Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.42 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÔN HỌC:

CÁC

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU KHOA

HỌC

MỤC LỤC
1. Định nghĩa.....................................................................................................
1.1. Khoa học là một hệ thống tri thức.......................................................3
1.2. Khoa học là một hoạt động xã hội........................................................4
1.3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội..............................................4
1.4. Khoa học là một thiết chế xã hội..........................................................5
2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học............................................6


3.
4.
5.
6.
7.



Ý nghĩa của khoa học.................................................................................7
Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học..................................................8
Phân loại khoa học......................................................................................8
Sự khác nhau cơ bản giữa khoa học – công nghệ....................................9
Tài liệu tham khảo....................................................................................10

1. Định nghĩa
1.1. Khoa học là một hệ thống tri thức
- Khoa học là “hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự
vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.
- Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống tri thức khoa học. Khoa học trong trường
hợp này được hiểu như một hệ thống tĩnh tại các tri thức, xem khoa học như
một sản phẩm trí tuệ được tích lũy từ trong hoạt động tìm tòi, sáng tạo của
nhân loại
- Phân biệt tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học
Tri thức kinh nghiệm
- Là những hiểu biết được tích lũy

Tri thức khoa học
- Là những hiểu biết được tích

một cách rời rạc, có thể là ngẫu

lũy một cách hệ thống nhờ hoạt


nhiên là từ kinh nghiệm sống
- Đóng vai trò quan trọng trong


động nghiên cứu khoa học,
được vạch sẵn theo một kế

đời sống. Tri thức kinh nghiệm

hoạch, có mục tiêu xác định và

giúp con người giải quyết hàng
loạt vấn đề nảy sinh trong tự
nhiên, xã hội để có thể tồn tại và
phát triển
- Là cơ sở cho sự hình thành tri
thức khoa học.

được tiến hành trên một hệ
thống phương pháp khoa học
- Là những kết luận về những
quy luật tất yếu đã được khảo
nghiệm và kiểm chứng
- Tri thức khoa học được tổ chức
trong khuôn khổ các bộ môn
khoa học

1.2. Khoa học là một hoạt động xã hội
- Hoạt động xã hội bao gồm những nỗ lực để thúc đẩy, cản trở hoặc điều
khiển các thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường (theo
Wikipedia)
=> Khoa học trước đây vốn mang tính chất như mối quan tâm cá nhân của những
thiên tài. Nhưng sự phát triển xã hội qua các giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải có những
sự thay đổi về mặt xã hội , chính trị , kinh tế … Việc áp dụng và sử dụng khoa học

mang lại được nhiều sự thay đổi , có cả tích cực lẫn tiêu cực. Nói cách khác , khoa
học đáp ứng được nhu cầu đề ra của xã hội , lịch sử. Vậy nên tại sao lại nói khoa học
trở thành một nghề nghiệp được xã hội hóa cao độ
- Mục tiêu:
+ Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức về thế giới
+ Dự báo quá trình phát triển của sự vật


+ Sáng tạo các sự vật mới phục vụ mục tiêu tồn tại, phát triển bản thân, con người
và xã hội
- Ví dụ:
+ Tích cực : Để giảm thiểu sự hao hụt của nhu cầu nhiên liệu cũng như bảo vệ môi
trường , Elon Musk cùng tập đoàn Tesla đã đầu tư nghiên cứu và sáng chế ra loại xe ô
tô chạy bằng điện Tesla
+ Tiêu cực: Để phục vụ nhu cầu chiến tranh , các phiến quân IS sử dụng khoa học để
chế ra vũ khí hóa học .
1.3.

Khoa học là một hình thái ý thức xã hội

Triết học xem khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
- Khoa học như một hình thức phản ánh thế giới khác quan và tồn tại xã hội vào
ý thức con người
- Khọc như một hoạt động của quá trình thực tiễn
- Các hình thái ý thức xã hội khác nhau ở đối tượng và hình thức phản ánh.
Chúng cũng khác nhau về các chức năng xã hội và tính độc đáo của các quy
luật phát triển. Nhận thức này rất quan trọng trong tư duy nghiên cứu khoa học,
thậm chí còn đóng vai trò là tư tưởng chủ đạo trong tư duy khoa học
- Khoa học tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội

khác
- Khoa học phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng và hình
thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt.
 Điều cần lưu ý đối với nghiên cứu và người quản lý nghiên cứu là
Mỗi phát hiện mới về quy luật hoặc sáng tạo mới về các giải pháp đều hoàn toàn
có khả năng phải chấp nhận sự va chạm với các định kiến xã hội , thậm chí là những
đụng độ gay gắt , nếu như phát hiện hoặc sáng tạo đó khác biệt với truyền thống tư


duy, tập tục dân tộc, tín điều tôn giáo,…. những điều đã ăn sâu vào trong đời sống xã
hội
Quan điểm chính thống ở nước ta hiện nay cho rằng, nghiên cứu khoa học xã hội
phải góp phần hình thành luận cứ cho việc xây dựng đường lối chính trị và phản biện
cho đường lối chính trị. Đây là một luận điểm hoàn toàn phù hợp với quy luật hình
thành và phát triển của khoa học xã hội.
1.4.

Khoa học là một thiết chế xã hội

- Thiết chế xã hội là một hệ thống các quy tắc, các giá trị và cấu trúc , là một
hệ thống các quan hệ ổn định , tạo nên các khuôn mẫu xã hôi biểu hiện sự
thống nhất, được xã hội công khai thừa nhận , nhằm thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của xã hội.
 Định nghĩa của khoa học có khá nhiều điểm tương đồng, đều mang tính
hệ thống, khuôn mẫu, thống nhất . Có thêm chữ “xã hội” bởi vì khoa học
ngày ngày trở nên cần thiết chọ cuộc sống, chi phối các quyết định trong
đời sống kinh tế xa hội và trở thành một nghề có tính xã hội hóa cao.
VD: Kể từ năm 1945 đến nay , rất nhiều cường quốc trên thế giới liên tục
phát triển vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc phòng cũng như khẳng
định vị thế trên bình diện chính trị , kinh tế ,…

- Chức năng
+ Định ra khuôn mẫu hành vi trong đó khoa học làm thước đo
+ Xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết định sản xuất ,kinh doanh , tổ
chức xã hội
+ Tăng hàm lượng khoa học trong công nghệ và sản phẩm nhằm ạo thế
mạnh cạnh tranh


+ Biến đổi gốc rể mọi mặt đời sống
2. Quy luật hình thành và phát triển khoa học
Trong nghiên cứu, người nghiên cứu có thể xuất hiện nhiều loại ý tưởng:
- Hình thành một phương pháp khoa học mới
- Đề xướng một trường phái khoa học mới
- Xây dựng một bộ môn khoa học mới
Chúng được sinh ra từ những quy luật nội tạng:
- Quy luật về sự phân lập các khoa học
- Quy luật về sự tích hợp các khoa học
* Sự phân lập khoa học là gì?
Là sự tách một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đang tồn
tại. Bản chất của quá trình phân lập các khoa học là đối tượng nghiên cứu của một
bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu hẹp
hơn.
VD: Hóa học => Hóa vô cơ/hữu cơ/…
Toán học => Số học/Đại số/Hình học/Lượng giác…
* Sự tích hợp các khoa học là gì?
Là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để hình
thành một bộ môn khoa học mới.
VD: Hóa học + Vật lý => Hóa lý
Hóa học + Sinh vật => Hóa sinh



Hóa học + Nông nghiệp => Hóa nông
3. Ý nghĩa của khoa học:
Người ta vẫn nói rằng KH là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho
con người ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững tin hơn vào
chính bản thân mình trong cuộc sống. Cụ thể những nội dung đó là:
- Con người hiểu được tự nhiên, nắm được các qui luật biến đổi, chuyển
hóa của vật chất, chinh phục tự nhiên theo qui luật của nó.
- Con người nắm được các qui luật vận động của chính xã hội mình đang
sống và vận dụng chúng để thúc đẩy xã hội ấy phát triển nhanh chóng
hơn.

- Con người ngày càng có ý thức, càng thận trọng hơn trong việc nhận thức
KH: không vội vã, không ngộ nhận, không chủ quan, tiến vững chắc đến
chân lí của tự nhiên.
- Khoa học chân chính chống lại những quan điểm sai trái (mê tín dị đoan,
phân biệt chủng tộc...)
- Khoa học làm giảm nhẹ lao động của con người, cải thiện chất lượng
cuộc sống.
4. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học
- Có đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện
tượng được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học.
- Có hệ thống lý thuyết: lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học bao gồm
những khái niệm, phạm trù, quy luật, định luật, định lý, quy tắc... Hệ thống
lý thuyết của một bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng
có đặc trưng cho bộ môn khoa học đó và bộ phân kế thừa từ các khoa học
khác.


- Có hệ thống phương pháp luận: phương pháp luận của một bộ môn khoa

học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng và phương pháp luận xâm
nhập từ các bộ môn khoa học khác.
- Có mục đích ứng dụng: đây là mục tiêu của nghiên cứu. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa biết trước được mục đích ứng
dụng (nghiên cứu cơ bản thuần tuý) vì vậy không nên ứng dụng máy móc
tiêu chí này.
5. Phân loại khoa học
- Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn khoa học thành từng nhóm
theo cùng một tiêu thức nào đó. Phân loại khoa học là để nhận dạng cấu trúc
của hệ thống tri thức, đồng thời cũng là cơ sở cho việc nhận dạng cơ cấu xã
a.
-

hội của khoa học
Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học
Khoa học tiền nhiệm: hình thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề
Khoa học hậu nghiệm: hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm
Khoa học phân lập: hình thành dựa trên sự phân chia đối tượng nghiên cứu
của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp

hơn
- Khoa học tích hợp: hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc
phương pháp luận của 2 hay nhiều bộ môn khoa học khác nhau
b. Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học
Theo mô hình cấu trúc của hệ thống tri thức theo Engels - Kedrov:
6.

Nhóm 1: Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng
Nhóm 2: Khoa học kĩ thuật và công nghệ
Nhóm 3: Khoa học nông nghiệp

Nhóm 4: Khoa học sức khỏe
Nhóm 5: Khoa học xã hội và nhân văn
Nhóm 6: Triết học (bao gồm cả khoa học về tư duy như logic học)
Sự khác nhau cơ bản giữa khoa học – công nghệ
Khoa học

Công nghệ


- Mục tiêu: Phát triển tri thức mới mà có - Mục tiêu: Tạo ra sản phẩm, hiện vật, hệ
thể không quan tâm đến ứng dụng (chẳng thống để đáp ứng nhu cầu con người (như
hạn như tìm hiểu một phân tử)

bào chế thuốc)

- NCKH mang tính xác suất

- Điều hành công nghệ mang tính xác

- Hoạt động khoa học luôn đổi mới,

định

không lặp lại

- Hoạt động công nghệ được lập theo

- Sản phẩm khó được định hình trước

chu kỳ


- Sản phẩm mang đặc trưng thông tin

- Sản phẩm được định hình theo thiết

- Lao động linh hoạt và tính sáng tạo

kế

cao

- Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu

- Có thể mang mục đích tự thân

vào

- Phát minh khoa học tồn tại mãi với

- Lao động bị định khuôn theo qui

thời gian

định
- Không mang mục đích tự thân
- Sáng chế công nghệ tồn tại nhất
thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến
bộ kỹ thuật



Tài liệu tham khảo
1. Vũ Cao Đàm (2007). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, Ths. Nguyễn Thị Ngọc An (2010).
Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Lao động – Xã hội.
3. Phạm Viết Vượng (1995). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Đại học Quốc gia.
4. PGS.TS. Dương Văn Tiến (2006). Giáo trình Phương pháp luận nghiên
cứu khoa học. Nxb Xây dựng.
5. />KH_Th_Cuong_.pdf
6. />%99ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
7. />8. />htm
9. />



×