Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHÂN LOẠI NGHĨA vụ TRONG tư PHÁP LA mã và SO SÁNH với các LOẠI NGHĨA vụ TRONG PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.67 KB, 4 trang )

PHÂN LOẠI NGHĨA VỤ TRONG TƯ
PHÁP LA MÃ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC
LOẠI NGHĨA VỤ TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM
MỞ BÀI
Trong quan hệ pháp luật dân sự hay bất cứ một quan hệ pháp luật nào đều tồn tại hai bên quan hệ pháp lý, ràng
buộc giữa quyền và nghĩa vụ của nhau, không tách rời nhau. Từ xa xưa, các luật gia đã quy định rõ ràng quyền cũng như
nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia
vào quan hệ pháp luật dân sự; góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý khi các chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến
giao dịch dân sự. Nhằm tìm hiểu sâu xa hơn nguồn gốc cũng như chế định nghĩa vụ từ thời La Mã cố đại và so sánh nó với
pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay như thế nào em xin chọn đề tài số 09 : “ Phân loại nghĩa vụ trong tư pháp La
Mã và so sánh với các loại nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam “ để làm bài tập học kỳ lần này của
mình.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG TƯ PHÁP LA MÃ
1.

Khái niệm nghĩa vụ
Nếu như quyền sở hữu biểu hiện một tài sản thuộc về một chủ thể nhất định thì nghĩa vụ là mối quan hệ giữa các
chủ thể trong việc chuyển dịch tài sản. Nghĩa vụ được phát sinh sau khi các chủ thể đã có những thỏa thuận về việc chuyển
giao tài sản đó.
Theo các tài liệu cổ của La Mã thì nghĩa vụ được định nghĩa như sau : “ Nghĩa vụ là sự ràng buộc của
các chủ thể, trong đó người ta phải thực hiện một số hành vi theo pháp luật quy định .”
Bản chất của nghĩa vụ không phải là làm một việc nào đó, làm ra một tài sản hay thực hiện một địa dịch mà là
mối quan hệ giữa chúng ta và theo đó họ phải cho ta một vật, phải thực hiện hoặc kiềm chế không được làm một việc.
2.

Đặc điểm của nghĩa vụ

Từ quy định trên có thể thấy nghĩa vụ là một loại quan hệ, trong đó phải có it nhất là hai bên là bên có quyền và
bên có nghĩa vụ mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có


quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. NVDS là một
loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có
những nét đặc thù, riêng biệt cụ thể.


Thứ nhất nghĩa vụ là một quan hệ tài sản: quan hệ tài sản được hiểu là mỗi quan hệ giữa các bên thông qua một
lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản giữa các bên
hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi.
Thứ hai nghĩa vụ là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các con nợ và chủ nợ: nghĩa vụ tự nhiên vẫn có hiệu lực
pháp luật với tư cách là căn cứ phát sinh quyền của chủ nợ nhưng không bắt buộc thi hành. Tuy nhiên nghĩa vụ là mối
quan hệ pháp lý, bởi vậy việc thực hiện nghĩa vụ không chỉ còn là phạm trù thuộc chủ nợ và con nợ mà còn bị ràng buộc
và được nhà nước bảo đảm thực hiện
Thứ ba hành vi thực hiện nghĩa vụ của con nợ luôn mang lại lợi ích cho chủ nợ. Xuất phát từ mục đích của các
bên khi tham gia quan hệ NVDS là hướng tới một lợi ích nhất định ( thường là tài sản) thì con nợ sẽ có nghĩa vụ phải làm
cho chủ nợ một công việc thông qua đó chủ nợ sẽ dành được quyền lợi nhất định.
Thứ tư, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ đối nhân: Quan hệ đối nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có
quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa
vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.
II.

PHÂN LOẠI NGHĨA VỤ TRONG TƯ PHÁP LA MÃ.
Như vậy, nghĩa vụ là sự ràng buộc của các chủ thể, trong đó người ta phải thực hiện một số hành vi theo quy định
của pháp luật. Nghĩa vụ được phát sinh trên những sự kiện khác nhau mà pháp luật thừa nhận. Theo căn cứ làm phát
sinh nghĩa vụ thì các Luật gia La Mã chia nghĩa vụ tư pháp La Mã thành hai loại chủ yếu là nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng ( ex contractu ) và nghĩa vụ từ hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra còn
một số loại nghĩa vụ khác.
1.

Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.


Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là nghĩa vụ bắt nguồn từ sự thỏa thuận, hợp đồng hay khế ước. Ở đây hai hay
nhiều chủ thể thỏa thuận với nhau và làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ.
Theo quan niệm của Luật Lamã, “Nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng là do các bên tự nguyện
thỏa thuận và các nghĩa vụ này trong chừng mực có thể thỏa thuận và những nghĩa vụ này trong
chừng mực có thể dịch chuyển được và dịch chuyển cho những người thừa kế”.
Theo Geoffrey Samuel, khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil law bị chi phối bởi ba nguyên tắc.
“ Thứ nhất, hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên. Thứ hai, đó là pháp luật do các
bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng. Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được
dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện
chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng. Nguyên tắc thứ ba là tự do hợp đồng:
các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm
chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn nhận của người khác”.


Như vậy, nghĩa vụ trong hợp đồng của người La Mã tuy còn đơn giản nhưng cũng thể hiện hai trong ba nguyên
tắc trên mà chưa có sự đảm bảo của pháp luật nhà nước.. Tuy nhiên, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là cơ sở quan trọng
quyền và nghia vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
2.

Nghĩa vụ từ các hành vi vi phạm pháp luật.

Nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp luật là nghĩa vụ phát sinh từ việc do gây ra thiệt hại nếu một
người có hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì có
nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Việc phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi vi có ý nghĩa rất lớn về việc
thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ từ các hành vi vi phạm pháp luật thì bản chất không thể dịch chuyển cho những người thừa
kế. Việc dịch chuyển cho những người thừa kế đối với nghĩa vụ do hành vi vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện khi người
thừa kế được lợi do chính hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm..
Cho đến nay vấn đề bồi thường thiệt hại về nhân thân trong pháp luật La mã vẫn chưa có quan điểm thống nhất.
Nhưng vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Việc tính toán thiệt hại phải bồi thường

được xác định phải là thiệt hại trực tiếp mà không được suy đoán tùy tiện.
3.

Các loại nghĩa vụ khác.

Tuy hai căn cứ nêu trên được coi là chủ yếu và quan trọng nhất lam phát sinh nghĩa vụ. Nhưng do sự phức tạp
của quan hệ xã hội, các nhà Luật gia La Mã nhận thấy còn có những nghĩa vụ phát sinh từ những căn cứ mà không được
liệt vào hợp đồng cũng như là hành vi vi phạm .
Nghĩa vụ như từ hợp đồng, là trường hợp nếu một người không ủy quyền cho một người
khác thực hiện công việc nhưng vì quyền lợi của chính người có công việc đó mà họ tự nguyện
thực hiện công việc cho họ. Trong trường hợp này giữa người có công việc và người thực hiện
công việc phát sinh nghĩa vụ tương tự như người có công việc ủy quyền cho người thực hiện công
việc đó, như là giữa họ có hợp đồng và được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật.
Nếu các hành vi vi phạm được xác định bởi luật pháp thì người thực hiện những hành vi đó phải chịu trách
nhiệm do hành vi của mình. Nếu một người có hành vi hoặc tài sản đe dọa gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì
phải chịu nghĩa vụ từ việc này. Do vậy, nghĩa vụ này được gọi là nghĩa vụ như từ vi phạm.
III.

SO SÁNH NGHĨA VỤ TRONG TƯ PHÁP LA MÃ VỚI CÁC LOẠI NGHĨA VỤ

TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1.

Các loại nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam

Điều 280 BLDS 2005 quy định về nghĩa vụ như sau: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá,
thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau
đây gọi chung là bên có quyền). Do đó, nghĩa vụ dân sự được phân loại như sau



Thứ nhất, nghĩa vụ riêng lẽ: là nghĩa vụ của nhiều chủ thể trong đó phần nghĩa vụ của các
chủ thể là độc lập nhau, mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình sau khi thực hiện
xong quan hệ nghĩa vụ chấm dứt. Các chủ thể chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đủ
phải tiếp tục thực hiện.
Thứ hai, nghĩa vụ liên đới: là nghĩa vụ của nhiều chủ thể, trong đó các chủ thể có mối liên
hệ ràng buộc với nhau, chủ thể có quyền có thể chỉ định một trong bất kỳ chủ thể có nghĩa vụ
nào phải thực hiện toàn bộ



×