Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề cương nghiên cứu khoa học Giải pháp khắc phục lỗi chính tả Tiếng Việt của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.2 KB, 3 trang )

BÀI TẬP
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.Tên đề tài: Giải pháp khắc phục lỗi chính tả Tiếng Việt của
sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Sự kiện khoa học:
Lý thuyết: Sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và
nhân văn không mắc lỗi chính tả Tiếng Việt khi sử dụng.
Thực tế: Lỗi chính tả Tiếng Việt của sinh viên diễn ra tràn lan,
phổ biến ở các sinh viên trong trường.
3. Lí do chọn đề tài: Chính tả đóng một vai trò quan trọng
đối với mối cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Vấn đề viết đúng
chính tả luôn luôn được đặt ra để nâng cao hiệu quả sử dụng
Tiếng Việt. Viết sai chính tả ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
giao tiếp và làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy
cần có một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả của người sử
dụng Tiếng Việt.
4. Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra giải pháp khắc phục lỗi chính
tả của người sử dụng Tiếng Việt.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+/ Làm rõ một số vấn đề lý luận về sử dụng tiếng Tiếng trong
học tập và đời sống của sinh viên trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn
+/ Chỉ ra các lỗi chính tả sinh viên mắc phải trong quá trình sử
dụng Tiếng Việt.
+/Chỉ ra giải pháp khắc phục lỗi chính tả của sinh viên.
5. Lịch sử nghiên cứu.
_Trong khóa luận “Biện pháp khắc phục lỗi chính tả trong dạy
học tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Số 2 Bắc Lý – TP.Đồng Hới
– Quảng Bình”(2015) của Lê Thị Cẩm Hằng nêu ra được thực
trạng kỹ năng viết chính tả của học sinh, phân loại các lỗi mà
học sinh thường mắc phải và đề ra các biện pháp để khắc


phục lỗi chính tả, sử dụng linh hoạt các phương pháp trong
dạy học chính tả nhằm nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học
sinh.


6. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 2016-11/2017
Không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nội dung: Nhận diện được giải pháp khắc phục lỗi chính tả của
người sử dụng Tiếng Việt.
7. Mẫu khảo sát:
-Mỗi khoa trong trường chọn ra 10 người là những sinh viên
năm nhất, năm 2, năm 3, năm 4.
-Các giáo viên phụ trách dạy học ở trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn.
- Các phụ huynh của sinh viên trong trường.
8. Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sử dụng
Tiếng Việt như thế nào?
Những lỗi chính tả mà sinh viên mắc phải?
Nêu các giải pháp khắc phục lỗi chính tả của người sử dụng
Tiếng Việt?
9. Giả thuyết nghiên cứu:
Sinh viên sử dụng Tiếng Việt tùy tiện, không có hệ thống,
không lưu ý đến vấn đề chính tả trong quá trình sử dụng.
Sinh viên sử dụng Tiếng Việt dùng sai chính tả ở một số từ sai
nghĩa, lẫn lộn S với X, TR với CH, D với GI, R…
Sinh viên phải ý thức được những lỗi chính tả mắc phải, ghi
nhớ những lỗi đó và sửa ở lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, sinh
viên cần hiểu đúng nghĩa của từ khi sử dụng, tham khảo từ

điển Tiếng Việt, đọc nhiều sách để nâng cao vốn từ cho bản
thân.
10. Giả thiết.
- Các sinh viên là sinh viên năm nhất, năm 2, năm 3, năm 4


-Sinh viên dùng sai chính tả nhưng không biết lỗi sai của mình.
- Sinh viên sử dụng Tiếng Việt dùng sai chính tả ở một số từ sai
nghĩa, lẫn lộn S với X, TR với CH, D với GI, R…
11. Luận cứ






Luận cứ lí thuyết: +/ Khái niệm lỗi chính tả.
+/ Những lỗi chính tả của sinh viên trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn hay mắc phải.
Luận cứ thực tế: +/95% sinh viên được khảo sát đều mắc lỗi
chính tả Tiếng Việt bao gồm cả sinh viên có học lực giỏi, khá
và trung bình.
+/ 10% sinh viên không mắc lỗi chính tả là sinh viên có học lực
giỏi
10. Phương pháp nghiên cứu




Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và

tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát;
phương pháp điều tra; phương pháp phân tích và tổng hợp
kinh nghiệm.
12. Phương pháp chứng minh luận điểm

-

Nghiên cứu tài liệu
Khảo sát thực nghiệm
Phỏng vấn
PP nghiên cứu mô tả (bên trong, bên ngoài)
PP nghiên cứu thực nghiệm (định tính và định lượng)
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Phương pháp so sánh lịch sử



×