Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SAMSUNGVINA – Con đường dẫn tới thành công.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.65 KB, 20 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO E-LEARNING
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tình huống 1: SAMSUNGVINA – Con đường dẫn tới thành công.
1. Đôi nét về tập đoàn Samsung
1938 - 1970
Năm 1938, Lee Byung-chull (1910-1987), một người xuất thân trong gia đình
địa chủ ở vùng Uiryeong, chuyển tới gần thành phố Daegu và sáng lập
ra Samsung Sanghoe
Vào cuối thập kỉ 60, Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử.
Samsung thành lập một số công ty chuyên về lĩnh vực điện tử như Samsung
Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning, Samsung
Semiconductor & Telecommunication, chế tạo sản phẩm tại Suwon. Sản phẩm
đầu tiên của công ty là TV đen trắng.
1970 - 1990
Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin và tham gia vào
lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông. Công ty sát nhập các công ty con về
điện tử, trở thành Công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics Co., Ltd)
trong những năm 1980.
Vào những năm 80, Công ty Điện Tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu
và phát triển. Đây là chìa khóa then chốt đưa Samsung trở thành công ty hàng
đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử trên thế giới. Năm 1982,Samsung xây
dựng nhà máy lắp giáp TV ở Bồ Đào Nha; năm 1984, nhà máy ở New York;
năm 1985, nhà máy ở Tokyo; năm 1987, trụ sở ở Anh; và trụ sở
ở Austin, Texas năm 1996. Đến năm 2012, Samsung đã đầu tư hơn $13 tỷ đô la
Mỹ vào trụ sở ở Austin, hoạt động dưới tên gọi Samsung Austin Semiconductor
LLC. Đầu tư vào Austin của Samsung trở thành dự án đầu tư nước ngoài lớn
nhất ở bang Texas và là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở
nước Mỹ.
1990 – 2000


Samsung bắt đầu trở thành tập đoàn quốc tế vào thập kỉ 90. Công ty Xây dựng
Samsung (Samsung's construction) là nhà thầu xây dựng tháp
đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 ở Đài Loan, Burj Khalifa ở Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất. Năm 1993, Lee Kun-hee bán 10 công ty con của tập
đoàn, cắt giảm nhân sự, sát nhập các lĩnh vực hoạt động khác để tập trung vào 3
lĩnh vực chính: điện tử, xây dựng và hóa chất. Năm 1996, tập đoàn Samsung
mua lại đại học Sungkyunkwan.
Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992, và
là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995, Samsung sản


xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên. 10 năm sau, Samsung phát triển
thành nhà sản xuất màn hình hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới.
2000 - 2015
Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warszawa, Ba
Lan. Khởi đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ
thuật số và điện thoại thông minh.
Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt duy
nhất cho Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế
giới Airbus A380. Samsung Techwin cũng là cổ đông trong chương trình động
cơ GEnx của Boeing 787 Dreamliner.
Năm 2010, Samsung công bố chiến lược phát triển 10 năm tập trung vào 5
ngành nghề chính. Một trong số đó là công nghệ dược sinh học, được cam kết
đầu tư 2.1 nghìn tỉ Won (2 tỉ USD).
Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán mảng ổ
đĩa cứng (HDD) cho Seagate.
Trong quý đầu tiên của năm 2012, Samsung Electronics đã trở thành nhà sản
xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới theo số lượng đơn hàng, vượt qua
Nokia, hãng đã dẫn đầu thị trường từ năm 1998. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2013,
Samsung đã công bố Galaxy S4.

Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để xây
dựng nhà máy chế tạo thẻ bộ nhớ (chip) đầu tiên của mình tại Trung Quốc.
Tháng 03/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) chi 2 tỉ
USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10,
Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1.2 tỉ USD vào
nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây.
Tiếp đến cuối 2014 SamSung Display chính thức đi vào hoạt động tại tổ hợp
công nghệ KCN Yên Phong- Bắc Ninh. Công ty điện tử Samsung đang đưa dần
các nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam để bảo toàn lợi
nhuận. Samsung Electronics được hưởng ưu đãi cao nhất như là một doanh
nghiệp công nghệ cao khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên đó không phải là lý
do duy nhất thu hút Samsung, mà còn là vị trí địa lý. Indonesia và Ấn Độ có
mức thuế ngang bằng, thậm chí còn tốt hơn mức của Việt Nam, nhưng do Việt
Nam gần hơn cả với khu công nghiệp đã sẵn có của Samsung ở Trung Quốc và
Hàn Quốc, nên đây là một điểm mạnh.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 2014, Samsung đã công bố Gear VR, một thiết bị thực
tế ảo hợp tác với Oculus VR và được phát triển cho Galaxy Note 4.
Năm 2015, Samsung đã được cấp nhiều bằng sáng chế ở Hoa Kỳ hơn bất kỳ
công ty nào khác - bao gồm IBM, Google, Sony, Microsoft và Apple. Công ty đã
nhận được 7679 bằng sáng chế đến ngày 11 tháng 12.
2016 - nay
Vào tháng 1/2016, Samsung tuyên bố sẽ hợp tác với Microsoft để phát triển các
thiết bị IoT trên Windows 10, nơi các công ty sẽ làm việc cùng nhau để phát
triển các sản phẩm chạy trên nền tảng này, cũng như tích hợp với các công ty
khác phát triển phần cứng và dịch vụ trên Microsoft's OS.


Vào ngày 2 tháng 8 năm 2016, Samsung ra mắt điện thoại thông minh Galaxy
Note7
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, Samsung đã giới thiệu điện thoại thông minh

mới là Samsung Galaxy S8 và S8+.
Vào ngày 25 tháng 2 năm 2018, Samsung giới thiệu chiếc điện thoại Samsung
Galaxy S9 và S9+ tại một triển lãm về công nghệ tổ chức tại Barcelona, Tây Ban
Nha. Cũng trong năm 2018, vào ngày 9 tháng 8, Samsung công bố mẫu điện
thoại mới nhất là Samsung Galaxy Note9 với màn hình lớn nhất từ trước đến
nay.
a. Samsung thâm nhập vào thị trường Việt Nam
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty nước ngoài. Đặc biệt
trong những năm 90, khi các mặt hàng điện tử được sử dụng nhiều và ngày càng
quan trọng trong đời sống nhân dân Việt Nam. Samsung đã nắm bắt được điều
đó và bắt đầu công việc chiếm lĩnh thị trường về mặt hàng điện tử ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, vào năm 1996 Samsung đã chọn hình thức liên doanh làm
phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam. Samsung Vina là liên doanh giữa
Công ty cổ phần TIE (TIE JSC) và tập đoàn điện tử Samsung. Mục đích mà
Samsung Vina hướng tới là trở thành thương hiệu điện tử được yêu mến nhất.
Công ty Cố phần TIE khởi nguồn từ công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu Điện-Điện tử quận 10 (TIE Co.) thành lập năm 1990. Hiện nay, TIE là một
trong những nhà phân phối lớn nhất Việt Nam về ngành hàng điện tử - công
nghệ thông tin, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong khu vực.
Dự án liên doanh giữa tập đoàn Samsung và công ty cồ phần TIE được cấp giấy
phép vào ngày 28/01/1995 với tổng vốn đầu tư là 43.041.000 USD, vốn pháp
định là 17 460 000 USD, mục tiêu là sản xuất máy thu hình, tù lạnh, linh kiện
điện tử.
Nhờ có sự liên doanh này mà thời điểm đó tập đoàn Samsung có thế khai thác
được lợi thế của thị trường Việt Nam đó là giá nhân công rẻ , sự ổn định về
chinh trị , nền kinh tế phát triển nhanh chóng, có vị thế nằm giữa Đông Nam
Á ...Bên cạnh đó có thể gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô tập đoàn, chia sẻ
rủi ro và chi phí với TIE trong kinh doanh. Đây là một phương thức an toàn và
mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn Samsung.



Năm 2016, nhà máy Savina chính thức đóng cửa tại Thủ Đức, và chuyển toàn bộ
hoạt động sản xuất qua khu phức hợp SEHC ( Dự án SEHC của Samsung Việt
Nam có vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn với tổng diện
tích 70ha, chính thức được khởi công vào tháng 5/2015 và bắt đầu hoạt động
vào tháng 6/2016.
Các sản phẩm của công ty bao gồm:
+ Di động: Galaxy A9, A7, Note 9, J6+, J4+
+ Sản phẩm gia dụng như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, hệ
thống làm mát công nghệ wind free, …
+ Sản phẩm TV và nghe nhìn: Loa, TV QLED 8K, TV Premium UHD, tai nghe,

+ Bán dẫn: SSD X5, modem, ổ cứng, bộ nhớ, Dram, thẻ thông minh, thẻ nhớ,
Điều khiển đa kênh, cảm biến hình ảnh, mô đun tuyến tính, …
b. Sự phát triển của Samsung tại thị trường Việt Nam
Cũng như nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác, năm 1996 ngay khi đặt chân
vào Việt Nam, Samsung đã tự đặt cho mình mục tiêu là dẫn đầu thị trường cả về
thị phần, sản phẩm lẫn đẳng cấp thương hiệu. Nhưng vào thời điểm đó, khi
chính sách mở cửa được áp dụng, một loạt các đại gia trong lĩnh vực điện tử như
Sony, Jve hay Panasonics.. .đã ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Và khi Samsung
quyết định mở rộng thị trường sang Việt Nam thì chiếc bánh thị phần đã được
chia đều cho các công ty này và một số công ty điện tử nội địa nhỏ khác.
Bên cạnh đó, hàng điện tử của Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam,
việc thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của mình là một thách
thức đầu tiên mà Samsung phải vượt qua. Càng khó hơn khi bấy giờ trong mắt
người tiêu dùng Việt Nam sản phẩm Nhật Bản mới là số một về chất lượng còn
sản phẩm của Hàn Quốc chủ yếu chỉ dành cho người ít tiền, trong khi Samsung
lại không muốn tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách bán sản phẩm với giá thấp
hơn sản phẩm của Nhật Bản.



Ba năm đầu là một giai đoạn rất khó khăn với công ty. Vấn đề về chất lượng tự
công ty có thể giải quyết thông qua các giải pháp công nghệ kỹ thuật và quản lý,
nhưng làm sao để cho người tiêu dùng tin và chấp nhận sản phẩm thì không hề
đơn giản. Ông Youl Eom, Tổng giám đốc Samsung Vina kể lại: “ Khi đó, chúng
tôi đã thỏa thuận và quyết định để công ty mẹ ở Hàn Quốc không đưa vào Việt
Nam những sản phẩm cũ, dù giá rẻ, mà chỉ chuyển giao những mẫu mới nhất và
phù hợp với thị hiếu người Việt Nam”.
Tập trung nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, cách đây 8 năm công ty nhận thấy
rằng mỗi gia đình Việt Nam thưởng chỉ có 1 chiếc tivi màu, nó phục vụ nhiều
thế hệ trong gia đình, thậm chí cho cả hàng xóm láng giềng vì thế họ cần những
chiếc ti vi có bộ loa công suất lớn. Samsung vina đã sản xuất và tung ra thị
trường dòng sản phẩm “SuperHorn”với công suất gấp 5 lần tivi thông thường.
Sản phẩm này nhanh chóng thành công và tạo ra bước ngoặt, đưa tivi Samsung
trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu về thị phần ở Việt Nam. Đến
năm 2005 Samsung vina sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu sản phẩm các loại với
tổng doanh thu 317 triệu USD tăng 35 lần so với năm 1996 và từng bước khẳng
định được thương hiệu của Samsung tại thị trường Việt Nam.
2. Phân tích định hướng kinh doanh của công ty samsung vina:
2.1 Mục tiêu và quan điểm.
Khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Samsung Vina đặt ra mục
tiêu mở rộng thị phần, dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm lẫn đẳng cấp,
thương hiệu không chịu thua thiệt trước các đại gia ngành điện tử đã thâm nhập
thị trường Việt Nam từ trước đó. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp sẽ
tạo nên đẳng cấp thương hiệu cho Samsung Vina...
Một điều rất quan trọng đối với Samsung là hướng tới phục vụ khách
hàng và làm hài lòng khách hàng. Những yếu tố có thể giúp công ty làm được
điều đó là sản phẩm chất lượng, công nghệ luôn luôn đổi mới và thiết kế được
nâng cấp và giá thành hợp lý. Bằng chứng là Samsung vina đã quyết định đề
nghị công ty mẹ ở Hàn Quốc không đưa vào Việt Nam những sản phẩm cũ, dù



giá rẻ, mà chỉ chuyển giao những mẫu tốt nhất và phù hợp với thị hiếu người
Việt Nam. Trong khi đó, để cạnh tranh về giá, nhiều công ty chỉ đưa vào Việt
Nam những sản phẩm đã xuất hiện ở Thái Lan, Malaysia trước đó 3,4 năm.
Những đề xuất của Tổng giám đốc người Hàn Quốc lúc bấy giờ đã giúp
Samsung Vina luôn có những sản phẩm được thiết kế đẹp, tích hợp những công
nghệ và tính năng mới để giới thiệu trên thị trường, nhờ đó thu hút được sự chú
ý của khách hàng.
Để đạt được mục tiêu đề ra công ty đã tập trung nghiên cứu thị trường
Việt Nam - một thị trường mà có quan niệm ăn sâu rằng hàng Nhật Bản mới có
chất lượng cao, còn hàng Hàn Quốc chỉ dành cho người ít tiền . Thị trường Việt
Nam có đặc thù riêng so với thị trường khác. Một đặc thù nổi bật nhất là mặc dù
thu nhập của người Việt Nam thấp, nhưng ngược lại, xu hướng tiêu dùng của
người Việt Nam lại muốn có một món đồ tốt nhất, chức năng kiểu dáng tốt nhất,
thương hiệu vững mạnh nhất, chấp nhận "tiền nào của nấy" chứ không phải là "ít
tiền mua đồ rẻ và nhiều tiền mua đồ đắt". Nắm bắt được điều này, ông Sung
Youl Eom - tổng giám đốc Samsung Vina đã vạch ra định hướng kinh doanh cho
công ty.
2.2 Đường lối và sách lược của công ty
2.2.1 Tạo thương hiệu với chỉ tiêu chất lượng là hàng đầu
Samsung Vina đã không đưa vào Việt Nam những sản phẩm cũ, dù giá rẻ,
chất lượng không cao đã xuất hiện trên thị trường các nước khác nhiều năm mà
chỉ chuyển giao những mẫu mới nhất và phù hợp với thị hiếu người Việt Nam.
Quyết định này đã giúp Samsung Vina luôn có những sản phẩm được thiết kế
đẹp, tích hợp những công nghệ và tính năng mới để giới thiệu trên thị trường
Việt nam, nhờ đó thu hút được sự chú ý của khách hàng, khách hàng dùng thử
và thấy rõ được những mặt ưu việt riêng biệt của sản phẩm mang thương hiệu
Samsung.
Samsung đã đầu tư thêm vốn từ một dây chuyền sản xuất TV màu năm

1996 (đến nay năm 2016, nhà máy Savina chính thức đóng cửa tại Thủ Đức, và


chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất qua khu phức hợp SEHC ( Dự án SEHC của
Samsung Việt Nam có vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn
với tổng diện tích 70ha, chính thức được khởi công vào tháng 5/2015 và bắt đầu
hoạt động vào tháng 6/2016).
Ngày nay, người tiêu dùng đã thực sự xem Samsung là một ông lớn trong
nhãn hiệu điện tử cao cấp và trong cả lĩnh vực điện thoại di động ngay cả khi
cạnh tranh với Apple, Sony, Tosiba, …Samsung vina đã sớm vượt mặt các đại
gia khác trong ngành điện tử trước đây đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ rất
sớm. Các dòng sản phẩm công nghệ cao lần lượt ra đời, phục cụ nhu cầu và thị
hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Qua đó có thể thấy Samsung đã định vị được giá trị thực sự của thương
hiệu của mình trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam. Samsung đã bỏ chi phí
điều tra thị trường để thấy được nhu cầu thị trường, đáp ứng được những khách
hàng khó tính nhất góp phấn làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, từ đó giúp
cho công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ để thu về lượng doanh thu và lợi
nhuận ngày càng cao. Năm tài chính 2017, tổng doanh thu của toàn bộ tập đoàn
Samsung ước tính đạt khoảng 211 tỉ USD, lãi ròng 37,3 tỉ USD. Trong đó, gần
1/3 doanh thu của Samsung đến từ các công ty ở Việt Nam. Việt Nam tiếp tục
đóng vai trò là công xưởng sản xuất lớn của Samsung khi 4 công ty của doanh
nghiệp này tại Việt Nam đạt doanh thu trên 61 tỷ USD, tương đương với khoảng
30% doanh thu của Samsung trên toàn cầu. Cụ thể, tổng doanh thu 4 công ty của
Samsung tại Việt Nam, bao gồm Samsung Bắc Ninh (SEV), Samsung Thái
Nguyên (SEVT), Samsung Dislay Vietnam (SDV) và Samsung Electronics
HCMC CE Complex (SEHC) đã thu về 61,7 tỉ USD, lãi ròng 5,8 tỉ USD.
Quý 2 năm 2018, riêng công ty Điện tử Samsung công bố kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận ròng 14,87 nghìn tỉ KRW (~13,2 tỉ USD) trên doanh thu 58,48 nghìn
tỉ KRW ( ~54,63 tỉ USD) Lợi nhuận hoạt động Q2 đạt 11,04 nghìn tỉ KRW (~9,8

tỉ USD). Đây quả thật là một con số biết nói. Từ bước đi đầu tiên còn bỡ ngỡ khi
tới thị trường Việt Nam, nhờ có chiến thuật và hướng đi đúng đắn mà Samsung


đã đi đến thành công không chỉ trên thị trường Việt Nam, không chỉ bán hàng
cho người Việt Nam, mà Việt Nam còn trở thành nơi đặt đại bản doanh của tập
đoàn Samsung hùng mạnh.
Ngoài ra để nâng cao giá trị thương hiệu Samsung cũng rất chú trọng tới
công tác bảo hành sản phẩm mong nhận được sự ủng hộ và tạo lòng tin với
khách hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng với khoảng
107 trạm bảo hành trên toàn quốc tính tới thời điểm hiện tại tháng 10 năm 2018.
Tất cả những sản phẩm cửa samsung đều được bảo hành chu đáo, chính sách đổi
trả và sửa chữa nhận được rất nhiều sự phản hồi tích cực của khách hàng.
2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm:
Chiến lước không được đi chậm hơn đối thủ, Samsung luôn tạo ra những
sản phẩm mang tính năng tương tự như của đối thủ, nhưng được cải tiến với chi
phí thấp hơn. Samsung luôn có chủ trương tiếp tục sản xuất và cải tiến những
sản phẩm cũ đồng thời phát triển nhiều sản phẩm mới ở cả nhiều phân khúc
khác nhau để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.
Công ty Samsung không ngừng đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu của
khách hàng, họ luôn biết khách hàng cần gì. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam
không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng được cải thiện cũng làm cho nhu
cầu của người dân ngày một cao hơn. Không chỉ còn chiếc ti vi nữa, người dân
cần thêm nhu cầu về liên lạc, giải trí, các thiết bị gia dụng, nhu cầu về công nghệ
thông tin. Chính vì vậy Samsung đã lần lượt ra mắt các dòng sản phẩm hữu ích
và công nghệ cao phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Có thể kể tới điển hình
một số dòng sản phẩm hiện nay đó là:
+ Di động: Galaxy A9, A7, Note 9, J6+, J4+
+ Sản phẩm gia dụng như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, máy hút bụi, hệ
thống làm mát công nghệ wind free, …

+ Sản phẩm TV và nghe nhìn: TV QLED 8K, TV Premium UHD, tai nghe, …
Loa,


+ Bán dẫn: SSD X5, modem, ổ cứng, bộ nhớ, Dram, thẻ thông minh, thẻ nhớ,
Điều khiển đa kênh, cảm biến hình ảnh, mô đun tuyến tính,…
2.2.3 Đổi mới sản phẩm liên tục, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, đòi hỏi Samsung Vina nói riêng và các
công ty nói chung phải thường xuyên đổi mới sản phẩm để có thể tồn tại và phát
triển. Samsung Vina đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với
thiết kế đẹp, bắt mắt, hấp dẫn và tích hợp cùng lúc nhiều chức năng.
Lấy ví dụ về thị trường điện thoại: Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết
kế đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh này, những sản phẩm mới của Samsung
với kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng cứng cáp, điện thoại
Samsung không những mềm mại uyển chuyển mà còn mang tính mạnh mẽ cứng
cáp vơi kiểu dáng đa dạng. : Galaxy A9, A7, Note 9, J6+, J4+, S9 là những minh
chứng cụ thể. Đó là những sản phẩm thiết kế tinh xảo, trang nhã, phong cách, cá
tính, đó hiện tại là những chiếc smartphone đáng đồng tiền.
Với tốc độ đổi mới sản phẩm cao, Samsung đã khắc phục được chu kì sống ngắn
của sản phẩm đã thu hút lượng lớn các khách hàng trẻ thích sự mới mẻ và đổi
mới không ngừng trong thiết kế và chức năng của sản phẩm. Cùng với phát triển
công nghệ theo hướng “kỉ nguyên đa phương tiện” điện thoại Samsung đang
chinh phục những khách hàng khó tính nhất và là một đối thủ nặng ký với các
hãng lớn khác.
Ngoài điện thoại, các sản phẩm khác về gia dụng, bán dẫn, TV và các sản
phẩm nghe nhìn cũng không ngừng được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu
khách hàng. Điển hình nhất khi mới vào Việt Nam là dòng sản phẩm
“SuperHorn”với công suất gấp 5 lần tivi thông thường đã đem lại doanh thu
vượt bậc cho Samsung, sự cải tiến này đã thu hút khách hàng là người Việt Nam

chú ý đên Samsung nhiều hơn, và đây là bước ngoặt, là sự đánh dấu cho thành
công của Samsung sau này với những bước đi đúng đắn của mình. Hiện nay, Sản
phẩm của Samsung tràn ngập trên thì trường với mẫu mã và chủng loại đa dạng,


không ngừng đổi mới. Các dòng sản phẩm tivi, tủ lạnh, bán dẫn công nghệ mới
của Samsung là những sản phẩm chất lượng và ngày càng được người tiêu dùng
ưa chuộng. Điên hình như SSD X5, modem, ổ cứng, bộ nhớ, Dram, thẻ thông
minh, thẻ nhớ, Điều khiển đa kênh, cảm biến hình ảnh, mô đun tuyến tính, TV
QLED 8K, TV Premium UHD, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, máy hút
bụi, hệ thống làm mát công nghệ wind free, …
2.2.4 Công nghệ đổi mới và nâng cấp liên tục
Samsung không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ cho những dòng sản phẩm của
mình. Là một tập đoàn về công nghệ nên việc này cũng là lẽ thường, nhưng sức
mạnh của Samsung quá lớn với những sự đầu tư tầm cỡ, chính vì vậy những
dòng sản phẩm của Samsung luôn là sựu tích hợp giữa công nghệ hiện đại nhất
của thế giới với thiết kế tinh tế. Khách hàng không thể bỏ qua họ. Cụ thể
Vào những năm 80, Công ty Điện Tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu
và phát triển. Đây là chìa khóa then chốt đưa Samsung trở thành công ty hàng
đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử trên thế giới. Năm 1982,Samsung xây
dựng nhà máy lắp giáp TV ở Bồ Đào Nha; năm 1984, nhà máy ở New York;
năm 1985, nhà máy ở Tokyo; năm 1987, trụ sở ở Anh; và trụ sở
ở Austin, Texas năm 1996. Đến năm 2012, Samsung đã đầu tư hơn $13 tỷ đô la
Mỹ vào trụ sở ở Austin, hoạt động dưới tên gọi Samsung Austin Semiconductor
LLC. Đầu tư vào Austin của Samsung trở thành dự án đầu tư nước ngoài lớn
nhất ở bang Texas và là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở
nước Mỹ.
Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992, và
là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995, Samsung sản
xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên. 10 năm sau, Samsung phát triển

thành nhà sản xuất màn hình hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới.
Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warszawa, Ba
Lan. Khởi đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ
thuật số và điện thoại thông minh.
Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt duy
nhất cho Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế
giới Airbus A380. Samsung Techwin cũng là cổ đông trong chương trình động
cơ GEnx của Boeing 787 Dreamliner
Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán mảng ổ
đĩa cứng (HDD) cho Seagate.
Tháng 03/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) chi 2 tỉ
USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10,
Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1.2 tỉ USD vào


nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây.
Tiếp đến cuối 2014 SamSung Display chính thức đi vào hoạt động tại tổ hợp
công nghệ KCN Yên Phong- Bắc Ninh
Năm 2015, Samsung đã được cấp nhiều bằng sáng chế ở Hoa Kỳ hơn bất kỳ
công ty nào khác - bao gồm IBM, Google, Sony, Microsoft và Apple. Công ty đã
nhận được 7679 bằng sáng chế đến ngày 11 tháng 12.
Vào tháng 1/2016, Samsung tuyên bố sẽ hợp tác với Microsoft để phát triển các
thiết bị IoT trên Windows 10, nơi các công ty sẽ làm việc cùng nhau để phát
triển các sản phẩm chạy trên nền tảng này, cũng như tích hợp với các công ty
khác phát triển phần cứng và dịch vụ trên Microsoft's OS.
2.2.5 Phân Phối
Hiện nay Samsung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực
tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có 2 nhà phân
phối chính thức đó là Viettel và tập đoàn Phú Thái. Phú Thái là một trong những
nhà phân phối lớn tại Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng.

Samsung kết hợp với nhiều đơn vị bán lẻ khác như Thế giới di động, FPT, Viễn
Thông A, Điện máy xanh, Nguyễn Kim, cellphones, Techone, VP group,… xây
dựng hàng loạt chuỗi cửa hàng trên khắp cả nước. Các hãng này không chỉ kết
hợp mở những chuỗi cửa hàng bán lẻ, có các trung tâm chăm sóc khách hàng
riêng, mà còn lập thêm các kênh bán hàng trực tuyến.
Những nhà phân phối của Samsung đều là những cái tên uy tín và kinh nghiệm,
điều này đảm bảo cho điện thoại của hãng sẽ có độ tin cậy cao với khách hàng
nâng thêm một tầm nữa cho thương hiệu của Samsung.
Ở kênh phân phối thứ hai là hệ thống các siêu thị điện máy, Samsung cũng lựa
chọn đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng thông qua các siêu thị lớn,
có uy tín như Saigon Nguyễn Kim, pico plaza, Ruby plaza, BigC, Co.op mark,
Vincom,…
2.2.6 Chiến lược Marketing
Samsung không ngần ngại chi những khoản ngân sách khủng cho các hoạt
động marketing trên toàn thế giới, nhằm mục tiêu giới thiệu những sản phẩm
mới nhất đến với công chúng.


Dường như đây là một trong những định hướng quan trọng để tạo dựng thương
hiệu Samsung. Khi mà công ty mẹ ở Hàn Quốc mỗi năm chi rất nhiều cho bộ
phận Marketing của mình để tạo dưng tên tuổi trên thế giới và bộ phận này phải
làm việc hết sức để xứng đáng với chi phí mà công ty bỏ ra.
Tại Việt Nam công tác marketing cũng được chú trọng. Các nhân viên marketing
của Samsung luôn đề ra được những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng
hợp lý và hiệu quả cao.
Sau đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả bán hàng của Samsung Vina:
a. Chào hàng trực tiếp
SamSung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Việc
thành công hay thất bại tùy thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Ðối với
Samsung thì phương pháp chào hàng này được dựa rất nhiều vào các tài liệu và

dữ kiện. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới thiệu
sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng và thông suốt các câu hỏi của khách
hàng. Hoạt động chào hàng phải của Samsung theo nhiều chuyên gia kinh tế đã
đạt được các yêu cầu căn bản:
Hoạt động bán hàng thực sự: Samsung cung cấp những thông tin về sản phẩm
cho khách hàng và phải lấy được đơn hàng.
Mối quan hệ với khách hàng: nhân viên bán hàng của Samsung luôn quan tâm
đến việc duy trì và cải thiện vị trí của công ty với khách hàng và công chúng.
Thu thâp tin tức và cung cấp thông tin : nhân viên bán hàng của Samsung
thường có thể cung cấp những thông tin có ích cho việc hoạch định các chương
trình khuyến mãi và quảng cáo.
b. Khuyến mãi
Những công cụ khuyến mãi mà Samsung thường sử dụng là catalog, hàng mẫu,
film, slide film, hội chợ và triển lãm thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm
bán hàng, ... Catalog: Các mục tiêu mà catalog Samsung phải đạt là: Catalog của
Samsung luôn tạo nên sự quan tâm và hấp dẫn người đọc như màu sắc đẹp, in ấn
tốt, nội dung dễ hiểu đối với các sản phẩm điện tử của Samsung. Ngoài Catalog,


mẫu hàng để tạo điều kiện cho khách hàng của Samsung hiểu rõ và tránh nhầm
lẫn khi đặt hàng nhất là về kiểu, cỡ của sản phẩm. Đối với các mẫu hàng nhỏ ít
giá trị thì Samsung gửi tặng cho khách hàng thông qua đường bưu điện, đại lý
bán hàng tại nước ngoài, chi nhánh và người chào hàng lưu động. Ðối với sản
phẩm có kích cỡ lớn, giá trị cao thì nhà xuất khẩu thì Samsung thành lập các
Showroom, Trade Show và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng bày.
c. Phát hành tạp chí của Samsung
Tạp chí do hãng tự biên tập và ấn hành để thông tin về các hoạt động của
Samsung cho nội bộ và khách hàng biết như sự thành công của các đại lý, nhà
phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin của Samsung, kết quả cuộc thi có thưởng,
khen thưởng nhân viên và các thông tin về sản phẩm của Samsung ... Hội chợ

thương mại là nơi Samsung dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tạo
mối quan hệ giữa Samsung và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại
không những để chứng minh Samsung được tổ chức tốt, tạo uy tín, hình ảnh tốt
đẹp đối với công chúng, giới thiệu sản phẩm, mà còn cung cấp sản phẩm cho
khách hàng của Samsung với giá chuẩn của nó.
d. Quan hệ cộng đồng
Samsung luôn coi đây là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ hoạt
động và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động khác mà
theo lý thuyết là Samsung không phải trả tiền quảng cáo.
Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, Samsung Vina luôn đặt mục tiêu tham
gia vào các hoạt động có ích cho cộng đồng như thể thao, văn hoá và xã hội ở
Việt Nam lên hàng đầu, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, đồng hành
cùng cộng đồng và vì cộng đồng phát triển. Qua đó nâng cao hình ảnh của
Samsung trong con mắt người tiêu dùng như là một nhãn hàng luôn có trách
nhiệm với hoạt động chung của toàn xã hội.
Những chiến lược xây dựng hình ảnh dài hơi thông qua các chương trình mang ý
nghĩa cộng đồng này luôn được Samsung chú trọng đầu tư và thực tế cũng đã


tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc nâng cao hình ảnh của công ty trong con mắt
người tiêu dùng.
e. Quảng cáo
Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, Samsung luôn đặt ra yêu cầu đối với
các nhân viên marketing cần tiến hành năm quyết định chủ yếu sau – quyết định
5M:
Mission: Mục tiêu quảng cáo là gì?
Money: Chi phí là bao nhiêu?
Message: Lời truyền đạt cần phải gửi tới?
Media: Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng?
Measurement: Kết quả được định giá bằng cách nào?

3. Phân tích nhu cầu thị trường việt nam trong chiến lược kinh doanh
của samsung
3.1 Cung trên thị trường
Tại thời điểm Samsung vina vào thị trường Việt Nam, khi chính sách mở cửa
được áp dụng, một loạt các đại gia trong lĩnh vực điện tử như Sony, Jve hay
Panasonics.. .đã ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Và khi Samsung quyết định mở
rộng thị trường sang Việt Nam thì chiếc bánh thị phần đã được chia đều cho các
công ty này và một số công ty điện tử nội địa nhỏ khác.
Bên cạnh đó, hàng điện tử của Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Các dòng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Chính vì thế để cạnh tranh với các đối thủ thì hàng hóa của Samsung cũng phải
được cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng và giá cả để được khách hàng chọn lựa và
nếu không muốn bị đánh giá thấp hơn.
Nhưng như thế thì chưa đủ, Samsung vina đã đầu tư hơn nữa để nghiên cứu về
nhu cầu tiêu dùng, mức độ sẵn sàng chi trả và cả sở thích của khách hàng. Từ đó
tạo ra những sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu sử dụng phong phú của
khách hàng mà còn thỏa mãn nhu cầu tinh thần của họ - khẳng định cá tính,
phong cách, đẳng cấp, cũng như tìm kiếm cảm giác thuận tiện, gần gũi, quen


thuộc với người sử dụng. Cụ thể được phân tích trong cầu trên thị trường dưới
đây.
3.2 Cầu trên thị trường
Dựa trên thực trạng kinh tế Việt Nam năm 1996, tốc độ tăng trưởng GDP
các năm có thể nói Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đang phát triển
trong tương lai. Trong khi đó các công ty điện tử trong nước còn kém phát triển
mặc dù nhận được sự bảo hộ của nhà nước và tương lai nhất định bảo hộ này sẽ
được bãi bỏ.
Đầu tiên công ty xác định cho mình một sứ mạng và mục tiêu cần đạt tới
đó là mở rộng thị phần, dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm lẫn đẳng

cấp, thương hiệu. Đó là mục tiêu dài hạn của công ty, còn mục tiêu trước mắt và
cũng là một trong những khó khăn mà công ty phải sớm đương đầu, đó là làm
sao để thuyết phục người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của công ty, khi mà
hàng điện tử Nhật Bản đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đề ra công ty đã nghiên cứu thị trường Việt Nam
một thị trường mà có quan niệm rằng hàng Nhật Bản mới có chất lượng cao, còn
hàng Hàn Quốc chỉ dành cho người ít tiền. Vì vậy công ty Samsung Vina quyết
định đề ra chiến lược đưa vào Việt Nam những sản phẩm mới nhất và phù hợp
nhất với thị hiếu người Việt Nam để tạo nên sự đột phá và thay đổi cách suy
nghĩ của người dân Việt Nam về sản phẩm Hàn Quốc.. Công ty đã đưa ra những
chiến lược, chiến thuật hợp lý vì nếu tung vào thị trường Việt Nam những sản
phẩm đã xuất hiện ở Thái Lan, Malaysia trước đó 3, 4 năm như nhiều công ty để
cạnh tranh về giá thì sẽ không thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng Việt
Nam. Vì kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân đã
tăng lên, giới trẻ Việt Nam được tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ, thông
tin thị trường và đặc biệt có xu hướng chạy theo mốt nên cạnh tranh về giá
không còn hợp lý nữa mà phải cạnh tranh về tính năng, mẫu mã. Công ty
Samsung Vina đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình và đã xâm nhập thị trường
Việt Nam thành công.


Công ty cũng đã rất chú trọng đầu tư vào công việc nghiên cứu và điều tra
thị trường. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: mỗi gia đình Việt Nam
thường chỉ có một chiếc tivi màu, nó phục vụ cho nhiều thế hệ trong gia đình,
thậm chí cho cả hàng xóm láng giềng. Những kết quả đó đã giúp Samsung Vina
tìm ra được một hướng phát triển mới cho dòng sản phẩm của mình: sản xuất
những chiếc tivi có công suất lớn. Công ty đã tung ra thị trường dòng tivi Super
Horn với loa có công suất gấp 5 lần tivi thông thường. Chính sản phẩm này đã
tạo ra buớc ngoặt và đưa tivi Samsung trở thành một trong những thương hiệu
dẫn đầu về thị phần Việt Nam.

Như vậy nhờ công tác hoạch định tốt mà Samsung Vina tìm ra con đường đi phù
hợp ở thị trường Việt Nam và đạt được mục tiêu đề ra.
Sau thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam, Công ty nhận thấy :
Đặc điểm của thị trường Việt Nam: thu nhập thấp
Xu hướng tiêu dùng: luôn muốn có đồ dùng tốt nhất, kiểu dáng đẹp nhất, thương
hiệu nổi tiếng, vững mạnh, chấp nhận “tiền nào của đó”, ….
Thực tế: mỗi gia đình người Việt Nam vào những năm 90 thường chỉ có 1 tivi
màu phục vụ cho cả gia đình, thậm chí cho cả hàng xóm do đó thường rất
chuộng những chiếc tivi có công suất lớn.
Theo chiến lược được hoạch định của lãnh đạo Cty Samsung Vina lúc bấy
giờ: chỉ chuyển những mẫu mới phù hợp với thị hiếu người Việt Nam, không
đưa những sản phẩm cũ, giá rẽ mà đưa vào Việt Nam những sản phẩm mới nhất,
phù hợp với thị hiếu người Việt Nam, tạo nên sự đột phá, thay đổi cách suy nghĩ
của người Việt Nam về các sản phẩm của Hàn Quốc.
Do đó, Samsung Vina quyết định đón đầu nhu cầu thiết yếu của người tiêu
dùng là tung ra dòng sản phẩm tivi Super Horn có loa công suất lớn gấp 5 lần
tivi thông thường. Chính sản phẩm tivi này đã được nhiều khách hàng Việt Nam
đón nhận, tạo ra bước đột phá, cũng là bước ngoặc lớn đưa Cty Samsung Vina
trở thành thương hiệu dẫn đầu thị phần Việt Nam.
3.3 Giá cả


Các dòng sản phẩm của Samsung có các mức giá cả phù hợp, trải dài trên diện
rộng, từ thấp đến cao, tùy thuộc vào thu nhập của khách hàng. Đặc biệt với
những dòng sản phẩm tương ứng cạnh tranh với đối thủ, Samsung luôn chọn
mức giá ngang ngửa chứ không thấp hơn đối thủ để khẳng định chất lượng sản
phẩm do mình cung ứng.
4. Đánh giá tư tưởng và phong cách ra quyết định của tổng giám đốc
của samsung vina
Ông Youl Eom, Tổng giám đốc Samsung Vina kể lại: “ Khi đó, chúng tôi

đã thỏa thuận và quyết định để công ty mẹ ở Hàn Quốc không đưa vào Việt Nam
những sản phẩm cũ, dù giá rẻ, mà chỉ chuyển giao những mẫu mới nhất và phù
hợp với thị hiếu người Việt Nam”.
Tập trung nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, cách đây 8 năm công ty
nhận thấy rằng mỗi gia đình Việt Nam thưởng chỉ có 1 chiếc tivi màu, nó phục
vụ nhiều thế hệ trong gia đình, thậm chí cho cả hàng xóm láng giềng vì thế họ
cần những chiếc ti vi có bộ loa công suất lớn. Samsung vina đã sản xuất và tung
ra thị trường dòng sản phẩm “SuperHorn”với công suất gấp 5 lần tivi thông
thường. Sản phẩm này nhanh chóng thành công và tạo ra bước ngoặt, đưa tivi
Samsung trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu về thị phần ở Việt
Nam.
Tổng giám đốc Samsung vina đã có quyết định đúng đắn và mang tầm
chiến lược. Nếu công ty lựa chọn chiến lược đầu tư cho công nghệ khi vừa vào
thị trường Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm vì thu
nhập của người tiêu dùng còn thấp chưa có khả năng chi trả cho những sản
phẩm công nghệ cao.Trong khi đó các sản phẩm của Nhật bản đã cơ bản tạo
được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng không thể trong thời gian ngắn mà có
sự lựa chọn khác.
Nhưng ông cũng quyết định không đưa vào Việt Nam những sản phẩm giá rẻ,
chất lượng không cao đã xuất hiện cách đây một vài năm tại các thị trường khác
như Thái Lan,..vì nếu làm như vậy thương hiệu Samsung trong mắt người tiêu


dùng sẽ luôn là thương thiệu rẻ tiền, không thể so sánh với các thương hiệu lớn
của Nhật Bản đã chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tại thời điểm
hiện tại. Người Việt Nam cũng không thích dùng hàng rẻ nhưng chất lượng thấp,
họ thích những sản phẩm mới với mẫu mã đẹp, bền với giá thành hợp lý và điều
này thì Samsung Vina có thể làm được và làm tốt.
Samsung Vina đã tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng,
nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam một cách hết sức

nhạy bén. Họ luôn biết khách hàng muốn gì, cần gì để đưa vào những mẫu sản
phẩm phù hợp nhất thể hiện rõ nhất ở sản phẩm Super Horn. Sản phẩm này
nhanh chóng thành công và tạo ra bước ngoặt, đưa tivi Samsung trở thành một
trong những thương hiệu dẫn đầu về thị phần ở Việt Nam. Đến năm 2005
Samsung vina sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu sản phẩm các loại với tổng doanh
thu 317 triệu USD tăng 35 lần so với năm 1996 và từng bước khẳng định được
thương hiệu của Samsung tại thị trường Việt Nam.
Có thể thấy Tổng giám đốc của Samsung đã quyết định phát triển sản
phẩm theo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng tốt và giá cả phù
hợp, không quá rẻ cũng không cao hơn đối thủ.
Nghiên cứu đầy đủ và nắm vững đầy đủ thông tin về thị trường, khách
hàng và đối thủ trước khi ra quyết định quyết đoán của Tổng giám đốc Samsung
Vina đã giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và từng bước chiếm lĩnh thị
trường, để đạt tới thành công như ngày nay.
5. Kết luận
Samsung Vina từ những bước đi đầu tiên vào thị trường Việt Nam năm
1996, với những quyết định đúng đắn của người lãnh đạo công ty - Tổng giám
đốc Ông Youl Eom đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường
Việt Nam. Vượt qua những giai đoạn khó khăn ban đầu có mặt tại Việt Nam gần
22 năm kể từ năm 1996, Samsung đã có những bước tiến xa hơn, cho thấy tầm
nhìn chiến lược của người lãnh đạo đi đầu, với những câu chuyện xa hơn bằng


việc đặt đại bản doanh của mình tại Việt Nam. Tất cả được minh chứng bằng
những con số cụ thể. Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc công bố báo
cáo tài chính năm 2017.
Theo đó, tổng doanh thu 4 công ty của Samsung tại Việt Nam là 65,1 tỷ
USD, tương đương hơn 1,5 triệu tỷ Việt Nam Đồng. Lợi nhuận năm 2017 là
6,15 tỷ USD, khoảng 142 nghìn tỷ đồng.
Tại Việt Nam hiện nay, Tập đoàn Samsung Hàn Quốc có 4 công ty con,

đều do Samsung sở hữu trực tiếp 100% vốn, là Samsung Electronics Việt Nam
(SEV hay còn gọi là Samsung Bắc Ninh - thành lập năm 2008), Samsung
Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT - thành lập năm 2013), Samsung
Display Việt Nam (SDV - thành lập năm 2014) và Samsung HCMC CE
Complex (SEHC - thành lập 2014).
Samsung Vina (SAVINA) được thành lập năm 1995 với vốn điều lệ
khoảng 17,5 triệu USD, liên doanh giữa Samsung Electronics (nắm 80% vốn) và
TIE (nắm 20%) - đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm điện tử tại Việt Nam.
Năm 2016 Nhà máy Samsung Vina tại thành phố HCM chính thức đóng
cửa. toàn bộ việc sản xuất các sản phẩm tivi của Samsung tại Việt Nam được
chuyển qua khu tổ hợp ở Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP).
Việc đóng cửa nhà máy SAVINA đã đánh dấu một bước ngoặt mới của
Samsung tại thị trường Việt Nam, đó là đưa Tổ hợp Samsung Electronics
HCMC CE Complex (SEHC), vốn đầu tư 2 tỷ USD, chính thức đi vào hoạt
động.
Cũng từ SAVINA, thương hiệu Samsung từng bước được khẳng định. Ban
đầu, các sản phẩm của SAVINA luôn ở hàng “chiếu dưới” so với các thương
hiệu đến từ Nhật Bản, đặc biệt là SONY, nhưng giờ đây, đã luôn trở thành
thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam tin yêu. Các sản phẩm tivi, màn
hình máy tính của Samsung luôn dẫn đầu thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách và giáo trình:
Giáo trình môn Quản trị kinh doanh trường E-learning TOPICA
Đề tài tiểu luận “Samsung Vina – Con đường dẫn đến thành công” của nhóm
1017B trường Đại học Thương Mại
Đề tài luận văn “Công tác hoạch định của Samsung Vina” trường Đại học
Thương Mại
Các trang Web tham khảo:

http:// cafef.vn




×