Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi HSG cap Tinh- Van 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.35 KB, 4 trang )

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH
Khóa ngày 25/11/2008
Môn: Ngữ văn
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
1
Thời gian: 160 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần I) có 01 trang, gồm 01 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể


như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguyễn Duy
Anh /Chị hãy phân tích bài thơ trên để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của
hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.
1

LƯU Ý: Giám thị chỉ giao trước đề PHẦN I cho thí sinh, sau khi hết giờ làm bài (16
0

phút), tiếp tục giao đề PHẦN
II.
Đề chính thức
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH
Khóa ngày 25/11/2008
Môn: Ngữ văn
PHẦN II: trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
2
Thời gian: 20 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần II) có 02 trang, gồm 12 câu.
Học sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn
-------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Câu thơ cuối trong bài Tràng giang (Huy Cận) được gợi nên từ ý thơ của
nhà thơ nào dưới đây?
A. Đỗ Phủ.
B. Lí Bạch.
C. Thôi Hiệu.
D. Bạch Cư Dị.
2. Biện pháp tu từ nào có vai trò quan trọng trong hai câu thơ sau: “Gió theo
lối gió, mây đường mây; Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” (Đây thôn Vĩ Dạ -
Hàn Mặc Tử)?
A. Nhân hóa.
B. Đối ngữ.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
3. “Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là
tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Tác giả của những câu văn này
là:
A. Nguyễn Tuân.
B. Xuân Diệu.
C. Hoài Thanh.
D. Phan Châu Trinh.
4. Loại ngôn ngữ nào sau đây không phải là ngôn ngữ của thể loại kịch?
A. Đàm thoại.
B. Đối thoại.
C. Độc thoại.
D. Bàng thoại.
2

LƯU Ý:Thí sinh viết bài làm PHẦN II vào ngay sau bài làm PHẦN I.
2
Đề chính thức

5. Theo sách Ngữ văn 11 (tập hai), văn nghị luận được chia làm hai thể:
A. nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
B. văn chính luận và văn phê bình văn học.
C. văn chính luận và văn nhật dụng.
D. nghị luận tư tưởng đạo lí và nghị luận hiện tượng đời sống.
6. Bài thơ nào dưới đây được sáng tác ở chặng đường từ năm 1955 đến
năm 1964?
A. Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
B. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm).
C. Việt Bắc (Tố Hữu).
D. Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên).
7. Những tác phẩm nào sau đây không phải là thành tựu của văn học Việt
Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
A. Mảnh đất lắm người nhiều ma, Đường tới thành phố, Bến quê.
B. Những người đi tới biển, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh.
C. Nỗi buồn chiến tranh, Vùng trời, Mảnh đất lắm người nhiều ma.
D. Bến không chồng, Những người đi tới biển, Đường tới thành phố.
8. Biện pháp tu từ nào không có mặt trong khổ thơ sau: “Rải rác biên cương
mồ viễn xứ…khúc độc hành.” (Tây tiến – Quang Dũng)?
A. Ẩn dụ.
B. Nói giảm.
C. Đảo ngữ.
D. Nhân hóa.
9. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu trong bài thơ Tiếng hát con tàu
của Chế Lan Viên là:
A. khát vọng cống hiến.
B. cội nguồn cảm hứng.
C. cảm hứng sáng tạo.
D. tâm hồn nhà thơ.
10. “Cuộc đời tuy dài thế…bay về xa.” (Sóng – Xuân Quỳnh). Nội dung khổ thơ

này thể hiện:
A. niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
B. khát vọng vươn tới một tình yêu vĩnh cửu.
C. một nỗi băn khoăn, lo lắng về sự chia li.
D. một trạng thái tâm hồn mâu thuẫn, phức tạp.
11. Trong giai đoạn 1930 – 1945, Huy Cận là tác giả được xếp vào trào lưu
văn học nào?
A. Văn học lãng mạn.
B. Văn học hiện thực phê phán.
C. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
D. Văn học cách mạng.
12. Chép lại bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
3
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH - Khóa ngày 25/11/2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN
-------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: phân tích bài thơ Ánh trăng để làm rõ ý nghĩa
biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác
phẩm.
2. Thể hiện khả năng cảm thụ, năng lực phân tích thơ và kĩ năng diễn đạt chắc
chắn, chính xác, tinh tế.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
1. Phân tích bài thơ Ánh trăng:

2. Làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng
mang tính triết lí của tác phẩm:
 Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ
đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống; con người có thể vô tình, có thể lãng quên
nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
 Bài thơ có ý nghĩa với cả một thế hệ đã từng trải qua chiến tranh nay được sống
trong hòa bình, hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt
ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình.
 “Ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên truyền thống
đạo lí sống thủy chung của dân tộc ta. (Theo sách Ngữ văn 9 (SGV) tập một).
LƯU Ý: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận và phân tích khác nhau, miễn là
có căn cứ và có sức thuyết phục. Giám khảo cần khuyến khích những bài làm có biểu
hiện độc lập, sáng tạo.
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM
Điểm 13,14 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Kết cấu bài văn hợp lí, chặt chẽ. Phân tích tinh tế.
- Văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục, sai sót không đáng kể.
- Bài làm có biểu hiện tính độc lập, sáng tạo.
Điểm 11,12: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích tinh tế. Diễn đạt tốt, có cảm xúc, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 9,10: - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích khá. Diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
Điểm 7,8,: - Bài còn sơ lược nhưng tỏ ra hiểu đúng nội dung bài thơ.
- Phương pháp phân tích còn lúng túng.
- Diễn đạt tạm được. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 05,06: - Hiểu chưa thật đúng bài thơ, bài làm còn sơ lược.
- Diễn đạt yếu nhưng không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 03,04: - Chưa hiểu đúng bài thơ. Phân tích còn yếu. Diễn đạt kém.
Điểm 00 : - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
GHI CHÚ : Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại.

------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN II (trắc nghiệm khách quan): (Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)
CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6 CÂU 7 CÂU 8 CÂU 9
CÂU
10
CÂU
11
CÂU
12
C A C A B D C D D C A X
-------------------------------------------------------------------------------------------------
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×