đánh giá được mức độ lĩnh hội vận dụng, tư duy logic...
kiến thức của HS.

4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá.
4.1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Năng lực
hướng tới


- Nêu được cấu
- Nêu được đặc trúc và chức năng
điểm của tế bào các bào quan
nhân thực.
trong tế bào động
- Kể ra được các vật và tế bào thực
bào quan có trong vật.

- Lấy được ví
dụ về các loại tế
tế bào thực vật, tế - Giải thích được
bào trong cơ thể
bào động vật.
vì sao nhân là
có cấu tạo phù - Kỹ năng
sát,
- Trình bày được trung tâm điều - Nêu được hợp với chức quan
tích
cấu trúc và chức khiển mọi hoạt điểm giống và năng của tế bào phân
hình,
năng các bào động sống của tế khác giữa cấu tại cơ quan, kênh
trúc siêu hiển phân tích được tổng hợp, so
quan trong tế bào bào.
động vật và tế bào - Trình bày lại vi của tế bào sự phù hợp đó. sánh.
thực vật.
được mối quan hệ động vật và tế - Phân biệt - Năng lực

bào thực vật. được cấu trúc giải
quyết
- Xác định được giữa các bào quan
siêu hiển vi của vấn đề.
những điểm giống trong quá trình
tế bào nhân sơ
và khác giữa cấu tổng hợp và tiết
và tế bào nhân
trúc và chức năng prôtêin của tế
thực.
của ti thể và lục bào.
lạp, lưới nội chất - Giải thích được
hạt và lưới nội cấu trúc khảm –
chất trơn.
động của màng
sinh chất.
4.2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa
A. các bào quan không có màng bao bọc.
B. chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào.
C. chứa bào tương và nhân tế bào.
D. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào
Câu 2. Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là
A. lạp thể.
B. ti thể.


C. bộ máy gôngi.
D. ribôxôm.
Câu 3. Màng sinh chấtcủa tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic.
B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic.
C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
D. các phân tử prôtêin.
Câu 4. Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào
A. vi khuẩn.
B. nấm .
C. động vật.
D. thực vật.
Câu 5. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
C. phải bao bọc xung quanh tế bào .
D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .
Câu 6. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào
A. một cách tuỳ ý.
B. một cách có chọn lọc .
C. chỉ cho các chất vào.
D. chỉ cho các chất ra.
Câu 7. Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. không bào, diệp lục.
B. màng xellulôzơ, không bào.
C. màng xellulôzơ, diệp lục.
D. diệp lục, không bào.


Câu 8. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
B. nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

D. nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
Câu 9. Không bào trong đó tích các chất độc, chất phế thải thuộc tế bào
A.lông hút của rễ cây.
B. cánh hoa.
C. đỉnh sinh trưởng.
D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
*Câu 10. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
A. hồng cầu.
B. cơ tim.
C. biểu bì.
D. xương.
*Câu 11. Các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc
tổng hợp
A. lipit.
B. pôlisaccarit.
C. prôtêin.
D. glucô.
Câu12. Trong tế bào, bào quan có kích thước nhỏ nhất là
A. ribôxôm.
B. ty thể.
C. lạp thể.
D. trung thể.
Câu 13. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể.


B. trung thể.
C. lục lạp.
D. lưới nội chất hạt.
Câu 14. Ở người, loại tế bào có nhiều ti thể nhất là

A. tế bào biểu bì.
B. hồng cầu.
C. tế bào cơ tim.
D. bạch cầu.
Câu 15. Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm
A. nhân, ribôxôm, lizôxôm.
B. nhân, ti thể, lục lạp.
C. ribôxôm, ti thể, lục lạp
D. lizoxôm, ti thể, peroxixôm.



×