Zc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐỖ HỒNG HẢI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐỖ HỒNG HẢI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT HUY
TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Xim
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Xim,
người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Giáo dục mầm non, Phòng đào tạo
sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo
cùng các cháu mẫu giáo trường mầm non tỉnh Bắc Ninh: trường Mầm Non
Việt Đoàn, trường Mầm Non Phật Tích, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
tến hành nghiên cứu và thực nghiệm để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong g ia đình đã động viên,
ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn của mình.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả
Đỗ Hồng Hải
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát
huy tnh sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất
cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả
Đỗ Hồng Hải
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON ........................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản................................................................................ 11
1.2.1. Một số khái niệm về tổ chức, hoạt động ngoài trời, và tổ chức hoạt
động ngoài trời .................................................................................................
11
1.2.2 Khái niệm về sáng tạo ............................................................................. 13
1.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi .................................................
21
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non .....................................................................
24
1.5. Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ............................................................................
25
1.5.1. Mục đích của hoạt động ngoài trời ........................................................ 26
1.5.2. Nội dung của tổ chức HĐNT .................................................................. 28
1.5.3. Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời ......................... 29
1.5.4. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời ........................................... 32
1.5.5. Các phương tện tổ chức hoạt động ngoài trời .......................................
33
1.5.6. Đánh giá hoạt động ngoài trời................................................................ 34
1.5.7. Kết quả tổ chức hoạt động ngoài trời .................................................... 34
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm
phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non..................................
35
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT
HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH
BẮC NINH .............................................................. 39
2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................................... 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Bắc Ninh............................................ 39
2.1.2. Đặc điểm các trường mầm non tỉnh Bắc Ninh ....................................... 40
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ....................................................
41
2.2.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 41
2.2.2 Nội dung khảo sát .................................................................................... 41
2.2.3 Khách thể khảo sát .................................................................................. 41
2.2.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................. 42
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................... 42
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động ngoài
trời nhằm phát hiện tnh sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non..........
42
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................ 60
2.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................
60
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại........................................................................ 61
2.4.3. Nguyên nhân thực trạng ......................................................................... 63
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 64
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT TRIỂN
TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI ....................................... 65
VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................. 65
3.1. Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng
tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ...............................................................
65
3.1.1. Một số yêu cầu khi đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động hoạt động
ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
..... 65
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát
huy tnh sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non....................................
66
3.2. Thực nghiệm .................................................................................................. 82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 82
3.2.2. Nội dung thực hiện ................................................................................. 82
3.3.3. Chọn mẫu thực hiện................................................................................ 83
3.2.4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017 ........................ 83
3.2.5. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................. 83
3.2.6. Phân tch kết quả thực nghiệm ............................................................... 85
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BGDĐT
Bộ giáo dục và đào tạo
CMĐ
Có mục đích
ĐC
Đối chứng
ĐHSP
Đại học sư phạm
GV
Giáo viên
HĐ
Hoạt động
HĐNT
Môi trường hoạt động ngoài trời
MN
Mầm non
MGL
Mẫu giáo lớn
MG
Mẫu giáo
ST
Sáng tạo
SPST
Sản phẩm sáng tạo
TB
Trung bình
TST
Tính sáng tạo
TC HĐNT
Tổ chức hoạt động ngoài trời
TST
Tính sáng tạo
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của biện pháp tổ chức hoạt động
ngoài trời nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non
....................................................................................................44
Bảng 2.2. Ý kiến của giáo viên về những biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động ngoài trời
.........................................................................45
Bảng 2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển tính
sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi mà giáo viên hay sử dụng khi tổ chức hoạt
động
ở trường mầm non .....................................................................................49
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ ở hai trường
mầm non Việt Đoàn và mầm non Phật Tích (Lấy phần trăm của các mức
độ xếp loại). .......................................................................................56
Bảng 3.1. Mức độ biểu hện sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (theo
mức độ)
......................................................................................................85
Bảng 3.2: mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài
trời nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (theo mức độ)
.....87
Bảng 3.3: So sánh mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm
...............................................................91
Bảng 3.4: So sánh mức độ biểu hiện phát triển tính sang tạo của trẻ 5- 6 tuổi
nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
...............................................93
Bảng 3.5: Kiểm định kết quả thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thực nghiệm
..............................................................................94
Bảng 3.6: Kiểm định kết quả thực nghiệm của nhóm thực nghiệm trước và sau
thực nghiệm
...............................................................................................94
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ biểu hiện tính sáng tạo của trẻ ở hai trường mầm non Việt
Đoàn và mầm non Phật Tích (lấy phần trăm của các mức độ
được xếp loại).
...........................................................................................56
Biểu đồ 3.1: Kết quả biểu hiện mức độ sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động
ngoài trời nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
(theo mức độ)
.............................................................................................85
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ kết quả mức độ biểu hiện tính sáng tạo của 2 nhóm sau thực
nghiệm (theo mức
độ)................................................................................88
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
HĐNT là loại hình hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường MN. Đây là một trong
những lọai hình HĐ đem lại cho trẻ nhiều cơ hội tếp xúc với thiên nhiên, ở đó, trẻ
có thể tìm tòi, khám phá thiên nhiên và thoả mãn nhu cầu vận động của mình. Đối
với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức
năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi
trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán
đoán, trí tưởng tượng… của trẻ. Trẻ cần chơi như cần ăn no, mặc ấm, cần được yêu
thương. Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì thay thế được
HĐNT là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của
trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không
khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò mò. HĐNT cũng chính là
hoạt động vui chơi có mục đích, hướng trẻ đến những khám phá tìm hiểu về thế
giới tự nhiên, về những mối quan hệ giữa tự nhiên với con người và giữa người
với người Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của
con người ngay từ thuở thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và
hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song cũng chung một
mục đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống của trẻ.
Giai đoạn bé đi mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời
của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tếp xã hội, phát triển về
mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia
hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao
tếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tn, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng. Tuy
nhiên, trong thực tế giáo dục ở Việt Nam, loại hình hoạt động này vẫn chưa được
quan tâm đúng mức so với vị trí và tầm quan trọng vốn có của nó. Người ta quan
niệm rằng, HĐNT là để trẻ được tự do khám phá thế giới xung quanh. Do đó, mặc
dù các nhà giáo dục học, các nhà khoa học nghiên cứu về khoa học giáo dục có chú
ý đến việc lập kế hoạch và đưa ra những công trình nghiên cứu khảo sát đánh giá
thực nghiệm cho
loại hình hoạt động này nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung chú ý đến phát
triển thể chất cho trẻ mà chưa thực sự quan tâm đến phát triển nhận thức, sáng
tạo cho trẻ thông qua các HĐNT.
Bên cạnh đó. Hiện nay, việc tổ chức HĐNT cho trẻ ở các trường mẫu giáo còn
gặp nhiều khó khăn như:
Về mặt nhận thức của giáo viên, do những hiểu biết về cách thức TC HĐNT
còn chưa phù hợp nên hiệu quả đạt trên trẻ chưa cao giáo viên chưa quan tâm
đánh giá đúng tầm quan trọng của HĐNT cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trên
thực tế hiện nay đa số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho HĐ này. Trong HĐNT
hiện nay giáo viên cho trẻ chơi tự do mà rất ít quan tâm nhằm hướng trẻ đến các
mục đích khám phá tăng cường phát huy tính sáng tạo ham hiểu biết tò mò của
trẻ. Chính vì vậy hiện nay sức sáng tạo của trẻ ngày càng hạn chế từ đó nền móng
đầu tên đã bị thui chột, từ đó trẻ ngày càng xa rời môi trường tự nhiên và
không hào hứng với những buổi HĐNT có chủ đích nhàm chán ít đổi mới không
hấp dẫn, trẻ chuyển hứng thú sang một số hoạt động thụ động khác như điện tử, vi
tính, công nghệ. Điều đó làm mất sự cân bằng cho trẻ cả về thể chất, tnh thần, và
đặc biệt là hạn chế tềm năng sáng tạo của trẻ.
Về mặt cơ sở vật chất cũng còn nhiều khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện hiện
nay, môi trường HĐNT bị thu hẹp hầu hết phần diện tích của sân trường bị bê tông
hóa. Khoảng không gian tếp xúc với môi trường tự nhiên bị thu hẹp, số lượng học
sinh quá đông, giáo viên còn thiếu, phương tiện hoạt động không đổi mới (như đồ
chơi ngoài trời, đồ dùng dụng cụ thí nghiệm, trải nghiệm của trẻ còn sơ sài không
hiệu quả, GV chưa tận dụng các nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên…).
Về phía Ban quản lí lãnh đạo các cấp, một số chưa thực sự quan tâm sát sao
chưa quan tâm ủng hộ tạo lập môi trường, phương tiện, thiết bị khoảng không phù
hợp cho công tác tổ chức hoạt động ngoài trời. Do nhận thức chưa đúng đắn về tầm
quan trọng của HĐNT đến sự phát triển toàn diện về thể chất tnh thần của trẻ nên
dẫn đến những hạn chế nhất định trong sự phát huy tối đa tiềm năng của trẻ trong
HĐNT
Từ thực trạng công tác TC HĐNT cho trẻ ở một số trường mầm non chúng tôi
nhận thấy sự cần thiết phải có giải pháp để HĐNT thực sự mang lại hiệu quả và
phát huy được tác dụng to lớn của HĐ này đối với những tềm năng của trẻ về mọi
mặt, để hoàn thiện con người mới trong tương lai. Từ đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra
đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tnh sáng tạo cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh”. Với đề tài trên chúng tôi
hy vọng sẽ thực sự đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới giáo dục hiện
nay để xây dựng con người mới cho tương lai từ những mầm non của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tễn của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST
cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Đề xuất biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số
trường mầm non tỉnh Bắc Ninh góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này ở
trường MN.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non .
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ
5
- 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở trường MN việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi còn
nhiều hạn chế. Nếu TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ bằng cách vận dụng các
nhóm biện pháp như: cho trẻ chọn chủ đề theo hứng thú từ quan sát đó đưa ra
nội dung tổ chức phù hợp, tạo môi trường mở tự nhiên đa dạng, tạo bầu không khí
học tập vui chơi thân thiện giữa cô và trẻ, tạo ra tình huống hấp dẫn, khuyến khích
trẻ đưa ra ý tưởng, thì sẽ phát huy được tính sáng tạo của trẻ
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 56 tuổi.
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tễn của việc TC HĐNT nhằm phát huy TST cho
trẻ 5- 6 tuổi tại một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
5.3 Đề xuất biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi.
5.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả
giáo dục của các hoạt động đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến TC HĐNT
nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tễn
6.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát giáo viên TC HĐNT cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ 5 - 6 tuổi
trong HĐNT để điều tra thực trạng của đề tài.
6.2.2 Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Phiếu hỏi GV về quá trình TC HĐNT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN nhăm
phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường MN .
6.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi trò chuyện với giáo viên phụ trách nhóm trẻ 5 - 6 tuổi; trao đổi trò
chuyện với cán bộ quản lý ở 2 trường mầm non tỉnh Bắc Ninh để thu thập thông tin
liên quan đến đề tài.
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch giáo dục, giáo án, đồ dùng nguyên vật liệu, sản phẩm
của trẻ nhằm tìm hiểu thực trạng của việc TC HĐNT cho trẻ 5 -6 tuổi ở 2 trường
mầm non tỉnh Bắc Ninh.
6.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tễn
Nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài.
6.2.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo những ý kiến của các chuyên gia giáo dục mầm non về chương
trình thực nghiệm và các têu chuẩn đánh giá của đề tài.
6.2.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để xác định
tính khả thi và hiệu quả của mô hình đề xuất.
6.2.8 Phương pháp sử lí số liệu
Sử dụng các công thức toán học để sử lí số liệu và phân tích kết quả nghiên
cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng về TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
một số trường MN tỉnh Bắc Ninh.
- Biện pháp TC HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường
MN tỉnh Bắc Ninh.
7.2 Địa bàn nghiên cứu
Hai trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:
Trường mầm non Việt Đoàn - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
Trường mầm non Phật Tích - huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh.
7.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
50 giáo viên MN ở 2 trường MN
20 giáo viên trường MN Việt Đoàn- huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh,
30 giáo viên trường MN Phật Tích - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh
100 trẻ MGL 5 - 6 tuổi ở 2 trường MN
50 trẻ ở trường MN Việt Đoàn - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh,
50 trẻ Trường MN Phật Tích - huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy
tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát huy tính sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động ngòai trời nhằm phát triển
tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM PHÁT
HUY TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
HĐNT nhằm phát huy TST cho trẻ mầm non là vấn đề được các nhà nghiên
cứu rất quan tâm. Bởi thông qua đó, trẻ được tếp xúc, gần gũi với thiên nhiên,
hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò mò của
trẻ. Giai đoạn bé đi mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của
bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư
duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các HĐNT,
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tếp của trẻ, có thể
khiến trẻ mất tự tn, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng…
Từ thế kỉ 18 các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đã thực sự coi giáo dục
tự nhiên gắn với môi trường ngoài lớp học có tầm quan trọng đặc biệt không gì có
thể thay thế. J.Rut-xô (1712-1778) đã kêu gọi phải tến hành giáo dục tự nhiên và
tự do vì “Thiên nhiên mong muốn rằng trẻ em phải là trẻ em trước khi trở thành
người lớn” [57; tr 104]. Ông còn cho rằng trẻ em thời kì từ 3-12 tuổi là thời kì phát
triển mạnh mẽ các giác quan nên hoạt động thực tiễn là không gì có thể thay thế
được. Người lớn không được áp đặt ý muốn chủ quan lên trẻ, chỉ nên tạo điều kiện
để trẻ hoạt động tìm hiểu theo ý muốn bản thân trẻ.
Bước sang thế kỉ 19 Jonh Deway (1859-1952) đã đề cao tính tự do học hỏi tìm
tòi của trẻ trong các hoạt động thực tễn ông viết “Học sinh là mặt trời, xung quanh
chúng quy tụ mọi phương tện giáo dục. Nói không phải là dạy, nói ít hơn chú ý
nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh.” [58; tr13] Ngoài ra các nhà tâm lí
học
giáo
dục
học
như
A.P.Uxova,
A.U.Zaporojet.,
N.N.Potdiacop,
A.A.Liublinxkaia đã nhấn mạnh quan điểm giáo dục mọi lúc mọi nơi, coi trọng các
hoạt động được tổ chức ở phạm vi ngoài lớp học như sân trường, các giờ hoạt động
ngoài trời. [45],[46]
Ngoài ra tổ chức HĐNT cho trẻ còn là phương tện để hạn chế những nhược
điểm diễn ra trong quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích ở môi trường trong
lớp
học. Mặt khác theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì việc tổ chức HĐNT còn tạo
ra môi trường để trẻ tích cực hoạt động, chủ động sáng tạo theo khả năng nhu cầu
của bản thân, kích thích sự tò mò để trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá. Với môi
trường HĐNT trẻ có đủ không gian thời gian để hoạt động tìm tòi thỏa mãn nhu
cầu của bản thân cũng chính là trẻ tự trải nghiệm hoạt động học tập trong thực
tễn.[42]
Những nghiên cứu trước đây cho thấy khi cuộc sống bận rộn hơn kết hợp với
cảm giác sợ hãi ngày một lớn trong xã hội, trẻ em càng ít có cơ hội để khám phá
môi trường xung quanh. Điều này đang cản trở sự phát triển kỹ năng xã hội, và khả
năng tư duy sáng tạo của trẻ em cũng như sự phát triển lâu dài về thể chất, tnh
thần và sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là các trường không bỏ qua cơ hội mà
học tập ngoài trời mang lại để xóa bỏ những ngăn cản này.
Với tác giả Sue Waite: “Thời điểm này, nếu học tập ngoài trời là một phần
trong chương trình giảng dạy ở Anh thì nó sẽ được chú trọng vì các giáo viên đều
nhận ra giá trị của hình thức học này. Việc tập trung nhiều vào trình độ học vấn có
thể gây áp lực cho giáo viên trong việc học trên lớp. Trẻ em đang mất dần những
trải nghiệm thực tế có ích thông qua cuộc sống của chúng” . Trực tiếp liên hệ các
hoạt động ngoài trời tới kết quả học tập sẽ cho phép nó trở thành một phần của
chương trình giảng dạy và do đó sẽ không cần tìm thêm thời gian cho việc giáo
dục ngoài trời. Bà bổ sung: “Đưa giáo dục ngoài trời vào chính sách sẽ đảm bảo
việc giáo viên coi đó là một hoạt động đáng để làm” Tác giả Karen Malone đồng
tác giả nghiên cứu với bà Waite, cho biết: “Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng để
khuyến khích các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thấy được sự tương
đồng giữa nghiên cứu và quy định nhằm định hình tương lai tươi đẹp cho con em
chúng ta” [61].
Trẻ tham gia HĐNT nhiều hơn sẽ có sức khỏe tm, phổi cao hơn so với những
bé chỉ chơi với các thiết bị điện tử. Do đó, nên khuyến khích trẻ vận động nhiều
hơn, nên để bé được chơi đùa, vận động ngoài trời tối thiểu một giờ mỗi ngày. Điều
này giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí thông minh và tăng khả năng tập trung.
Các
nhà nghiên cứu cho rằng tuổi thơ của trẻ thay đổi rõ rệt nếu có nhiều cơ hội và
thời gian ở ngoài trời [66].
Theo quan điểm của Timo Heikkinen “Bọn trẻ sẽ không thể học nếu chúng
không được vui chơi" và cho rằng, vui chơi luôn là cách đơn giản nhất kích thích trẻ
tìm được hạnh phúc chứ không phải một người thành công bằng mọi giá. Bạn không
muốn tuổi thơ của trẻ bị vùi lấp trong những trang sách, muốn trẻ có những trải
nghiệm thực tế và tự khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của trẻ. [47]
chương trình giáo dục này được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 3-7 tuổi nhằm giúp
các bé thoải mái vận động, thỏa sức sáng tạo trong một không gian xanh mát gần
gũi thiên nhiên Cùng quan điểm trên những nhà giáo dục Phần Lan đã đưa ra những
biện pháp kế hoạch tạo ra sự đổi mới và thành công trong giáo dục với một hệ
thống giáo dục độc đáo và tuyệt vời được xếp hạng đứng đầu châu Âu qua
phương pháp "học mà chơi". Ở Phần Lan, học tập thông qua vui chơi là phương
pháp giáo dục đầu đời mang ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc học tập trên lớp,
học sinh còn được dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự tìm hiểu và vui chơi...
Học sinh thường được tham gia các tiết học ngoại khóa ngoài trời, không khí lớp
học luôn vui vẻ, không áp lực khiến cho học sinh cảm thấy thích thú và háo hức khi
đến trường.[67]
Hơn thế nữa, khi trẻ có cơ hội tiếp xúc tham gia các HĐNT trẻ được trải
nghiệm khám phá sẽ giúp trẻ tăng cường phát huy năng lực sáng tạo từ đó gìn giữ
rèn luyện cho trẻ mỗi ngày để năng lực sáng tạo không bị thui chột, mai một theo
thời gian.
Đối với trẻ mầm non tính sáng tạo vô cùng phong phú. Nó không chỉ xuất
hiện ở trẻ thông minh, tính sáng tạo có tự nhiên ở bất cứ trẻ nào khi có cơ hội
thuận lợi. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu của Kohns Neethling - Học
Viện thành tựu Quốc Tế ở 15 quốc gia ở trẻ từ 3 - 5 tuổi khả năng sáng tạo đạt 98%
và giảm xuống 2% ở tuổi 25. Nếu trẻ không được giúp đỡ bảo vệ gìn giữ trẻ sẽ mất
hết năng lực sáng tạo.[49]
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu trên thế giới, các công trình nghiên
cứu về tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển toàn
diện của trẻ. các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam, cũng nhận thức được
tầm quan trọng của HĐNT với đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Về mặt thể chất các nhà nghiên cứu cho rằng: nước, ánh sáng, không khí trong
lành thực sự là một liều thuốc bổ tích cực đối với sức khỏe con người, được vận
động trong môi trường tự nhiên còn tốt hơn nhiều.
Về mặt tnh thần, thiên nhiên mang lại cho trẻ nguồn cảm hứng để trẻ tưởng
tượng, sáng tạo vô tận.
Tác giả Trịnh Thị Xim khẳng định: Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi giáo viên
dạy trẻ về cách thức hoạt động học tập vui chơi không chỉ qua lời nói mà qua chính
những hoạt động trải nghiệm của trẻ trong khi chơi. Trong một số nghiên cứu tác
giả cũng chỉ ra tầm quan trọng của môi trường học tập vui chơi ngoài lớp học là đặc
biệt quan trọng và cần thiết như một nhu cầu tất yếu để hình hình thành và
hoàn thiện quá trình phát triển tâm lí, phát huy tính độc lập sáng tạo ở trẻ mầm
non. “Nếu biết cách khơi gợi thì các hoạt động như cuốc đất, trồng rau, nhổ cỏ
dại cũng tạo ra những âm thanh hạnh phúc cho trẻ khi được tham gia"[67]
Trong chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" tác giả
đã nhấn mạnh vai trò của môi trường hoạt động ngoài lớp học đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của HĐNT: Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ
chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,
thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi
trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù
hợp, thuận tện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ,
mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt
động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non
là phương tện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí
tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tền đề vững chắc cho trẻ
mầm non vào học lớp
1 trường tểu học; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học"[42]
Trong một tài liệu nghiên cứu về tâm lí của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khẳng
định: “có thể nói rằng nơi nào có đất, cát sỏi, đá, nước non, cỏ cây, hoa lá thì nơi đó
có sức quyến rũ mãnh liệt đối với trẻ nhỏ. Mặc dù có những lúc bị cấm đoán, ngăn
cản chúng vẫn cứ sấn đến một cách công khai hoặc lén lút để chơi nghịch. Trẻ đến
với thiên nhiên một cách thích thú như thế đó chẳng khác nào như xà vào lòng mẹ
vậy. Chúng ta cần tạo mọi điều kiện để cho trẻ sớm được tếp xúc với thiên nhiên
ngay từ tấm bé.”[36]
Như vậy tếp xúc với thiên nhiên như một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
thơ. Tuy nhiên người lớn chúng ta dù đã trải qua tuổi thơ với những mong
muốn được đắm mình trong thế giới thiên nhiên. Nhưng một bộ phận không
nhỏ đã vô tình quên đi sự gắn bó mật thiết của con người với thiên nhiên mà đưa
ra những áp đặt sai lầm cho trẻ. Như cấm đoán trẻ không cho trẻ chơi nghịch đất
cát. Không cho trẻ tếp xúc trải nghiệm với môi trường tự nhiên bên ngoài. Yên tâm
cho rằng để bé suốt ngày ở trong nhà tránh mưa gió nóng bức, nắng nôi, rét mướt
như vậy sẽ khiến trẻ khỏe mạnh không bị lây nhiễm bệnh tật. Nhưng thực tế đã
chứng minh ngược lại. Những trẻ thường xuyên tếp xúc với môi trường tự nhiên,
tếp xúc càng sớm thì tỉ lệ thích nghi càng cao, trẻ càng khỏe mạnh nhanh nhẹn, ít
lây nhiễm bệnh tật đề kháng cao, tư duy nhạy bén, mạnh dạn, tự tin, nhận thức
tốt hơn những trẻ bị cha mẹ o bế trong môi trường khếp kín tiện nghi trong nhà.
Do các vật liệu từ tự nhiên như đất, đá, cỏ, cây vừa là phương tiện khích thích trẻ
sáng tạo. [36]
Đào Thanh Âm đã nêu những cơ sở lí luận về việc tổ chức các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động ngoài trời,
nêu rõ: cần phải có kế hoạch và các phương pháp, biện pháp có hiệu quả để tổ
chức HĐNT cho trẻ.(3)
Nhóm các tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Sinh, Điền Sinh đã cụ
thể hóa HĐNT bằng một cấu trúc chặt chẽ gồm ba phần và đi sâu vào nội dung,
phương pháp, biện pháp, tổ chức HĐNT đã được nêu đầy đủ, giúp sinh viên hình
dung một cách cơ bản HĐNT diễn ra như thế nào ở một trường mầm non. Nhận
thức được tầm quan trọng của HĐNT đối với độ tuổi mầm non các nhà nghiên cứu
hoạch định đã kéo dài khung thời gian hoạt động lên từ 30 - 50 phút so với trước
đó chỉ từ 10 - 15 phút.(9)
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Vấn đề “xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được các trường mầm non triển khai trong
những năm gần đây đã nhấn mạnh hai yếu tố cần chú trọng, đó là môi trường giáo
dục trong lớp học và môi trường giáo dục ngoài lớp học. Môi trường ngoài lớp học
là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục toàn diện trẻ.(8)
Tuy nhiên dưới góc độ riêng biệt và chuyên sâu, HĐNT ở trường mầm non
còn ít được các nhà khoa học giáo dục dành thời gian và công sức đi sâu nghiên
cứu. Luận án TS hầu như không có công trình nào, luận văn thạc sỹ của TG.
Nguyễn Thị Tuyết Ánh có đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐNT chủ yếu
nhằm phát huy kĩ năng vận động cho trẻ bất cập khó khăn của việc TC HĐNT
đặc biệt là những địa phương còn khó khăn về kinh tế
Do chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu trong vấn đề này nên trong
ngành mầm non tài liệu hướng dẫn TC HĐNT còn hạn chế, nên giáo viên, sinh
viên hầu hết có tổ chức hoặc ít tổ chức HĐNT nhưng thiếu khoa học và chưa quan
tâm đến hiệu quả giáo dục trong các buổi HĐNT. Từ những nguyên nhân chủ quan
và khách quan nêu trên, dẫn đến những thiệt thòi, thiếu hụt, mất cân bằng cho
độ tuổi vàng của chính con em chúng ta.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Một số khái niệm về tổ chức, hoạt động ngoài trời, và tổ chức hoạt
động ngoài trời
1.2.1.1 Khái niệm về tổ chức
* Tổ chức hoạt động giáo dục là sự sắp xếp, bố trí hoạt động giáo dục nhằm
đạt mục đích giáo dục
1.2.1.2 Khái niệm về hoạt động ngoài trời
* Khái niệm về hoạt động: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thường người ta coi hoạt động là sự têu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp
của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoã mãn những
nhu cầu của mình.[73]