Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM VÀ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VỚI CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TỰ LÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.63 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THỊNH

CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề : “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỒ DÙNG THÍ
NGHIỆM VÀ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
VỚI CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TỰ LÀM ”
Tác giả chuyên đề : Phạm Ngọc Dung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Thịnh, Sông Lô, Vĩnh Phúc

Đồng Thịnh, tháng11 năm 2018
CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM


VÀ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
VỚI CÁC DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM TỰ LÀM
1. Lời giới thiệu
- Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải có hướng đi phù hợp với
xu thế của thời đại. Trước tình hình đó nghành giáo dục nước ta đã và đang
không ngừng đổi mới, dần hiện đại hóa nội dung dạy học, tích cực lồng nghép
các môn học, nhằm cung cấp cho người học khối lượng kiến thức cập nhật để họ
có thể thích ứng với cuộc sống. Trên cơ sở đó có thể tiếp tục học tập hoặc đi vào
cuộc sống thực tế lao động sản xuất.
- Từ những vấn đề tất yếu trên, đò hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động hóa nhận thức của người
học sinh, nhằm phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo của người học thông qua việc
táo điều kiện cho học sinh phát hiện và tự lực giải quyết vấn đề dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Nhờ đó mà học sinh lĩnh hội và nắm vững kiến thức.
- Sinh học là môn khoa hoc thực nghiệm, trong đó sinh học cơ thể người và vệ


sinh là môn khoa hoc quan trọng, nó gắn bó mật thiết với con người, có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình phát triển, chăm sóc sức khỏe con người, đấu tranh
phòng chống bệnh tật…Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên không chỉ
giảng dạy cho học sinh những kiến thức về hình thái giải phẫu, sinh lý mà phải
hướng dẫn cho học sinh vận dụng vào từng tinh huống cụ thể, giải thích các hiện
tượng thực tế có liên quan. Có như vậy bài giảng mới phong phú sinh động, gây
được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động lĩnh hội được kiến
thức thông qua quá trình hướng dẫn của thầy.
- Qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy đây là môn học
thưc nghiệm, học sinh lĩnh hội kiến thức không chỉ qua bài giảng của thầy mà
còn thông qua đồ dùng trực quan, thông qua các bài thực hành mà các em được
trực tiếp thực hành.
- Chương trình sinh học lớp 8 gắn với chính bản thân các em. Tuy nhiên kiến
thức để các em tiêp thu được không chỉ đơn thuần là kiến thức trong sách giáo
khoa mà vấn đề là các em phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế.
- Trang thiết bị đồ dùng đã được cấp phát đã lâu (từ năm 2002) không được bổ
sung. Phần nhiều trong số đó đã bị hư hỏng không còn sử dụng được, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới việc học tập của thầy và trò. Vì vậy việc hướng dẫn cho
học sinh làm một số đồ dùng thí nghiệm là cần thiết. Qua đó khơi dậy cho các
em lòng yêu thích học tập bộ môn, kích thích được trí tò mò, sáng tạo của nhà
khoa học nhỏ tuổi.
2. Tên chuyên đề: Hướng dẫn học sinh làm một số dụng cụ thí nghiệm và tiến
hành thí nghiệm với các dụng cụ tự làm.


PHẦN I: NỘI DUNG
I. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.
- Qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy các loại đồ dùng
do nhà nước cấp đã quá cũ, nhiều loại đồ dùng không còn sử dụng được hoặc sử
dụng không còn hiệu quả do bị hư hỏng.

- Một giờ học không thể đạt hiệu quả cao nếu như giáo viên chỉ chăm chăm mỗi
kiến thức trong sách giáo khoa mà không sử dụng phương tiện dạy học, giờ học
đó sẽ không kích thích được tư duy sáng tạo, óc tòm tòi, không khắc sâu được
kiến thức cho học sinh.
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới
là tạo ra những học sinh có tích cực, có kỹ năng sống tốt. Mà theo tôi việc để các
em có thể tự làm được một số đồ dùng thí nghiệm là chúng ta đang khơi dậy ở
các em trí tò mò, khả năng tư duy sáng tạo, thói quen của nhà khoa học nhỏ tuổi.
Chính vì vậy từ năm học 2017 -2018 tôi đã áp dụng cách làm này và đạt được
một số kết quả đáng kể.
II. Các bước tiến hành xây dựng chuyên đề
Bước 1: Xác định địa chỉ: Xác định xem việc xây dựng đề tài với mục đích gì?
Dành cho đối tượng nào?
Bước 2:Xác định mục tiêu: Làm loại đồ dùng nào? dành cho dạy bài nào?
- Xác định đồ dùng cần làm:
+ Phân tích kĩ toàn bộ chương trình, tìm ra các mục tiêu cần đạt được
trong giảng dạy và học tập
+ Xác định được tầm quan trọng của từng nội dung và thừi gian phan bố
cho nội dung đó.
- Việc phân tích nội dung của từng chương, bài có thể được tiến hành theo
các bước sau:
+ Tìm ra các thông tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ và
nhận ra.
+ Tìm ra những nội dung phải được giải thích hay minh họa.
+ Tìm ra các thông tin, nội dung, kĩ năng cần được ứng dụng trong thực
tiễn cuộc sống.
+ Tìm ra những phần, những bài có sử dụng đồ dùng dạy học.
Bước 3: Phân loại đồ dùng thí nghiêm cần làm.



- Đồ dùng thí nghiệm cần làm cần bám sát chương trình, kiến thức của từng
bài, từng phần cụ thể.
- Sau khi học sinh làm xong cần kiểm tra, rà soát lại nhiều lần để tránh sơ
suất khi sử dụng. Đảm bảo tính thực tiễn của đồ dùng.
Bước 4: Thực nghiệm để kiểm định giá trị của đề tài.
- Để xác định được chất lượng của đề tài , tôi đã cho học sinh khối lớp 8
của trường THCS Đồng Thịnh tiến hành làm thí nghiệm từ năm học 2016
-2017. Khuyến khích các em làm được nhiều đồ dùng đẹp, có chất lượng.
Phát động phong trào làm đồ dùng học tập trong học sinh, có thi đua giữa
các tổ nhóm.
- Đồ dùng của học sinh được làm theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó
được chấm dựa trên các tiêu chí:
+ Chất lượng đồ dùng.
+ Số lượng đồ dùng.
+ Tính hiệu quả của đồ dùng.
Bước 5: Đánh giá giá trị của chuyên đề
- Trên cơ sở so sánh các đồ dùng học tập của học sinh với hướng dẫn và
yêu cầu của giáo viên đối với đồ dùng, chất lượng đồ dùng, số đồ dùng
làm được hoặc chưa làm được trong tổng số các loại đồ dùng cần làm, xác
định được:
+ Mức độ chính xác của đồ dùng
+ Tính hiệu quả của đồ dùng
+ Độ lôi cuốn học sinh
+ Những hạn chế của đồ dùng do học sinh tự làm cần điều chỉnh.
III. Những kinh nghiệm vận dụng chuyên đề vào thực tiễn.
- Khi áp dụng chuyên đề vào giảng dạy, trước hết tôi giới thiệu về kiến thức
cơ bản cho học sinh, sau đó giới thiệu từng bài, từng phần có sử dụng đồ
dùng thực hành.
- Tiếp theo tôi tiến hành hướng dẫn cho học sinh cách làm các loại đồ dùng
thí nghiệm.

- Sau đó tôi phân nhóm học sinh và phân công công việc cho từng nhóm,
phân công người phụ trách. Trong quá trình các em làm thí nghiệm có
kiểm tra đôn đốc, kịp thời hướng dẫn nếu các em gặp khó khăn cần giúp
đỡ


- Sau khi các em làm xong có kiểm tra, đánh giá, so sánh kết quả giữa các
nhóm, rút kinh nghiệm với từng loại đồ dùng cụ thể.
- Trên đây là nội dung chuyên đề : “Hướng dẫn học sinh làm một số dụng
cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ tự làm” đã được tôi
áp dụng với đối tượng học sinh đại trà tại trường THCS Đồng
Thịnh.Trong giới hạn của đề tài tôi chỉ xin nêu một số đồ dùng tự làm và
một số thí nghiệm có sử dụng đồ dùng tự làm thường gặp mà tôi đang áp
dụng và thấy có hiệu quả.
A. CÁCH LÀM MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
I. Bộ đồ mổ
- Bộ đồ mổ dùng để mổ xẻ động vật ( quan sát cấu tạo trong) và tiến hành làm
các thí nghiệm sinh lí động vật
- Bộ đồ mổ bao gồm: kéo,dao, panh, kim nhọn, kim mũi mác
1. Kéo con.
Kéo con học sinh có thể mua trên thị trường
2. Kim nhọn
Kim nhọn dùng để chọc tủy động vật, gạt nội quan động vật để quan sát nên đầu
kim phải nhọn, cứng để chọc sâu vào xương động vật
a,Vật liệu
- Nan hoa xe đạp
- Ống tre nhỏ
- Kìm, búa, đe sắt nhỏ
b,Cách làm
- Cắt ống tre làm cán

- Dùng kìm cắt nan hoa xe đạp thành những đoạn ngắn từ 5 đến 7 cm
- Mài một đầu làm mũi kim, đầu còn lại cắm vào ống tre.
3,Kim mũi mác
- Kim mũi mác dùng để gạt nội quan, lấy mẫu vật và để trình bày mẫu vật.
Mũi mác phải bẹt đầu, thuôn, hơi tù, không quá sắc để tránh làm đứt, rách
mẫu vật.
- Vật liệu và cách làm như kim nhọn nhưng một đầu phải đập bẹp và mài
thành hình mũi mác.


4.Panh
- Panh dùng để gắp bỏ những phần không cần thiết khi mổ động vật hoặc
nang các nội quan để quan sát. Do đó khẩu độ của hai đầu panh lúc bình
thường khoảng 10cm, khi kẹp hai đầu phải trùng khít nhau.
- Vật liệu và cách làm: Cắt hai mảnh tre cật loại tre đực, già. Đặt tấm nệm và
giữa hai cánh panh để panh mở theo khẩu độ yêu cầu, Dùng dây buộc một
đầu lại thành cán.
5.Dao mổ
a,Vật liệu
- Lưỡi dao cạo
- Đoạn tre cật
- Dây thép nhỏ
b,Cách làm
- Bẻ đôi lưỡi dao, kẹp một nửa vào đầu một đoạn tre đã che đôi ở một đầu
rồi buộc chặt ở phía hai đầu lưỡi dao. Phần đoạn tre còn lại dùng làm cán.
II. Dụng cụ nghe tim đập
a, Dụng cụ
- Phễu nhựa
- Ống nhựa mềm
- Ống chữ T

b,C ách làm
- Một đầu ống nhựa mếm lắp vào cuốn phễu, đầu kia lắp vào một nhánh
ống chữ T
- Lắp hai đầu còn lại của ống chữ T vào hai đoạn ống nhựa mềm.
III. Dụng cụ đếm mạch đập
a,Vật liệu
- Đinh tán
- Que diêm hoặc que gỗ mềm
b, Cách làm
- Cắm que diêm hoặc que gỗ mềm vào đầu nhọn của đinh tán
IV. Dụng cụ đo dung lượng hô hấp.


a, Vật liệu
- Chậu nhựa, chậu tôn hoặc xô đựng nước
- Can nhựa 5 lít
- Ống cao su hay ống nhựa dẻo
b, Cách làm
- Dùng can úp lên trên chạu nước ( hoặc xô nước) trên thàn can có vạch thể
tích
- Lấy ống nhựa hoặc ống cao su một đầu luồn vào miệng can, một đầu để
dẫn khí thở ra vào can.
V. Giá ống nghiệm.
a, Vật liệu
- Tấm gỗ
- Chai nhựa
- Ống tre
- Dây thép
- Đinh
b, Cách làm gia ống nghiệm bằng gỗ

- Cắt hai tấm gỗ mỏng. Ở tấm gỗ trên đục các lỗ nhỏ vừa lọt ống nghiệm, ở
tấm đáy chỉ đục hố “ lún đồng tiền” vưa đủ đỡ ống nghiệm. Hai đầu tấm
gỗ này đóng đinh cố định vào hai tấm gỗ khác ( nếu đục được rãnh để lắp
theo kiểu mộng thì càng tốt)
c, Cách làm gia ống nghiệm bằng chai nhựa
- Khoét các lỗ vừa lọt ống nghiệm ở thành chai nhựa theo một đường thẳng
- Quấn một đoạn dây thép quanh cổ chai theo kiểu chân đế để giữ chắc ống
nghiệm
VI. Mô hình chứng minh sự thay đổi thể tích của lồng ngực
a, Vật liệu
- Chai nhựa cặt ngang
- Ống dãn cứng
- Nút bần hay nút cao su có lõ vừa khít ống dẫn cứng
- Miếng cao su đàn hồi tốt


- Bóng bay của trẻ em
b, Cách làm
- Cắt ngang chai nhựa
- Dùi một lỗ qua nút chai rồi luồn ống dẫn cứng qua đó
- Buộc một bóng bay vào đầu ống ở phía trong chai. Ở đáy chai cắt ngang,
buộc chặt miếng cao su có túm một núm ở giữa ( có thể dùng bóng bay
thay cho miếng cao su buộc ở đáy chai).
B. CÁCH PHA MỘT SỐ THUỐC NHUỘM, THUỐC THỬ VÀ HÓA
CHẤT THƯỜNG DÙNG
1. Dung dịch sinh lý
- Dung dịch sinh lý có nồng độ NaCl xấp xỉ bằng nồng độ NaCl có trong
huyết tương , trong nước mô để giữ cho áp suất thẩm thấu của các mô
động vật không đổi, đảm bảo cho các mô sống trong một thời gian ngắn.
Động vật hằng nhiệt và biến nhiệt tỉ lệ pha có khác nhau.

a, Đối với động vật biến nhiệt
- Hòa tan 6,5g NaCl vào 1000ml nước cất, ta được dung dịch sinh lý 0,65%
b, Đối với động vật hằng nhiệt
- Hòa tan 0,9g NaCl vào 1000ml nước cất, ta được dung dịch sinh lý 0,9%
NaCl dùng để pha dung dịch là NaCl tinh khiết, tròng phòng thí nghiệm
có thể không còn. Do đó học sinh có thể tự làm thí nghiệm để tạo NaCl
tinh khiết như sau:
+ Pha muối ăn vào cho tới bão hòa, để lắng, loại bỏ tạp chất.
+ Phần nước trong đem đun hoặc phơi nắng cho nước bay hơi và muối kết
tinh lắng xuống
+ Vớt lấy hạt tinh thể muối, lại cho vào hòa và kết tinh lần hai, lần ba thì
độ tinh khiết có thể đạt 95% sau đó sấy khô rồi tiến hành pha dung dịch.
2. Thuốc thử iốt
- Hòa tan 1g IK với 1 lít nước sau đó cho thêm 5g i ốt tinh thể kh tan hết
thì cho thêm nước vào đén 100ml. Loại dung dịch này cần cho vào trong
các lọ có màu vàng hay màu nâu để tránh ánh sáng
- I ốt dùng để nhận biết tinh bột
3. Thuốc thử strôme


- Pha dung dịch NaOH 10% và dung dịch CuSO 4 2% theo tỷ lệ 1:1 ( theo
đơn vị giọt)
- Thuốc thử strôme dùng để nhận biết đường trong thí nghiệm tiêu hóa
4. Dung dịch nước vôi trong
- Lấy vôi Ca(OH)2 hòa vào nước, khuấy đều, để lắng, chắt phần nước
trong lọc qua bông.
5. Dung dịch hồ tinh bột 1%.
- Lấy 1g tinh bột hòa vào trong 100ml nước, khuấy đều, đun sôi.
C. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM
VỚI CÁC DỤNG CỤ TỰ LÀM

Chương I: Nhìn chung cơ thể người
- Bài 5: Quan sát tế bào và mô
1. Quan sát tế bào màng nhầy miệng
a, Mục đích:
- Quan sát tê bào màng nhầy miệng để thấy được cấu tạo của tế bào gồm 3
phần: Màng, tế bào chất, nhân
b, Dụng cụ:
- Kính hiển vi
- Lam và lamen
- Dụng cụ mổ
- Kính đồng hồ
- Mực đỏ ( hoặc tím)
- Đũa thủy tinh
- Dung dịch sinh lý 0,9%
- Cồn 70o
c, Phương pháp tiến hành
• Chuẩn bị tiêu bản.
- Xúc miệng sạch, dùng thìa đã khử trùng gạt nhẹ lớp niêm mạc phía trong
má, rồi dàn đều trên mặt kính đã nhỏ sắn một giọt thuốc nhuộm xanh
meetylen, đậy lamen lại, quan sát dưới kính hiển vi. Chọn tiêu bản đẹp ròi


gắn paraphin xung quanh 4 cạnh của lamen ( Có thể dùng băng dán trong
dán xung quanh lamen thay cho paraphin)
• Quan sát tế bào
- Đem tiêu bản đã làm xong quan sát dưới kính hiển vi ở bội giác nhỏ rồi
bội giác lớn hơn để thấy rõ nhân, chất tế bào và màng tế bào
2. Quan sát tế bào mô biểu bì
a, Mục đích
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của mô biểu bì liên quan đến chức năng của

chúng qua cấu tạo biểu bì da ếch
b,Dụng cụ
- Kính hiển vi
- Lam và lamen
- Dụng cụ mổ
- Kính đồng hồ
- Đũa thủy tinh
- Dung dịch sinh lý 0,9%
- Thuốc nhộm ( pha một giọt mực tím + 7 -8 giột nước)
c, Phương pháp tiến hành
• Chuẩn bị tiêu bản
- Ếch đã rửa sạch, nhốt trong chậu thủy tinh đựng ít nước, để ra chỗ sáng
cho ếch nhảy. Quan sát nước trong chậu thủy tinh thấy có những bợn nhỏ,
mỏng, trong. Đó chính là lớp biểu bì da ếch đã bong ra khi ếch hoạt động
mạnh.
- Lấy 4 mảnh nhỏ rộng khoảng 1mm 2 nhuộm 1-2 phút trong thuooccs
nhuộm tự pha. Dùng kim mũi mác dunggf kim mũi mác chuyển sang lam
đã nhỏ sẵn 1 giọt nước sạch sao cho mảnh biểu bì trải đều, không bị gấp
nếp, sau đó đậy lamen lên.
• Quan sát
- quan sát dưới kính hiển vi ở bội giác nhỏ rồi bội giác lớn hơn để thấy rõ.
Chú ý tới hình dạng, cách sắp xếp các tế bào, từ đó rút ra kết luận về mối
quan hệ khăng khít giữa cấu tạo và chức năng của mô này.
3. Quan sát mô cơ vân


a, Mục đích
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của mô cơ, hình dạng và cấu tạo của các té bào
cơ liên quan đến chức năng co rút của các mô này
b, Vật liệu

- Kính hiển vi
- Dụng cụ mổ, khay mổ
- Ếch
- Lam và lamen
- Dung dịch sinh lý 0,65%
- Axit axêtic 1%
c,Phương pháp tiến hành
• Chuẩn bị tiêu bản
- Ếch đã phá tủy, lột da, cắt lấy cơ bắp chân ếch ( hoặc cơ đùi ếch)
- Đặt bắp cơ lên lam, rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ. Dùng ngón cái và
ngón trỏ của tay trái đặt hai bên bờ mép rạch, ấn nhẹ sẽ thấy những sợi rất
mỏng nằm dọc bắp cơ. Đó chính là các tế bào cơ tạo nên mô cơ.
- Lấy vài sợi cơ đặt trải ra trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt dung dịch sinh
lý 0,65%, đậy lamen và tiến hành quan sát.
• Quan sát
- Quan sát dưới kính hiển vi có độ bội giác nhỏ để thấy rõ hình dạng cấu
tạo chung của các tế bào cơ.
- Tiếp tục chuyển sang quan sát ở độ bội giác lớn để thấy rõ những vân
sáng, vân tối trong các tơ cơ
- Để hiện rõ nhân tế bao cho rễ qan sát, dùng ống nhỏ, nhỏ vài giọt dung
dịch Axit axêtic 1% vào một bên mép lamen trong khi đó đặt ở bên mép
đối diện một mảnh giấy thấm để hút bớt dung dịch sinh lý.
- Quan sát số lượng nhân trong tế bào mô cơ vân ( có thể nhuộm để thuốc
nhuộm bắt màu cho rễ quan sát).
Chương II : Hệ vận động
1. Thí nghiệm tìm hiều thành phần cấu tạo của xương
a, Mục đích.
- Tìm hiểu thành phần cấu tạo của xương đảm bảo tính chất của xương



b, Dụng cụ
- Ếch hoặc cóc
- Dụng cụ mổ, khay mổ
- Dung dịch HCl 10%
- Hai ống nghiệm
- Đèn cồn
c,Phương pháp tiến hành
- Mổ ếch cắt lọc lấy hai xương đùi ếch. Bỏ một xương vào ống nghiệm
đựng dung dịch axit HCl 10% ngâm khoảng 15 phút. Quan sát hiện tượng
xảy ra trong ống nghiệm. Cho biets trong thành phần cấu tạo của xương
có muối caxi ( CaCO3). Hãy giải thích hiện tượng trên
- Sau khoảng 15 phút sau lấy xương ra rửa sạch. Nghiên cứu hình dạng và
độ cứng của xương đã ngâm. So sánh với chiếc xương đùi kia. Giải thích
sự sai khác về tính chất giữa hai xương này.
- Dùng kẹp, kẹp nhẹ xương đùi ếch thứ 2 đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn,
xương sẽ cháy ( thành phần hữu cơ của xương) thử bóp nhẹ phần xương
còn lại sau khi đã cháy . Có nhận xét gì ?
- Nếu bỏ tro này vào cốc đựng dung dịch axit HCl thấy có hiện tượng gì ?
So Sánh với trường hợp bỏ xương đùi tươi vào axit HCl để kiểm tra lại
cách giải thích.
- Từ các thí nghiệm trên hãy cho biết thành phần hóa học và tính chất của
xương ?
Chương III : Tuần hoàn
1.Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
a, Mục đích
- Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
b, Vật liệu
- Bộ đổ mổ
- Khay mỏ
- Ghim để giữ vật mổ ( nếu không có học sinh có thể lấy gai bồ kết hoặc gai

dùng để nhể ốc)
- Tấm kê vật mổ ( Nếu không có tấm cao su học sinh có thể lấy bẹ của thân
cây chuối để làm tấm kê vật mổ)


- Xilanh và kim tiêm
- ống nghiệm
- Chất chống đông máu : Dung dịch xitrat natri 3%. Nếu không có học sinh
có thể lấy nước chanh thay thế.
- Máu của ếch hặc gà, lợn…
c, Phương pháp tiến hành
• Chuẩn bị ếch lộ tim
- Phá tủy ếch : Tay trái cầm ếch, tay phải cầm kim nhọn, chọc vào hố khớp
ở giữa xương sọ và đốt sống đầu tiên ( chỗ da hơi lõm xuống, nơi gập lại
của đầu và thân) luồn nhẹ vào ống tủy rồi xoáy thẳng, ếch sẽ ruỗi 2 chân
sau ra rồi toàn thân mềm ra.
- Mổ lộ tim ếch : Ghim ếch nằm ngửa trên tấm kê, dùng banh nâng da ngực
ếch, cắt mảng da hình tam giác mà đỉnh mỏm xương ức, đáy là đường nối
gốc hai chi trước, nâng mảnh sụn chữ thập, cắt cơ và sụn xương ức theo
hình tam giác trên. Kẹp, nhấc nhẹ bao tim và cắt bao tim để lộ tim ra.
• Cách lấy máu ếch
- Tráng chất chống đông vào ống nghiệm
- Hút 0,2 ml chất chống đông và xilanh rồi luồn kim tiêm vào động mạch
bên trái ở tim ếch, rút máu nhẹ nhàng theo nhịp co bóp của tim và xilanh
cho đến kh hết máu
- Bơi ngay máu ở xilanh vào ống nghiệm rồi để lắng
• Quan sát máu lắng :
- Máu lắng gồm hai phần rõ rệt
+ Lớp trên có màu hơi vàng là huyết tương.
+ Lớp dưới có màu đỏ thậm, đặc quánh là các tế bào máu với 3 loại :

Hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu
2.Sự đông máu
a, Mục đích
- Tìm hiểu hiện tượng đông máu, Phân biệt các thành phần của máu khi
đông.
b, Vật liệu
- Bộ đồ mổ


- Khay mổ
- Tấm kê vật mổ
- Xilanh và kim tiêm
- Ống nghiệm
- Máu ếch hoặc gà, lợn …
c, Phương pháp tiến hành
• Cách lấy máu ếch
• Cách làm đông máu
- Lấy máu ếch hoặc máu của các động vật khác rồi cho vào trong ống
nghiệm. Nếu dùng xilanh để lấy máu thì phải làm nhanh tránh máu đông
trước khi cho vào ống nghiệm .
• Quan sát máu đông
- Máu chứa trong ống nghiệm trên để yên trong vòng 3-4 giờ sẽ đông lại
Quan sát sẽ thấy các thành phần sau :
+ Cục máu đông đọng ở phần dưới ống nghiệm
+ Huyết thanh lỏng ở phía trên
• Phát hiện nguyên nhân của sự đông máu
- Lấy máu ếch cho vào ống nghiệm rồi dùng đũa khuấy, sau một lát thấy ở
đầu đũa có nhiều sợi tơ máu bám vào. Máu đã lấy các tơ máu thì không
đông được, vì không có các tơ máu để giữ các hồng cầu lại.
3.Ảnh hưởng của sự luyện tập đến mạch đập

a, Mục đích
- Tìm hiểu sự thay đổi của mạch đập lúc bình thường và sau khi luyện tập
- Giúp học sinh biết cách bắt mạch lúc bình thường và sau khi luyện tập
b, Vật liệu
- Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim chỉ phút
- Dụng cụ đếm mạch đập
c, Phương pháp tiến hành
• Bắt mạch
- Tìm hiểu mạch đập lúc bình thường :


+ Xác định vị trí của mạch và bắt mạch
+ Đếm và ghi số lần mạch đập trong một phút. Con số này chỉ nhịp đập
của mạch lúc nghỉ
- Tìm hiểu mạch đập lúc hoạt động
+ Chạy tại chỗ trong một phút
+ Đếm và ghi số lần mạch đập ở cổ tay trong một phút. Con số này chỉ
mạch đập lúc hoạt động
- So Sánh mạch đập lúc nghỉ ngơi và khi hoạt động.
- So sánh kết quả của mình với các bạn khác trong nhóm.
*Dùng dụng cụ đếm mạch đập.
- Đặt dụng cụ đếm mạch đập lên cổ tay trái.
- Quan sát vị trí que diêm sau mỗi lần mạch đập.
4.Nghe tiếng đập của tim
a, Mục đích
- Tìm hiểu tiếng đập của tim và đếm số lần tim đập trong một phút.
b, Vật liệu
- Dụng cụ nghe tim đập
C, Phương pháp tiến hành
- Áp chặt miếng phễu của dụng cụ nghe tim vào da của chỗ tim nằm trong

lồng ngực, từ xương sườn thứ 2 đến xương sườn thứ 5, hơi lệch về bên
trái.
- Đặt 2 ống cao su vào 2 lỗ tai để nghe tim đập.
+ Đếm số lần tim đập trong một phút
+ Tính trị số trung bình tim đập trong một phút bằng cách đếm 3 lần, mỗi lần
trong 3 phút rồi lấy trị số trung bình trong một phút. Đó là số lần tim đập
trong một phút lúc nghỉ ngơi.
+ Chạy tại chỗ trong 3 phút sau đó cũng đếm và tính trị số trung bình số lần
tim đập trong một phút. Đó là số lần tim đập trong một phút lúc hoạt động.
Nếu làm thí nghiệm như trên ở nhiều người, ta có thể thấy số lần tim đập
trong một phút ở mỗi người khác nhau vì tầm vóc cơ thể và độ lớn của tim ở
mỗi người khác nhau.
Thường thì tim đập 70 -75 nhịp trong một phút


Ta có thể kiểm tra số lần tim đập bằng cách đếm số mạch đập trong một
phút ở cổ tay.
Chương IV Hô hấp
1. Đo dung lượng hô hấp
a, Mục đích
- Tìm hiểu thể tích không khí thở ra trong hô hấp thường và hô hấp sâu.
b, Vật liệu
- Chậu hoặc xô nhựa lớn
- Can nhựa 5 lít có chia vạch
- Ống cao su hoặc ống nhựa dẻo
C, Phương pháp tiến hành
• Thí nghiệm đo dung tích sống của phổi ( hô hấp sâu)
Chuẩn bị thí nghiệm
Đổ nước vào chậu sâu chừng 50cm, đổ nước vào đầy can nhựa 5 lít
rồi đậy nút lại. Dốc ngược can vào trong chậu nước rồi tháo nút ra,

một ít nước sẽ thoát ra ngoài nhưng không đáng kể.
Luồn ống cao su vào trong can.
Phương pháp tiến hành
Ngậm miệng hít thật sâu rồi thở ra qua ống cao su càng nhiều khí vào
can càng tốt. Nước ở trong can sẽ trào dần ra ngoài, và thay vào đó là
khí thơ ra. Mực nước cuối cùng ở trong can sẽ cho biết thể tích khí trao
đổi sau một lần thở sâu. Đó là dung tích sống của phổi.
Chương V Tiêu hóa
1. Vai trò của enzim trong nước bọt đối với sự biến đổi tinh bột.
a, Mục đích
Chứng minh vai trò của enzim tiêu hóa trong quá trình biến đổi thức ăn
thông qua sự biến đổi tinh bột( gluxit) dưới tác dụng của enzim trong
nước bọt.
b,Vật liệu
- Ống nghiệm
- Giá ống nghiệm


- Ống thủ tinh 250ml
- Cặp ống nghiệm
- Đèn cồn
- Giá thí nghiệm, vòng kiềng hoặc kiềng
- Phễu nhựa
- Ống nhỏ giọt
- Giấy lọc hoặc giấy thấm
- Dung dịch tinh bột 3%
- Dung dich iot, NaOH 10%, CuSO4 2%
c,Phương pháp tiến hành
*Chuẩn bị thí nghiệm
- Pha dung dịch tinh bột: trộn 3g tinh bột khô với 100ml nước

- Pha thuốc thử tinh bột: Dùng dung dịch iot1% hoặc iot thường dùng để sát
trùng pha thêm nước.Khi nhỏ dung dịch iot vài hồ tinh bột sẽ có màu xanh.
- Pha thuốc thử đường : Pha NaOH 10% vào dung dịch CuSO 4 2% với tỉ lệ
1:1 ta sẽ được dung dịch thuốc thử strome ( Chỉ pha đủ dung dịch khi làm thí
nghiệm). Thuốc thử này khi đun sôi với glucozo sẽ có màu đỏ nâu.
- Pha nước bọt : Súc miệng sạch rồi cho 2 -5 ml nước bọt pha thêm 2 phần
nước khuấy đều rồi lọc qua bông hoặc giấy lọc ( Giấy thấm) trong phễu
* Phương pháp tiến hành
- Cho nước bọt vào 2 ống nghiệm A và B, mỗi ống khoảng 1-2 ml
- Đun sôi nước bọt trong ống nghiệm B trên ngọn lửa nhỏ khoảng 30 giây rồi
để nguội
- Đổ thêm vào mối ống A và B 2ml dung dịch tinh bột 3%, lắc đều rồi để yên
trong 5 phút ( đặt các ống nghiệm trong cốc nước ấm 35 -370c
- Chia chất thí nghiệm trong ống nghiệm A làm đôi, đổ một nưả vào ôngá
nghiệm khác ( ống nghiệm C)
- Nhỏ dung dịch iot vào ống A. Nhỏ dung dich thuốc thử đường strome vào
ống C và đun sôi.
Kết quả:
- Ở ống A, Dung dịch. tinh bột không có màu xanh khi thử với iot. Như vậy
dung dịch đã biến đổi


- Ở ống C, Dung dich tinh bột có màu đỏ nâu. Như vậy tinh bột đã biến đổi
thành đường đơn giản.
- Ở ống B, Dung dịch tinh bột vẫn có màu xanh khi thử vơí iot
- Ở ống D, Dung dịch tinh bột không biến đổi thành màu đỏ nâu khi đun sôi
vơí thuốc thử đường
Học sinh có thể lập bảng và điền vào bảng tổng kết
Ống


Các chất thí nghiệm

Thuốc thử

A

Tinh bột + nước bọt

Dung dich iot

B

Tinh bột + nước bọt

Thuốc thử strome

C

Tinh bột + nước bọt đã đun sôi Dung dich iot

D

Tinh bột + nước bọt đã đun sôi Thuốc thử strome

Kết quả Giải thích

Ví dụ vận dụng dạy bài 12:thực hành tập băng bó cho người bị gãy xương
trong chương trình sinh học 8

TIẾT 12-Bài 12:THUC HANH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ

CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. MỤC TIÊU.
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.
- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp trong thực hành.
III. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC.
1.GV: Tranh vẽ h 12.1 đến 12.4.
Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
2.HS: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày
0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40
cm hoặc gạc y tế.
3. Bài mới. VB: GV có thể giới thiệu 1 vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai
nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, dẫn dắt tới yêu cầu bài thực hành đối
với học sinh


Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương
Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức cần đạt

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời I.Nguyên nhân gãy xương
câu hỏi :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai
- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy nạn giao thông...
xương ?
+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng
- Vì sao nói khả năng gãy xương tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính
liên quan đến lứa tuổi ?

đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn
chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất
vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy
- Để bảo vệ xương khi tham gia giao xương do...
thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
+ Thực hiện đúng luật giao thông.
- Gặp người bị tai nạn giao thông
+Không, vì có thể làm cho đầu xương
chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy
gãy đụng chạm vào mạch máu và dây
không ? Vì sao ?
thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
luận.
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ,
không được nắn bóp bừa bãi và chuyển
ngay nạn nhân vào cơ sở y tế.
Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó
Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức cần đạt

- GV có thể sử dụng băng hình hoặc - Các nhóm HS theo dõi để nắm được các
nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể thao tác.
dùng tranh H 12.1 => h 12.4 giới
thiệu phương pháp sơ cứu và
phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập - Từng nhóm tiến hành làm:
băng bó.

Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định
- GV quan sát các nhóm tiến hành gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
tập băng bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ


nhất là nhóm yếu.

- Các nhóm phải trình bày được:

- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm + Thao tác băng bó.
tra.
+ Sản phẩm làm được.
- Em cần làm gì khi tham gia giao
+Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa
thông, lao động, vui chơi để tránh
nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau.
cho mình và người khác không bị
*Phương pháp sơ cứu :
gãy xương ?
- Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu
xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên
chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định
- Với xương cẳng tay : dùng băng quấn
chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vòng
tay vào cổ.
- Với xương chân: băng từ cổ chân vào.

Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài từ
sườn đến gót chân và buộc cố định ở
phần thân.
4. Củng cố- Luyện tập.
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.

III.Kết luận
Khi mới bắt tay vào vận dụng chuyên đề bản thân tôi gặp không ít khó khăn
vì học sinh vẫn còn quan với việc tiếp thu kiến thức sẵn có một cách bị động,
nhiều em ỉ nại. Một số em có hứng thú nhưng chưa biết cách làm hoặc làm
sai, dẫn đến kết quả không được như mong muốn. Vì thế tôi đã tổ chức các
nhóm yêu thích môn học, khuyến khích các em tham gia các nhóm, trực tiếp
hướng dẫn các em tiến hành làm một số dụng cụ thí nghiệm, khuyến khích
các em hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. Một số dụng
cụ có thể cho các em làm sau đó chấm điểm, kịp thời động viên, khen thưởng


những cá nhân, tập thể có đồ dùng đạt chất lượng tốt….với cách làm như vậy
dần dần tôi đã khuyến khích được học sinh hăng hái, say mê học tập bộ môn,
kết quả học tập ngày một nâng cao.

Đồng Thịnh, ngày 26 tháng 11 năm 2018
NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Phạm Ngọc Dung




×