Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập học kỳ PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 5 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ PHÁP LUẬT
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG ĐỀ
SỐ 1
Tham nhũng là những hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội
loài người và ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Tham nhũng là nguy cơ
đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia và cả thế giới. Vì vậy,
phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào mà
là vấn đề có tính toàn cầu. Ở nước ta hiện nay, nếu không kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn và quét sạch những kẻ thoái hóa, biến chất làm biến dạng quyền hạn và
công vụ được nhân dân giao phó thì rất dễ nảy nòi một tầng lớp “tham quan ô lại
mới” - một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng.
Để làm rõ hơn vấn đề này, trong phạm vi bài tập học kỳ, em xin lựa chọn đề
bài số 01 để lần lượt giải quyết vấn đề, bình luận cũng như đưa ra các kiến nghị đ ể
hoàn thiện. Trong quá trình làm bài, không tránh mắc phải những sai sót nhất định,
rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô.


Đề số 1:
Câu1. Qua kiểm tra hồ sơ di chuyển từ tỉnh HN đến tỉnh ĐB, Bảo hiểm xã
hội tỉnh ĐB đã phát hiện hồ sơ hưởng BHXH giả của bà Hoàng Thị Yến, 48 tuổi,
thường trú tại thị xã ML (tỉnh ĐB) nên đã chuyển sang cơ quan điều tra. Qua xác
minh, điều tra được biết, tháng 4/2009, Hoàng Thị Yến đã chủ động gặp và đưa
cho Đinh Văn Tính, 55 tuổi, ở thôn SĐ, huyện PS tỉnh ĐB 50 triệu đồng, nhờ Tính
“lo lót” làm giả hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chế độ mất sức lao động. Đinh Văn
Tính đã chuyển cho Phạm Anh Đức – 45 tuổi, phó phòng Bảo hiểm xã hội huyện
TN tỉnh ĐB số tiền 30 triệu đồng nhờ Đức làm giả giấy tờ cho bà Yến, số tiền còn
lại Tính chiếm đoạt bỏ túi riêng. Phạm Anh Đức đã làm một bộ hồ sơ giả mang tên
Hoàng Thị Yến được hưởng chế độ BHXH tại tỉnh HN, rồi chuyển cho Yến làm
thủ tục hưởng chế độ BHXH tại tỉnh ĐB. Sau khi làm xong hồ sơ giả cho bà Yến,
Đức đã gọi điện yêu cầu bà Yến đưa thêm cho Đức 20 triệu đồng nữa. Bà Yến


đồng ý và đã giao cho Đức đủ số tiền 20 triệu đồng. Với hồ sơ giả trên, bà Yến đã
chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là 144 triệu đồng. Cũng qua xác
minh, cơ quan điều tra còn phát hiện thêm Phạm Anh Đức đã làm giả ba bộ hồ sơ
của 3 cá nhân khác ( hồ sơ khống) và đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội từ 3
hồ sơ đó là 465 triệu đồng.


Câu hỏi: trên cơ sở quy định của BLHS, hãy hãy định tội danh đối với Hoàng
Thị Yến, Đinh Văn Tính và Phạm Văn Đức.
Câu 2. Anh, chị hãy bình luận quy định của Mục 4 – Minh Bạch tài sản, thu
nhập (từ Đ 44 đến Đ 55) của Luật phòng chống tham nhũng.
Câu 3. Theo anh, chị, có nên hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp theo
quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng.
NỘI DUNG
Câu 1. Định tội danh đối với Hoàng Thị Yến, Đinh Văn Tính và Phạm Văn
Đức
Trả lời: Hoàng Thị Yến phạm tội Đ ưa hối lộ.
Bởi lẽ: Hoàng Thị Yến đã có hành vi đưa tiền trung gian cho Tính rồi từ Tính
đến tay của Đức. Số tiền mà Yến đưa lên tới 50 triệu đồng. Mục đích của Yến
trong trường hợp này là nhờ Tính “lo lót” Đức để làm giả hồ sơ nhằm vì lợi ích của
Yến.
Đinh Văn Tính phạm tội Làm môi giới hối lộ.
Bởi lẽ: Đinh Văn Tính đã làm trung gian để chuyển yêu cầu của Yến đến
Đức. Tội môi giới hối lộ hoàn thành khi đạt được sự thỏa thuận của người đưa và
người nhận về của hối lộ, do Đức đã nhận 30 triệu đồng và đồng ý giúp đỡ, nên tội
phạm đã hoàn thành.
Phạm Văn Đức phạm tội nhận hối lộ
Bởi lẽ: Đức là người có chức vụ, quyền hạn qua trung gian của Tính, Đức đã
nhận 30 triệu đồng từ Yến để làm giả hồ sơ theo yêu cầu của Yến nhằm chiếm đoạt
tài sản. Ở đây, đã có sự thống nhất giữa Đức và Tính, Yến để Đức làm một việc vì

lợi ích của Yến.
Ngoài ra, cả Yến, Tính và Đức đều phạm tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài
sản.
Bởi lẽ: Cả 3 đều biết thông tin trong hồ sơ là không đúng sự thật, nhưng vẫn
cố ý thực hiện hành vi đưa ra thông tin để người khác tin đó là sự thật nhằm mục
đích chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
Câu 2. Anh, chị hãy bình luận quy định của Mục 4 – Minh Bạch tài sản, thu
nhập (từ Đ44 đến Đ55) của Luật phòng chống tham nhũng.
Hiện nay, hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở kê khai
tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Luật PCTN đã quy định những nội dung cơ
bản nhất của một hệ thống minh bạch tài sản, bao gồm những vấn đề chính như
sau:
- Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hàng năm để tránh che giấu, tẩu tán
tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn
phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhằm ngăn chặn


việc phân tán tài sản tham nhũng, tránh sự phát hiện của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Việc xác minh tài sản được tiến hành trong một số trường hợp nhất định khi
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm,
bầu cử hoặc có hành vi tham nhũng thì thủ trưởng cơ quan tổ chức việc xác minh
tài sản để xem cán bộ, công chức có kê khai trung thực hay không.
- Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai trong
một số trường hợp nhất định theo yêu cầu và trên cơ sở quyết định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền.
- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê
khai không trung thực, nếu là người ứng cử thì sẽ bị loại khỏi danh sách bầu cử,
người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn thì sẽ không được bổ nhiệm, phê chuẩn

vào chức vụ dự kiến.
Với tinh thần đó, việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đã
khác với trước kia chỉ quy định về kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức,
nay mục tiêu là tiến tới minh bạch tài sản cán bộ, công chức. Luật PCTN không đặt
vấn đề công khai bản kê khai tài sản mà chỉ quy định công khai kết luận về tính
minh bạch, trung thực của việc kê khai sau khi đã tiến hành xác minh theo các hình
thức và ở những địa điểm thích hợp.
• Về đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai:
Theo quy định tại Điều 44 của Luật PCTN, không phải mọi cán bộ, công chức
đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, mà chỉ cán bộ có chức vụ từ phó trưởng
phòng của cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tương đương
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức làm tại một số vị trí nhất
định (sẽ do Chính phủ quy định). Cụ thể, những người sau đây phải kê khai tài sản:
- Cán bộ từ phó trưởng phòng của uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản
lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Để cụ thể hoá quy định này, tại Điều 6 Nghị định số số 37/2007/NĐ-CP ngày
09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập đã quy định cụ thể người
có nghĩa vụ kê khai tài sản.
Ngày 03/07/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 85/2008/QĐ-TTg
ban hành danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hiện đang làm việc
trong các cơ quan hành chính nhà nước, lực lượng vũ trang.
Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13/11/2007 của Thanh tra Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP (sau đây gọi tắt
là Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP) đã cụ thể hóa thêm một bước nữa về vấn đề



này, bổ sung thêm nhóm đối tượng thứ hai là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động minh bạch tài sản, thu nhập, bao gồm:
cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai công tác; cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền yêu cầu xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết
định xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành xác minh và cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan.
Ngày 22/01/2010, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 01/2010/TTTTCP sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 2442. Theo đó, những đối
tượng sau đây có nghĩa vụ phải kê khai:



×