Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo tìm hiểu về nền văn hóa chămpa tại bảo tàng lịch sử thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 17 trang )

BÁO CÁO THAM QUAN THỰC TẾ
ĐỀ TÀI :
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu

Phụ lục
I. Giới thiệu chuyến đi.........................................................................................................1
II. Giới thiệu văn hóa Chămpa..............................................................................................2
1. Giới thiệu văn hóa lịch sử Chămpa.......................................................................2
2. Ý nghĩa hiện vật trưng bày và kiến thức tìm hiểu thêm........................................3
• Kiến trúc..................................................................................................3
• Điêu khắc.................................................................................................6
• Vật dụng sinh hoạt đời thường..............................................................15
III. Cảm nhận chuyến đi.......................................................................................................16


I.

GIỚI THIỆU CHUYẾN ĐI

Với thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, lối sống công nghệ tác động rất nhiều đến các
thế hệ đặc biệt là thế hệ học sinh sinh viên hiện nay. Khiến cho các kiến thức về lịch sử văn hóa
dần bị mai một đi rất nhiều. Ông cha ta đã có câu:” uống nước nhớ nguồn” nhằm nhắc nhở
chúng ta về lịch sử oai hùng mà họ đã gầy dựng nên. Và chuyến đi đến “bảo tàng lịch sử Việt
Nam “ tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm,TPHCM. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn
hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam. Chúng em tập trung tìm hiểu về
nền văn hóa Chăm pa. Nhằm khơi gợi lại phần nào lịch sử dân tộc cũng như cho chúng em hiểu
rõ hơn về một nền vắn hóa từ rất lâu đời. Cùng với sự hướng dẫn của cô thuyết mình tại bảo
tàng chúng em cùng nhau tham quan tìm hiểu từ 14h00 đến 15h30. Với lượng thời gian như vậy
chúng em được quan sát tận mắt những hiện vật tồn tại từ nhiều năm. Là một phần đại diện cho
nên tảng lịch sử hiện hữu để chứng thực về văn mình đế chế xưa.
Phòng trưng bày hiện vật văn hóa Chăm nằm ở phòng số 6 của bảo tàng, tiếp nối với


phòng trưng bày về văn hóa Óc Eo. Đa phần phòng này tập trung trưng bày về kiến trúc,
điêu khác, vật dụng đời thường của người Chămpa.

2


II.

GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA CHĂMPA

1/ Giới thiệu lịch sử văn hóa Chămpa
Người Chăm là một tộc người thuộc chủng Nam Á. Tổ tiên người Chăm là tộc người Malayo –
Polyneslen cư trú ven biển miền Trung Việt Nam ( trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh) từ TCN.
Khi khu vực ven biển miền Trung trở thánh đơn vị thuộc quyền cai trị hành chinh của Trung Quốc lúc
bấy giờ đó là quận Nhật Nam. Vào thế kí thứ II một người dân huyện Tự Lâm quận Nhật Nam tên là
Khu Liên, tên Chăm là Sri Mara. Ông lãnh đạo nhân dân Chăm đánh đuổi người Trung Quốc lập nên
một vương quốc riêng biệt và đặt tên nước đầu tiên là Lâm Ấp. Cái tên Lâm Ấp có nghĩa là sứ rừng vì
ở đây có rất nhiều rừng rậm bao phủ, và nhiều bộ tộc sinh sống. Trong đó có hai thị tộc lớn là thị tộc
Cau và thị tộc Dừa. Và tên Chămpa có được vào khoảng thế kỷ thứ VII SCN. Chăm pa có một con
đường biển rất lớn trong đó có di tích Cù Lao Chàm , đây là con đường tơ lụa giúp họ giao lưu văn
hóa, thương mại giữa các đất nước ở Nam Á trong đó có Ấn độ. Những thuyền buôn của Ấn độ tới
đây để mua bán, trao đổi hương liệu,vàng bạc châu báu về đặp tượng vàng. Cho thấy văn hóa rất
phát triển ở thời kỳ này. Và những thương nhân Ấn Độ này đã đem theo hai nền tôn giáo chính ở Ấn
Độ là Phật giáo và Bàlamôn giáo du nhập vào.Vì vậy, người Chăm chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn
hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, nó được người dân ở đây bản địa hóa lại cho phù hợp và nhẹ nhàng hơn cũng
như mang theo nét đặc trưng của người Chăm pa. Người Chăm pa áp dụng triệt để mô hình tổ chức
chính trị và vương quyền của Ấn Độ. Vua được xem là hậu thân của thần trên mặt đất và là người
bảo vệ thần dân. Việc truyền ngôi được tiến hành theo huyết thống. Nhà vua dùng anh em làm phó
vương hay thứ vương và lập một hệ thống quan lại hợp thành bộ máy cai trị. Cùng với việc tiếp nhận
mô hình tổ chức chính quyền, người Chăm pa cũng tiếp nhận hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ nhưng

không khắt khe bằng.
Họ để lại cho chúng ta nền văn hóa phát triển rực rỡ. Trong đó có di tích thánh địa Mỹ Sơn được
UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa Thế Giới năm 1999. Địa giới của vương quốc
Chăm pa từ Đèo Ngang đến Biên Hòa ngày nay

3


Hình 1: Sơ lược về văn hóa Chămpa và bản đồ chỉ vị trí phân bố của người dân Chăm xưa

2/ Ý nghĩa hiện vật trưng bày và kiến thức tìm hiểu thêm
 Kiến trúc
Người Chăm có hai loại kiến trúc tôn giáo phổ biến là kiến trúc thánh đường và kiến trúc
tháp.Suốt dòng lịch sử, người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Phật giáo đại thừa và Islam.
Trong đó Bà-la-môn là quốc giáo. Ở đó Phật giáo đại thừa chỉ có mặt trong 3 thế kỷ VIII-X rồi biến
mất hẳn. Đến thế kỉ XI người Chăm không ảnh hưởng Phật giáo nữa mà chuyển sang đạo Hồi.
Hiện nay ở Chăm có hai bộ phận chính là Chăm Bà – ni và Chăm islam. Chăm Bà – ni ở khu vực
Ninh Thuận, Bình Thuận còn Chăm islam một số ở Hồ Chí Minh và một số khác sống ở An Giang.
Bên cạnh Cham Ahier (Chăm Bà-la-môn) có mặt suốt lịch sử dân tộc, Islam có hai nhánh là: Hồi
giáo bản địa hóa hay Cham Bini (Cham Awal) và Hồi giáo chính thống hay Cham Islam. Chăm Bà-ni
là Hồi giáo được bản địa hóa từ thế kỷ XVII. Đây là trường hợp rất đặc biệt trong lịch sử thế giới.
 Hệ thống đền tháp là một trong những nét đặc sắc nhất của văn hóa Chăm. Tháp Chăm có hai
loại: Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba 3 tháp song song 3 vị thần Brama, Visnu, Siva.
Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháo trung tâm thờ thần Siva và các tháp phụ vây
quanh. Chức năng chính của tháp là lăng mộ để thờ vua hoặc thờ thần bảo trợ của nhà vua.
Tùy thuộc vào bộ phận người Chăm mà kiến trúc tôn giáo có những khác biệt
 Riêng kiến trúc tôn giáo Chăm Bà-la-môn thì vẫn là kiến trúc cổ Chămpa. Ở đây, theo chức năng,
có thể chia kiến trúc cổ Chăm làm hai khu vực chính: Từ Phú Yên trở ra, toàn bộ tháp Chăm để thờ
các vị thần trong hệ thống Ấn Độ giáo; còn từ Nha Trang vào thì thờ các vị vua, tướng được thần
hóa. Người Chăm lấy tên vị vua ấy đặt tên cho cụm tháp mà họ thờ. Tháp Bà ở Nha Trang thờ

người sáng lập vương quốc Champa là Po Inư Nưgar; tháp Po Klaung Girai hay tháp Po Rome ở
Ninh Thuận thờ hai vị vua này; tháp Po Dam và Tháp Po Sah Inư ở Bình Thuận cũng vậy.
4


Hình 2 :Tháp bà Po Nagar – Nha Trang
 Tháp Chăm đến hôm nay vẫn còn phong kín nhiều bí mật. Riêng về chất kết dính gạch tháp, đã
có nhiều giả thuyết đưa ra, cả thử nghiệm. Bằng phương pháp loại trừ, chúng ta có thể tìm ra vài
bí mật của nó. Giả thuyết về việc xây tháp bằng gạch sống, sau đó đốt lên, bị loại sớm nhất. Bởi
thực tế, trong khu vực tháp hiện còn tồn tại rất nhiều “lò gạch”. Tabbok Kiak (Gò Gạch) ở làng
Chăm Caklaing – Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận, được cho là địa điểm làm gạch để xây tháp Po
Klaung Girai.Chính vì thế sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Chăm là bậc thầy trong
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch. Truyền thuyết còn kể, người Chăm chuyển gạch bằng cách
xếp hàng đưa-nhận theo hệ thống dây chuyền. Từ lò gạch đến đồi tháp Po Klaung Girai, cần cả
vạn nhân công.

5


Hình 3-4 : Tháp Po Klaung Girai ( Tháp Chàm ) – Ninh Thuận
 Tháp Chăm có nhiều phong cách khác nhau, thế nhưng dẫu khác nhau đến mấy thì một cụm
tháp Chăm chuẩn (Bimong Cham) luôn được bố trí theo sơ đồ nhất định: trước ngôi tháp chính là
tiền sảnh mở ra tháp cổng, phía nam là tháp lửa và sau cùng, chếch về đằng sau tháp chính là
tháp bia. Bimong được người Chăm định danh cho cả cụm tháp, riêng Kalan là để chỉ ngôi tháp
chính.
Tất cả các tháp Chăm đều có 13 vòm trụ, tương ứng với cơ số 13 mà người Chăm dùng trong
ngày thường. Đó là con số biểu trưng cho sự vượt quá, nó từ chối sự trung bình, do đó hoặc sẽ rất
tốt hoặc sẽ rất xấu.Trong quá trình lịch sử, Bimong bị bỏ rơi, không được thờ phụng, người Chăm
gọi là Bimong bhaw hay Bimong jwa tức tháp hoang; còn các tháp đang được thờ phụng gọi là
Bimong diip. Trong các dịp lễ Kate hay Cabbur, người Chăm lên tháp làm lễ mở cửa, cúng tế trời

đất và những vị vua có công với non sông đất nước.
Người Chăm không bao giờ mở cửa tháp cho khách tham quan, nếu không nhằm vào ngày lễ.
 Từ đây chúng em nhận thấy nghệ thuật kiến trúc ở Chămpa rất phát triển. Nhà nước Chămpa
xây dựng một hệ thống đền tháp rải rác trên khắp các tỉnh miền Trung , từ Quảng Bình đến Ninh
Thuận. Và để lại khu di tích vĩ đại được thế giới công nhận là Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn
giáo của các triệu đại Chămpa trong gần 1000 năm, là nơi tổ chức cúng tế của vương triều và là
nơi chôn cất các vị vua.

6


Hình 5 : Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
 Điêu khắc
Chủ đề chính trong điêu khắc trang trí tháp là hoa lá, các vị thần, các vật cưỡi của thần… theo nội
dung tôn giáo hoặc sử thi Ấn Độ. Đó là tượng của các vị thần Brama, Thần Visnu, thần Siva, Uma
( nữ thần sắc đẹp vợ thần Siva), Ganesa ( con trai thần Siva), Lasmi ( thần văn chương), các nhạc
công (Kinnari), chim thần Garuda, bò thần Nandin, rắn thần Naga, voi thần Gajasimha, ... đặc biệt
là limga – biểu tượng của thần Siva.
Tại bảo tàng chúng em được xem các hiện vật một cách sống động và gần gũi nhất. Và đằng sau
mỗi hiện vật ở đây đều có một câu chuyện mang tính nhân văn cũng như giải thích các chi tiết
trên mỗi tác phẩm.
 Tác phẩm điêu khắc đá theo Bà-la-môn giáo

Như được biết lúc bấy giờ người Chăm chủ yếu theo đạo Bà-la-môn nên họ thờ chủ yếu là 3 vị
thần Siva, Visnu và Brama. Và vị thần Siva được dân chúng Chămpa xem là tuyệt đối. Nếu như
được tham quan tháp Chăm thì chúng ta có thể thấy được trong đền thờ sẽ có bức tượng đầu
vua, một linga đặc biệt là tháp Po Klaung Garai. Vì linga tượng trưng cho sinh lực khí của người
đàn ông cũng như là biểu tượng của thần Siva tạo ra vũ trụ.

7



Hình 6: tượng đầu thần Siva, Linga, thân tượng nam thần

Hình 7: tượng thần ngồi Siva, bệ thờ tạc 9 vị thần, ganesa
8


Thần Siva được coi là đấng sáng tạo , hủy diệt và là hình ảnh gắn liền với quyền lực của các vị vua
Chăm. Ở đây, thần Siva thể hiện dưới dạng nhà tu hành khổ hạnh, nhưng vẫn tô điểm bằng các
trang sức quý.
Bệ thờ tạc 9 vị thần (Navagraha): Đây là một tượng đọc nhất vô nhị của Chămpa, thể hiện chín vị
thần tượng trung cho các hành tinh. Hình tượng được tôn thờ này gắn liền với với truyền thống
Ấn Độ về vũ trụ luận. Chín vị thần này rất quen thuộc tại Ấn độ và cũng xuất hiện trong nghệ thuật
Kmer cổ ở Campuchia. Tuy nhiên những tác phẩm này đều bị mất đầu. Bạn có thắc mắc vì sao
không ? là do thiên tai hay do tác động con người ? Vì khi chiến tranh diễn ra phe địch đã đem lực
lượng đội quân sang đánh chiếm. Và chúng đã nắm được điểm yếu của dân tộc Chămpa là tín
ngưỡng, tôn giáo nên chúng đã đốt đền đài, chặt đầu những bức tượng thần vì cái đầu là vẻ đẹp,
cái uy, linh hồn của tượng thể hiện qua đôi mắt, khuôn mặt. Nếu mất đi cái đầu thì cũng như tín
ngưỡng này bị chết đi. Vì vậy ta chỉ có thể dựa vào những con vật cưỡi để nhận biết đó là những vị
thần nào. Thần cưỡi cổ xe bảy con ngựa là thần Suria mặt trời. Thần cưỡi con báo là thần suva mặt
trăng. Thần cưỡi ngỗng là Brama sáng tạo. Thần cưỡi voi là thần sấm sét. Thần cưỡi bò là thần Siva
hủy diệt, sáng tạo, cuối cùng có thể là một vị vua cưỡi sư tử. Khác với các vị vua Việt Nam và Trung
Quốc biểu tượng của vị vua là một con rồng, điều này cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn
hóa Ấn Độ đến Chămpa. Đây là một điều đặc biệt ở Chămpa họ sẽ thần thánh hóa một vị vua nào
khi còn sống và có công với đất nước xã hội thì chết đi sẽ làm thần. Vì ở Chăm pa yếu tố vương
quyền, thần quyền được sánh ngang với nhau
Thần Ganesa mình người đầu voi. Theo truyền thuyết ông là con trai của nữ thần sắc đẹp Parvati
và thần Siva. Câu chuyên kể rằng thần Siva vốn là người nóng tính, hiếu chiến vì ông có con mắt
thứ ba giữa trán có thể soi khắp thế gian.Trong một lần về nhà, ông bắt gặp một thiếu niên khôi

ngô tuân tú sau đó ông đem lòng ghen tuông và rút kiếm chém đầu con mình. Sau đó bà Parvati
khóc lóc giải thích rằng do ngồi buồn không biết làm gì để chờ chồng về nên đã nặn cục đất sét ra
một đứa trẻ. Ông đã hối hận và sai đoàn tùy tùng của mình đi tới đâu thì cắt đầu người đó đem
về để gắn vào cho con. Nhưng đàon tùy tùng của ông đi tới đâu thì người dân đều sợ và trốn mất.
Cho đến khi họ thấy một con voi con lạc mẹ ở bà rừng và họ đã cắt đầu con voi đem về gắn cho
Ganesa. Vị thần này được coi là thần may mắn, thành công. Vì vậy người dân đã tín ngưỡng thờ
cúng cho ông rất nhiều đồ ăn . Ông ăn không hết thì để trong bụng nên được tạc ở thế bụng bự.
Vật cưỡi của ông là con chuột, trong một lần ông cất trữ đò cúng của người dân từ thờ về nhà. Do
ông nặng qua nên con chuột rất khó khăn để chở thì bỗng nó vấp phải con rắn chạy ngang qua
khiến cho cả hai cũng ngã. Quá tức giận nên ông đã giết nó và vắt ngang bụng để giữ vật cúng.
Nên tượng khắc ông có một con rắn quấn quanh bụng.

9


Hình 8 : Nữ thần Devi
Nữ thần Devi (Haradevi), là vợ vua Indravaman II, người sáng lập triều đại Đông Dương. Đây là
một tượng đặc biệt ở Chămpa vì họ chỉ thờ nam thần. Nhưng người Chăm đã bản đại hóa. Vì khi
còn sống bằng tấm lòng nhân hậu cưu mang những người nghèo khó, cô nhi, quả phụ nên khi bà
mất đi được người nhân chúng kính trọng tạc tượng dựng tháp để thờ. Bức tượng này là một
tuyết tác của Chăm, mang vẻ đẹp thánh thiện không nhuốm bụi trần tục. Tượng được đánh giá là
tác phẩm điêu khắc nữ thần Chămpa đẹp nhất ở thế kỷ thứ 10, mang đậm nét nhân chủng học
bản địa.

10


Hình 9: Tượng thần Visnu
Là vị thần tượng trưng cho sự bảo tồn được người dân Chăm tôn thờ cùng với thần Siva và Brama.


Hình 10: Tượng bò Nandi vật cưỡi của thần Siva
Vì vật cưỡi của thần Siva là con bò nên người dân nơi đây không ai dám giết hay ăn thịt bò. Họ
thấy con bò đi ngang qua cũng phải quỳ lạy chúng để thể hiện lòng thành kính .

Hình 11: Tháp mẫm
Chămpa là đất nước theo chế độ mẫu hệ và họ thờ bầu sữa người phụ nữ để đề cao vị nữ thần lập
nên vương quốc Chăm. HIện nay dân tộc Chăm vẫn duy trì mẫu hệ. Con gái lấy chồng, nhà chồng
11


là bên ngoại. Ở Chămpa có sự kết hợp rất độc đáo mẫu hệ nhưng phụ quyền. Có nghĩa là người
phụ nữ trong nhà có tiếng nói nhưng ngoài xã hội vua Chămpa là đàn ông, em trai anh trai của bên
vợ.

Hình 12: Chim thần Garuda và rắn Naga
Có truyền thuyết kể rằng mẹ của rắn Naga giết mẹ của chim thần Garuda và thế hệ sau mối thù
này vẫn tiếp diễn. Chim thần Garuda đạp đầu rắn Naga mang ý nghĩa mối thù này đã được trả. Tuy
nhiên ở bức tượng này người ta khắc chung cả chim thần và rắn cùng bên nhau và tươi cười nó
mang thông điệp giáo dục của người dân Chămpa. Hãy thêm bạn bớt thù.
Một số tác phẩm điêu khắc khác:
12


Hình 13: Tượng người nhảy múa

Hình 14: Tượng đầu sư tử

13



Hình 15 : Tượng người cầu nguyện, đầu thần, đầu nhạc công
 Tác phẩm điêu khắc theo Phật giáo
Khi đến thế kỉ thứ IX đạo phật trở nên phát triển hơn

Hình 16: Bồ tát quan thế âm, phật đồng dương, chùy kim cương.
14


Đây là bộ sưu tập tượng phật, tượng bồ tát và đã được thủ tướng chúng ta công nhận là bảo vật
gia, đặc biệt là bức tượng phật đồng dương. Nó được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1902 tại
phật diện đồng dương ở Quảng Nam. Từ đây chúng ta thấy được nghệ thuật đúc đồng của người
xưa đạt trình độ rất cao, và bức tượng này từng được trưng bày ở các nước trên thế giới. Thế kỉ XI,
người Chăm không còn chịu ảnh hưởng của phật giáo mà chuyển sang đạo hồi.
 Vật dụng sinh hoạt đời thường:

Hinh 17: hủ, ống nhổ, bầu rượu, đĩa, bát,bình vôi, đầu ngói, kiến trúc hình ngọn lửa

15


Hình 18-19: hộp sen, hộp, khay đựng đồ cúng
Vật dụng thường ngày của người dân Chămpa đã được làm bằng đồng và được bày trí rất
đẹp, cầu kì và mang đậm nét văn hóa ảnh hưởng và đời sống của họ.
III.

CẢM NHẬN CHUYẾN ĐI
Sau chuyến tham quan chúng em đã tìm hiểu thêm một nền văn hóa độc đáo,
mới lạ.Tuy vật trưng bày ở đây không quá nhiều. Nhưng đứng trước những hiện
vật này chúng em thấy rằng chúng đã chống chọi rất nhiều yếu tố từ thiên nhiên
đến con người để đem lại minh chứng về một nền lịch sử văn hóa cổ đã từng tồn

tại từ xa xưa. Thông qua sự truyền đạt hướng dẫn chú thích của cô thuyết minh
càng mang lại sự hấp dẫn thú vị cho chuyến đi này. Cô đã mang những câu
chuyện thần thoại nhưng không thiếu yếu tố giáo dục từ người xưa cũng như nét
tinh thần của dân tộc Chăm. Có thể nhờ những tín ngưỡng, tôn giáo đó là động
lực giúp cho con người lạc hậu có thể vững vàng chống chọi thiên nhiên, chiến
tranh , sống bình yên qua từng ngày. Khác xa với lối sống con người công nghệ
hiện đại. Tuy công còn tin tưởng quá nhiều về tín ngưỡng tôn giáo, thì lại phụ
thuộc quá nhiều vào máy móc, văn hóa ngày càng suy đồi. Nhờ chuyến đi chúng

16


em ý thức được văn hóa cần phải được lưu giữ và truyền đạt, duy trì qua nhiều
thể hệ không nên để nó ngày càng mai một và mất đi tính nhân văn.
Sau cùng, chúng em cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu, người hướng dẫn và tạo điều
kiện cho em được tiếp cận, tìm hiểu về nền văn hóa Chămpa.

17



×