Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu nhận thức của người dân về tác hại của bia rượu và các bệnh liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.36 KB, 34 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
------

BÁO CÁO
TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU
VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN
INCLUDEPICTURE
" />2946baoxaydung_2.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />2946baoxaydung_2.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />2946baoxaydung_2.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />2946baoxaydung_2.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />2946baoxaydung_2.jpg" \* MERGEFORMATINET


2

Huế, 10 - 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thức uống bia rượu được sử dụng rộng rãi như một thứ nước giải khát
hoặc dùng để tiêu khiển. Sử dụng nó đúng lúc, đúng lượng và an toàn sẽ đem lại
sự thoải mái và làm tăng hiệu quả công tác. Lạm dụng nó sẽ gây nên những hậu
quả trước mắt cũng như lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, gây nhiều bệnh
tật, điều trị tốn kém và ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả lao động.
Số lượng người sử dụng bia rượu trên thế giới khá lớn, chỉ đứng sau cà
phê và lượng rượu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số
thế giới (2 tỷ người) có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu


[9].
Sử dụng bia rượu là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sử dụng bia rượu với mức độ hợp lý có
thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết
mạch ... Song bia rượu lại là chất kích thích, gây nghiện, do vậy người sử dụng
rất dễ bị lệ thuộc và tình trạng lạm dụng chúng ngày càng tăng. Nhiều nghiên
cứu cho thấy nguyên nhân gây tử vong có liên quan đến bia rượu là 3,2% (1,8
triệu ca tử vong) và 4% mang thương tật. Những ảnh hưởng của việc sử dụng
rượu ở mỗi cá nhân là phổ biến và đáng chú ý trong mọi lĩnh vực (thể chất, tâm
lý, xã hội và kinh tế...) [4], [5], [6].


3
Không chỉ thế, lạm dụng bia rượu còn khiến cho con người không làm
chủ được hành vi, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấn đề xã hội nguy hiểm
như nghèo đói, tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm, tự tử ... Chi phí cho lạm
dụng bia rượu cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát
triển. Theo số liệu thống kê ở nhiều nước, phí tổn do bia rượu (bao gồm cả việc
dung nạp và giải quyết hậu quả do bia rượu gây ra) thường chiếm 2 - 8% GDP
của quốc gia [2].
Ở nước ta, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trong những năm gần
đây đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng
bia rượu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công
việc ... đang ngày càng gia tăng. Tình trạng sử dụng bia rượu tràn lan ở một số
nơi đã làm cho trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trở thành những vấn đề
đáng báo động.
Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu
nhận thức của người dân về tác hại của bia rượu và các bệnh liên quan”,
nhằm 2 mục tiêu
1. Tình hình sử dụng bia rượu của người dân Phường Thủy Phương

2. Tìm hiểu nhận thức của người dân về tác hại của bia, rượu.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm về bia rượu
Rượu là đồ uống có chứa cồn etylic, sản phẩm của sự lên men các loại
ngũ cốc, khoai củ, hoa quả, rỉ đường, có thể qua chưng cất hoặc không chưng
cất.
Rượu không qua chưng cất như rượu vang nho, táo, rượu lê, bia…
Rượu qua chưng cất từ ngũ cốc, khoai củ, hoa quả lên men rượu đã được
tinh chế như rượu lúa mới, rượu trắng, rượu vốt ca.
Bia là một đồ nước uống giải khát có độ cồn thấp, được sản xuất bằng quá
trình lên men của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và không được chưng
cất sau lên men [1], [4].
1.1.2. Phân loại bia rượu
Các tiêu chí dùng để phân loại rượu thường là:
- Theo mục đích sử dụng
Theo tiêu chí này, người ta chia rượu ra làm hai loại:
+ Rượu dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, isopropyl)
được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ.
+ Rượu dùng để uống (ethanol).
- Theo WHO [9]
Các loại đồ uống có chứa cồn được chế biến qua quá trình lên men và
chưng cất gồm các loại:
1.1.3. Mức an toàn trong sử dụng bia rượu
Mức độ an toàn trong sử dụng rượu được đề ra theo những căn cứ từ kết

quả nghiên cứu về các nguy cơ do rượu gây ra đối với sức khoẻ. Với mức độ
dung nạp này, những hậu quả của rượu đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu.


5
Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu; theo WHO nếu đã uống chỉ nên giữ
ở mức không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị
rượu/ngày đối với nữ trong điều kiện sức khoẻ tốt, không mắc bệnh mãn tính
nào [3], [9].
1.1.4. Lạm dụng rượu
LDR được xác định theo qui chuẩn của WHO: Nam uống trên 3 đơn vị
rượu/ngày (một đơn vị rượu tương đương 10gram rượu nguyên chất chứa trong
dụng dịch uống-pure unit of alcohol = 01 cốc chuẩn. 1 cốc chuẩn tương đương:
1 lon bia 330ml 5%, 1 cốc rượu vang 125ml nồng độ 11%, 1 chén rượu mạnh
30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; Nữ uống trên 2 đơn vị/ngày hoặc
14 đơn vị/tuần [1], [8]
1.1.5. Các loại bia rượu thường được sử dụng
Trên thế giới, có 4 loại bia rượu thường được sử dụng bao gồm:
- Bia rượu truyền thống tự nấu tại nhà/sản xuất thủ công: nấu từng mẻ với
số lượng ít, sử dụng các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, phân phối thường chỉ
giới hạn đến các hộ gia đình, các vùng nông thôn lân cận.
- Bia rượu truyền thống sản xuất công nghiệp: tại nhiều nơi trên thế giới,
loại bia rượu này được sản xuất phù hợp với khẩu vị người địa phương, sử dụng
các nguyên liệu sẵn có, sản xuất với số lượng lớn, mạng lưới phân phối có thể
mở rộng trên địa bàn hàng trăm km, giá thấp và chất lượng ổn định.
- Bia rượu theo mẫu/cách của châu Âu được địa phương hoá: có giá rẻ,
thường có tên/nhãn, mác gần giống với các nhãn bia rượu quen thuộc/nổi tiếng
trên thế giới.
- Bia rượu sản xuất công nghiệp có tính toàn cầu: sản xuất và phân phối
bởi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia, có tên hiệu riêng,

kiểm soát và chiếm lĩnh thị trường qua các chiến lược quảng cáo và tiếp thị có
tính chất toàn cầu [1], [5].


6
Các nước châu Âu chủ yếu sử dụng rượu vang và bia được sản xuất công
nghiệp với sản lượng lớn bởi các công ty, tập đoàn lớn, có truyền thống lâu đời
như rượu vang Pháp, rượu wishky của Anh, các công ty bia xuyên quốc gia như
Heineken, Carlberg, ... Giới trẻ có khuynh hướng sử dụng bia, các đồ uống có ga
nồng độ cồn thấp và rượu mạnh trong khi những người lớn tuổi thường hay uống
rượu nhẹ (rượu vang). Bia được giới trẻ ở những quốc gia này ưa chuộng bởi giá
cả phù hợp, vị ngọt và các hình ảnh quảng cáo hấp dẫn. Tỷ lệ sử dụng đồ uống có
cồn ở các quốc gia châu Âu là: 50% bia, 35% rượu nhẹ và 15% rượu mạnh.
Những quốc gia uống nhiều bia là: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan,
Đức, Hà Lan, Anh; những quốc gia ưa chuộng uống rượu nhẹ (rượu vang) là
Pháp, Hy Lạp, Ý, Đan Mạch, Tây Ban Nha và những quốc gia thích uống rượu
mạnh là Bungaria, Hungary, Balan, Rumani, Nga và Slovakia [8], [9].
1.2. TÁC HẠI CỦA LẠM DỤNG BIA RƯỢU
1.2.1. Hậu quả đối với sức khoẻ cá nhân
- Nghiện rượu sẽ gây ra những rối loạn: Làm tăng tỷ lệ mỡ, giảm tỷ lệ
đường trong máu; Rượu có thể cung cấp một lượng calo nhất định không hề bổ
sung protein, vitamin, muối khoáng cho cơ thể. Lượng calo tức thời đó tạo ra
một cảm giác no, người uống mất hết cảm giác thèm ăn và cơ thể thiếu hụt
những chất dinh dưỡng cần thiết. Rượu gây giãn mạch máu, đặc biệt là các mạch
máu bên ngoài, từ đó người ta có cảm giác ấm khi uống các loại bia rượu. Cồn
lại có tác dụng gây mê, vì thế việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể
không còn hiệu lực. Uống cồn trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến
chết [1], [5].
+ Về thể chất: Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận có mối liên quan giữa sử
dụng rượu với hơn 60 loại bệnh khác nhau. Rượu làm ứ đọng nhiều chất mỡ ở

gan gây gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tràn dịch ổ bụng ..., có thể gây viêm
thực quản, dạ dày, chảy máu đường tiêu hoá, bệnh tim mạch, huyết áp cao, ... Do
rối loạn vận mạch não và thiếu hụt vitamin (thiamin) nên người nghiện rượu


7
thường có những tổn thương ở hệ thần kinh biểu hiện dưới dạng viêm đa dây
thần kinh chi dưới, giảm thị lực hai mắt, viêm não kiểu Gayet-Vernicke dẫn đến
chứng quên kèm bịa đặt chuyện, rối loạn định hướng, nhận biết sai lệch. Nếu
không được chữa trị, tình trạng viêm não đó sẽ không phục hồi và trở thành
bệnh tâm thần Sergei Korsakoff.
+ Vấn đề tâm lý: Mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, quên, tự tử, không kiểm soát
được hành vi, dễ bị sa vào các hành vi nguy cơ cao dễ lây truyền HIV/AIDS như
tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn.
Sau khi uống, rượu được hấp thu nhanh qua niêm mạc đường tiêu hoá, đặc
biệt ở phần đầu ruột non là nơi bình thường vitamin nhóm B được hấp thu.
Rượu hoà tan trong nước, phân bố nhanh vào tổ chức mỡ cho nên tác động
nhanh đến neuron. Tuỳ theo nồng độ của rượu trong máu, mà người uống có
nhiều cảm giác khác nhau.
- 1-100mg/dl

Cảm thấy thoải mái, êm dịu.

- 100-150mg/dl

Mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích.

- 150-200mg/dl

Nói không rõ và thất điều.


- >250mg/dl

Ngất hoặc hôn mê.

Đối với hệ thần kinh trung ương thì rượu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp,
viêm thần kinh ngoại vi do thiếu vitamin nhóm B (nhất là B1), làm tổn thương
tiểu não gây loạn vận ngôn (khó phát âm) và thất điều (loạng choạng) [3], [5].
1.2.2. Hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng
Nghiện rượu xếp hàng thứ năm trong 10 nguy cơ đối với sức khỏe. Năm
2000, khoảng 3,2% dân số thế giới (1,8 triệu người) tử vong do những nguyên
nhân liên quan đến sử dụng rượu. Tại châu Âu, bia rượu là nguyên nhân tử vong
của 63.000 người ở lứa tuổi 15 - 29 (năm 2002). Tử vong do chấn thương không
chủ định và có chủ định liên quan đến sử dụng rượu chiếm 40 - 60%. Tại Mỹ,
rượu là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở nhóm tuổi 25 - 45. Nghiện


8
rượu là căn bệnh chính của 30% bệnh nhân nhập viện tâm thần, 15 - 30% vào
viện nội khoa và 80% vào khoa bỏng.
Lạm dụng bia rượu chiếm 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chỉ sau sử
dụng thuốc lá (4,1%) và cao huyết áp (4,4%). Ở châu Âu, 22% gánh nặng bệnh
tật ở nam giới và 1,5% gánh nặng bệnh tật ở nữ giới nguyên nhân do rượu. Hậu
quả của lạm dụng bia rượu chiếm 9,2% DALYs ở các quốc gia phát triển và
6,3% ở những quốc gia đang phát triển, có tính đến các vấn đề như rối loạn tâm
thần (nghiện rượu, trầm cảm, tâm thần do rượu) và những chấn thương không
chủ định (tai nạn giao thông, bỏng, ngã, đuối nước ...) nguyên nhân do rượu [1],
[2], [8].
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng: nếu gia tăng mức bình
quân sử dụng 1 lít rượu/người thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng 1,3%. Lạm dụng rượu là

nguyên nhân gây giảm 9,8% tuổi thọ đối với nam giới ở các nước đang phát
triển. Rượu gây nhiều tác hại đến các cơ quan quan trọng như gan, tuỵ, dạ dày,
não, thần kinh ngoại biên, tuỷ xương, tim, thận, phổi, khớp. Gan là cơ quan
chuyển hoá các chất nên bị tác hại trực tiếp [4].
1.2.3. Hậu quả đối thanh thiếu niên, phụ nữ và gia đình
Sử dụng rượu từ lứa tuổi nhỏ dễ dẫn đến lạm dụng rượu sau này. Định
kiến xã hội, thói quen uống rượu của cha mẹ và áp lực đồng đẳng là những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi uống rượu của thanh thiếu niên
Trẻ em và trẻ vị thành niên lạm dụng rượu cũng có nguy cơ cao gặp phải
các vấn đề gây ra do rượu: trầm cảm, lạm dụng các chất gây nghiện khác, biến
đổi nhân cách ...
Phụ nữ uống rượu có nhiều nguy cơ và được xếp vào nhóm dễ tổn thương
do ảnh hưởng của hành vi uống rượu. Phụ nữ uống rượu dễ bị say, dễ có tác
động xấu hơn nam giới do thể lực yếu hơn. Phụ nữ uống rượu trong thời kỳ
mang thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh sớm, con sinh ra dễ bị dị tật hoặc bị
hội chứng rượu sơ sinh (FAS: Fetal Alcohol Syndrome) [5].


9
1.2.4. Gánh nặng về kinh tế
Chi phí để khắc phục các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn vì bên
cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh
tế quốc dân vì mất khả năng lao động và về hưu non; các phí tổn về tai nạn giao
thông có nguyên nhân từ rượu. Những mặt hàng như bia rượu gây ra những chi
phí không thể hiện trong giá mua hàng. Đó là chi phí y tế mà xã hội phải trợ cấp
để chữa những bệnh có nguyên nhân bởi bia rượu; đó là những tổn thất gây ra
bởi những người say lái xe trên đường; hay đó là những tổn thất tinh thần mà vợ
con người nghiện phải chịu đựng. Những chi phí này khó tính đến trong đo
lường thiệt hại về mặt kinh tế của vấn đề lạm dụng rượu.
Mặc dù nguồn thuế thu được từ việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng bia

rượu chiếm một phần đáng kể trong tổng thuế Chính phủ thu được (trung bình 410%), các chi phí do tác hại của lạm dụng rượu lớn hơn nhiều so với tổng nguồn
thu từ thuế đánh vào mặt hàng rượu [2].
1.2.5. Giảm năng suất lao động, mất việc làm
Sử dụng bia rượu làm giảm năng suất lao động ở cả những người lao động
chân tay và lao động trí óc. Đó là hậu quả của việc nghỉ làm, đi làm muộn, làm
việc kém, mất khả năng tập trung, giảm kỹ năng, giảm sự khéo léo, tai nạn lao
động trong khi vận hành máy móc khiến người lao động trở thành người tàn tật
từ mức độ nhẹ cho đến mất khả năng lao động vĩnh viễn.
1.2.6. Tai nạn giao thông do rượu
Một trong những hiệu quả cấp tính do rượu gây ra là các trường hợp tai
nạn giao thông do say rượu. Số lượng các vụ tai nạn giao thông (cả đường thuỷ,
đường sắt và đường bộ) ngày càng tăng cùng với sự gia tăng mức độ sử dụng
rượu.
1.2.7. Tội phạm
Sử dụng bia rượu có liên quan đến vấn đề phạm tội như cướp giật, hành
hung, cãi vã, gây rối trật tự công cộng, bạo hành trong gia đình.


10
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chọn 45 đối tượng nghiên cứu là người dân từ 18 tuổi trở lên thuộc
phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Mỗi hộ chọn 1 người ≥ 18 tuổi
- Đồng ý tham gia
- Người tham gia phỏng vấn phải cư trú tại địa phương ≥ 1 năm.

+ Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng được phỏng vấn
- Đang cư trú < 1 năm
- Không có khả năng giao tiếp
- Bệnh tâm thần
- Không đồng ý tham gia
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu từ ngày 10-10-2016 đến 25-10-2016
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tổ 3 Phường Thủy Phương, là 1 trong 4 phường thuộc thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Loại đơn vị hành chính: Loại I
- Tổng diện tích: 28,25km2.
- Dân số: 15.367 người (Theo niên giám thống kê Thị xã 6/ 2016)
- Vị trí địa lý: Nằm phía Tây thị xã Hương Thủy, ở vị trí trung tâm Thành phố
Huế và phường Phú Bài.


11
+ Phía Đông giáp với phường Thủy Châu
+ Phía Tây giáp với phường Thủy Dương, xã Thủy Bằng
+ Phía Nam giáp với xã Phú Sơn
+ Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh
Đây là 1 phường mới thành lập từ một xã thuần nông. Đời sống kinh tế
của người dân chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đời sống kinh tế
khá ổn định.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp điều tra mô tả, cắt ngang
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn

- Lập danh sách tất cả những người ≥ 18 tuổi hiện đang sinh sống phường
Thủy Phương, TX Hương Thủy, Thành Phố Huế.
- Trên đầu đường phía phải phường Thủy Phương, chúng tôi ngẫu nhiên
chọn 1 hộ bỏ 2 hộ đến cuối đường sẽ có đủ số hộ là 45 theo yêu cầu nghiên cứu.
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
Dùng bộ câu hỏi (phiếu điều tra) đã thiết kế trước để thu thập các thông tin:
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu
- Tuổi: < 29 tuổi; 30-45 tuổi; 46-60 tuổi
- Giới: Nam, Nữ
- Nghề nghiệp: Nông, CBCNV, công nhân, buôn bán
- Trình độ học vấn: Tiểu học, THCS, THPT và CĐ-ĐH
- Điều kiện kinh tế: Thấp, trung bình, khá
- Tình hình sử dụng bia rượu của người dân
+ Có sử dụng bia rượu
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng


12
+ Tình trạng sử dụng bia rượu.
- Cưới hỏi, sinh nhật
- Ngày lễ, tết
- Gặp bạn bè, người thân
- Khi buồn chán
+ Số lượng bia ml (chai) sử dụng trong 1 lần
-<

1000 ml (1-2 chai)


>1000- 2000 ml (> 2-4 chai)

- > 2000 -3000 ml (> 4-6 chai)

> 4000 ml ( > 6 chai)

+ Lần/tháng sử dụng bia rượu
- Dưới 5 lần

- Từ 6 – 10 lần

- Từ 11 – 15 lần

- Trên 15 lần

+ Thời gian sử dụng bia rượu
- Dưới 5 năm

- Từ 6 – 10 năm

- Trên 10 năm

- Không nhớ

+ Ý định giảm bớt bia rượu
- Có, không
- Tác hại của bia rượu
+ Bia rượu ảnh hưởng đến sức khỏe: Có, không
+ Bệnh lý do sử dụng bia rượu
Tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, đường ruột)

Tim mạch, huyết áp

Viêm gan, xơ gan

Thần kinh (giảm trí nhớ)

Đái tháo đường

Hô hấp

Không biết

+ Bia rượu ảnh hưởng đến công việc học tập
+Uống bia rượu sẽ nguy hiểm, dễ xảy ra tại nạ khi tham gia giao thông
+ Cảm giác khi sử dụng bia rượu
+ Gia đình bất hòa khi V/c sử dụng bia rượu
+ Người nhà mắc bệnh do bia rượu
+ Thông tin tác hại bia rượu


13
2.2.3. Tiến trình nghiên cứu
+ Tìm tài liệu, xây dựng phiếu đều tra: Từ ngày 15-10 đến ngày 16-10
+ Tiến hành điều tra, phỏng vấn:

Từ ngày 17-10 đến 20-10.

+ Xử lý số liệu, viết bài thu hoạch

Từ ngày 20-10 đến 25-10.


2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng phương pháp y học thông thường.


14

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua tìm hiểu điều tra, phỏng vấn 45 người dân phường Thủy Phương, TX
Hương Thủy, Thành Phố Huế chúng tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người dân được phỏng vấn theo nhóm tuổi
Nhận xét: Nhóm >50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%), nhóm 31-50
tuổi (35,6%). Thấp nhất nhóm < 30 tuổi là 11,1%.
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.1. Tỷ lệ người dân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
CBCNV
Nông dân-công nhân
Già, hưu trí
Khác
Tổng cộng

n
7
15
10

13
45

Tỷ lệ %
15,6
33,3
22,2
28,9
100,0

Nhận xét: Đa số người dân ở đây là 48.%, nghề tự do 28,9%
3.1.3. Phân bố theo học vấn


15

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người dân được phỏng vấn theo học vấn
Nhận xét:
Các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là THPT (37,8%), tiếp đến
THCS là 31,7% CĐ-ĐH chiếm 17,8% và thấp nhất là tiểu học (13,3%)
3.1.4. Phân bố theo điều kiện kinh tế
Bảng 3.2. Tỷ lệ người dân theo điều kiện kinh tế
Kinh tế
Thấp
Trung bình
Khá
Tổng cộng

n
8

22
15
45

Tỷ lệ %
17,8
48,9
33,3
100,0

Nhận xét:
Phần lớn các đối tượng nghiên cứu có kinh tế trung bình chiếm 48,9%,
mức sống khá là 33,3% và thấp là 17,8%.


16
3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RƯỢU, BIA
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng bia rượu
Bảng 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng bia rượu
Sử dụng bia rượu

n

Tỷ lệ %

Thường xuyên

7

15,6


Thỉnh thoảng

38

84,4

45

100,0

Tổng
Nhận xét:

100% người dân là nam giới đều có sử dụng bia rượu. Trong đó 15,6%
uống thường xuyên và 84,4% người thỉnh thoảng uống.
3.2.2. Tình trạng sử dụng bia rượu
ư

Bảng 3.4. Lý do sử dụng bia rượu (n = 45)
Điều kiện sử dụng bia rượu

n

Tỷ lệ %

Cưới hỏi, sinh nhật

37


82,2

Ngày lễ, tết

31

68,9

Gặp bạn bè người thân

25

55,6

Khi buồn chán

3

6,7

Nhận xét:
Đa số người dân sử dụng bia rượu trong tiệc cưới hỏi, sinh nhật (82,2%),
ngày lễ tết (68,9%), chỉ 6,7% sử dụng do buồn chán.


17
Bảng 3.5. Số lần/tháng sử dụng bia rượu
Số lần/tháng sử dụng bia rượu

Nhận xét:


n
Tỷ lệ %
60,0
< 5 lần
27
24,4
6-10 lần
11
8,9
11-15 lần
4
6,7
> 15 lần
3
45
100,0
Tổng
Số lần uống trong một tháng càng ít thì chiếm tỉ lệ càng cao. Sử

dụng < 5 lần/tháng có tỷ lệ cao nhất 60,0%, > 15 lần/tháng chiếm 6,7%.
3.2.3. Số lượng bia được sử dụng
Bảng 3.6. Số lượng bia được sử dụng
Lượng ml/lần
n
Tỷ lệ %
< 1000 ml (< 2 chai )
24
53,3
1000-2000 ml (> 2 - 4 chai)

12
26,7
>2000-3000 ml ( > 4 -6 chai)
6
13,3
>3000ml ( > 6 chai )
3
6,7
Tổng
45
100,0
Nhận xét: Có 53,3% đối tượng nghiên cứu uống < 2 chai bia/lần; 26,7% người
dân uống 2-4 chai bia/lần. Chỉ có 6,7% người uống > 6 chai bia/lần.
3.2.4. Thời gian sử dụng rượu. bia
Bảng 3.7. Thời gian sử dụng bia, rượu
Thời gian sử dụng
< 5 năm
6-10 năm
> 10 năm
Tổng
Nhận xét:

n
13
15
17
45

Tỷ lệ %
28,9

33,3
37,8
100,0

Tỷ lệ sử dụng thức uống có cồn > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (37,8%).
3.3. TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN
3.3.1. Thông tin về tác hại của bia rượu


18

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân biết thông tin tác hại của bia rượu
Nhận xét:
77,8% người dân biết thông tin tác hại của bia rượu từ CBYT, Tivi, đài là
68,9%, người thân bạn bè là 53,3% và sách báo chiếm 37,8%.
3.3.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng bia rượu
Bảng 3.8. Ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng bia rượu
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Có ảnh hưởng
Không có
Không biết
Tổng

n
40
3
2
45

Tỷ lệ %

88,9
6,7
4,4
100

Nhận xét:
Có 40 người cho rằng khi sử dụng bia rượu thì ảnh hưởng sức khỏe,
chiếm tỷ lệ cao nhất 88,9%; chỉ có 4,4% là không biết điều này.
3.3.3. Ảnh hưởng đến công việc, học tập
Bảng 3.9. Ảnh hưởng đến công việc, học tập và trật tự xã hội
Ảnh hưởng đến học tập

n

Tỷ lệ %


19



37

82,2

Không

6

13,3


Không biết

2

4,5

Tổng

45

100,0

Nhận xét:
Có 82,2% người dân cho rằng khi sử dụng bia rượu thì ảnh hưởng đến học
tập; Có 4,5% không biết.
3.3.4. Hiểu biết về các bệnh tật khi sử dụng bia rượu
Bảng 3.10. Các bệnh tật có ảnh hưởng do xử dụng bia rượu
Bệnh tật

n

Tỷ lệ %

Tiêu hóa (dạ dày, đại tràng, đường ruột)

33

73,3


Xơ gan

38

84,4

Tim mạch, tăng huyết áp

30

66,7

Thần kinh (giảm trí nhớ)

28

62,2

Đái tháo đường

22

48,9

Hô hấp (viêm phổi)

8

17,8


Không biết

5

11,1

Nhận xét:
84,4% người dân cho rằng uống rượu, bia có thể gây bệnh xơ gan, bệnh
tiêu hóa (73,3%); tim mạch, THA (66,7%), giảm trí nhớ 62,2% còn 11,1% người
dân không biết bệnh nào.


20
3.3.5. Lý do tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông có dùng bia rượu
Bảng 3.11. Tỷ lệ người dân biết lý do tai nạn GT khi dùng bia rượu
Lý do
Không làm chủ tốc độ
Ngủ gục
Phản xạ kém
Thị lực hạn chế
Nhận xét:

n
34
31
26
22

Tỷ lệ %
75,6

68,9
57,8
48,9

Người dân cho rằng uống bia rượu gây TNGT do không làm chủ tốc độ
(75,6%); ngủ gục (68,9% ); phản xạ kém (57,8%), thị lực hạn chế (48,9%).
3.3.6. Cảm giác khi dùng bia rượu
Bảng 3.12. Tỷ lệ người dân có cảm giác khi uông bia, rượu
Cảm giác
Hưng phấn
Mệt mõi
Buồn ngủ
Không cảm giác
Nhận xét:

n
29
33
26
4

Tỷ lệ %
64,4
73,3
57,8
8,9

64,4% người dân cho rằng rất hưng phấn khi uống bia rượu, mệt mõi
(73,3%); buồn ngủ 57,8% và 8,9% không cảm giác.
3.3.7. Ảnh hưởng bia, rượu đối với gia đình

Bảng 3.13. Tỷ lệ người dân khi uống bia rượu, ảnh hưởng đến gia đình
Nội dung
Vợ chồng gây gỗ, bất hòa
Người trong gia đình mắc bệnh
Nhận xét:

n
23
8


Tỷ lệ %
51,1
17,8

Không
n
Tỷ lệ %
22
48,9
37
82,2

Có 51,1% người dân cho rằng vợ chồng bất hòa, gây gổ do sử dụng rượu,
bia qua liều. Và 17,8% có người nhà mắc bệnh khi sử dụng rượu, bia .

Chương 4
BÀN LUẬN



21
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 43 người dân phường Thủy Phương, TX
Hương Thủy, Thành Phố Huế về tác hại của bia, rượu chúng tôi có nhận xét và
bàn luận như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
Kết quả về tuổi của chúng tôi ghi nhận là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tăng
dần theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi > 50 tuổi có tỷ lệ cao nhất (53,3%), và thấp
nhất là nhóm < 30 tuổi chiếm 11,1%. Nhóm 31-50 tuổi là 35,6% ( Biểu đồ 3.1.)
Tất cả đối tượng nghiên cúu của chúng tôi là nam giới chiếm 100%. Kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Hiền Vương (2014) ghi nhận nhóm 25-34 tuổi
(31,6%), nhóm 55-60 tuổi (8,5%) [8].
4.1.2. Phân bố theo trình độ học vấn và nghề nghiệp
Trình độ học vấn cao thuận lợi cho sự hiểu biết về sức khỏe bệnh tật nói
chung và kiến thức về tác hại của bia, rượu và bệnh liên quan nói riêng. Qua
biểu đồ 3.2 ghi nhận trình độ học vấn ở nghiên cứu chúng tôi được chia làm 4
nhóm là THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 37,8% và THCS là 31,1% ; CĐ-ĐH là
17,8% và thấp nhất là tiểu học chiếm 13,3%
Qua bảng 3.1 cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân-công
nhân có tỷ lệ cao nhất 33,3% phù hợp với cơ cấu nông công nghiệp của phường
Thủy Phương Huế. Tiếp đến người dân là nghề tự do chiếm 28,9% và thấp nhất
là CBVC chỉ chiếm 15,6%.
Két quả nghiên cứu Nguyễn Hiền Vương (2014) cho thấy đa số đối tượng
nghiên cứu là THCS (40,1%) hoặc THPT(41,2%). Số người tham gia nghiên
cứu làm nghề buôn bán, kinh doanh (54,7%), số người nghề tự do chiếm tỷ lệ
khá nhiều tới 11,8% [8]
4.1.3. Phân bố theo điều kiện kinh tế


22

Theo Quyết định của Thủ tướng về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 số 59/2015/QĐ-TTg ngày 9-11-2015 là
hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng /người/
tháng (từ 10.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Chuẩn nghèo 1.000.000 đồng/
người /tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực
thành thị [7]. Do đó qua khảo sát của điều tra cho thấy các đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là không nghèo (khá, trung bình ) chiếm 82,2%. Có 17,8% là hộ
nghèo và cận nghèo (thấp).
4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RƯỢU, BIA
4.2.1. Tỷ lệ sử dụng bia rượu
Kết quả chúng tôi cho thấy 100% người dân ở đây là nam giới đều có sử
dụng bia rượu. Trong đó 15,6% uống thường xuyên và 84,4% người thỉnh
thoảng uống (bảng 3.3).
Theo tác giả Lê Thị Thạc (2011) có 79,02% người sử dựng bia rượu và
20,98% không uống bia rượu [6]. Sự khác biệt do số mẫu nghiên cứu của tác
giả này có đối tượng là nữ giới (không sử dụng bia rượu).
4.2.2. Tình trạng và số lần/tháng sử dụng bia rượu
Việc sử dụng rượu, bia không biết đã có từ bao giờ và đến ngày nay,
phải chăng người xưa thường dùng rượu để cúng tế trời đất, tổ tiên, ông bà,
trong lễ cưới, hỏi, mừng xuân…. dần dần đã trở thành như một phong tục,
uống rượu như một nét văn hóa trong cuộc sống của người Việt Nam
Kết quả chúng tôi qua bảng 3.4 ghi nhận có 82,2% sử dụng rượu, bia là
cưới hỏi, sinh nhật, ngày lễ, tết (68,9%); gặp bàn bè thân (55,6%) và chỉ 6,7%
khi buồn chán. Nghiên cứu của Lê Thị Thạc (2011) là tiệc cưới hỏi, sinh nhật
(79,28%), ngày lễ tết (68,92%), chỉ 4,05% sử dụng do buồn chán [6].
Qua bảng 3.5 ghi nhận số lần/tháng sử dụng rượu, bia. Kết quả cho thấy
Số lần uống trong một tháng càng ít thì chiếm tỉ lệ càng cao. Sử dụng < 5
lần/tháng có tỷ lệ cao nhất 60,0%, > 15 lần/tháng chiếm 6,7%. Nghiên cứu của



23
tác giả Lê Thị Thạc cho thấy dưới 5 lần trong một tháng chiếm tỉ lệ 56,02%; sử
dụng bia rượu 6-10 lần/tháng là 64 chiếm 26,56%, số người sử dụng bia 11-15
lần/tháng là 9,96%, số người sử dụng bia rượu trên 15 lần/tháng là 7,47% [6].
4.2.3. Số lượng bia và thời gian sử dụng bia rượu
Sự phát triển tràn lan của thị trường rượu, bia cùng với chính sách mở cửa
và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thị trường rượu, bia ở nước
ta trong những năm vừa qua cũng phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng và
chủng loại. Ở Thừa Thiên- Huế, bia HUDA là một lựa chọn tương đối cho người
dân có mức sống trung bình
Do đó, đa số người dân ở đây là sử dụng bia chai HUDA có dung tích
500 ml. Kết quả số lượng bia được sử dụng qua bảng 3.6 cho thấy có 53,3% đối
tượng nghiên cứu uống < 2 chai bia/lần; 26,7% người dân uống 2-4 chai bia/lần.
Chỉ có 6,7% người uống > 6 chai bia/lần.
Kết quả chúng tôi về thời gian sử dụng bia rượu qua bảng 3.7 ghi nhận
37,8% người dân đã sử dụng bia rượu > 10 năm, 28,9% người dân dùng rượu,
bia < 5 năm. Nghiên cứu của Lê Thị Thạc (2011) có kết quả tương đồng là số
người sử dụng bia >10 năm chiếm tỷ lệ 53,94%, có 66 trường hợp sử dụng từ 610 năm, trong khi đó chỉ có một số ít sử dụng < 5 năm là 18,67% [6]
4.3. TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN
4.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng bia rượu
Sai lầm trong nhận thức của một bộ phận dân cư là luôn đề cao tác dụng
của rượu, bia. Uống rượu, bia ở mức độ an toàn, hợp lý thì sẽ có tác dụng tốt
cho sức khoẻ (SK). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 40 người dân cho rằng
khi sử dụng bia rượu thì ảnh hưởng sức khỏe, chiếm tỷ lệ cao nhất 88,9%; chỉ
có 4,4% là không biết điều này. Việc nhận thức về rượu, bia của cộng đồng còn
phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực: phong tục tập quán của nhiều địa phương, vấn đề
phát triển kinh tế; văn hoá và giao tiếp của cộng đồng đã tạo cho họ những nhận
thức và hiểu biết khác nhau.



24
3.3.2. Ảnh hưởng đến công việc, học tập và trật tự xã hội
Lạm dụng rượu, bia (LDRB) gây hậu quả xấu đối với hoạt động tâm thần
như giảm khả năng kiềm chế, dễ gây rối trật tự, trị an; giảm trí nhớ (trường hợp
nặng gây sa sút trí tuệ), gây rối loạn tâm thần (ảo giác, hoang tưởng, trầm
cảm…) thay đổi tính cách, biến đổi nhân cách [1], [9].
Trong nghiên cứu chúng tôi có 82,2% người dân trả lời sử dụng rượu, bia
gây ảnh hưởng đến học tập và trật tự xã hội. Chỉ 4.5% không biết. Kết quả khảo
sát chúng tôi nhận thấy hầu hết người dân đã nhận thức được những tác hại của
việc sử dụng rượu, bia ảnh hưởng đến học tập, làm mất an trật tự, tai nạn, bạo
lực gia đình…
Ở Việt Nam các hậu quả về kinh tế-xã hội của việc LDRB cũng rất nặng
nề. Tổng hợp các báo cáo trong hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng
lạm dụng rượu” cho thấy những người LDRB có tới 31% mất việc làm; gia đình
tan vỡ từ 8 -18%; gây tai nạn cho người khác từ 5-20%; bị thương vì uống rượu
rồi tự gây tai nạn cho mình từ 5 – 34%; phạm pháp bị bắt giữ từ 5-25%. Số
người LDRB, nghiện rượu bị sa sút 45-68,5% [5].
4.3.3. Hiểu biết về các bệnh tật khi sử dụng bia rượu
Ngay từ khi uống nhiều rượu, bia đã để lại hậu quả xấu cho cơ thể. Khi
nghiện rượu thì hậu quả càng lớn hơn. Nghiện rượu sẽ gây các bệnh lý về hệ tiêu
hoá như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, thoái hoá
mỡ ở gan, viêm tuỵ,…hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp; hệ
thần kinh như viêm đa dây thần kinh, rối loạn nước điện giải. Suy kiệt do khi
uống rượu thường chán ăn, ít ăn thức ăn khác [4], [5].
Uống rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương cơ ở chân và những
nơi khác của cơ thể, cũng như gây tổn thương gan.
Khảo sát về sự hiểu biết ảnh hưởng của việc sử dụng bia rượu đối với sức
khoẻ và có thể gây ra các bệnh như: 84,4% người dân cho rằng uống rượu, bia



25
có thể gây bệnh xơ gan, bệnh tiêu hoa (73,3%); tim mạch, THA (66,7%), giảm
trí nhớ 62,2% còn 11,1% người dân không biết bệnh nào. (Bảng 3.9)
Hầu hết người dân đã nhận thức được việc sử dụng bia rượu có ảnh hưởng
đến sức khoẻ và tác dụng bia rượu cụ thể bệnh lý ở từng cơ quan. Tuy nhiên
nhận thức của người dân vẫn còn thiếu nhiều như: uống bia rượu lâu dài và quá
mức sẽ làm ăn mất ngon, thiếu dinh dưỡng, không hấp thu được vitamin, giảm
chức năng sinh lý, liệt dương. Phụ nữ mang thai uống rượu sẽ ảnh hưởng đến
sực phát triển trí não ở thai nhi. Bia rượu cũng có thể gây ra ung thư họng
miệng, thực quản, bàng quang.
4.3.4. Lý do tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông có dùng bia rượu
Người dùng rượu, bia nhiều gây ức chế thần kinh, dễ bị kích động, nhất
là lứa tuổi thanh, thiếu niên, không kiểm soát được các hành vi của mình, đặc
biệt khi điều khiển phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông như: chạy
quá tốc độ quy định, chạy không đúng phần đường, lạng lách, khi có tình
huống đột xuất xảy ra thì xử lý chậm
Mức độ quy định về nồng độ cồn trong máu ngày càng chặt chẽ, khắt khe
hơn để bảo đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện, hạn chế tai nạn giao
thông. Nghiêm cấm người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu
có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80 mmg/100 mml máu hoặc 40 mmg/1lít khí
thở và các chất kích thích khác”. ( Luật GT đường bộ)
Qua bảng 3.10 cho thấy các nguyên nhân có thể gây TNGT khi sử dụng
rượu, bia là do không làm chủ tốc độ (75,6%); ngủ gục (68,9% ); phản xạ kém
(57,8%), thị lực hạn chế (48,9%).
4.3.5. Cảm giác khi dùng bia rượu
Quan niệm sử dụng rượu, bia với mức độ hợp lý, giúp giải tỏa căng thẳng,
thể hiện bản lĩnh đàn ông, thể hiện tính hiếu khách. Cơ thể cảm thấy hưng phấn,
khoan khoái. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu, bia thì cơ thể có cảm giác mệt mõi,
buồn ngũ. Qua bảng 3.11 cho thấy 64,4% người dân cho rằng rất hưng phấn khi
uống bia rượu, mệt mõi (73,3%); buồn ngủ 57,8% và 8,9% không cảm giác.



×