G
iao dịch dân sự là tọa độ pháp lí phổ biến trong bản đồ pháp luật. Các chủ thể
xây dựng một quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó quyền và nghĩa vụ dân sự
của các bên chủ thể luôn đối lập nhau. Nghĩa vụ dân sự cũng là một quan hệ
pháp luật. Vậy đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì? Những đặc điểm của chúng được biểu
hiện như thế nào? Chính vì vậy mà bài viết này tôi muốn tập trung khai thác đề tài:
“Đối tượng của nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam”;
1. Một số vấn đề cơ bản về đối tượng nghĩa vụ dân sự
T
rong quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể sẽ tác động vào một tài sản, một
công việc cụ thể nào đó. Những tài sản, công việc này chính là đối tượng của
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào tính chất cũng như nội dung của
từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà đối tượng của nó có thể là một tài sản, một công việc
phải làm hoặc một công việc không được làm. Theo điều 282 BLDS năm 2005 quy định
về đối tượng của nghĩa vụ dân sự:
“1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không
được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể.
3. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà
pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự”;
Nhà làm luật đã đưa ra khái niệm đối tượng nghĩa vụ dân sự theo phương pháp lôgic liệt kê. Do đó, đối tượng của nghĩa vụ bao gồm:
Đối tượng của nghĩa vụ dân
sự
Tài sản
Công việc phải thực
hiện
1
Công việc không
được thực hiện
2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự
2.1. Tài sản
2.1.1. Khái niệm về tài sản
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về tài sản; Theo Điều 899 BLDS
Canada quy định: “Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động
sản”; Đối với BLDS Pháp 1804 tuy không đưa ra định nghĩa về tài sản nhưng theo các luật gia thì tài
sản được tiếp cận từ hai hướng là “vật” và “quyền”; Còn BLDS của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kì) thì
các nhà làm luật đa đưa ra khái niệm: “Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và
tài sản tư; tài sản hữu hình và vô hình; động sản và bất động sản” (Điều 448);
K
hái niệm tài sản đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự (BLDS) 1995 tại
Điều 172: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền
và các quyền tài sản”. Sau đó, trong Điều 163 BLDS 2005 sửa đổi thành: “Tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”;
Khái niệm tài sản theo BLDS 2005 đã mở rộng hơn BLDS 1995 về đối tượng nào
được coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới được gọi là tài sản mà cả
những vật chắc chắn sẽ có trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Vật có thực là một bộ
phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một hay nhiều nhu cầu nào đó của con
người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có
đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Vật chắc chắn sẽ có trong
tương lai được quy định tại điều 175 BLDS 2005, đó là: hoa lợi và lợi tức. Tương tự, tiền
và giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, … cũng là loại tài sản có tính
chất đặc biệt;
2.1.2. Đặc điểm của tài sản
Thứ nhất,
Thứ hai,
Thứ ba,
Thứ tư,
Thứ năm,
Thứ sáu,
nó có thể lượng hóa được bằng tiền hoặc vật trao đổi ngang giá;
tài sản phải đáp ứng một mục đích nào đó cho chủ thể có quyền;
thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định;
nó phải đáp ứng lợi ích nhất định cho con người;
nó phải mang tính giá trị;
quyền sở hữu đối với chúng không còn khi chúng mất đi;
2
2.1.3. Phân loại tài sản
Thứ nhất, xem xét dưới góc độ đặc tính vật lí thực tế có thể phân loại tài sản
thành bất động sản và tài sản
Bất động sản và động sản là hai tiêu chí để phân
Còn theo Điều 174 BLDS
loại tài sản trong quyền sở hữu; Khái niệm động sản và
năm 2005 quy định:
bất động sản tương đối phổ biến trong hệ thống pháp
"1. Bất động sản là các tài
luật thành văn, chịu sự ảnh hưởng của dân luật các
sản bao gồm:
nước phương Tây, trực tiếp là bộ dân luật Pháp, Bộ dân
a) Đất đai;
luật của chế độ Việt Nam cộng hòa ban hành năm 1972
b) Nhà, công trình xây
ghi nhận bất động sản có 3 loại sau đây:
dựng gắn liền với đất, kể
Loại thứ nhất gồm những vật dụng không thể
chuyển dời do bản chất tự nhiên (Điều 363);
cả các tài sản gắn liền với
nhà, công trình xây dựng
Loại thứ hai là bất động sản vì công dụng riêng,
trên đó;
đó là những động sản được xem như là bất động sản
c) Các tài sản khác gắn
nhằm mục đích làm gia tăng giá trị bất động sản (Điều
liền với đất đai;
363);
d) Các tài sản khác do
Loại thứ ba gồm các quyền đối với bất động sản
(Điều 639);
pháp luật quy định.
2. Bất động sản là những
Về động sản thì bộ dân luật trên cũng quy định:
động sản là tất cả những gì không phải là bất động sản;
3
tài sản không phải là bất
động sản";
Việc phân loại trên chủ yếu dựa vào đặc tính vật lí về
khả năng di dời. Đây là cách phân loại truyền thống
của khá nhiều nước trên thế giới; song cách phân
loại này cũng mang tính tương đối vì trong hệ cảnh
này, tài sản là bất động sản; trong hệ cảnh khác nó lại
là động sản; Ở đây, nhà làm luật định nghĩa tài sản
Bất động sản: Nhà gắn liền trên đất
theo phương pháp logic liệt kê; Tuy nhiên cách liệt
kê này ở điểm c) và điểm d) còn rất đỗi mơ hồ: Các
tài sản khác ở đây là tài sản gì? Pháp luật quy định
những thứ gì là tài sản nữa? Nhà làm luật cũng
không dự tính hết được những tài sản nào khác là bất
Động sản: Xe đạp
động sản bởi theo định hướng, tài sản luôn tuân
theo quy luật vận động khách quan.
Song cũng không thể phủ nhận rằng cách phân loại này cũng mang lại một số ý
nghĩa. Đó là việc xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản (Điều 167 BLDS 2005); Xác định
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168 BLDS 2005); Xác định
quyền năng của chủ thể đối với tài sản nhất định (Từ Điều 273 đến 278 BLDS năm 2005);
Xác lập địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản mà
các bên không có thỏa thuận (Điều 284 BLDS năm 2005); Xác lập căn cứ xác lập quyền
sở hữu; Trường hợp vật vô chủ (Điều 239 BLDS năm 2005), trường hợp người chiếm hữu
ngay tình (Điều 247 BLDS năm 2005); Xác định hình thức của hợp đồng; Điều 459 BLDS
quy định việc mua bán đấu giá bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực; Căn cứ xác định thời hạn, thời hiệu và các thủ tục khác; Xác định phương
thức kiện dân sự; Nếu không áp dụng được phương thức kiện đòi lại tài sản thì chủ thể có
thể áp dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại;
Thứ hai, dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành, có thể phân loại thành tài
sản gốc và hoa lợi, lợi tức
4
Cây cam: Vật gốc
Con gà mái: Vật gốc
Quả cam: Hoa lợi
Trứng gà: Hoa lợi
Tuy nhiên, cách hiểu này mang hơi hướng tiêu cực đối với việc nhìn nhận quan hệ
kinh tế tư bản từ góc độ xã hội chủ nghĩa. Lợi tức là khoản lợi nhuận thu được từ việc khai
thác tài sản mà do quá trình quan hệ xã hội mang lại. Thông thường người ta thường nghĩ
lợi tức chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản bóc lột lao động làm thuê mà có. Tuy nhiên
cách hiểu này mang hơi hướng tiêu cực đối với việc nhìn nhận quan hệ kinh tế tư bản từ
góc độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, lợi tức còn bao hàm cả lợi nhuận thu được khi cung
cấp dịch vụ, chẳng hạn như tiền thuê nhà, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng,...Việc phân loại
hoa lợi và lợi tức chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Khi xem xét hoa lợi, lợi tức thì cần phải lưu ý: Có những tài sản là tài sản gốc đối
với vật này nhưng lại là hoa lợi, lợi tức của tài sản khác; Cần phân biệt hoa lợi, lợi tức với
các bộ phận của tài sản. Chỉ khi tài sản tách ra khỏi tài sản gốc nó mới được coi là hoa lợi,
lợi tức của tài sản đó; trong trường hợp nó vẫn gắn liền với tài sản gốc thì nó được coi là
một bộ phận của tài sản đó. Ví dụ: sữa vẫn ở trong bầu vú con bò; quả vẫn ở trên cây, …;
Cần phân biệt hoa lợi, lợi tức với sản phẩm;
5
Việc phân loại này có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn đối
với việc xác định chủ sở hữu hợp pháp của tài sản, đặc biệt là trong việc phân chia tài sản
trong quan hệ hôn nhân và quan hệ kinh doanh. Theo Điều 416 BLDS năm 2005, trong
trường hợp cầm giữ tài sản, hợp đồng song vụ thì bên cầm giữ tài sản có quyền thu hoa lợi
từ tài sản cầm giữ và dùng để bù trừ nghĩa vụ;
Thứ ba, tài sản có đăng kí quyền sở hữu và không đăng kí quyền sở hữu
Căn cứ vào giá trị của tài sản, vai trò và ý
nghĩa của tài sản đối với kinh tế, chính trị, an
ninh, quốc phòng thì pháp luật có quy định
Tài sản không đăng đăng kí quyền sở hữu với tài sản nhất định; Tài sản đăng kí quyền
kí quyền sở hữu:
sở hữu: Ô tô
Áo sơ mi
công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó như nhà, biệt thự, ô tô, máy bay, tàu biển,…
Tài sản không đăng kí quyền sở hữu là tài sản không buộc phải đăng kí quyền sở hữu
theo pháp luật; Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm phát sinh,
chuyển giao quyền sở hữu; phương thức kiện dân sự và hình thức của hợp đồng;
2.1.4. Tài sản theo quy định của pháp luật
• Vật
V
ới nghĩa vật lí, vật là một bộ phận của thế giới vật chất nhưng không phải mọi vật của thế giới
vật chất đều được coi là vật (tài sản) trong quan hệ pháp luật dân sự. Xét theo tiêu chuẩn lí học,
vật trước hết là một vật thể tồn tại xác định được bằng các đơn vị đo lường về khối lượng, hình
dáng, tính chất hóa, lí, sinh và những thuộc tính khác của vật trong mối tương quan với thế giới khách
quan, cả về mặt tự nhiên và xã hội. Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật phải tồn tại, phải sử dụng
được trong sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con
người. Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng nhu cầu của con người, vật thực có tính cách là tài sản phải nằm
trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng giao lưu dân sự;
- Phân loại vật
Thứ nhất, vật chính và vật phụ
6
Theo Điều 176 BLDS năm 2005 phân loại vật thành: vật
chính và vật phụ. Có thể hiểu vật chính là vật độc lập, có thể khai
thác công dụng theo tính năng còn vật phụ là một bộ phận của
vật chính, hỗ trợ khai thác công dụng của vật chính nhưng có thể
tách rời.
Vật chính: Laptop
Ví dụ: Laptop (vật chính), chuột máy vi tính (vật phụ);
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc giao vật, giao vật chính
thì phải chuyển cả vật phụ.
Vật phụ: Chuột
Thứ hai, vật chia được và vật không chia được
Căn cứ vào hình dáng tính năng của vật người ta chia vật
thành vật chia được và vật không chia được. Vật chia được là
vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử
dụng ban đầu; còn vật không chia được thì ngược lại. Chẳng Vật chia được: Đỗ xanh
Vật không chia được:
Cái đĩa
Thứ ba, vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Căn cứ vào tính chất tương đối của vật lí, Điều 178
BLDS năm 2005 phân chia vật thành vật tiêu hao và vật
không tiêu hao. Vật tiêu hao là vật đã qua sử dụng một
Vật tiêu hao: Xà bông
lần không giữ được tính chất, hình dáng, thậm chí là tính
năng ban đầu. Ví dụ: bút mực, tẩy bút chì, các loại mĩ
7
Vật không tiêu hao: Kính mắt
Thứ tư, vật cùng loại và vật đặc định
Ngoài các cách phân loại trên thì Điều 179 còn phân loại
thành vật cùng loại và vật đặc định. Vật cùng loại là những vật
có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định
bằng đơn vị đo lường. Vật đặc định là vật phân biệt được với
các vật khác bằng những đặc trưng bản chất về kí hiệu, hình Vật cùng loại: hai chiếc
nhẫn giống nhau
Vật đặc định: Bức tranh
“Phố cổ”- Bùi Xuân Phái
Thứ năm, vật đồng bộ và vật không đồng bộ
Vật đồng bộ là tập hợp các vật mà chỉ có đầy đủ mới thể hiện được hết gía trị sử
dụng. Tập hợp các vật liên hệ với nhau thành chỉnh thể mà thiếu một trong các phần hoặc
bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thông số kĩ thuật thì không sử dụng được hoặc
giá trị sử dụng của nó giảm sút; chẳng hạn như đôi dép, đôi giầy, bộ tranh tứ bình,…;
8
Nhưng theo tôi, có những vật đồng bộ khi thiếu một trong các phần còn lại thì vẫn
thể hiện được tính năng của nó, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người sở hữu nó,
chẳng hạn một chiếc khuyên tai, một chiếc găng tay,…
Theo nguyên tắc chung, vật đồng bộ là đối tượng
thống nhất trong giao dịch dân sự. Vì vậy khi thực hiện
nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ phải chuyển giao toàn bộ
các phần hoặc các bộ phận hợp thành đồng bộ. Tuy nhiên
cách phân loại này không thông dụng khoa học pháp lí dân
Vật đồng bộ: Tranh tứ bình
sự, người ta dễ nhầm lẫn với các cách phân loại trên;
Ngoài ra, năng lượng được xem như là vật đặc biệt. Nó không có hình dạng và
không thể quan sát được nếu không có những phương tiện kĩ thuật chuyên dùng. Việc
chiếm hữu và chuyển giao thực hiện bằng phương thức riêng; Nó được coi là vật và được
đo lường chủ yếu bằng đơn vị Kw/h;
- Chế độ pháp lí đối với vật
C
ăn cứ vào giá trị và giá trị sử dụng của nó đối với xã hội về kinh tế, an ninh, quốc phòng, BLDS
đã quy định cách thức phát sinh quyền sở hữu, trình tự, các nguyên tắc dịch chuyển quyền sở
hữu đối với vật. Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển
vật gọi là chế đọ pháp lí đối với vật đó. Căn cứ vào chế độ pháp lí của vật, người ta chia vật thành các
chế độ: vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông và vật tự do lưu thông;
Thứ nhất, vật cấm lưu thông
Đó là những vật có vai trò to lớn hoặc có nguy hại lớn đối
với nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia: vũ
khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật, chất nổ, ma túy, … Nhà nước
Thứ hai, vật hạn chế lưu thông
Lựu đạn
Đó là những vật có tầm quan trọng hoặc nguy hiểm cho nền kinh tế quốc dân, an
ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia nhưng không phải là vật cấm lưu thông. Nhà nước sẽ
kiểm soát sự dịch chuyển các loại vật đó; những vật này không chỉ thuộc sở hữu nhà nước
9
mà còn có thể thuộc sở hữu của các cơ quan trong chừng mực nhất định. Trong một số
trường hợp phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mới
không bị coi là vô hiệu; Các loại vũ khí thể thao, súng săn, …
Thứ ba, vật tự do lưu thông
Đó là những vật không phải vật cấm lưu thông và vật hạn chế lưu thông; đó có thể
là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường hay những hàng hóa được phép trao đổi
trong giao dịch dân sự.
* Tiền
- Khái niệm
C
ó rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tiền. Theo C.Mác, tiền "là một thứ
hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lương và
biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Nó trực tiếp thể hiện lao
động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa"; Trong
BLDS hiện hành của Việt Nam đã quy định tiền là một loại tài sản nhưng không quy định
những loại tiền nào là phù hợp với quan hệ dân sự. Bản chất của tiền vừa là vật ngang giá
thể hiện chức năng thước đo giá trị, vừa là một thứ hàng hóa đặc biệt lưu thông trên thị
trường.
10
Một số loại tiền cổ của Việt Nam
- Bản chất pháp lí của tiền
Thứ nhất, tiền là một loại tài sản đặc biệt
Nó vừa là một tài sản, đồng thời cũng là một công cụ đo giá trị các tài sản khác; Tất
cả các tài sản đều có thể quy đổi ra tiền;
Thứ hai, tiền có chức năng pháp lí riêng biệt
Chức
Chứcnăng
năngpháp
pháplí lícủa
củatiền
tiền
Thước
Thướcđođogiá
giátrịtrị
Công
Côngcụcụtích
tíchlũy
lũy
tàitàisản
sản
Công
Côngcụcụthanh
thanhtoán
toán
đađanăng
năng
Tiền Việt Nam
Tiền Hoa Kì
Tiền Hàn Quốc
Mệnh giá: 20.000VNĐ
Mệnh giá: 100 dollar
Mệnh giá: 1000 Won
* Giấy tờ có giá
- Khái quát hình thành và phát tiển giấy tờ có giá
G
iấy tờ có giá được hình thành dựa trên quan hệ mua bán chịu hàng hóa, sử dụng các chứng
thư nợ của các thương nhân mà ngày nay chúng ta gọi là tín dụng thương mại; Tuy nhiên
việc áp dụng các tập quán thương mại về phát hành và sử dụng các chứng thư này không
đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan đòi hỏi nhà nước phải pháp luật hóa các quan hệ bán
chịu này; Năm 1603, Pháp lệnh về Humburg về hối phiếu được ban hành. Năm 1874, pháp lệnh chung
về hối phiếu Đức được tập hợp hóa từ 55 pháp lệnh hối phiếu của từng bang riêng rẽ; Năm 1882, Vương
quốc Anh ban hành luật hối phiếu; Đầu thế kỉ XX xuất hiện Công ước 1930 về hối phiếu; Từ cuối thế kỉ
XX, hối phiếu đã được sửu dụng rộng rãi trong quan hệ quốc tế; Hiệp ước thống nhất về hối phiếu đòi
nợ đã được Ủy ban luật thương mại liên hợp quốc thông qua vào năm 1988;
11
Ở Việt Nam, thời kì trước năm 1975, cơ chế quản lí nền kinh tế của nhà nước ta
mang tính chất tập trung quan liêu bao cấp nên quan hệ tín dụng thương mại chưa được
thừa nhận; ngoài một số loại tem phiếu có giá ra thì giấy tờ có giá không xuất hiện trong
giai đoạn này; Sau năm 1986, Nhà nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần;
Sau các loại công trái xây dựng tổ quốc, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của ngân
hàng trong Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh hợp tác xã tín dụng và công ti tài
chính ngày 24/5/1990; Sau đó được tiếp tục quy định trong Luật các tổ chức tín dụng ban
hành ngày 12/12/1997 (SĐBS năm 2004); Năm 1995, BLDS đầu tiên ra đời ghi nhận tài
sản gồm giấy tờ có giá tại Điều 172; Trong nghị quyết số 07/2008/QĐ_NHNN
(24/3/2008) về quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì giấy
tờ có giá được hiểu là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong
đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và
các điều khoản cam kết giữa các tổ chức tín dụng và người mua (khoản 1 Điều 4).
Như vậy, căn cứ vào thời hạn, nhà làm luật chia giấy tờ có giá thành hai loại: ngắn
hạn và dài hạn; còn căn cứ vào hình thức phát hành thì phân thành giấy tờ có giá ghi danh
và vô danh;
- Phân loại giấy tờ có giá
Phân loại theo chức năng
Công cụ thanh toán
Hối phiếu
nhận nợ
Hối phiếu
đòi nợ
Công cụ tài chính
Séc
Cổ phiếu
Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người kí phát lập, yêu cầu
người bị kí phát thanh toán không điều kiện với một số tiền xác định khi
12
Trái phiếu
Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu ưu
đãi và cổ phiếu thường.
có yêu cầu hoặc vào một thời điểm trong tương lai cho người hưởng
thụ;
Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành thành
lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định khi có
yêu cầu hoặc vào một thời điểm trong tương lai cho người hưởng thụ;
Séc là giấy tờ có giá do người kí phát lập, ra lệnh cho người bị
kí phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
được phép của ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất
định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người hưởng thụ.
Trái phiếu bao gồm công trái,
tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu
tư, trái phiếu huy động vốn cho
công trình, trái phiếu huy động
vốn cho quỹ phát triển và trái
phiếu công ty; Cổ phiếu và trái
phiếu đều phân thành hai loại:
ghi danh và không ghi danh;
* Quyền tài sản
- Khái niệm
Quyền tài sản hiểu
Quyền tài sản theo quy định của Điều 163, 181 BLDS
năm 2005 thì quyền tài sản cũng được coi là tài sản nhưng có
theo nghĩa rộng là quyền của
cá nhân, tổ chức được pháp
tính chất đặc thù. Chỉ những quyền nào trị giá được bằng tiền
luật cho phép thực hiện hành
và có thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu dân sự thì
vi xử sự đối với tài sản của
mới được coi là quyền tài sản. Nghĩa là nó có thể trở thành đối
tượng của hợp đồng dân sự cụ thể.
mình và yêu cầu người khác
phải thực hiện nghĩa vụ đem
lại lợi ích vật chất cho mình.
Trong cổ luật của Việt Nam, đặc biệt Quốc triều hình
Xét theo ý nghĩa này thì
quyền sở hữu cũng là một tài
thư thì khái niệm quyền tài sản rất mới mẻ. Khái niệm quyền
sản (Vật quyền); Quyền yêu
tài sản cũng mới được đưa vào bắt đầu từ BLDS năm 1995.
cầu người khác phải thực
Quyền tài sản là một thuật ngữ pháp lí xuất hiện từ lâu ở
phương Tây, bao gồm quyền đối vật và quyền đối nhân;
Quyền đối vật là quyền thực hiện các quyền năng trên các vật
hiện nghĩa vụ đem lại lợi ích
vật chất cho mình cũng là
một tài sản (Trái quyền);
Theo quan niệm của các nhà
làm luật La Mã thời cổ đại thì
cụ thể và xác định còn quyền đối nhân được hiểu là các quyền
người ta chia quyền tài sản
tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực
thành vật quyền (quyền đối
hiện đối với người có quyền;
vật) và trái quyền (quyền đối
nhân) mà không chia thành
Quyền đối vật trong quan niệm Latin quyền đối với vật
hoặc quyền được đảm bảo bằng giá trị của vật;
Quyền đối nhân là quyền được thiết lập trong mối quan
hệ giữa các chủ thể theo pháp luật; Đó là quyền cho phép một
người yêu cầu người khác đáp ứng đòi hỏi của mình nhằm
thỏa mãn một nhu cầu gắn liền với lợi ích vật chất của mình;
quyền tài sản và quyền sở
hữu vì xét cho cùng thì quyền
sở hữu là một phần của quyền
tài sản;
Điều 181 BLDS năm 2005
quy định quyền tài sản là
quyền giá trị được bằng tiền.
Theo quy định này nhà lập
pháp muốn nói tới quyền đối
13
Chẳng hạn người mua hàng có quyền yêu cầu người bán
nhân;
hàng sửa chữa sản phẩm trong thời gian bảo hành;
Pháp luật Việt Nam không có sự kế thừa về quyền tài sản mà tiếp thu những quy
định này từ nước ngoài; Tại Điều 181 BLDS năm 2005 đã quy định về quyền tài sản:
"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân
sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ"; Thông qua khái niệm về quyền tài sản trong BLDS năm
2005 thì có thể hiểu đó là những xử sự được phép của chủ thể mang quyền; Các luật gia
đã giải thích rằng quyền tài sản là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các
quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản; Quyền sáng chế kiểu dáng công nghiệp, quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học,...
- Đặc điểm pháp lí của quyền tài sản
Thứ nhất,
quyền tài sản trị giá được bằng tiền; bởi vậy khi một "quyền" được lượng hóa
thành một số tiền nhất định thì nó cũng được coi là tài sản: quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu trí tuệ, ...;
Thứ hai,
quyền tài sản cũng được tham gia vào giao lưu dân sự;
Thứ ba,
quyền tài sản là tài sản vô hình;
2.2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là công việc phải thực hiện
C
ông việc phải làm được coi là đối tượng của nghĩa vụ, nếu từ một công việc
được nhiều người xác lập với nhau một quan hệ nghĩa vụ mà theo đó, người có
nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo đúng nội dung đã được xác định;
Công việc phải làm có thể phải hoàn thành với kết
quả nhất định.
Ví dụ 1: Chủ đầu tư thuê nhà thầu dự án xây biệt thự.
Kết quả của hoàn thành việc thi công xây dựng là ngôi
biệt thự mới hoàn chỉnh;
Nhưng công việc cũng có thể không gắn liền với
kết quả (do các bên thỏa thuận hoặc do tính chất của
14
Biệt thự
Tập duyệt vệ sĩ
Mặt khác, kết quả của công việc phải làm có thể được biểu hiện dưới dạng một vật
cụ thể (hàng hóa, tài sản) nhưng cũng có thể không biểu hiện dưới dạng một vật cụ thể
nào (các loại dịch vụ);
Ví dụ1: Trong hợp đồng gia công tài sản, kết quả của công việc được biểu hiện dưới dạng
một tài sản được xác định từ trước;
Vải- vật chưa gia công
Áo- vật đã gia công
Hướng dẫn viên du lịch
Ví dụ 2: Trong hợp đồng dịch vụ du lịch, đối tượng của nghĩa vụ là công việc
hướng dẫn tham quan du lịch;
2.3.
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là công việc không được thực hiện
C
ông việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ dân sự trong những
trường hợp cụ thể các trường hợp thỏa thuận mà theo đó người có nghĩa vụ
không được thực hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định. Nếu
các bên đã thỏa thuận một bên không thực hiện công việc đã xác định mà bên có nghĩa
vụ lại thực hiện công việc đó thì coi như là vi phạm nghĩa vụ.
Ví dụ: Anh A và ông B có nhà ở liền kề nhau. Vườn cây của anh A trồng rất
nhiều bưởi năng suất cao ở sát bên tường và vách nhà của ông B. Anh A đã đưa cho
15
ông B một khoản tiền và thỏa thuận rằng trong vòng 2 năm ông B không được xén tỉa
bất cứ bộ phận nào của cây vươn sang nhà ông B. Ông B nhận tiền đồng ý.
Trong pháp luật Dân sự nói riêng thì đối tượng của nghĩa vụ dân sự là công
việc không được thực hiện ít thấy trong đời sống thực tiễn cũng như hệ thống pháp lý.
Công việc không được thực hiện thường là những điều khoản nhỏ trong một số hợp
đồng nhất định;
3. Đặc điểm của đối tượng của nghĩa vụ
Đặc điểm
Đáp ứng lợi ích cho
chủ thể có quyền
Xác định cụ thể
Phải thực hiện được
Thứ nhất, phải đáp ứng được lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền
Thông thường lợi ích mà chủ thể có quyền
hướng tới là lợi ích vật chất (vật, tiền,…). Chẳng hạn
trong Hợp đồng thuê tài sản thì chủ thể có quyền
hướng tới là một khoản tiền. Nhưng cũng có thể là
một lợi ích tinh thần như: thuê ca sĩ hát, thuê diễn
viên đóng kịch nhằm giải trí (lợi ích tinh thần);
Ca sĩ đang hát trên sân khấu
Để chủ thể có quyền đạt được lợi ích vật chất nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là
một vật cụ thể thì vật đó phải mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hóa (giá trị và giá trị
sử dụng). Nếu đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải làm hoặc không phải làm thì phải
hướng tới lợi ích của người có quyền; Nếu công việc đó không hướng tới lợi ích của
người có quyền thì công việc đó sẽ là điều kiện trong một số giao dịch cụ thể.
Ví dụ: A sẽ tặng B một chiếc đồng hồ vàng với điều kiện B phải chiến thắng
trong cuộc thi diền kinh sắp tới.
Như vậy, “chiến thắng trong cuộc thi điền kinh” không phải là nghĩa vụ mà B
phải thực hiện mà chỉ là điều kiện để B có thể nhận được chiếc đồng hồ. Điều kiện
khác với nghĩa vụ ở tính bắt buộc thực hiện;
16
Thứ hai, phải được xác định cụ thể
Khi các bên giao kết hợp đồng để xác lập quan hệ nghĩa vụ đối với nhau, phải
xác định rõ đối tượng của nghĩa vụ là công việc hay là một vật nào đó. Trong trường
hợp nghĩa vụ được thiết lập theo quy định của pháp luật, thì đối tượng đã được pháp
luật quy định rõ trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ đó.
Ví dụ: “Con đã thành niên không chung sống với cha mẹ có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”
(Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), khi đó, đối tượng của nghĩa vụ cấp dưỡng
là khoản tiền theo quy định của pháp luật;
Đối tượng có thể là vật được xác định cụ thể như loại vật, số lượng, chất
lượng. Trong trường hợp không xác định rõ đối tượng của nghĩa vụ thì đối tượng của
nghĩa vụ do pháp luật quy định. Điều 289 BLDS năm 2005 quy định:
“Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó
và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và
chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao
vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ”;
Thứ ba, đối tượng của nghĩa vụ phải thực hiện được
Trong quan hệ nghĩa vụ, mục đích mà các bên muốn đạt được là một lợi ích
vật chất hay cũng có thể là một lợi ích tinh thần, do vậy nếu đối tượng của nghĩa vụ
không thực hiện được sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Trường hợp, đối tượng
của nghĩa vụ dân sự là một công việc thì công việc đó phải thực hiện được. Trong thực
tế có những công việc không thể thực hiện được hoặc hiện tại chưa có điều kiện để
thực hiện: làm mưa nhân tạo, làm tan những cơn bão, dời non lấp biển, sản xuất thuốc
trường sinh bất tử, thiết kế cánh cổng thời gian, lai tạo giữa động vật và thực vật,…
Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một tài sản thì phải đem giao dịch được. Ngược
lại, đối tượng của nghĩa vụ là vật cấm lưu thông thì không thể chuyển giao được, do
vậy nghĩa vụ dân sự này không được phép tồn tại.
17
Những tài sản mà pháp luật cấm giao dịch, những công việc mà pháp luật cấm
làm hoặc những công việc nếu làm sẽ trái với đạo đức xã hội cũng là những đối tượng
không thực hiện được. Vì vậy, nó không bao giờ là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: “dịch vụ đẻ thuê”;
Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ dân sự là những công việc được xác định và
thực hiện được trong thực tế, hoặc là những vật có thực và được phép giao dịch mà bên
có nghĩa vụ phải tạo ra hoặc phải chuyển giao.
4. Các vấn đề pháp lí liên quan tới đối tượng của nghĩa vụ dân sự
4.1. Dịch vụ đẻ thuê
D
ịch vụ đẻ thuê là một cụm từ được sử dụng rộng rãi trong xã hội, dùng để ám
chỉ những giao dịch dân sự ngầm. Dịch vụ đẻ thuê được hiểu theo 2 khía cạnh:
Thứ nhất, mang thai hộ: Người phụ nữ sẽ được cấy noãn của người phụ nữ khác
và tinh trùng của nam giới vào bên trong cơ thể;
Thứ hai, người phụ nữ sẽ được nhận tinh trùng trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp
với trứng của mình để tạo ra thai nhi;
Ở trên thế giới pháp luật một số nước thừa nhận dịch vụ đẻ thuê trên góc độ
mang thai hộ. Chẳng hạn như Ấn Độ. Vì họ cho rằng đây là một giao dịch dân sự
thông thường, đảm bảo cho người hiếm muộn và những người bị hạn chế khả năng
sinh con có thể có con. Ở vị trí này người mang thai hộ sẽ được hiểu như một phòng
thí nghiệm sinh học giúp đứa trẻ có điều kiện phát triển bình thường.
Nhưng ở Việt Nam dù hiểu dịch vụ đẻ thuê trên phương diện nào thì pháp luật
Việt nam cũng không chấp nhận hình thức giao dịch dân sự này. Dịch vụ đẻ thuê xét
từ giác độ pháp lí dân sự, người phụ nữ nhận một khoản tiền và phải thực hiện nghĩa
vụ là công việc phải làm là mang thai và sinh con. Tuy nhiên công việc đẻ thuê này lại
trái với quy định của pháp luật hiện hành. Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2003/
18
NĐ- CP về sinh con theo phương pháp khoa học quy định nghiêm cấm hành vi: mang
thai hộ. Bản chất mang thai hộ là mua bán trẻ em, vi phạm Điều 120 Bộ luật hình sự
(SĐBS 2001, 2009). Vậy thì công việc đẻ thuê sẽ không phải là đối tượng của nghĩa
vụ dân sự vì những lí do giải thích trên.
4.2.
Dịch vụ cho thuê chồng
Đ
ây là một dịch vụ mới xuất hiện những năm gần đây. Chúng ta thường
nghe thấy cụm từ thuê tài sản, thuê lao động,… Nhưng giờ lại xuất hiện
cụm từ thuê chồng. Chồng đã trở thành một “tài sản đặc biệt” mà người
thuê có thể thuê. Mục đích của dịch vụ thuê này nhằm giải quyết các nhu cầu tâm lí
hoặc sinh lí hoặc cả hai. Bên cho thuê có nghĩa vụ “giao chồng” cho bên đi thuê và
bên đi thuê phải trả một khoản tiền nhất định khi đồng thuận dịch vụ này. Bản chất
dịch vụ này là cung cấp một công việc phải làm.
Xét trên phương diện pháp lí dân sự, nếu bên cho thuê chồng chỉ cung cấp
chồng mình nhằm giải quyết nhu cầu tâm lí thì không có gì đáng nói, vì đây là dịch vụ
tư vấn đặc biệt. Tuy nhiên, nếu giải quyết nhu cầu sinh lí thì dịch vụ này đã vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của Luật Hôn nhân và gia đình và thực chất là
hành vi mua bán dâm, vi phạm pháp luật hình sự cho nên, công việc cung cấp chồng
cho bên thuê có thể không là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
4.3.
Cho tặng tinh trùng trực tiếp
B
ên cho tặng tinh trùng sẽ cho bên nhận tinh trùng với điều kiện phải cấy
trực tiếp. Bên cho tặng sẽ có “nghĩa vụ” phải làm công viêc: Quan hệ tình
dục với bên nhận. Rõ ràng theo quy định của Luật hiến, ghép mô, tạng thì
pháp luật nghiêm cấm mua bán tinh trùng dưới mọi hình thức nhưng lại không nghiêm
cấm hành vi cho tặng tinh trùng trực tiếp. Đây cũng không phải là hành vi mua bán
dâm theo quy định của pháp luật hình sự. Vậy thì hành vi cho tặng tinh trùng trực tiếp
có phải là đối tượng của nghĩa vụ dân sự hay không? Đây cũng là câu hỏi để ngỏ trong
hệ thống pháp luật.
19
TƯ LIỆU ĐÍNH KÈM
PHỤ LỤC 1:
Đẻ thuê- dịch vụ ngầm với nhu cầu có thật
Vụ 14 cô gái Việt Nam tham gia vào đường dây đẻ thuê tại Thái Lan một lần
nữa làm nóng lên vấn đề nhạy cảm này - bởi lẽ nó được khui ra với tầm vóc quốc tế;
thế nhưng ngay ở trong nước, “nghề” đẻ thuê từ lâu đã và vẫn tồn tại- bởi một “thị
trường” những người hiếm muộn khát con đâu đâu cũng có.
Với nhiều nước trên thế giới, việc đẻ thuê được coi là hợp pháp, thậm chí là “chìa
khoá” để phát triển ngành công nghiệp không khói - du lịch đẻ thuê. Nhưng ở nước ta,
Cho hay Cấm - và luật pháp phải quản lý như thế nào để giảm tối thiểu những thiệt hại cả
về con người, đạo đức, lẫn kinh tế do hành vi này gây ra - là một câu hỏi đau đầu chưa
thể giải quyết ngày một ngày hai.
Nhu cầu cao
Một đêm cuối tháng 8.2010, ở phòng cấp cứu BV Phụ sản Từ Dũ, trong tình trạng
nằm chờ phẫu thuật do thai ngoài tử cung chị B (32 tuổi, người Bình Thuận) tâm sự với
tôi (PV): Đây là lần thứ hai em thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bị thất bại. Lần đầu
20
tiên, thai đậu được 9 tuần thì sảy, phải vào BV để xử lý nốt. Và lần này lại bị thai ngoài
khi thai nhi đã hình thành được 7 tuần. Em đau khổ quá, một BS đã khuyên em rằng, tình
trạng sức khỏe của em có khi phải tính đến việc nhờ người mang thai hộ. Em cũng đã hỏi
qua việc này, nếu thực hiện theo “danh chính ngôn thuận”, được luật pháp cho phép thì
mọi việc nhiêu khê lắm lắm. Còn nếu nhờ đến dịch vụ ngầm “đẻ thuê” thì tốn một số tiền
cũng không nhỏ, nhưng điều quan trọng hơn là việc làm này “vi phạm pháp luật” (?).
Giờ em chưa biết tính sao.
Trường hợp khác - một phụ nữ có nick là nguyendivang lên diễn đàn “Mẹ và bé”
tâm sự: “Chồng em là con một, chúng em đã lấy nhau được 5 năm mà vẫn chưa có con.
Đi khám, BS bảo nguyên nhân là do em. Em thương chồng lắm và đã không ít lần nghĩ
đến việc thử tìm đến dịch vụ đẻ thuê nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chị nào biết, chỉ
giúp em với…”.
Đáp lại lời “khẩn cầu” tha thiết này, một người có nick là meome đã mách nước: Theo
chị biết, tại khu vực quận 8 - TPHCM là nơi tập trung khá nhiều phụ nữ nhận mang thai
hộ. Phần lớn trong số họ là người các tỉnh phía Nam lên TP mưu sinh. Dù là dịch vụ chui
nhưng nó cũng đã diễn ra cách đây hơn 5 năm rồi. Theo đó, bạn cần đến các BV phụ sản
ở TPHCM thực hiện cấy phôi cho người mang thai hộ theo yêu cầu.
Dĩ nhiên, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện khi đã được ký giữa đôi bên. Phí thuê
mang thai là khoảng 3 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể các chi phí quá trình thực hiện
ban đầu (khoảng 50 triệu) và còn các chi phí lặt vặt khác trong suốt thời gian người ta
mang thai thuê như: thuốc men, sữa bồi bổ…
Còn theo ghi nhận chưa đầy đủ của một số chuyên viên, BS ở 3 đơn vị đầu ngành có triển
khai dịch vụ hỗ trợ sinh sản tại TPHCM như BV Hùng Vương, BV Từ Dũ và BV Quốc tế
thì tuy không phải con số quá lớn, song, tình trạng vô sinh cần đến sự hỗ trợ từ việc mang
thai hộ cũng là một con số cần ghi nhận. Và điều này khiến nhu cầu tìm đến “dịch vụ
ngầm đẻ thuê” là có thật…
Tâm sự của những người trong cuộc
21
Hành vi đẻ thuê, đẻ mướn hay còn được những người “trong giới” quen gọi là
nghề “cho thuê… tử cung” vốn đã bị xem là nghề “chui”, phạm pháp nên những bi kịch
của những đội ngũ hành nghề này hầu như ít ai biết. Hoặc có biết, cũng chẳng mấy ai
cảm thông. Trong khu nhà trọ của những phụ nữ nằm chờ để thực hiện dịch vụ hỗ trợ sinh
sản gần BV Từ Dũ, mọi người vẫn truyền tai nhau về một vụ “tai nạn nghề nghiệp” của
M. (quê Sóc Trăng).
M đã từng thành công với nghề “cho thuê tử cung” 2 lần, cô lần lượt cho ra đời 1 trai, 1
gái cho hai cặp vợ chồng nghe nói là người Bắc. Số tiền cô kiếm được qua hai phi vụ này
cũng đủ cho cô và một người mẹ ở quê sống khá ổn định trong 2 năm trời, cộng thêm việc
sửa lại được ngôi nhà ở quê. So với việc làm đồng áng của M thì “đẻ thuê” quả là một
việc nhẹ nhàng và thu nhập cao nên M có phần “thích thú” với “nghề” này.
Những tưởng mọi việc sẽ tiếp tục “thuận buồm xuôi gió” nhưng ở hợp đồng thứ 3,
cô đã gặp sự cố, M đã phải cắt bỏ tử cung ngay sau khi sinh đứa bé. Ý định giữ lại con và
trả lại tiền đã nảy ra trong đầu M, song chưa kịp thực hiện, ngày M vừa có thể đi lại, qua
cơn nguy kịch và được cho xuất viện thì cũng chính là lúc cha mẹ đứa bé đến đón bé đi.
Sau bi kịch đó, nghe nói M đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần và người mẹ già
lại phải bươn chải để cưu mang cô.
Những chuyện “cười ra nước mắt”, những hệ lụy của dịch vụ “đẻ thuê” không chỉ
xảy ra với người “cho thuê tử cung” mà đối với cha mẹ đứa bé, những người có nhu cầu
tìm đến dịch vụ ngầm này. Anh H - nhân viên của Cty bảo hiểm P - tâm sự: “Tôi cũng đã
từng thử tìm đến với dịch vụ này khi chưa có đứa con nuôi hiện nay. Thú thật, tìm được
một người đẻ thuê để có thể “chọn mặt gửi vàng” khó lắm. Trước hết là phải bảo đảm
tình trạng sức khoẻ của người mang thai, thứ đến là gia cảnh của họ, nhân cách của họ…
Tất cả những điều này cần được “đảm bảo chất lượng” nhưng vì là dịch vụ chui nên mọi
điều không ai dám chắc chắn 100%. Tất cả, từ sự hình thành đến việc an toàn cho sự
sống của một sinh linh bé bỏng và kể cả tính pháp lý của hợp đồng… Tất cả chỉ được
“bảo chứng” bởi chữ “tín” giữa những người không quen biết (!). Nếu chẳng may, người
22
đẻ thuê “lật kèo” thì mình cũng đành chịu. Biết kiện ai? Chính vì thế, sau cả tháng trời bỏ
công tìm hiểu “dịch vụ ngầm” này, vợ chồng tôi đã từ bỏ ý định… nhờ đẻ. Bây giờ thì gia
đình tôi đang rất hạnh phúc - anh H nói.
Ngay từ những năm 2000-2001, “đẻ thuê” tại TPHCM đã là một “nghề chui” khá thịnh
hành, khu vực Cầu Mống và chợ Cầu Kho (bến Chương Dương, quận 1) là nơi tập trung
nhiều gái mại dâm, đồng thời, cũng là “điểm giao dịch” để cho những ai có nhu cầu sinh
con qua dịch vụ đẻ thuê. Chỉ với từ 10-15 triệu đồng, khách có nhu cầu đã có thể có một
đứa con “thật sự là của mình”. Cái “nghề” này vẫn sống bởi nhu cầu thị trường luôn luôn
có, và mức chi phí cũng theo trượt giá mà tăng dần lên đến nay là hơn 50 triệu đồng để có
được một em bé.
Tại miền Bắc, “khách hàng” kén người đẻ thuê hơn nhiều, nên những “cỗ máy đẻ” thường
là những cô gái nông thôn khoẻ mạnh ít học, lương công nhân không đủ chi trả cuộc sống
lẫn đèo bòng gánh nặng cha gia, mẹ yếu, em thơ. “Đường dây đẻ thuê” tập trung nhiều
nhất ở Hải Phòng.
Thảo Nhi
Linh Lan
23
PHỤ LỤC 2:
Nở rộ dịch vụ thám tử tư
Không chỉ người có gia đình tìm đến dịch vụ thám tử tư xác minh việc ngoại tình
của bạn đời, mà nhiều bạn trẻ cũng muốn tìm hiểu chân dung của người yêu trước khi kết
hôn.
Gõ từ "thám tử tư", trên trang Google sẽ hiện lên vô vàn địa chỉ, trang web của các
công ty cung cấp loại hình dịch vụ này từ Nam tới Bắc. Cùng với đó là những quảng cáo
ấn tượng như: "Phá án chuyên nghiệp", "Chúng tôi giúp quý vị quản lý con cái tốt hơn"
hay "Không hài lòng, không mất tiền"...
Hơn 10 năm trong nghề, Nguyên (thám tử một văn phòng trên phố Thái Hà, Hà
Nội) cho biết, trước đây cả Hà Nội và TP HCM số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ thám tử
chỉ đếm trên đầu ngón tay thì nay không tính xuể. Tuy nhiên, công việc không vì thế ế ẩm
mà nhiều lúc còn làm không hết việc. Giờ đây, khách hàng không chỉ ở trong nước mà
còn cả người sống tại nước ngoài.
Trưởng văn phòng thám tử gần hồ Hoàng Cầu (Hà Nội) cũng thừa nhận "cầu" trong
lĩnh vực này đang tăng mạnh. Nhiều lúc, ông phải từ chối khéo "thượng đế" vì còn nhiều
hợp đồng vẫn chưa giải quyết xong.
Ông cho biết, phần đông khách hàng là những ông bố bà mẹ có con giận dỗi bỏ nhà
khi bị mắng, thậm chí xin tiền không được hay bị ngăn cấm chuyện yêu đương...
24
"Ngoài ra còn nhiều người đến đặt hàng theo dõi chồng hoặc vợ nghi ngoại tình;
tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh hay "phá" các vụ trộm cắp vặt trong công
ty... ", vị này tiết lộ.
Đặc biệt, gần đây lại đang có xu hướng người chuẩn bị kết hôn tìm muốn tìm hiểu
lý lịch của người bạn đời trong tương lai cũng như các mối quan hệ hiện tại. "Đối tượng
khách này chiếm 20% các hợp đồng của chúng tôi", Trưởng văn phòng cho hay.
Phí thuê thám tử khoảng một triệu đồng một ngày. Với những vụ theo dõi ngoại
tình, tìm con cái... mất nhiều ngày thì khách phải trả vài chục triệu đồng cho một hợp
đồng là bình thường.
Ông Nguyễn Minh Long (Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ cung cấp thông tin và
thương mại Việt - VDT) cho rằng, dịch vụ thám tử ra đời đã giúp cơ quan công quyền
giảm phần nào trọng trách. "Nhiều vụ việc công an chỉ ghi nhận, thông báo trong ngành
dọc, chưa cử cán bộ đi làm ngay thì chúng tôi lại có thể thực thi ngay được", ông nói.
Tuy nhiên trải lòng với VnExpress.net, nhiều thám tử tỏ vẻ buồn vì nghề này hiện
chưa được pháp luật công nhận. Do đó, họ phải "hoạt động chui" dưới danh nghĩa cá
nhân. Còn các công ty thì dè dặt trưng biển là "cung cấp dịch vụ thông tin"...
Theo luật sư Nguyễn Văn Tú (Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Hà Nội), kinh
doanh dịch vụ thám tử không có trong hệ thống mã ngành kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa
không có chức danh "thám tử viên", hay gọi là thám tử. Đây chỉ là thuật ngữ tồn tại trong
đời sống xã hội, không phải là thuật ngữ pháp lý.
Tuy nhiên, ông Tú cho biết hiện nay lại cũng chưa có văn bản nào nào cấm làm việc
này. "Khi phát hiện bị người khác theo dõi, lấy hình ảnh, lấy thông tin cá nhân, sử dụng
thông tin cá nhân... tùy theo mức độ và tính chất, bạn có thể nhờ cơ quan pháp luật can
thiệp, giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình", ông Tú khuyên.
Thái Thịnh
25