Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Khảo sát kết quả dạy học thử nghiệm môn tiếng việt lớp 5 theo mô hình trường học mới ở một số trường tiểu học thuộc thành phố lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

KHẢO SÁT KẾT QUẢ DẠY HỌC THỬ NGHIỆM
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC
THUỘC THÀNH PHỐ LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 2 HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

KHẢO SÁT KẾT QUẢ DẠY HỌC THỬ NGHIỆM MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 5 THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC
THÀNH PHỐ LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục học (tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Huy Quang



HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Huy
Quang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học,
phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Hà nội 2, cùng các thầy, cô giáo
đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Thành phố Lai Châu,
Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường
tểu học Quyết Thắng – Lai Châu, gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng song vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn!
Xin trân trọng cảm ơn!
Lai Châu, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Khảo sát kết quả dạy học môn Tiếng
Việt lớp 5 thử nghiệm theo mô hình trường học mới ở một số trường
tiểu học thuộc thành phố Lai Châu” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS.TS Đỗ Huy Quang. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận

văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Lai Châu, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
4
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6
8. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 6
9. Kết cấu luận văn:........................................................................................... 6
Chương 1. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở COLOMBIA VÀ THỬ NGHIỆM MÔ
HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở VIỆT NAM............ 7
1.1. Mô hình Trường học mới (EN) ở Colombia .......................................... 7
1.1.1. Lịch sử mô hình trường học mới ở Colombia....................................... 7
1.1.2. Mô hình trường học mới, những quan điểm giáo dục mới và cách làm
mới trong giáo dục ..................................................................................
9
1.1.3. Thành công của dạy học và giáo dục theo Mô hình trường học mới ở
Colombia ............................................................................................... 16
1.1.4. Khuyến nghị của Unexco về Mô hình trường học mới ở Colombia .... 21

1.2. Dự án VNEN, thử nghiệm tổ chức dạy học theo Mô hình trường học
mới ở Việt Nam ................................................................................... 22
1.2.1. Chủ trương và quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Mô hình
trường học mới ......................................................................................
22
1.2.2. Mô hình trường học mới, kỳ vọng của giáo dục Việt Nam ................. 33
1.2.3. Dự án VNEN và những họat động của Dự án ...................................... 35
1.2.4. Triển khai thử nghiệm dạy học và giáo dục theo Mô hình trường học


mới ở Việt Nam.................................................................................... 39


Kết luận chương 1 ......................................................................................... 41
Chương 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY THỬ NGHIỆM THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC THÀNH
PHỐ LAI CHÂU ................................................. 42
2.1. Hoạt động thử nghiệm dạy học và giáo dục theo Mô hình trường học
mới ở thành phố Lai Châu ................................................................. 42
2.1.1. Thành phố Lai Châu, vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục…những điều
kiện để phát triển giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tểu học nói
riêng ................................................................................................ 42
2.2.2. Khái quát chung về những trường tiểu học được chọn để thử nghiệm
theo Mô hình trường học mới ở thành phố Lai Châu ...........................
44
2.2.3. Tập huấn về Mô hình trường học mới ở Lai Châu ............................... 47
2.2.4. Hình thức tổ chức dạy học thử nghiệm theo Mô hình trường học mới ở
Lai Châu ................................................................................................ 49
2.2.5. Phương pháp dạy học thử nghiệm theo Mô hình trường học mới .......
53

2.2.6. Phản hồi từ các trường khi thử nghiệm dạy học và giáo dục học sinh
theo mô hình trường học mới................................................................
56
2.2. Môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học........................................................... 60
2.2.1. Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5 ở Tiểu học .......................................... 60
2.2.2. Nhiệm vụ môn Tiếng Việt lớp 5 ........................................................... 61
2.2.3. Chương trình, SGK, định hướng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 thử
nghiệm...................................................................................................
62
2.2.4. Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 thử nghiệm ở tểu học ........ 69
2.3. Đánh giá hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 thử nghiệm theo Mô
hình trường học mới ........................................................................... 71


2.3.1. Quan điểm thử nghiệm ..........................................................................
71
2.3.2. Dạy học theoTài liệu hướng dẫn hướng dẫn học Tiếng Việt 5............. 72
2.3.3. Tổ chức hoạt động học tập trên lớp ......................................................
75


2.3.4. Các biện pháp để HS hứng thú, tích cực, tự giác học tập ..................... 79
2.4. Khảo sát kết quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình trường
học mới ở thành phố Lai Châu .......................................................... 80
2.4.1. Khảo sát, đánh giá khả năng tự học của HS theo Tài liệu hướng dẫn .. 80
2.4.2. Khảo sát, đánh giá chất lượng dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ HS
. 81
2.4.3. Khảo sát, đánh giá về khả năng dạy học phân hóa và bồi dưỡng, phát
hiện học sinh giỏi .................................................................................. 82
2.4.4. Khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động học của HS .............................

83
2.4.5. Khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động dạy của GV ............................ 84
2.4.6. Khảo sát, đánh giá hiệu quả các phương tiện dạy học, các hình thức
tổ chức dạy học, các hoạt động hỗ trợ cho dạy học, cách kiểm tra,
đánh
giá dạy học theoVNEN. ........................................................................ 85
2.4.7. Khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS từ GV ..................... 86
2.4.8. Khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS từ bài kiểm tra........ 87
2.5. Khảo sát nhận thức và đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên ở thành
phố Lai Châu về Mô hình trường học mới ....................................... 91
2.5.1. Về vị trí, vai trò của VNEN. ................................................................. 91
2.5.2. Về phương pháp dạy và học theo Mô hình trường học mới .................
92
2.5.3.Về các hình thức tổ chức dạy và học theo mô hình trường học mới .....
93
2.5.4. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập theo mô
hình trường học mới..............................................................................
94
2.5.5. Mức độ hiệu quả của dạy và học theo Mô hình trường học mới ..........
95


2.5.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình dạy và học theo Mô hình trường
học
mới ........................................................................................................ 97
2.5.7 Nhận xét, đánh giá chungcủa cán bộ quản lý, giáo viên về Mô hình
trường học mới ......................................................................................
99
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 100



Chương 3. 101KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
......................................................................................... 101
3.1. Kết luận về mô hình trường học mới ................................................. 101
3.1.1. Về ưu điểm: ......................................................................................... 101
3.1.2. Về hạn chế:.......................................................................................... 106
3.1.3. Về triển vọng:...................................................................................... 109
3.2. Kiến nghị về triển khai Mô hình trường học mới ............................. 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Chỉ số phát triển con người

HDI

2

Thành phố

TP


3

Giáo viên

GV

4

Học sinh

HS

5

Sách giáo khoa

SGK

6

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

7

Sách giáo viên

SGV


8

Mô hình trường học mới Việt Nam

VNEN

9

Quản lí dự án

QLDA

10

Ủy ban nhân dân

UBND

11

Cán bộ giáo viên

CBGV

12

Tài liệu hướng dẫn học

TLHDH


13

Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5

HDHTV L5

14

Hoạt động



15

Escuela Nueva

EN

16

Quỹ

ENF

17

Đối chứng

ĐC


18

Thực nghiệm

TN

19

Hội đồng tự quản

HĐTQ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng đánh giá khả năng tự học của HS theo TLHD ...................... 80
Bảng 2.2. Bảng đánh giá về khả năng dạy học phân hóa và bồi dưỡng, phát
hiện học sinh giỏi .................................................................................. 82
Bảng 2.3. Khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS từ GV .............. 86
Bảng 2.4. Kết quả thực nghiệm thăm dò......................................................... 88
Bảng 2.5. Kết quả thực nghiệm tác động ........................................................ 89


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1. Ý kiến về chất lượng DH theo mô hình trường học mới .............. 81
Biểu đồ 2 Ý kiến về mức độ hiệu quả hoạt động của học sinh theo mô hình
trường học mới ......................................................................................
83
Biểu đồ 3. Ý kiến về hiệu quả hoạt động dạy của GV theo mô hình trường học
mới ........................................................................................................ 84

Biểu đồ 4. Ý kiến của GV về hiệu quả các phương tiện HTTC, các HĐ hỗ
trợ, các KT, đánh giá DH theo mô hình trường học mới ...................... 85
Biểu đồ 5. Vị trí, vai trò của mô hình trường học mới ................................... 91
Biểu đồ 6. Ý kiến của GV về phương pháp dạy và học theo mô hình trường
học mới..................................................................................................
92
Biểu đồ 7. Ý kiến của GV về hình thức tổ chức dạy học theo mô hình trường
học mới..................................................................................................
93
Biểu đồ 8. Ý kiến của GV về hiệu quả dạy và học theo mô hình trường học
mới ........................................................................................................ 96
Biểu đồ 9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động theo mô hình
trường học mới ......................................................................................
98


-1-


-2MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XXI là thế kỉ mà xã hội loài người đang chứng kiến sự diễn
ra bùng nổ của công nghệ thông tn, bùng nổ tri thức trong đótri thức
trở thành yếu tố quyết địnhđối với nền kinh tế hiện đại và các quá trình sản
xuất, quan hệ sản xuất của nó, cũng như đối với các nguyên tắc tổ chức của
xã hội. Giáo dục đóng vai trò then chốt, tranh đua quốc tế trong việc thu hút,
đào tạo và bồi dưỡng con người. Tuy nhiên nền kinh tế tri thức đã đặt ra
những thách thức đối với giáo dục như: Giáo dục cần giải quyết mâu thuẫn
giữa tri thức ngày càng tăng nhanh mà thời gian đào tạo có hạn; Giáo dục
cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động

và nghề nghiệp cũng như cuộc sống luôn thay đổi, có khả năng hoà nhập và
cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là: Năng lực hành động; Tính sáng tạo, năng
động; Tính tự lực và trách nhiệm; Năng lực cộng tác làm việc; Năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp; Khả năng học tập suốt đời.
1.2. Trong Chiến lược phát triển triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 –
2020, Đảng và Nhà nước ta xác định mục têu phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong
giai đoạn sau. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm
trung bình cao của thế giới. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm
2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ
tiên tiến, hiện đại. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
gia đình ấm no, tiến bộ,


hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác
định mục têu tổng quát mà giáo dục cần đạt được đó là: Đến năm 2020, nền
giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng
giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học;
đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri
thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời

cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
1.3. Căn cứ vào các quan điểm chiến lược và các văn bản pháp quy,
giáo dục ở các cấp học, bậc học trong cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói
riêng đã diễn ra sự thay đổi, điều chỉnh mạnh mẽ từ việc xác định mục
têu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức...
Mô hình Trường học mới là một lựa chọn của Giáo dục Việt Nam để
phát triển Giáo dục theo hướng: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế. Mô hình Trường học mới có xuất xứ từ
Colombia. Thành công của mô hình này là đề xuất được giải pháp để tăng
cường khả năng tự học cho học sinh và đảm bảo chất lượng hiệu quả dạy
học theo mục


têu. Từ năm học 2012 - 2013 đến nay Việt Nam đã tến hành dạy thử
nghiệm theo mô hình này và năm 2016 sẽ kết thúc giai đoạn thử nghiệm.
Để đánh giá quá trình dạy thử nghiệm theo mô hình Trường học mới,
góp phần khẳng định, mô hình này có nâng cao được chất lượng giáo dục và
đào tạo theo định hướng chiến lược hay không, tôi lựa chọn vấn đề
nghiên cứu: “Khảo sát kết quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 thử nghiệm
theo mô hình trường học mới ở một số trường tiểu học thuộc thành phố
Lai Châu”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tễ n dạy thử
nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5 theo Mô hình trường học mới ở một số
trường tểu học trên địa bàn thành phố Lai Châu, luận văn nhằm đánh giá
ưu điểm và hạn chế của mô hình trường học mới cũng như đề xuất

khuyến nghị để góp thêm một kênh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc
quyết định Mô hình trường học mới có thể trở thành mô hình trường học
ở Việt Nam sau năm 2015 được không.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giáo dục và đào tạo ở một số trường tểu học trên địa
bàn
thành phố Lai Châu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Khảo sát kết quả dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5 theo Mô hình
trường học mới ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Lai Châu.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung
Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng dạy thử nghiệm môn Tiếng
Việt lớp 5 theo mô hình Trường học mới ở một số trường tểu học
thuộc


thành phố Lai Châu và đề xuất những kiến nghị để khắc phục những hạn
chế và phát huy những ưu điểm của mô hình này.
4.2. Khách thể điều tra
Về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu thực trạng mô hình trường học mới ở 02 trường tểu học
trên địa bàn thành phố Lai Châu (Trường tiểu học Kim Đồng,Trường tiểu học
Quyết Thắng) với 34 cán bộ quản lí, GV và 140 HS ở hai trường trực tếp áp
dụng theo mô hình trường học mới từ năm học 2012 - 2013 đến nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Tìm hiểu về mô hình trường học mới (EN) ở Colombia và dự án
VNEN ở Việt Nam.
5.2. Khảo sát hoạt động dạy thử nghiệm môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô

hình trường học mới ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Lai Châu.
5.3. Đề xuất những kiến nghị để khắc phục những hạn chế, phát huy
những ưu điểm và đánh giá triển vọng của mô hình trường học mới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phân loại...các tài
liệu lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Mục đích nắm thực trạng việc dạy học
theo mô hình trường học mới thông qua hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh ở trên lớp và qua các buổi thảo luận, xê-mi-na …
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện: Chúng tôi tến hành
đàm thoại, trao đổi, phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lí (Hiệu trưởng và
phó hiệu trưởng các trường tểu học), một số giáo viên trực tếp giảng dạy
theo mô


hình trường học mới, một số phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu thực
trạng của việc áp dụng mô hình trường học mới.
- Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng ankét với hệ
thống câu hỏi đóng và mở, để khảo sát thực trạng về việc dạy và học theo
mô hình trường học mới ở 02 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lai
Châu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Chúng tôi tến hành tham khảo ý
kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia về lí
luận dạy học…
6.3. Nhóm phương pháp toán thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý kết
quả nghiên cứu nhằm tăng mức độ tn cậy cho đề tài.
* Tính số trung bình cộng:

Công thức:
n

X 

i 1

x

i

n

Trong đó :
X : Là số trung bình cộng

n : Là số khách thể nghiên cứu
n

x : Là tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu
i
i 1

* Tính phần trăm:
Công thức:


% 

m.100


Trong đó:
+ m là số lượng khách thể trả lời

n


+ n là số lượng khách thể được nghiên cứu
7. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu được thực trạng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô
hình trường học mới ở TP Lai Châu một cách khách quan, khoa học thì sẽ
đánh giá đúng được ưu, nhược điểm, đưa ra được kết luận, khuyến nghị góp
phần hỗ trợ cho ngành giáo dục có quyết định đúng khi chọn mô hình trường
học mới là mô hình trường học Việt Nam sau năm 2015.
8. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đánh giá một cách khách quan, khoa học, không
cảm tính những ưu điểm, hạn chế của việc tổ chức dạy học môn Tiếng Việt
lớp 5 theo mô hình trường học mới và đề xuất được các kết luận, khuyến
nghị nhằm đóng góp thêm một kênh cho quyết định mô hình trường học mới
có thể trở thành mô hình trường học ở Việt Nam sau năm 2015 hay không.
9. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc gồm ba chương
- Chương 1. Mô hình trường học mới ở Colombia và thử nghiệm Mô
hình trường học mới ở Việt Nam
- Chương 2. Đánh giá hoạt động dạy thử nghiệm Tiếng Việt 5 theo Mô
hình trường học mới ở một số trường tiểu học thuộc thành phố Lai Châu.
- Chương 3. Kết luận sư phạm về Mô hình trường học mới và kiến nghị


Chương 1

MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở COLOMBIA VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Mô hình Trường học mới (EN) ở Colombia
1.1.1. Lịch sử mô hình trường học mới ở Colombia
Đất nước Colombia có nhiều đồi núi, khí hậu nhiệt đới; Dân số 44 triệu
người, đông dân thứ ba ở Châu Mĩ La tinh, sau Braxin và Mexico.Colombia
cũng là đất nước của ‘‘vành đai núi lửa, đa dạng sắc tộc, xung đột vũ trang và
sản xuất cocaine nổi tếng trên thế giới’’. Tuy nhiên, Colombia lại là một
trong mười điểm du lịch hàng đầu thế giới.Về giáo dục, giống như một
số quốc gia đang phát triển khác, Colombia phải đối mặt với hai thách thức:
vừa cải thiện chất lượng giáo dục, vừa tăng tỷ lệ nhập học và đi học chuyên
cần ở các vùng nông thôn. Mặc dù Hiến pháp đã quy định phổ cập giáo
dục Tiểu học trên toàn quốc, nhưng vào những năm 80, có tới 50% số
trường học ở nông thôn Colombia không đạt mục têu phổ cập giáo dục tiểu
học và 55% số trẻ em nông thôn từ 7 đến 9 tuổi (26% trẻ thuộc 10 đến 14
tuổi) chưa từng đi học. Năm 1983, chất lượng ở các trường nông thôn rất
thấp, chỉ đạt dưới 20% số học sinh hoàn thành giáo dục trung học cơ sở,
trong khi đó tỷ lệ bỏ học lớp
1 là 35%. Bằng cách triển khai mô hình Escuela Nueva – Trường học kiểu
mới, giáo dục Colombia đã giải quyết được cơ bản mục têu phổ cập giáo dục
Tiểu học. Năm 2005, tỷ lệ nhập học thô ở Tiểu học đạt 112%, tỷ lệ nhập học
trung học cơ sở đạt 86% và 92,3% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ.
Escuela Nueva viết tắt là EN có nghĩa là trường học mới. EN là hình
mẫu giáo dục tiên tiến, đầy sáng tạo của nhà giáoViky Colbert tại vùng nông
thôn Colombia. Mô hình trường học mới thực hiện theo nguyên tắc lấy học


sinh làm trung tâm, nhằm mục têu phát triển nhiều kĩ năng như kĩ năng
tự



học, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng phối hợp nhóm và ra quyết định.Mô hình này
vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa
có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu
học tập, phương pháp dạy học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học,
cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy - học….
Theo UNESCO, Escuela Nueva giúp Colombia đạt được một hệ thống
giáo dục nông thôn cao cấp. Mô hình này đãđược công nhận bởi Ngân hàng
Thế giới là một trong những cải cách nổi bật nhất ở các nước đang phát triển
trên toàn thế giới.
Mô hình trường học mới EN hình thành vào cuối những năm 70 ở
những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều lớp học ghép (có
lớp tới 6 trình độ) ở Colombia. Sau khi được UNESCO đánh giá EN đạt mức
cải thiện cao nhất về chất lượng học tập môn Toán và Ngôn ngữ vào
năm
1998, EN được điều chỉnh và triển khai thành công ở các trường tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có giảng dạy lớp đơn thuộc
vùng thuận lợi và đô thị của Colombia.
Tiến triển từ việc đổi mới ở một địa phương đến chính sách quốc gia
và được triển khai ở hầu hết các trường học nông thôn ở Comlobia
(20.000 trường vào cuối những năm 80). Năm 1988 quỹ Escuela Nueva (ENF)
bắt đầu dự án thử nghiệm, được tài trợ bởi quỹ Interamerican, nhằm giúp
EN thích ứng với thực tế vùng ven đô thị. ENF tếp tục mở rộng trên các
thành phố quy mô trung bình và lớn ở Colombia. Năm 1989 EN được ngân
hàng thế giới lựa chọn là một trong ba cuộc cải cách nổi bật nhất ở các nước
đang phát triển và trên toàn thế giới. Trong báo cáo phát triển con người
của Liên Hợp Quốc năm 2000 đã lựa chọn EN là một trong ba thành tựu chủ
yếu của đất nước Colombia. EN đã truyền ý tưởng cho các chương trình



×